Giáo án môn Ngữ văn 6 - Tiết 2 đến tiết 7

Giáo án môn Ngữ văn 6 - Tiết 2 đến tiết 7

BÁNH CHƯNG BÁNH GIẦY

(Truyền thuyết)

 Tự học có hướng dẫn :

 I. Mục tiu :

 Hiểu được nội dung,ý nghĩa v một số chi tiết nghệ thuật tiu biểu trong văn bản Bánh chưng , bánh giầy.

 II. Kiến thức chuẩn :

 1.Kiến thức :

 - Nhn vật, sự kiện, cốt truyện trong tc phẩm thuộc thể loại truyền thuyết .

 - Cốt lỗi lịch sử thời kỳ dựng nước của dân tộc ta trong một tác phẩm thuộc nhóm tuyền thuyết thời kỳ Hùng Vương .

 - Cách giải thích của người Việt cổ về một phong tục và quan niệm đề cao lao động, đề cao nghề nông – một nét đẹp văn hóa của người Việt.

 2.Kĩ năng :

 - Đọc- hiểu một văn bản thuộc thể loại truyền thuyết .

 - Nhận ra những sự việc chính trong truyện .

 

doc 32 trang Người đăng thu10 Lượt xem 703Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn 6 - Tiết 2 đến tiết 7", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần : 01 NS: 2/8/2010
Tiết : 2 ND:11/8/2010 
BÁNH CHƯNG BÁNH GIẦY
(Truyền thuyết)
	Tự học cĩ hướng dẫn :
 I. Mục tiêu : 
 Hiểu được nội dung,ý nghĩa và một số chi tiết nghệ thuật tiêu biểu trong văn bản Bánh chưng , bánh giầy.
 II. Kiến thức chuẩn :
 1.Kiến thức :
 - Nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong tác phẩm thuộc thể loại truyền thuyết .
 - Cốt lỗi lịch sử thời kỳ dựng nước của dân tộc ta trong một tác phẩm thuộc nhĩm tuyền thuyết thời kỳ Hùng Vương .
 - Cách giải thích của người Việt cổ về một phong tục và quan niệm đề cao lao động, đề cao nghề nơng – một nét đẹp văn hĩa của người Việt. 
 2.Kĩ năng :
 - Đọc- hiểu một văn bản thuộc thể loại truyền thuyết .
 - Nhận ra những sự việc chính trong truyện .
 III. Hướng dẫn – thực hiện :
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
Nội dung 
 Hoạt động 1 : Khởi động .
 1. Ổn định lớp:
 2. Kiểm tra bài cũ:
 Em hãy nêu nội dung và nghệ thuật trong văn bản “con Rồng ,cháu Tiên”.
 3. Bài mới :
 Hằng năm mỗi khi xuân về , khắp nơi trên đất nước ta , con cháu vua Hùng nơ nức say gạo , giã gạo gĩi bánh khiến chúng ta càng tự hào về truyền thống văn hĩa cổ truyền của dân tộc . Truyền thuyết Bánh chưng , bánh giầy ca ngợi tài năng phẩm chất của ơng cha ta trong việc tìm tịi xây dựng nền văn hĩa đậm đà màu sắc , phong vị dân tộc .
 Hoạt động 2 : Đọc - hiểu văn bản .
 Cho HS nhắc lại thể loại truyền thuyết .
 _ Nhận xét 
 Hỏi :Em cho biết truyện Bánh chưng ,bánh giầy thuộc nhóm các tác phẩm truyền thuyết về thời đại nào ?
 Chốt: Bánh chưng, bánh giầy thuộc nhĩm tác phẩm truyền thuyết thời đại Hùng Vương dựng nước .
 -GV hướng dẫn HS cách đọc: 
 + Giọng kể tự nhiên.
 +Chú ý lời thoại.
 -GV đọc mẫu một lần .
 -HS thay phiên nhau đọc lại.
 HS1 đọc từ đầu  chứng giám.
 HS2 đọc tiếp  hình tròn.
 HS3 đọc phần còn lại. 
 -GV chỉ định HS nhận xét giọng đọc.
 - Hướng dẫn HS chú ý các chú thích 1,2,3,4,7,8,9,12,13 
