Giáo án môn Ngữ văn 6 - Tiết 13 đến tiết 27 - Trường THCS Minh Tân

Giáo án môn Ngữ văn 6 - Tiết 13 đến tiết 27 - Trường THCS Minh Tân

Tiết 13+14: Văn bản: Sự tích Hồ Gươm

 (Truyền thuyết)

A. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Giúp học sinh:

- Hiểu nội dung ý nghĩa của truyện Sự tích hồ Gươm, vẻ đẹp của một số hình ảnh chính của truyện .

- Kể được truyện này.

B. CHUẨN BỊ:

- Giáo viên: + Soạn bài

+ Đọc sách giáo viên và sách bài soạn.

+ Tranh ảnh về hồ Gươm

- Học sinh: + Soạn bài

C. CÁC BƯỚC LÊN LỚP:

1. Ổn định tổ chức.

2. Kiểm tra bài cũ: Kể tóm tắt truyện ST, TT ? cảm nhận của em về 1 nhân vật của truyện?

3. Bài mới

*. Giới thiệu bài

 Nhà thơ Trần Đăng Khoa khi còn nhỏ lên HN đã viết:

 Hà Nội có hồ Gươm

 Nước xanh như pha mực

 Bên hồ ngọn tháp bút

 Viết thơ lên trời cao

 Giữa thủ đô Thăng Long- Đông Đô - Hà Nội, Hồ Gươm đẹp như một lẵng hoa lộng lẫy và duyên dáng. Những tên gọi đầu tiên của hồ này là : Lục Thuỷ, Tả Vọng, hồ Thuỷ Quân. Đến thế kỉ 15, hồ mới mang tên Hồ Gươm hay Hồ Hoàn Kiếm, gắn với sự tích nhận gươm, trả gươm thần của người anh hùng đất Lam Sơn: Lê Lợi. Sự tích ấy như thế nào? Bài học hôm nay sẽ giúp các em hiểu điều đó.

 

