Giáo án môn Ngữ văn 6 tiết 124: Viết đơn

Giáo án môn Ngữ văn 6 tiết 124: Viết đơn

 Tiết 124: VIẾT ĐƠN

A. Mục tiêu cần đạt:

 Giúp học sinh:

- Hiểu các tình huống viết đơn, khi nào viết đơn, viết đơn để làm gì.

- Biết viết đơn đúng quy cách và nhận ra những sai sót thường gặp khi viết đơn.

B. Tiến trình lên lớp:

ã Ổn định lớp:

ã Bài mới:

- GV giới thiệu bài, đặt vấn đề và ghi lên bảng.

 

doc 2 trang Người đăng phuongnga36 Lượt xem 1296Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn 6 tiết 124: Viết đơn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tiết 124: viết đơn 
A. Mục tiêu cần đạt: 
 Giúp học sinh:
Hiểu các tình huống viết đơn, khi nào viết đơn, viết đơn để làm gì.
Biết viết đơn đúng quy cách và nhận ra những sai sót thường gặp khi viết đơn.
B. Tiến trình lên lớp:
ổn định lớp:
Bài mới:
- GV giới thiệu bài, đặt vấn đề và ghi lên bảng.
- Gọi HS đọc ví dụ SGK.
? Em hãy rút ra nhận xét khi nào thì cần viết đơn?
? Trong những trường hợp sau, trường hợp nào cần phải viết đơn và nơi gửi đơn?
? Từ 2 bài tập trên, em hiểu thế nào là đơn từ? Khi nào thí cần viết đơn?
- HS đọc ghi nhớ.
- HS đọc kĩ hai lá đơn.
- HS trao đổi, thảo luận.
? Em có nhận xét gì về 2 lá đơn?
? Những phần nào không thể thiếu được trong đơn?
? Có mấy cách viết đơn?
Viết như thế nào cho đúng?
I. Thế nào là đơn, khi nào cần viết đơn
 Bài tập 1:
a) Khi cần gia nhập Đội, Đoàn.
b) Khi phải nghỉ học (vì ốm).
c) Hoàn cảnh gia đình gặp khó khăn muốn xin miễn giảm học phí.
d) Xin cấp lại giấy chứng nhận tốt nghiệp.
Bài tập 2:
a) Bị kẻ gian lấy mất xe đạp đ Viết đơn gửi công an.
b) Muốn theo lớp học nhạc đ Viết đơn gửi Ban Giám hiệu.
c) Gây mất trật tự trong giờ toán đ Không phải viết đơn mà phải viết bản tự kiểm điểm.
d) Muốn học tiếp lớp 6 ở chỗ mới đ Viết đơn gửi Ban Giám hiệu trường cũ và trường mới.
đ Trong cuộc sống con người nhiều khi phải viết đơn: khi có nguyện vọng yêu cầu nào đó người ta dùng đơn để giải quyết.
Đơn từ là văn bản hành chính không thể thiếu được trong cuộc sống hàng ngày.
* Ghi nhớ: SGK.
II. Các loại đơn từ thông dụng và nội dung không thể thiếu được trong đơn 
1. Các loại đơn
a. Đơn viết theo mẫu sẵn:
- Người viết chỉ cần điền những những từ, câu thích hợp vào những chỗ có dấu nhưng cũng phải chú ý đọc kĩ để viết đúng.
b. Đơn viết không theo mẫu:
- Người viết phải tự nghĩ nội dung và trình bày.
2. Những nội dung không thể thiếu được trong đơn
a) Quốc hiệu, tiêu ngữ.
b) Địa điểm làm đơn và ngày tháng năm
c) Tên đơn: Đơn xin
d) Nơi gửi đơn: Kính gửi
đ) Họ tên, nơi công tác, nơi ở của người viết đơn
e) Trình bày sự việc, lí do viết đơn và nguyện vọng yêu cầu, đề nghị.
g) Lời cam đoan và cảm ơn.
h) Kí tên.
* Lưu ý: Đơn có thể viết tay rõ ràng, sạch sẽ, cũng có thể đánh máy, in vi tính, phô tô làm nhiều bản nhưng nhất thiết người viết đơn phải tự kí tên.
III. Cách thức viết đơn 
1. Đơn theo mẫu
- Điền vào chỗ trống những nội dung cần thiết.
2. Đơn không theo mẫu
- Không thể tùy tiện, vẫn phải viết theo trình tự nhất định (SGK).
3. Cách trình bày một lá đơn
- Tên đơn phải viết chữ to, chữ hoa hoặc chữ in.
- Phần quốc hiệu và tên đơn phải viết ở giữa trang giấy, khoảng cách giữa quốc hiệu và tên đơn là 2đ3 dòng, giữa tên đơn và nội dung đơn là 2đ3 dòng, không viết dài dòng, không làm văn khi viết thư.
IV. Luyện tập:
1. Viết đơn không theo mẫu:
- Tập viết đơn xin nghỉ học.
- Tập viết đơn xin chuyển trường.
- Tập viết đơn xin cấp lại chứng minh nhân dân.
2. Viết đơn theo mẫu:
- Đơn xin chuyển hộ khẩu.
- Sang tên đăng kí xe máy.
- Cấp nhà ở.	
V. Hướng dẫn học ở nhà:
- Luyện tập viết đơn.
- Soạn bài Bức thư của thủ lĩnh da đỏ.

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 124 Viet don.doc