 Hoạt động 3 : Phân tích .
 Hỏi : Em cho biết vua Hùng chọn người nối ngôi trong hoàn cảnh nào? 
 Chốt : Hoàn cảnh giặc ngoài đã yên , vua có thể tập trung chăm lo cho dân được no ấm , vua đã già muốn truyền ngôi .
 Hỏi : Em cho biết ý định của vua Hùng chọn người nối ngôi như thế nào? 
 Chốt : Ý của vua người nối ngôi phải có chí không nhất thiết phải con trưởng  
 Hỏi : Vua Hùng chọn người nối ngôi bằng hình thức gì ?
 Chốt, giảng : Điều vua đòi hỏi mang tính chất câu đố đặc biệt để thử tài ( nhân lễ Tiên Vương , ai làm vừa ý vua sẽ được truyền ngôi ) . Trong truyện cổ dân gian giải đố là một trong những loại thử thách khó khăn đối với các nhân vật .
 Hỏi : Trong các con vua ai là người được nối ngôi ? ( Lang Liêu ) 
 Hỏi : Vì sao trong các con vua chỉ có Lang Liêu được thần giúp đỡ ? 
 Chốt : Lang Liêu Là người thiệt thòi nhất , khi lớn lên cha ra ở riêng chỉ chăm chỉ lo việc đồng áng trồng lúa , trồng khai , Lang Liêu thân là con vua nhưng phận thì rất gần gũi dân thường . Quan trọng hơn , chàng là người duy nhất hiểu được ý thần ( Trong trời , đất không có gì quý bằng hạt gạo các thứ khác tuy ngon nhưng hiếm mà ngươi không làm ra được và thực hiện được ý thần ð chọn Lang Liêu lên nối ngôi.
 Hỏi : Qua đó em thấy Lang Liêu là người như thế nào ?
 Chốt : 
 Hỏi : Vì sao hai thứ bánh của Lang Liêu được vua cha chọn để tế trời , Dất , Tiên vương ?
 Chốt : Hai thứ bánh có ý nghĩa thực tế ( quý trọng nghề nông , quý trọng hạt gạo nuôi sống con người và là sản phẩm do chính con người và là sản phẩm chính con người làm ra ) và có ý tưởng sâu xa ( Tượng Trời , tượng Đất , tượng muôn loài ).
 Hai thứ bánh hợp ý vua , chứng tỏ được tài đức của con người có thể nối chí vua . Đem cái quý nhất trong trời đất , của đồng ruộng , do chính tay mình làm ra mà tiến cúng Tiên vương , dâng lên cha thì đúng là người con tài năng , thông minh , hiếu thảo , trân trọng những người sinh thành ra mình. 
* Hướng dẫn HS tìm hiểu nghệ thuật 
 Hỏi : Truyền thuyết Bánh chưng , bánh giầy sử dụng chi tiết như thế nào để kể về việc Lang Liêu được thần mách bảo ?
 Chốt :
 Hỏi : Em cho biết lối kể chuyện dân gian theo trình tự nào ?
 Chốt:
 Hỏi : Em hãy nêu ý nghĩa của truyền thuyết Bánh chưng , bánh giầy .
 Chốt: Truyện nhằm giải thích nguồn gốc sự vật , đề cao lao động , đề cao nghề nông . Lang Liêu nhân chính , hiện lên như một người hùng văn hóa , nói lên tài năng , phẩm chất  
_ Gọi HS đọc ghi nhớ SGK
 Suy nghĩ, trả lời cá nhân.
 HS chú ý lắng nghe .
 HS lắng nghe và trả lời câu hỏi.
 HS lắng nghe và ghi bảng
 Hs đọc văn bản
 HS dựa vào đoạn văn trả lời các câu hỏi.
- Trình bày ý kiến 
 + Giặc yên
 + Vua đã già 
- Trình bày ý kiến 
 -> Người nối ngôi phải có chí không phân biệt con trưởng .
- Nghiên cứu văn bản
- Trình bày ý kiến 
 Trả lời : Lang Liêu