doc 24 trang Người đăng thu10 Lượt xem 722Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn 6 - Tiết 13 đến tiết 27 - Trường THCS Minh Tân", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
- Kể việc gì?
- Nhân vật chính là ai?
- Chuyện xảy ra bao giờ? ở đâu?
- Nguyên nhân? Diễn biến? kết quả?
- Rút ra bài học?
4. Hướng dẫn học ở nhà.
- Học bài, thuộc ghi nhớ.
- Hoàn thiện bài tập.
- Soạn: Sự tích Hồ Gươm.
-----------------------------------*****-----------------------------------
Ngày dạy: 7+10/9/2010
Tiết 13+14:
Văn bản:
Sự tích Hồ Gươm
 (Truyền thuyết)
A. Mục tiêu bài học: Giúp học sinh:
- Hiểu nội dung ý nghĩa của truyện Sự tích hồ Gươm, vẻ đẹp của một số hình ảnh chính của truyện .
- Kể được truyện này.
B. Chuẩn bị:
- Giáo viên:
+ Soạn bài
+ Đọc sách giáo viên và sách bài soạn.
+ Tranh ảnh về hồ Gươm
- Học sinh:
+ Soạn bài
C. Các bước lên lớp:
1. ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ:
Kể tóm tắt truyện ST, TT ? cảm nhận của em về 1 nhân vật của truyện?
3. Bài mới
*. Giới thiệu bài
 Nhà thơ Trần Đăng Khoa khi còn nhỏ lên HN đã viết:
 Hà Nội có hồ Gươm
 Nước xanh như pha mực
 Bên hồ ngọn tháp bút
 Viết thơ lên trời cao
 Giữa thủ đô Thăng Long- Đông Đô - Hà Nội, Hồ Gươm đẹp như một lẵng hoa lộng lẫy và duyên dáng. Những tên gọi đầu tiên của hồ này là : Lục Thuỷ, Tả Vọng, hồ Thuỷ Quân. Đến thế kỉ 15, hồ mới mang tên Hồ Gươm hay Hồ Hoàn Kiếm, gắn với sự tích nhận gươm, trả gươm thần của người anh hùng đất Lam Sơn: Lê Lợi. Sự tích ấy như thế nào? Bài học hôm nay sẽ giúp các em hiểu điều đó.
*. Bài mới
Hoạt động của thầy
HĐ của trò
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: 
Hướng dẫn HS đọc tìm hiểu chung
I. Đọc và tìm hiểu chung:
- GV đọc mẫu 1 đoạn, sau đó gọi HS đọc.
- Giải nghĩa các từ: bạo ngược, thiên hạ, tuỳ tòng, phó thác, Tả Vọng, Hoàn Kiếm?
- Tóm tắt truyện bằng một chuỗi sự việc?
- Ta có thể chia văn bản làm mấy phần?
- HS đọc
- HS giải nghĩa
- HS tóm tắt
- HS trả lời
1. Đọc:
2. Chú thích:
3. Tóm tắt: Kể tóm tắt các sự việc chính:
- Giặc Minh đô hộ, nghĩa quân Lam Sơn nổi dậy nhưng thất bại, Long Quân quyết định cho mượn gươm thần.
- Lên Thận được lưỡi gươm dưới nước.
- Lê Lợi được chuôi gươm trên rừng, trta vào nhau vừa như in.
- Từ đó nghĩa quân nhanh chóng quét sạch giặc ngoại xâm.
- Đât nước thanh bình, Lê Lợi lên làm vua, Long Quân cho đòi lại gươm thần.
- Vua trả gươm, từ đó hồ Tả Vọng mang tên Hồ Gươm hay hồ hoàn kiếm.
4. Bố cục: 2 phần
- Long Quân cho nghĩa quân mượn gươm rthần.
- Long Quân đòi lại gươm thần.
Hoạt động 2: 
Hướng dẫn HS tìm hiểu văn bản
II. Tìm hiểu văn bản:
- Long quân cho nghĩa quân Lam Sơn mượn gươm thần trong hoàn cảnh nào?
- Việc Long quân cho nghĩa quân mượn gươm thần có ý nghĩa gì?
* GV: Việc Long Quân cho mượn gươm thần chứng tỏ cuộc khởi nghĩa được tổ tiên, thần thiêng ủng hộ.
- Lê Lợi nhận được gươm thần như thế nào?
- Vì sao tác giả dân gian không để cho Lê Lợi trực tiếp nhận gươm?
