Giáo án môn Ngữ văn 6 - Tiết 103: Cô tô

Giáo án môn Ngữ văn 6 - Tiết 103: Cô tô

Tuần 26 Tiết 103

CÔ TÔ

 (Nguyễn Tuân)

 Ngày soạn: 12/3/2008

MỤC TIÊU

Kiến thức :

- Cảm nhậ được vẻ đẹp trong sáng, tráng lệ, hùng vĩ, nhộn nhịp và vui tươi trong bức tranh thiên nhiên và đời sống con người ở vùng đảo biển Cô Tô dưới ngòi bút tài hoa và xúc cảm tinh tế của Nguyễn Tuân.

Thái độ :

Giáo dục tình yêu quê hương đất nước.

Kỹ năng :

Cảm nhận tốt những vẻ đẹp của quê hương, phát triển về năng lực ngôn ngữ

PHƯƠNG PHÁP:

Phân tích; nêu vấn đề, thảo luận.

CHUẨN BỊ :

Giáo viên:

Giáo án; Bảng phụ

Học sinh:

- Soạn bài

TIẾN TRÌNH LÊN LỚP :

Ổn định tổ chức : 6A vắng : 6B vắng : 6C vắng :

Bài cũ : 1. Đọc thuộc lòng và diễn cảm bài thơ Lượm? Hình ảnh nào trong bài thơ làm em cảm động nhất? Vì sao?

 2. Hình ảnh Lượm trong đoạn thơ đầu và đoạn thơ thứ hai có gì giống và khác nhau?

 

doc 2 trang Người đăng thu10 Lượt xem 522Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn 6 - Tiết 103: Cô tô", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 26 Tiết 103
Cô tô
 (Nguyễn Tuân)
Ngày soạn: 12/3/2008
A
Mục tiêu 
1
Kiến thức : 
- Cảm nhậ được vẻ đẹp trong sáng, tráng lệ, hùng vĩ, nhộn nhịp và vui tươi trong bức tranh thiên nhiên và đời sống con người ở vùng đảo biển Cô Tô dưới ngòi bút tài hoa và xúc cảm tinh tế của Nguyễn Tuân.
2
Thái độ :
Giáo dục tình yêu quê hương đất nước.
3
Kỹ năng :
Cảm nhận tốt những vẻ đẹp của quê hương, phát triển về năng lực ngôn ngữ
B
Phương pháp:
Phân tích; nêu vấn đề, thảo luận...
C
Chuẩn bị :
1
Giáo viên:
Giáo án; Bảng phụ 
2
Học sinh:
- Soạn bài 
C
Tiến trình lên lớp :
I
ổn định tổ chức : 6A vắng : 6B vắng : 6C vắng :
II
Bài cũ : 1. Đọc thuộc lòng và diễn cảm bài thơ Lượm? Hình ảnh nào trong bài thơ làm em cảm động nhất? Vì sao?
 2. Hình ảnh Lượm trong đoạn thơ đầu và đoạn thơ thứ hai có gì giống và khác nhau?
III
*
Bài mới :
Đặt vấn đề : Sau một chuyến tham quan chòm Cô Tô 17 đảo xanh, trong vịnh Bắc Bộ nhà văn Nguyễn Tuân viết bút kí. Tuỳ bút CôTô nổi tiếng, bào văn khá dài, tả cảnh thiên nhiên, biển đảo trong giông bão, trong bình minh và trong sinh hoạt hàng ngày của bà con trên đảo. Đoạn trích ở gần cuối bài, tái hiện một cảnh sớm bình thường trên biển và đảo Thanh Luân.
Hoạt động của thầy và trò 
Nội dung kiến thức
Hoạt động 1: Tìm hiểu chung
GV: Gọi HS đọc chú thích (*) trong SGK
GV: Gọi HS đọc văn bản, sau đó đọc các chú thích còn lại.
? Em hãy chia bố cục của văn bản?
I. Tìm hiểu chung:
1. Tác giả- Tác phẩm:
- Nguyễn Tuân (1910-1987), quê ở Hà Nội, là nhà văn nổi tiếng sở trường về thể tuỳ bút và ký.
- Tác phẩm của ông luôn thể hiện phong cách độc đáo tài hoa, sự hiểu biết phong phú nhiều mặt và vốn ngôn ngữ giàu có, điêu luyện.
- Tác phẩm: Đoạn trích ở phần cuối của bài kí Cô Tô - Tác phẩm ghi lại những ấn tượng về thiên nhiên, con người lao động ở vùng đảo Cô Tô mà nhà văn thu nhận được trong chuyến ra thăm đảo.
2. Đọc - Chú thích:
3. Bố cục: Chia làm ba phần.
a) Từ đầu đến "ở đây" - Toàn cảnh Cô Tô một ngày sau bão (Điểm nhìn miêu tả: trên nóc đồn biên phòng Cô Tô).
b) Từ "Mặt trời" đến "nhịp cánh": Cảnh mặt trời lên trên biển Cô Tô (vị trí: Nơi đầu mũi đảo).
c) Phần còn lại: Cảnh buổi sớm trên đảo Thanh Luân (vị trí từ cái giếng nước ngọt ở rìa đảo).
Hoạt động 2: Phân tích văn bản
GV: Gọi HS đọc đoạn 1
? Dưới ngòi bút miêu tả của Nguyễn Tuân, cảnh Cô Tô sau cơn bão hiện lên qua các chi tiết nào?
? ở đây, lời văn miêu tả có gì đặc sắc về cách dùng từ?
TL: Dùng các tính từ gợi tả sắc màu vừa tinh tế vừa gợi cảm (Trong trẻo, sáng sủa, xanh mượt, lam biếc, vàng giòn).
- Tính từ vàng giòn tả đúng sắc vàng khô của cát biển, một thứ sắc vàng có thể tan ra được. đó là sắc vàng riêng của cát CôTô trong cảm nhận của tác giả.
?Nhận xét về NT miêu tả của tác giả?
TL: NT miêu tả: bao quát từ trên cao thu lấy những hình ảnh chủ yếu đập vào mắt. Qua đó bộc lộ tài quan sát và cách chọn lọc từ ngữ trong vốn từ vựng giàu có của tác giả.
GV: "Tác giả càng cảm thấy yêu mến hòn đảo như bất cứ người chài nào dã từng dẻ ra và lớn lên theo mùa sóng ở đây". Tác giả còn cảm thấy Cô Tô tươi đẹp gần gũi như quê hương của chính mình. Tác giả là người sẵn sàng yêu mến, gắn bó với thiên nhiên, đất nước.
? Lời văn miêu tả của tác giả đã có sức gợi lên một cảnh tượng thiên nhiên như thế nào trong cảm nhận của em?
? Tác giả có cảm nghĩ gì khi ngắm toàn cảnh Cô Tô?
? Em hiểu gì về tác giả qua cảm nghĩ đó của ông?
II. Phân tích văn bản:
1. Cảnh Cô Tô sau cơn bão:
- Trong trẻo, sáng sủa;
- Cây thêm xanh mượt
- Nước biển lam biếc đậm đà
- Cát vàng giòn hơn
- Cá nặng lưới
ị Một bức tranh phong cảnh biển đảo trong sáng, phóng khoáng, lộng lẫy.
IV
Củng cố - Dặn dò:
Về nhà học bài, tiếp tục soạn bài “Cô Tô”, cảnh mặt trời mọc trên biển và cảnh sinh hoạt của con người trên đảo.

Tài liệu đính kèm:

  • docTIET 103.doc