- Trình bày ý kiến : Lang Liêu là người thiệt thòi
 HS trả lời và nhận xét.
- Thảo luận
- Trình bày ý kiến : Hai thứ bánh có ý nghĩa thực tế tượng trưng cho trời , đất . 
 ->Lắng nghe 
 Trả lời : Chi tiết tưởng tượng .
Trả lời : thời gian .
- Thảo luận
- Trình bày ý kiến : đề cao tài năng và phẩm chất con người .
I. Tìm hiểu chung 
 Bánh chưng ,bánh giầy thuộc nhóm các tác phẩm truyền thuyết về thời đại Hùng Vương dựng nước .
II. Phân tích:
 1.Nội dung:
 a. Hình ảnh con người trong công cuộc dựng nước :
_ Vua Hùng chú trọng tài năng không coi trọng thứ bậc , con trưởng và con thứ , thể hiện sự sáng suốt và tinh thần bình đẳng .
- Lang Liêu : có lòng hiếu thảo , chân thành được thần linh mách bảo, dâng lên vua Hùng sản vật của nghề nông .
 b. Những thành tựu văn minh nông nghiệp buổi đầu dựng nước cùng với sản phẩm lúa gạo là những phong tục và quan niệm đề cao lao động làm hình thành nét đẹp trong đời sống văn hóa của người Việt .
 2. Nghệ thuật :
 _ Sử dụng chi tiết tưởng tượng để kể về việc Lang Liêu được thần mách bảo “ Trong trời , đất không không gì quý bằng hạt gạo”
 _ Lời kể chuyện dân gian : theo trình tự thời gian . 
3. Ý nghĩa văn bản :
 Bánh chưng , bánh giầy là câu chuyện suy tôn tài năng phẩm chất con người trong việc xây dựng đất nước .
Hoạt động4 : Luyện tập . 
 1. Trao đổi ý kiến ở lớp :
 Ý nghĩa của phong tục ngày Tết nhân dân ta làm Bánh chưng , bánh giầy .
 - Tổ chức cho HS thảo luận nhóm ( 4 nhóm )
 - Gọi HS đại diện nhóm trình bày .
 - Nhận xét .
 - Bổ sung 
 2. Đọc truyện này , em thích nhất chi tiết nào ? Vì sao ?
_ Gợi ý hướng HS tới hai chi tiết đặc sắc và giàn ý nghĩa nhất .
- Thảo luận nhóm
- Trình bày ý kiến 
- Nêu ý thích độc lập
- Lắng nghe
 III.Luyện tập
 1. Ý nghĩa của phong tục ngày tết nhân dân ta làm bánh chưng , bánh giầy là đề cao sự thờ kính Trời , Đất và tổ tiên của nhân dân ta . Cha ông ta đã xây dựng phong tục tập quán của mình từ những điều giản dị nhưng rất linh thiêng , giàu ý nghĩa . Quang cảnh ngày Tết nhân dân ta gói hai loại bánh này còn có ý nghĩa giữ gìn , truyền thống văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc và làm sống lại câu chuyện Bánh chưng , bánh giầy trong kho tàng truyện cổ dân gian Việt Nam.
 2. Hai chi tiết đặc sắc và giàu ý nghĩa nhất .
_ Lang Liêu nằm mộng thấy thần đến khuyên bảo : “ Trong trời đất không gì quý bằng gạo” 
Đây là chi tiết thần kỳ làm tăng sức hấp dẫn cho truyện chi tiết này còn nêu bật giá trị của hạt gạo , gạo là lương thực chính , được ưa thích của nhân dân , đồng thời chi tiết này thể hiện sâu sắc cái đáng quý , đáng trân trọng của sản phẩm do con người tự làm ra .
_ Lời nói của vua với mọi người về hai thứ bánh .Đây là cách đọc , cách thưởng thức , nhận xét về văn hóa . Những cái bình thường , giản dị lại chứa rất nhiều ý nghĩa sâu sắc . Nhận xét của vua về bánh chưng , bánh giầy cũng chính là ý nghĩa , tư tưởng , tình cảm của nhân vật về hai thứ bánh này và phong tục làm bánh .