* GV: Nếu Lê Lợi trực tiếp nhận gươm thì tác phẩm sẽ không thể hiện tính chất toàn dân trên dưới một lòng của nhân dân ta trong cuộc kháng chiến. Thanh gươm Lê Lợi nhận được là thanh gươm thống nhất và hội tụ tư tưởng, tình cảm, sức mạnh của toàn dân trên mọi miền đất nước.
- Tìm những chi tiết cho thấy thanh gươm này thanh gươm thần kì?
- Em có nhận xét gì về những chi tiết này?
- HS suy nghĩ, tìm hiểu và trả lời.
- Nghe
- Trả lời.
- Trả lời.
- Nghe
- Tìm kiếm và trả lời, em khác bổ xung. Nhận xét.
1. Long quân cho nghĩa quân Lam Sơn mượn gươm thần:
* Hoàn cảnh lịch sử:
- Giặc Minh đô hộ
- Nghĩa quân Lam Sơn nổi dậy nhiều lần bị thua.
* Cách Long Quân cho mượn gươm:
- Lê Thận nhặt được lưỡi gươm dưới nước.
- Lê Lợi nhặt được chuôi gươm trên rừng.
- Gươm tra vào vừa như in
ị Kì lạ, toàn dân trên dưới một lòng.
* Thanh gươm thần kì:
- Sáng rực
- Sáng lạ
- Tra lưỡi gươm vào chuôi vừa vặn
- Khắc chữ "Thuận thiên"
ị Chi tiết tưởng tượng kì ảo,thanh gươm là tượng trưng cho sức mạnh của toàn dân tham gia đánh giặc.
ị Thanh gươm toả sáng thể hiện sự thiêng liêng, thanh gươm gặp được minh chủ sử dụng vào việc lớn, hợp lòng dân, thuận ý trời.
2. Sức mạnh của thanh gươm:
- Chi tiết thanh gươm phát sáng ở xó nhà có ý nghĩa gì? Phân tích ý nghĩa của từ "thuận thiên"?
- Trước và sau khi có gươm thế lực của nghĩa quân như thế nào?
- Sức mạnh của thanh gươm kì lạ là sức mạnh như thế nào?
- Long Quân đòi gươm trong hoàn cảnh nào?
- GV treo tranh
- Quan sát tranh và và kể lại việc rùa vằng đòi gươm và Lê Lợi trả gươm?
- Em biết truyền thuyết nào của nước ta cũng có hình ảnh rùa vàng đòi gươm? Theo em, hình tượng rùa vàng trong truyền thyết VN tượng trưng cho ai và cho cái gì?
GV: Truyền thuyết An Dương Vương - Hình ảnh rùa vàng là sử giả của Long Quân, tượng trưng cho tổ tiên, khí thiêng sông núi, tư tưởng, tình cảm, trí tuệ của nhân dân.
- Hình ảnh Nghệ thuật trả gươm có ý nghiã gì?
+ Hoàn: trả
+ Kiếm : gươm
* GV Bình: Chi tiết khẳng định chiến tranh đã kết thúc, đất nước trở lại thanh bình. DT ta là dân tộc yêu hoà bình. Giờ đây thứ mà muôn dân Đại Việt cần hơn là cày, cuốc, là cuộc sống lao động dựng xây đất nước. Trả gươm có ý nghĩa là gươm vẫn còn đó, hàm ý cảnh giác cao độ, răn đe kẻ thù.
* GV mở rộng: Con người VN vốn là những con người hiền lành, chất phác, yêu lao động nhưng khi đất nước lâm nguy những con người ấy sẵn sàng xả thân vì đất nước "Rũ bùn đứng dậy sáng loà". Đất nước thanh bình, chính những con người ấy 
"Súng gươm vứt bỏ lại hiền như xưa".
- Vì sao khi mượn gươm thì ở Thanh Hoá còn khi trả gươm lại ở hồ Tả Vong?
 Điều đó có ý nghĩa gì?
* GV: Thanh Hoá là nơi mở đầu cuộc khởi nghĩa Thăng Long là nơi kết thúc cuộc kháng chiến. Trả kiếm ở hồ Tả Vọng, thủ đô, trung tâm chính trị, văn hoá của cả nước là để mở ra một thời kì mới, thời kì hoà bình, lao động, xây dựng, thể hiện hết được tư tưởng yêu hoà bình và tinh thần cảnh giác của cả nước của toàn dân.
- Em hãy nêy ý nghĩa của truyện?
- HS trao đổi cặp trong 1phút
- Trả lời
- HS suy nghĩ trả lời
- HS trả lời
- HS quan sát tranh
- HS kể 
- Nhận xét
- HS: trả lời
