Giáo án môn Ngữ văn 6 - Tiết 21: Luyện tập quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét trong văn miêu tả

Giáo án môn Ngữ văn 6 - Tiết 21: Luyện tập quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét trong văn miêu tả

TUẦN 22

Tiết 21: Ngày soạn: /01/2010

Ngày dạy: /01/2010

LUYỆN TẬP QUAN SÁT, TƯỞNG TƯỢNG,

SO SÁNH VÀ NHẬN XÉT TRONG VĂN MIÊU TẢ

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

 * Học xong bài này, HS có được:

1. Kiến thức: - Thấy rõ được vai trò, tác dụng của quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét trong văn miêu tả

2. Kĩ năng: - Biết cách vận dụng các yếu tố quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét trong khi làm bài văn miêu tả

 - Rèn luyện kĩ năng làm bài tập (TN +TL)

3. Thái độ: - Bồi dưỡng năng lực quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét sự vật, sự việc, con người cũng như phong cảnh. trong cuộc sống

II. CHUẨN BỊ:

 - GV: SGK, Hướng dẫn tự học ngữ văn 6, Các dạng bài TLVvà CTTV 6,.

 - HS: SGK, Các dạng bài TLVvà CTTV 6, vở ghi

 

doc 3 trang Người đăng thu10 Lượt xem 553Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn 6 - Tiết 21: Luyện tập quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét trong văn miêu tả", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 22
Tiết 21:
Ngày soạn: /01/2010
Ngày dạy: /01/2010
luyện tập quan sát, tưởng tượng, 
so sánh và nhận xét trong văn miêu tả
I. Mục tiêu bài học:
	* Học xong bài này, HS có được:
1. Kiến thức: - Thấy rõ được vai trò, tác dụng của quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét trong văn miêu tả
2. Kĩ năng: - Biết cách vận dụng các yếu tố quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét trong khi làm bài văn miêu tả
	- Rèn luyện kĩ năng làm bài tập (TN +TL)
3. Thái độ: - Bồi dưỡng năng lực quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét sự vật, sự việc, con người cũng như phong cảnh... trong cuộc sống
ii. chuẩn bị:
	- GV: SGK, Hướng dẫn tự học ngữ văn 6, Các dạng bài TLVvà CTTV 6,...
	- HS: SGK, Các dạng bài TLVvà CTTV 6, vở ghi
iii. Các hoạt động dạy và học:
Hoạt động của thầy và trò:
Yêu cầu cần đạt:
Hoạt động 1: ổn định tổ chức	 
 - Lớp 6A : + Sĩ số: 45.
 + Vắng:.... 
Hoạt động 2: Kiểm tra sự chuẩn bị của HS
 ?- Vai trò, tác dụng của quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét trong văn miêu tả?
Hoạt động 3: Bài mới
 # Giới thiệu bài:
 Từ phần kiểm tra bài cũ à GV dẫn dắt HS vào bài.
 # Nội dung dạy học cụ thể:
- Yêu cầu HS nhắc lại vai trò, tác dụng của quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét trong văn miêu tả
à GV nhấn mạnh khắc sâu KT:
Muốn miêu tả được, trước hết người ta phải biết quan sát, rồi từ đó nhận xét, liên tưởng, tưởng tượng, ví von, so sánh,... để làm nổi bật những đặc điểm tiêu biểu của sự vật.
?- Cách quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét để làm văn miêu tả?