 Hoạt động 5 : Củng cố - dặn dị .
 4. Củng cố :
 Hỏi : Nội dung của truyện “Bánh chưng, bánh giầy” nhằm mục đích ca ngợi những gì ? 
 Hỏi : Trong truyện tác giả dân gian đã sử dụng nghệ thuật gì ?
 5. Dặn dị :
- Về nhà làm lại bài tập 1,2* của SGK .
* HS tự thực hiện : tiết sau kiểm tra trong lúc kiểm tra miệng)
- Chuẩn bị bài mới “Từ và cấu tạo từ tiếng Việt”, chú ý :
+ Từ là gì ? 
+ Thế nào là : từ đơn, từ phức .
+ Soạn và làm bài tập 1,2,3 (thật kỹ); 4,5 (soạn để đĩng gĩp ý kiến) .
v Hướng dẫn tự học :
- Đọc kỹ-nhớ các sự việc của truyện “Bánh chưng, bánh giầy” .
- Tìm các chi tiết cĩ bĩng dáng lịch sử trong truyện “Bánh chưng, bánh giầy” .
Thực hiện theo yêu cầu của giáo viên .
 Thực hiện theo yêu cầu của giáo viên .
Tuần : 01 NS: 4/8/2010
Tiết : 3 	 ND:14/8/2010
TỪ VÀ CẤU TẠO CỦA TỪ TIẾNG VIỆT
 I. Mục tiêu : 
- Nắm chắc định nghĩa về từ,cấu tạo của từ
- Biết phân biệt các kiểu cấu tạo từ
 Lưu ý : Học sinh đã học về cấu tạo từ ở Tiểu học .
II. Kiến thức chuẩn :
1.Kiến thức :
Định nghĩa về từ, từ đơn, từ phức, các loại từ phức .
Đơn vị cấu tạo từ tiếng Việt .
2.Kĩ năng :
 - Nhận diện, phân biệt được :
 + Từ và tiếng .
 + Từ đơn và từ phức .
 + Từ ghép và từ láy .
 - Phân tích cấu tạo của từ .
III. Hướng dẫn – thực hiện :
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
Nội dung 
Hoạt động 1 : Khởi động.
 1.Ổn định lớp:
 2.Kiểm tra bài cũ:
 Kiểm tra tập bài soạn của các em.
 3.Bài mới:
- Ở Tiểu học, các em đã được học tiếng và từ. Hôm nay ta sẽ tìm hiểu sâu hơn về đơn vị kiến thức này.
Hoạt động 2 : Hình thành kiến thức .
- Cho HS quan sát ví dụ:(GV treo bảng phụ)
 “Thần / dạy / dân / cách / trồng trọt /, chăn nuôi / và / cách / ăn ở”.
Hỏi :
- Từ ví dụ trên có bao nhiêu từ và bao nhiêu tiếng ?
Chốt: Câu trên cĩ 12 tiếng mà chỉ cĩ 9 ... , từ ngoại lai ) là những từ của ngôn ngữ nước ngoài ( đặc biệt là từ Hán Việt ) được nhập vào ngôn ngữ của ta để biểu thị những sự vật , hiện tượng , đặc điểm ,  mà tiếng Việt chưa có từ thật thích hợp để biểu thị. 
 - Nguồn gốc từ mượn :
 + Chiếm số lượng nhiều nhất : tiếng Hán 
 + Ngoài ra , tiếng Việt còn mượn từ của các ngôn ngữ khác như tiếng Pháp , tiếng Anh , 
- Cách viết từ mượn: 
 + Đối với các từ mượn đã được Việt hóa hoàn toàn thì viết như từ thuần Việt . 
 + Đối với những từ mượn chưa được Việt hóa hoàn toàn , ta nên dùng dấu gạch nối để nối các tiếng với nhau . 
 Gọi HS đọc bài tập ở mục II
 Hỏi : Em hiểu ý kiến của HCM như thế nào về việc sử dụng từ mượn ?
 - GV nhấn mạnh 2 vấn đề:
 + Mặt tích cực: Làm giàu tiếng Việt.
 + Mặt tiêu cực: Làm tiếng Việt kém trong sáng.
 Hỏi : Tiếng Việt phải mượn tiếng nước ngồi như thế nào ? 
 Hỏi : Để bảo vệ sự trong sáng của tiếng Việt thì phải mượn từ của nước ngồi như thế nào ? 