- HS trao đổi nhóm trong 3 phút
- HS suy nghĩ trả lời
- HS trao đổi 2 bàn một trong 3 phút
Trước khi có gươm
Sau khi có gươm
- Non yếu
- Trốn tránh
-Ăn uống khổ sở
- Nhuệ khí tăng tiến
- Xông xáo tìm địch
- Đầy đủ, chiếm được các kho lương của địch
ị Chuyển bại thành thắng, chuyển yếu thành mạnh, tạo bước ngoặt mở đường cho nghĩa quân quýet giặc ngoại xâm.
3. Long Quân đòi gươm:
* Hoàn cảnh LS:
- Đất nước tanh bình
- Lê Lợi lên làm vua
- Chi tiết đòi gươm:
+ Giải thích tên gọi của hồ Hoàn Kiếm
+ Đánh dấu và kẳng định chiến thắng hoàn toàn của nghĩa quân Lam Sơn.
+ Phản ánh tư tưưỏng, tình cảm yêu hoà bình đã thành truyền thống của nhân dân ta.
+ ý nghĩa cảnh giác răn đe với những kẻ có ý dòm ngó nước ta.
3. ý nghiã của truyện:
- Ca ngợi tính chất toàn dân, chính nghĩa của cuộc kghởi nghĩa Lam Sơn.
Đề cao, suy tôn Lê Lợi và nhà Lê.
- Giải thích nguồn gốc tên gọi Hồ Hoàn Kiếm
Hoạt động 3: 
Ghi nhớ
III. ghi nhớ: 
- GV cho HS đọc và hướng dẫn phân tích các ý của phần này?
- HS đọc
SGK - Tr43
Hoạt động 4
Hướng dẫn luyện tập
iv. Luyện tập:
- HS làm vào vở
1. Nhắc lại khái niệm truyền thuyết? Vì sao có thể nói truyện Sự.... là truyện truyền thyết?
2. Nêu cảm nghĩ của em về một chi tiết hoang đường kì là trong truyện?
4. Hướng dẫn học ở nhà:
Học bài, thuộc ghi nhớ.
Hoàn thiện bài tập.
Làm bài tập 1,3 SBT - Tr 30
- Chuẩn bị bài: Chủ đề và dàn bài của bài văn tự sự.
-----------------------------------*****-----------------------------------
Ngày dạy: 	13/09/2010
Tiết 15:
Chủ đề và dàn bài của bài văn tự sự
A. Mục tiêu bài học: Giúp học sinh:
Nắm được chủ đề và dàn bài của bài văn tự sự. Mối qua hệ giữa sự việc và chủ đề.
Tập viết mở bài cho bài văn tự sự
B. Chuẩn bị:
- Giáo viên:
+ Soạn bài
+ Đọc sách giáo viên và sách bài soạn.
- Học sinh:
+ Soạn bài
C. Các bước lên lớp:
1. ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ:
1. Nêu đặc điểm của sự việc và nhânn vật trong văn tự sự? nêu các sự việc trong truyện truyền thuyết Hồ Gươm?
3. Bài mới
*. Giới thiệu bài
*. Bài mới
Hoạt động của thầy
HĐ của trò
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1:
Tìm hiểu chủ đề của bài văn tự sự
i. Tìm hiểu chủ đề và dàn bài của bài văn tự sự:
- Gọi HS đọc
- Câu chuyện kể về ai?
- Trong phần thân bài có mấy sự việc chính?
- Việc Tuệ Tĩnh ưu tiên chữa bệnh trước cho chú bé nhà nông bị gãy đùi đã nói lên phẩm chất gì của người thấy thuốc?
- Theo em những câu văn nào thể hiện tấm lòng của Tuệ Tình với người bệnh?
* GV: Những việc làm và lời nói của Tuệ Tĩnh đã cho thấy tấm lòng y đức cao đẹp của ông. đó cũng là nội dung tư tưởng của truyện ị được gọi là chủ đề.
- Cho các nhan đề trong SGK, em hãy chon nhan đề và nêu lí do?
- Em có thể đặt tên khác cho bài văn được không?
- Vậy em hiểu chủ đề của bài văn tự sự là gì?
- HS đọc
- HS trả lời
Trả lời, nhận xét và bổ xung.
- Tìm kiếm, suy nghĩ và trả lời
Nghe
- HS trao đổi cặp trong 1 phút
- HS rút ra kết luận
1. Chủ đề của bài văn tự sự:
a. Ví dụ: Bài văn mẫu SGK - 44
* Nhận xét:
- Phần thân bài có 2 sự việc chính:
+ Từ chối việc chữa bệnh cho nhà giàu trước.
+ Chữa bệnh cho con trai nhà nông dân.
- Sự việc thứ hai thể hiện:
+ Tấm lòng của ông đối với người bệnh: ai bệnh nặng nguy hiểm hơn thì lo chữa trị trước.
+ Thái độ hết lòng cứu giúp người bệnh.
- Những câu văn thể hiện tấm lòng của ông đối với người bệnh:
+ Ông chẳng những mở mang ngành y được dân tộc mà còn là ngườihết lòng thương yêu cứu giúp người bệnh.
+ Ta phải chữa gấp cho chú bé này, để chậm tất có hại.
+ Con người ta cứu giúp nhau lúc hoạn nạn, sao ông bà lại nói chuyện ân huệ.
- 3 Nhan đề trong SGk đều thích hợp nhưng sắc thái khác nhau. hai nhan đề sau trực tiếp chỉ ra chủ đề khá sát. Nhan đề thứ nhất không trực tiếp nói về chủ đề mà nói lên tình huống buộc thấy Tuệ Tĩnh tỏ rõ y đức của ông. Nhan đề này hay hơn, kín hơn, nhan đề bộc lộ rõ quá thì không hay.
- Các nhan đề khác:
+ Một lòng vì người bệnh
+ Ai có bệnh nguy hiểm hơn thì chữa trước cho người đó.
b. Kết luận: Chủ đề là vấn đề chủ yếu mà người viết muốn đặt ra trong văn bản.
Hoạt động 2: 
Tìm hiểu dàn bài của bài văn tự sự
2. Dàn bài của bài văn tự sự:
- Bài văn tự sự trên gồm mấy phần và nhiệm vụ của từng phần?
- Theo em, bài văn tự sự gồm có mấy phần? Nội dung của từng phần?
- HS trả lời
- HS đọc ghi nhớ
a. VD: Bài văn SGK - 44
- Mở bài: giới thiệu Tuệ Tĩnh
- Thân bài: Diễn biến sự việc Tuệ Tĩnh ưu tiên chữa trị trước cho chú bé con nhà nông dân bị gãy đùi rồi mới chữa cho con nhà quí tộc.
- Kết bài: Kết cục của sự việc
b. Ghi nhớ: SGK - 45
Hoạt động 3: Hướng dẫn HS luyện tập
Hoạt động của thầy
HĐ của trò
Nội dung cần  ... -----------------------------------*****-----------------------------------
Ngày dạy: 30/09/2010
Tiết 25 + 26 :
Văn bản:
Em bé thông minh
(Truyện cổ tích)
A. Mục tiêu bài học: Giúp học sinh:
Hiểu được nội dung, ý nghĩa của truyện Em bé thông minh (Đề cao trí tuệ dân gian trong khi giảI những câu đố oáI oăm, từ đó tạo tiếng cưới vui vẻ, hồn nhiên, yêu đời, trong sáng). và một số đặc điểm tiêu biểu của nhân vật thông minh trong truyện.
Rèn luyện kỹ năng kể truyện và tóm tắt truyện.
Giáo dục cho học sinh tấm lòng khâm phục, tinh thần học tập chăm chỉ, noi gương cậu bé thông minh để vượt qua những khó khăn.
B. Chuẩn bị:
- Giáo viên:
+ Soạn bài, tìm tư liệu về em bé thông minh
+ Đọc sách giáo viên và sách bài soạn; bảng phụ.
- Học sinh:
+ Soạn bài
C. Các bước lên lớp:
1. ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ:
1. Kể lại phần diễn biến của truyện thạch Sanh bằng cách tóm tắt thành một chuỗi sự việc chính?
2. Chi tiết tiếng đàn và niêu cơm thần kì có ý nghĩa gì?
3. Bài mới
* Giới thiệu bài
Kho tàng truyện cổ tích VN và thế giới có một thể loại truyện rất lí thú: truyện về các nhân vật tài giỏi, thông minh. Trí tuệ dân gian VN sắc sảo và vui hài ở đây được tập trung vào việc vượt qua những thử thách của tư duy, đặt và giải nhiều câu đố oái oăm, hóc hiểm trong những tình huống phức tạp. Từ đó tạo nên tiếng cười, sự hứng thú, khâm phục của người nghe. Em bé thông minh là một trong những truyện thuộc loại ấy.