(- HS thảo luận trả lời
à Nhận xét, bổ sung)
Hướng dẫn HS làm các bài tập bổ trợ 
(1)?. Em hãy quan sát và ghi lại những đặc điểm của phòng học lớp 6A1. Trong những đặc điểm đó, đặc điểm nào nổi bật nhất? 
(- HS suy nghĩ, làm theo nhóm từng bàn
- đại diện các nhóm trình bày kết quả
- Bổ sung + chốt ý)
(2)?. Cho đề văn:
Hãy tả lại một ngày mưa rất to tại xóm (phố) em.
Để làm đễ văn này, sẽ dùng các hình ảnh, sự vật sau. Em sẽ so sánh các hình ảnh, sự vật ấy với những gì? Hãy điền vào!
- Mặt trời...
- Bầu trời...
- Những hàng cây...
- Những dãy nhà...
- Đường làng (phố)...
- Xe máy, xe đạp...
- Người đi bộ...
- Nước chảy trên đường vào cống...
- Không gian mưa rơi...
(3)?. Hãy viết tiếp những câu văn sau bằng cách dùng hình ảnh so sánh!
a/ Con đường làng uốn lượn...
b/ Mùa đông, cây hồng trụi hết lá, chỉ còn hàng trăm quả trĩu trịt trên cành...
c/ Bầu trời đầy sao...
d/ Những quả dừa lúc lỉu trên cao...
e/ Trong buổi bình minh, chim chóc đua nhau cất tiếng hót ríu ran...
Hình thức thực hiện bài 2;3:
+ Dãy trong: làm BT(2)
+ Dãy ngoài: làm BT (3)
(4)?. Cho đoạn văn sau:
 "Buổi sáng, đất rừng thật là yên tĩnh. Trời không gió, nhưng không khí vẫn mát lạnh. Cái lành lạnh của hơi nước, sông ngòi, mương rạch, của đất ẩm và dưỡng khí thảo mộc thở ra từ bình minh. ánh sáng trong vắt, hơi gợn một chút óng ánh trên những đầu hoa tràm rung rung, khiến ta nhìn cái gì cũng có cảm giác như là nó bao qua một lớp thủy tinh." 
a/ Đoạn văn trên được viết theo phương thức biểu đạt nào là chính?
b/ Đoạn văn tả cảnh gì?
c/ Chỉ ra câu:
- thể hiện rõ cách tưởng tượng, so sánh khi tả cảnh?
- bộc lộ rõ nhận xét của người viết?
d/ Viết 2 à 3 câu nói rõ cảm giác của em khi đọc đoạn văn trên!
(Câu (d): Yêu cầu HS về nhà viết)
Hoạt động 4: Củng cố:
 ?- So sánh liên tưởng nào không phù hợp để tả mặt trăng đêm rằm?
 A. Mặt trăng to tròn như chiếc mâm con
 B. Vầng trăng tròn như một quả bóng ai để quên giữa trời
 C. Trăng khuya tỏa ánh sáng rực rỡ, chan hòa
 D.Trăng mờ mờ tỏa ánh sáng trắng vàng huyền ảo
 ?- Khi làm văn miêu tả, người ta không cần phải có những kĩ năng nào?
A. Quan sát, nhìn nhận B. Nhận xét, đánh giá
C. Liên tưởng, tưởng tượng D.Xây dựng cốt truyện 
Hoạt động 5: Hướng dẫn về nhà
- Nắm chắc nội dung đã luyện tập 
- Hoàn thiện câu (d) bài tập 4
 - Chuẩn bị tìm hiểu bổ trợ hai văn bản: "Sông nước Cà Mau" & "Vượt thác"
I. kiến thức cơ bản:
 Quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét trong văn miêu tả
- Quan sát
- Tưởng tượng
- So sánh 
- Nhận xét 
Ii. bài tập: 
1. Bài 1: 
2. Bài 2
(Bảng phụ)
3. Bài 3
(Bảng phụ)
4. Bài 4
a/ Miêu tả
b/ Tả cảnh rừng tràm.
c/ Câu (4): 
- ánh sáng trong vắt, hơi gợn một chút óng ánh
à Tưởng tượng
- ... nhìn cái gì cũng có cảm giác như là nó bao qua một lớp thủy tinh
à So sánh.
Đáp án C
Đáp án D
 Kiểm tra ngày ..... tháng 01 năm 2010

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 22(T21).doc