 Gọi Hs đọc phần ghi nhớ2 
- Đọc .
- Xác định yêu cầu bài tập . 
- Thảo luận nhóm .
 -Cá nhân trả lời .
 -Cá nhân trả lời .
II.Nguyên tắc mượn từ:
 + Tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại . 
 + Giữ gìn bản sắc dân tộc .
 Hoạt động 3 : Luyện tập .
- Gọi HS đọc bài tập 1 và xác định yêu cầu bài tập.
- Gọi HS lên bảng tìm từ mượn.
-> GV nhận xét, sửa chữa.
-Gọi HS đọc và xác định yêu cầu bài tập 2.
- Cho 2 HS lên bảng làm bài tập.
-> Nhận xét , sửa chữa.
- Đọc-xác định yêu cầu bài tập 3.
ChoHS thảo luận nhanh.
-> Gọi đại diện lên bảng.
-> GV sửa chữa, bổ sung.
- Đọc yêu cầu bài tập 1 SGK.
- 3 HS lên bảng tìm từ mượn.
- Đọc + xác định yêu cầu bài tập.
- 2 HS lên bảng thực hành -> lớp nhận xét, sửa chữa.
- Đọc SGK.
- Thảo luận (2 HS)
- 3 HS lên bảng -> lớp nhận xét.
III/ Luyện tập :
+ Bài tập 1: a/ Hán Việt: Vô cùng, ngạc nhiên, tự nhiên, sính lễ.
b/ Hán Việt: Gia nhân.
c/ Anh: Pốp, In – tơ – nét.
 Bài tập 2: Nghĩa của từng tiếng tạo thành từ Hán Việt.
a/ Khán giả:
+ Khán: xem; giả: người.
 - Độc giả: 
+ Độc: đọc; giả: người.
b/ Yếu điểm:
+ Yếu: quan trọng; điểm: điểm.
 Bài tập 3:
Kể 1 số từ mượn:
a/ Mét, lít, ki – lô – gam
b/ Ghi đông, pê đan, lớp
c/ Ra – đi – ô, Vi – ô – lông, Sa – lông
 Hoạt động 4 : Củng cố - dặn dị .
 4.Củng cố :
 Hỏi : Thế nào là từ thuần Việt ?
 Hỏi : Thế nào là từ mượn ?
 Hỏi : Cách viết và nguyên tắc mượn của từ mượn như thế nào ?
 5.Dặn dị :
 Về nhà thực hiện các bài tập cịn lại .
 - Đọc-xác định yêu cầu bài tập 4,5 .
 - Gọi HS đọc – xác định yêu cầu bài tập.
 +Chuẩn bị “Tìm hiểu chung về văn tự sự”.
Khái niệm về văn bản tự sự .
Cách nhận biết văn bản tự sự .
Sử dụng được một số thuật ngữ : tự sự, kể chuyện, sự việc và người kể .
 + Trả bài: Giao tiếp văn bản và phương thức biểu đạt.
 v Hướng dẫn tự học :
 Về nhà tra tự điển để xác định ý nghĩa của mộtsố từ HánViệt thong dụng .
Hs thực hiện theo yêu cầu của GV 
Bài tập 4: Các từ mượn: fan, phôn, nốc ao: dùng trong giao tiếp thân mật, có thể viết trong bản tin / báo (Ưu điểm: ngắn gọn, nhược điểm: không trang trọng).
Tuần : 02 
Tiết : 7 - 8
 NS:14/8/2010
	 ND:21/8/2010
	TÌM HIỂU CHUNG VỀ VĂN TỰ SỰ 
I . Mục tiêu: 
 - Cĩ hiểu bước đầu về văn tự sự .
 - Vận dụng kiến tức đã học để đọc-hiểu và tạo lập văn bản .
II . Kiến thức chuẩn: 
 1.Kiến thức :
 Đặc điểm của văn bản tự sự .
 2.Kĩ năng :
 - Nhận biết được văn bản tự sự .
 - Sử dụng được mốt số thuật ngữ : Tự sự, kể chuyện, sự việc, người kể .
III . Hướng dẫn – thực hiện: 
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
Nội dung 
 Hoạt động 1 : Khởi động .
Ổn định lớp :
Kiểm tra bài cũ:
 Hỏi: 
 Em hiểu như thế nào là văn bản và mục đích giao tiếp ?
 3. Bài mới:
 Chúng ta đều biết trước khi đến trường và cả ở bậc tiểu học, trong thực tế các em đã giao tiếp bằng tự sự. Các em nghe cha mẹ kể chuyện ,các em kể chuyện cho cha mẹ và cho bạn bè những câu chuyện mà chúng em quan tâm, thích thú . Nhiệm vụ học là phải huy động kiến thức và kinh nghiệm đĩ để hình thành khái niệm khoa học.Để hiểu rõ hơn vấn đề trên các em vào bài học hơm nay.
- Suy nghĩ, trả lời cá nhân.
- Nghe, ghi tựa.
Tuần : 2
Tiết : 7-8
TÌM HIỂU CHUNG VỀ VĂN TỰ SỰ.
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức .
 Mời HS đọc ví dụ trong SGK
 Hỏi: Theo em, người trả lời những câu hỏi này phải trả lời như thế nào ?
 Hỏi: Qua các trường hợp này, em hiểu tự sự đáp ứng yêu cầu gì cho con người ?
 Hỏi: Vậy khi các em yêu cầu người khác kể lại một câu chuyện nào đó cho mình nghe thì các em mong muốn điều gì ?
 Hỏi: Trong văn bản Thánh Gióng đã đọc, em hãy liệt kê các chi tiết chính?
HS trình bày, GV ghi bảng.
 Chốt : Các em đang kể lại một chuỗi sự việc, sự việc này tiếp diễn sự việc khác.
 Hỏi: Vậy mở đầu là sự việc nào ?
 Hỏi: Kết thúc là sự việc nào?
 Hỏi: Theo em, tự sự giúp em tìm hiểu sự việc bằng phương thức nào?
 Hỏi: Sau khi tìm hiểu các chi tiết trong truyện Thánh Gióng, em hãy cho biết truyện đã thể hiện những nội dung gì? (HS thảo luận)
 GV gợi ý: Truyện muốn nói về ai? Giải thích sự việc gì? Khi lựa chọn những chi tiết đó người kể đã bày tỏ thái độ tình cảm như thế nào?
 Hỏi: Qua văn bản Thánh Gióng, em hiểu được vì sao có tre đằng ngà, làng Cháy... Vì sao dân tộc ta tự hào về truyền thống yêu nước chống giặc ngoại xâm?
 Hỏi: Vậy mục đích giao tiếp của tự sự là gì?
	Ä Bài tập nhanh:
Trong lớp em, bạn An hay đi học trễ, hãy kể lại một câu chuyện để cho biết vì sao bạn ấy hay đi học muộn?
Kể lại diễn biến buổi lễ chào cờ đầu tuần ở trường em.
- HS làm bài tập .
 Chốt : Như vậy, kể lại một câu chuyện, trần thuật hay tường thuật lại một sự việc cũng là một phương pháp tự sự.
 Hỏi: Vậy đặc điểm chung của phương thức tự sự là gì ?
 Hỏi: Tự sự giúp người kể như thế nào ?
 HS đọc ví dụ trong SGK
 - Bà ơi, bà kể chuyện cổ tích cho cháu nghe.
 - Vì sao Lan lại thôi học ?
 - Tại sao Thơm nhà nghèo mà lại học giỏi ?
- HS trả lời:
 - Kể lại một câu chuyện.
 - Kể một câu chuyện để cho biết vì sao bạn Lan lại thôi học...
 - HS:
 - Mong muốn được nghe kể chuyện
 - Biết rõ lí do vì sao Lan thôi học.
 - Hiểu rõ về con người.
- HS:
 -Thông báo một sự việc, được nghe giới thiệu, giải thích về một sự việc.
HS :
 - Sự ra đời kì lạ.
 - Giặc Ân xâm lược. 
 - Gióng trưởng thành.
 - Gióng ra trận, đánh tan giặc.
 - Bay về trời.
- Sự ra đời kì lạ của Thánh Gióng.
 - Đánh giặc xong, Gióng cởi bỏ áo giáp sắt bay thẳng về trời.
 - Kể lại một chuỗi sự việc, sự việc này dẫn đến sự việc khác rồi kết thúc.
 - HS trao đổi theo nhóm và phát biểu ý kiến của mình.
 - Các nhóm khác nhận xét, có ý kiến.
- HS trả lời.
- HS: 
 - Giải thích sự việc.
 - Tìm hiểu về con người, bày tỏ thái độ khen , chê.
HS đọc phần ghi nhớ.
 I. Ý nghĩa và đặt điểm chung của phương thức tự sự.