* Các hoạt động.
Hoạt động của thầy
HĐ của trò
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1:
Hướng dẫn HS tìm hiểu chung về văn bản
I. Đọc và tìm hiểu chung:
- GV hướng dẫn cách đọc
- Đọc mẫu 1 đoạn
- Gọi HS đọc
- GV hỏi một số chú thích 3,4,6,13,16?
- Tóm tắt các sự việc chính của truyện?
- GV dùng bảng phụ để hướng dẫn học sinh tìm hiểu các sự việc chính.
- Qua việc đọc và tìm hiểu , em thấy văn bản Em bé thông minh thuộc phương thức biểu đạt nào?
- Chỉ rõ bố cục của văn bản?
- 3 HS lần lượt đọc
- HS trả lời
- HS kể 
- HS quan sát bảng phụ, nghe và ghi chép
- Tự sự
- HS trả lời
1. Đọc và kể:
2. Chú thích:
3. Các sự việc chính:
- Vua sai cận thần đi tìm người tài giỏi giúp nước.
- Cận thần gặp hai cha con đang cày ruộng, hỏi câu hỏi oái oăm. 
- cậu bé đã trả lời bằng một câu đố lại.
- Quan về tâu vua, vua tiếp tục ra câu đố dưới hình thức lệnh vua ban.
- Em bé đã tìm cách đối diện vua và giải được câu đố.
- Vua quyết định thử tài em bé lần 3 bằng cách đưa một con chim sẻ bắt dọn thành 3 cỗ thức ăn.
- Em bé giải đó bằng cách đố lại.
- Nước láng giềng muốn xâm chiếm bờ cõi, bèn rò la tìm người tài bằng một câu đố.
- Vua quan đều không giải được phải nhờ đến em bé mới giải được.
- Em bé được phong là trạng nguyên.
3. Bố cục: 3 phần 
a. Mở truyện: Từ đầu đến Lỗi lạc
b. Thân truyện: Tiếp đến Láng giềng
c. Còn lại 
Hoạt động 2: 
Hướng dẫn HS tìm hiểu văn bản
II. Tìm hiểu văn bản
- HS đọc phần mở truyện
- Để tìm người tài giỏi, viên quan
 để làm cách nào?
- HS đọc
- HS theo dõi SGk và trả lời
1. Giơí thiệu truyện.
- Vua tìm người trài giỏi giúp nước
- Quan:
- Viên quan và vua là người thế nào?
- Hình thức dùng câu đố để thử tài có phổ biến trong truyện cổ tích không? tác dụng?
- Sự mưu trí thông minh của em bé được thử thách qua mấy lần?
- Viên quan ra câu đố trong hoàn cảnh nào?
- Đọc lại câu đố của viên quan? Câu đố oái oăm ở chỗ nào?
- Em bé gải đố như thế nào? nhận xét về cách giải đố của em bé?
- Thái độ của viên quan?
Tiết 2:
- Lần thứ hai, ai trực tiếp ra câu đố?
- Tính chất lần thử thách này như thế nào?
- Em có nhận xét gì về câu đố của vua?
- Thái độ của dân làng ra sao?
- Em bé đã giải đố như thế nào?
- Lần thứ ba vua thử tài như thế nào? Mục đích?
- Sự thông minh của em bé đã được khẳng định bằng cách giải đố như thế nào?
- Thái độ của vua?
- Lần thứ tư ai đố? Đố như thế nào?
- Em có nhận xét gì về tính chất, mức độ của câu đố?
- Thái độ và cách giải đố của các quan đại thần?
- Em bé đã giải đố bằng cách nào? Nhận xét
- Em thấy mức độ qua bốn lần thử thách như thế nào?
- Điều đó nhằm mục đích gì?
- Những cách giải đố của em bé lí thú ở chỗ nào?
- Suy nghĩ và trả lời.
- HS: + Tạo tình huống cho truyện
+ Gây hứng thú cho người đọc
+ Để nhân vật bộc lộ tài năng
- HS trao đổi, suy nghĩ và trả lời.
- Các em khác nghe, nhận xét và bổ xung.
- Theo dõi SGK, trả lời. Nhận xét và bổ xung.
- HS theo dõi SGK trả lời
- Trả lời. Nhận xét.
Trả lời
- Trả lời, nhận xét
- HS trao đổi nhóm trong 3 phút
- HS trao đổi cặp trong 1 phút
+ Đi khắp nơi để tìm
+ ra câu đố oái oăm
ị Viên quan tận tuỵ, vua anh minh.
2. Diễn biến của truyện:
a. Lần thử thách thứ nhất:
- Hoàn cảnh: hai cha con đang cày ruộng
- Viên quan hỏi: Trâu của lão cày một ngày được mấy đyường?
- Em bé: Hỏi vặn lại viên quan.
ị Cách giải bất ngờ, lí thú.
 Em bé không lúng túng mà đẩy thế bị động sang phía người ra câu đố.
- Viên quan: bất ngờ, sửng sốt, phát hiện ra người tài.
b. Lần thử thách thứ hai:
- Vua ra câu đố dưới hình thức lệnh vua ban.
- Tính chất nghiêm trọng: .."cả làng phải chịu tội"
- Câu đố hết sức phi lí, trái với qui luật tự nhiên.
- Em bé đã tìm cách đối diện vua, đưa vua và quần thần vào bẫy của mình, để vua tự nói ra sự vô lí.
c. Lần thử thách thứ ba:
- Vua lệnh cho hai cha con pha thịt chim
- Mục đích: để khẳng định chắc chắn sự thông minh của em bé.
- Em bé giải đố bằng cách đố lại vua: đưa cây kim ị vua rèn dao.
- Vua phục tài, ban thưởng rất hậu.
d. lần thử thách thứ tư:
- Sứ thần nước ngoài đố: xâu chỉ qua vỏ ốc vặn.
- Tính chất nghiêm trọng, liên quan đến vận mệnh quốc gia.
- Triều đình nước Nam phải giải đố.
ị Vua qua lúng túng, lo lắng, bất lực.
- Em bé đã dùng kinh nghiệm từ đời sống dân gian để giải đố.
- Cách giải đố dễ như một trò chơi trẻ con.
ị Tính chất oái oăm của câu đố ngày một tăng tiến. Đối tượng ra câu đố cũng ngày một cao hơn, điều đó càng làm nổi bật sự thông minh hơn người và tài trí của em bé.
- Những cách giải đố của em bé rất lí thú:
+ Đẩy thế bị động về người ra câu đố
+ Làm cho người ra câu đố thấy cái phi lí
+ Dựa vào kiến thức đời sống
+ Người đọc bất ngờ trước cách giải giản dị, 
- Truyện kết thúc như thế nào?
- HS trả lời
hồn nhiên của người giải.
ị Em bé có trí tệ thông minh hơn người.
3. Ket thúc truyện: Phần thưởng xứng đáng
- Em bé được phong làm trạng nguyên, được ở gần vua.
Hoạt động 3:
Rút ra ý nghĩa truyện
III. ý nghĩa của truyện:
- Em hãy nêu ý nghĩa của truyện?
- HS suy nghĩ trả lời
- Đề cao trí thông minh của em bé, của người lao đông.
- Đề cao kinh nghiệm dân gian.
ý nghĩa hài hước, mua vui.
Hoạt động 4
Hướng dẫn HS luyện tập
IV. luyện tập:
- HS kể
- HS trả lời
- HS đọc
1. Kể diễn cảm truyện
2. Em thích nhất chi tiết nào của truyện? Vì sao em thích?
3. Đọc truyện Lương Thế Vinh.
 4. Củng cố bài.
- Nêu ý nghĩa của truyện em bé thông minh?
- Sau khi học xong bài Em bé thông minh em có suy nghĩ gì về bản thân mình?
4. Hướng dẫn học ở nhà.
Học bài, thuộc ghi nhớ.
Tập kể nhiều lần và tóm tắt những sự việc chính.
Chuẩn bị trước bài: Chữa lỗi dùng từ. (Tiếp theo)
-----------------------------------*****-----------------------------------
Ngày dạy: 4/10/2010
Tiết 27 :
Chữa lỗi dùng từ
(tiếp)
A. Mục tiêu bài học: Giúp học sinh:
Nhận ra được những lỗi thông thường về nghĩa của từ.
Rèn luyện kỹ năng chữa lỗi dùng từ trong khi nói, viết và đọc bài của bạn.
Có ý thức dùng từ đúng nghĩa, chú ý tránh hiện tượng dùng không đúng.
B. Chuẩn bị:
- Giáo viên:
+ Soạn bài.
+ Đọc sách giáo viên và sách bài soạn.
+ Bảng phụ viết VD.