 - Đặc điểm chung của phương thức tự sự ( kể chuyện) là phương thức trình bày một chuỗi các sự việc, sự việc này dẫn đến sự việc kia, cuối cùng dẫn đến một ý nghĩa .
 - Ý nghĩa: Tự sự giúp người kể giải thích sự việc , tìm hiểu con người , nêu vấn đề và bày tỏ thái độ khen , chê .
Hoạt động 3 : Luyện tập
 GV cho HS luyện tập.
 Đọc bài tập 1: Xác định yêu cầu bài tập: truyện “Ông già và thần chết”giải thích sự việc gì ?
Gợi ý: Kể diễn biến tư tưởng của ông già -> tư tưởng yêu cuộc sống, dù kiệt sức thì sống cũng hơn chết.
 Đọc bài tập 2: Xác định yêu cầu: Bài thơ có phải là văn bản tự sự không, vì sao ? Kể bằng miệng .
Gợi ý : Bài thơ Tự sự kể chuyện bé Mây và mèo rủ nhau đi bẫy chuột -> mèo tham ăn mắc bẫy -> không nên tham lam .
 Đọc bài tập 3: Kể lại cuộc khai mạc trại điêu khắc quốc tế về người Âu Lạc đánh tan quân xâm lược ( cả hai đoạn trong đều là văn tự sự ).
- Thời gian , thành phần, bế mạc và mục đích .
- Kể lại quá trình dân Âu Lạc đánh tan quân Tần .
HS đọc và trả lời theo gợi ý của GV .
 Hs đọc và trả lời theo gợi ý của GV .
 Thực hiện theo yêu cầu của GV
II. Luyện tập :
 Bài tập 1: Truyện kể diễn biến tư tưởng của ông già, mang sắc thái hóm hỉnh , thể hiện tư tưởng yêu cuộc sống, dù kiệt sức thì sống cũng hơn chết.
 Bài tập 2: Bài thơ Tự sự kể chuyện bé Mây và mèo rủ nhau đi bẫy chuột -> mèo tham ăn mắc bẫy -> không nên tham lam .
 Bài tập 3:
 Đều là văn bản tự sự, vì:
 - Kể lại sự việc : thời gian , thành phần, bế mạc và mục đích .
 - Kể lại quá trình dân Âu Lạc đánh tan quân Tần .
Hoạt động 4 : Củng cố - dặn dị
4.Củng cố .
 Hỏi : Em hãy nêu đặc điểm chung của phương thức tự sự .
 Tự sự giúp người kể như thế nào .
5.Dặn dị.
 Dặn dị 1: 
Về nhà các em thực hiện :
BT4,5/SGK Tr30
GV hướng dẫn HS làm bài tập 4, 5 ở nhà.
 Bài tập 4: gợi ý cách kể ngắn gọn:
Ví dụ : Tổ tiên người Việt xưa là các vua Hùng. Vua Hùng đầu tiên là do LLQ và Âu Cơ sinh ra. LLQ nòi Rồng, Âu Cơ nòi Tiên. Do vậy người Việt tự xưng là con Rồng cháu Tiên.
Bài tập 5 :GV cho các tổ thảo luận ở nhà à tiết tới phát biểu . 
Dặn dị 2: Soạn bài “SỰ VIỆC VÀ NHÂN VẬT TRONG VĂN TỰ SỰ” , chú ý :
 - Các sự việc (1à7) mục I và thực hiện trả lời cho các câu hỏi phía dưới ; qua đĩ các em nắm sơ lược về phần ghi nhớ .
 - Mục II : Thực hiện soạn bài tập 1 ; bài tập 2 (dành cho HS khá giỏi) .
 * Trả bài : Giao tiếp văn bản và phương thức biểu đạt .
 v Hướng dẫn tự học :
 Các em chuẩn bị (tập soạn) liệt kê chuỗi sự việc trong bài truyền thuyết “Sơn Tinh,Thủy Tinh” và đồng thời xác định phương thức biểu đạt trong văn bản đĩ .
HS dự vào phần ghi nhớ để trả lời 
HS thực hiện theo yêu cầu của GV 
HS thực hiện theo yêu cầu của GV .
HS thực hiện theo yêu cầu của GV 
DUYỆT
Ngày tháng ..năm 2010
Tổ Trưởng
Huỳnh Cơng Trạng

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO AN NGU VAN 6 CHUAN TIET 28.doc