- Học sinh:
+ Soạn bài, tìm hiểu một số lỗi bị mắc trong bài viết tập làm văn số 1.
C. Các bước lên lớp:
1. ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ:
Hãy nhắc lại các thao tác thực hiện khi chữa lỗi?
3. Bài mới
* Giới thiệu bài
- Trong khi nói và viết, các em mắc nhiều lỗi khác nhau, để tìm hiểu thêm về những lỗi đó, trong giờ học hôm nay, thầy và các em tiếp tục tìm hiểu thêm.
*. Bài mới
Hoạt động của thầy
HĐ của trò
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1:
Phát hiện lỗi dùng từ
I. Phát hiện lõi dùng từ:
- GV treo bảng phụ đã viết VD
- Hãy chỉ ra các lỗi dùng từ sai trong 3 VD ?
- Vì sao dùng các từ đó là sai?
- HS đọc
- HS trả lời cá nhân
1. Ví dụ: SGK - Tr 75
* Nhận xét: 
- Các từ dùng sai:
a. yếu điểm
b. đề bạt
c. chứng thực
- Các từ đó dùng sai bởi nghĩa của các từ này không hợp trong văn cảnh:
Hoạt động của thầy
HĐ của trò
Nội dung cần đạt
- Theo em, người viết dùng từ sai là do đâu?
* GV: Trong khi nói, viết phải hiểu đúng nghĩa của từ mới dùng. Muốn hiểu đúng nghĩa của từ thì phải đọc sách báo, tra từ điển và có thói quen giải nghĩa từ (theo hai cách đã học)
- Em hãy chữa các câu trên cho đúng?
- Vì sao em lại thay thế từ đó?
- HS trao đổi cặp trong 1 phút
- HS trả lời
- Bầu: tập thể chon người giao chức vụ bằng cách bỏ phiếu tín nhiệm hay biểu quyết.....
Từ đó hợp văn cảnh
a. Yếu điểm: điểm quan trọng
b. đề bạt: cử giũ chức vụ cao hơn do cấp thẩm quyền cao quyết định chứ không phải là do bầu cử.
c. Chứng thực: Xác nhận là đúng sự thật.
- Nguyên nhân:
không biết nghĩa hoặc hiểu sai nghĩa, hiểu chưa đầy đủ nghĩacủa từ.
- Chữa:
a. Thay thế từ "yếu điểm" bằng từ "nhược điểm"
b. Thay thế từ "đề bạt" bằng từ "bầu" 
a. Thay thế từ "chứng thực" bằng từ "chứng kiến"
- Bầu: tập thể chon người giao chức vụ bằng cách bỏ phiếu tín nhiệm hay biểu quyết.....
Từ đó hợp văn cảnh
Hoạt động 2: 
Rút ra ghi nhớ
2. Ghi nhớ
- Em hãy nhắc lại các bước cần thực hiện khi chữa lỗi?
- HS trả lời
- Phát hiện lỗi sai
- Tìm nguyên nhân
- Cách khắc phục chữa lỗi.
Hoạt động 3: 
Hướng dẫn luyện tập
III. Luyện tập:
- Gọi HS đọc
- GV đọc các từ có chứa phụ âm tr hoặc cho HS viết
- HS đọc
- Mỗi em làm một câu
- Mỗi em làm một câu
- Mỗi em làm một câu
- HS viết
- 2 tổ viết câu sai
- 2 tổ sửa câu sai
Bài 1: Chữa lỗi dùng từ sai:
 Dùng sai Dùng đúng
- Bảng ( tuyên ngôn) bản
- Sáng lạng (tương lai) xán lạn
- Buôn ba (hải ngoại) bôn ba
- Thuỷ mặc (bức tranh) thuỷ mạc
- Tự tiện (nói năng) tuỳ tiện
Bài 2: Điền từ
a. Khinh khỉnh
b. Khẩn trương
c. Băn khoăn.
Bài 3: Chữa lỗi dùng từ:
a. Bộ phận (tay, chân) của người thường có sự tương ứng với các hoạt động sau:
- Tống bằng tay tương ứng với một cú đấm
- Tung bvằng chân tương ứng với một cú đã
- Câu này có hai cách chữa:
+ Thay cú đá bằng cú đấm, giữ nguyên "tống"
+ Thay "tống" bằng "tung" giữ nguyên "cú đá"
b. Thay thực thà bằng thành khẩn
- Thay tinh tú bằng tinh hoa cái tinh tú bằng tinh tuý
Bài 4: Viết chính tả 
Bài 5: Bài làm thêm

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 4_6.doc