Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tuần 32+33 - Năm học 2011-2012 - Trần Văn Huy

Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tuần 32+33 - Năm học 2011-2012 - Trần Văn Huy

I – MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT

- Nhận biết được khi nào cần viết đơn.

- Biết cách viết đơn đúng quy cách (đơn theo mẫu và đơn không theo mẫu)

II – TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG, THÁI ĐỘ

1. Kiến thức

- Các tình huống cần viết đơn.

- Các loại đơn thường gặp và nội dung không thể thiếu trong đơn.

2. Kỹ năng:

- Viết đơn đúng quy cách.

- Nhận ra và sửa chữa những sai sốt thường gặp khi viết đơn.

 3.Thái độ: Thấy được tầm quan trọng và tác dụng của đơn từ .

III. PHƯƠNG PHÁP Thuyết trình, đàm thoại, vấn đáp.

IV. CHUẨN BỊ:

 1.Giáo viên: Soạn bài. Tìm đọc tài liệu liên quan .

 2. Học sinh: Soạn và chuẩn bị bài ở nhà. Soạn bài theo câu hỏi SGK

V. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:

 1.Ổn định lớp: Kiểm diện sĩ số

 2.Kiểm tra bài cũ:

 3. Bài mới:* Giới thiệu bài: ở bậc Tiểu học, các em đã được học về cách viết đơn . Lên cấp II, các em sẽ tìm hiểu tiếp về cách viết đơn bởi vì đây là một lọai văn bản thường dùng trong cuộc sống hàng ngày .

 

doc 13 trang Người đăng lananh572 Lượt xem 696Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tuần 32+33 - Năm học 2011-2012 - Trần Văn Huy", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Ngày soạn : 08/04/2012
 Ngày dạy : 11 /04/2012
Tuần 32 Tiết 121-122 :VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 7-VĂN MIÊU TẢ SÁNG TẠO
I.MỤC TIỆU:Giúp HS
 1.Kiến thức: Đánh giá năng lực sáng tạo trong khi thực hành viết bài văn miêu tả . Năng lực vận dụng các kỹ năng và kiến thức về văn miêu tả nói chung . 
 2.Kĩ năng: Rèn các kĩ năng viết nói chung ( diễn đạt, trình bày, chữ viết, chính tả, ngữ pháp,...)
 3.Thái độ: Giáo dục HS ý thức cẩn thận khi làm bài 
II.CHUẨN BỊ
 1.Giáo viên: Đề và đáp án 
 2. Học sinh: Chuẩn bị giấy, bút để làm bài viết. Xem lại các bài văn miêu tả.
III.TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
 1.Ổn định lớp: Kiểm diện sĩ số
 2.Kiểm tra bài cũ: Gv kiểm tra sự chuẩn bị bài của HS.
 3. Bài mới:
HOẠT ĐÔNG CỦA GV - HS
NỘI DUNG KIẾN THỨC
Hoạt động I: GV: Chép đề bài lên bảng.
Nội dung:
(GV Gợi ý sơ qua để HS làm bài )
+ Xác định kiểu văn bản cần tạo lập?
+ Lập ý ?
+ Lập dàn ý một bài văn gồm có mấy phần ?
- Giáo viên nêu yêu cầu của bài viết.
- Nêu yêu cầu về nội dung, hình thức, thái độ đối với học sinh trong giờ viết bài.
Hình thức:
- Học sinh cần xác đinh đúng yêu cầu của đề bài.
- Bài làm có bố cục rõ ràng, logic
-Trình bày sạch sẽ, khoa học, chữ viết đúng chính tả.
Thái độ:
- Nghiêm túc, tích cực.
- Thể hiện được kiến thức qua những văn bản đã học 
 Hoạt độngII : Viết bài
Giáo viên kiểm sóat học sinh làm bài .
I. ĐỀ BÀI : 
Câu 1 : Hãy nêu đặc điểm của câu trần thuật đơn không có từ là ? các kiểu câu trần thuật đơn không có từ là ? ( 3đ)
Câu 2: Đề số 4/122 /NV6/ Tập 2 (7đ)
 II. ĐÁP ÁN : 
Câu 1 : HS Trả lời theo đúng CKTKN giáo viên đã cho ghi
1 Yêu cầu chung
- Học sinh viết được bài văn miêu tả cảnh hòan chỉnh có bố cục rõ ràng, cân đối . 
- Lời văn miêu tả có sáng tạo, biết so sánh, liên tưởng, tưởng tượng 
- Diễn đạt ý lưu lóat. 
- Trình bày sạch đẹp . 
2. Yêu cầu cụ thể : 
a. Mở bài : ( 1đ) – Giới thiệu về nhân vật mà em sẽ tả ( tên nhân vật, nhân vật xuất hiện trong tác phẩm nào?Nhân vật có đặc điểm gì gây ấn tượng?... ) .
b. Thân bài ( 5đ) 
- Tả những nét khác thường về chân dung của nhân vật đó ?( Lúc sinh ra, vóc dáng, sức mạnh ) 
- Tả những hành động khác thường của nhân vật ( diệt giặc, diệt yêu tinh, các hành động vượt quá sức của người thường..,)
- Nhận xét về nhân vật đó ( đó là người tốt hay xấu, nhân vật biểu tượng cho ước mơ gì, cho điều gì mà con người mong muốn...).
c. Kết bài ( 1đ) : - Cảm nghĩ của bản thân về nhân vật .
- Từ nhân vật ấy, em mong ước điều gì hãy rút ra bài học cho bản thân. 
* Thang điểm: 
- Bài viết sạch sẽ ,đúng chính tả, đủ ý, diễn đạt lưu loát à điểm tối đa.
- Bài làm đủ ý, còn mắc lỗi: 5à 6 điểm.
- Còn lại tuỳ mức độ à cho điểm.
 IV. CỦNG CỐ, DẶN DÒ, HƯỚNG DẪN TỰ HỌC 
 - Gv nhận xét. Thu bài 
 - Sọan bài : Viết đơn . 
V. RÚT KINH NGHIỆM
..............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
 **********************************************
 Ngày soạn : 08/04/2011
 Ngày dạy : 12 /04/2011
 Tiết 123: Tập làm văn 
VIẾT ĐƠN
I – MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
- Nhận biết được khi nào cần viết đơn.
- Biết cách viết đơn đúng quy cách (đơn theo mẫu và đơn không theo mẫu)
II – TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG, THÁI ĐỘ
1. Kiến thức
- Các tình huống cần viết đơn.
- Các loại đơn thường gặp và nội dung không thể thiếu trong đơn.
2. Kỹ năng:
- Viết đơn đúng quy cách.
- Nhận ra và sửa chữa những sai sốt thường gặp khi viết đơn.
 3.Thái độ: Thấy được tầm quan trọng và tác dụng của đơn từ .
III. PHƯƠNG PHÁP Thuyết trình, đàm thoại, vấn đáp....
IV. CHUẨN BỊ:
 1.Giáo viên: Soạn bài. Tìm đọc tài liệu liên quan . 
 2. Học sinh: Soạn và chuẩn bị bài ở nhà. Soạn bài theo câu hỏi SGK
V. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
 1.Ổn định lớp: Kiểm diện sĩ số
 2.Kiểm tra bài cũ: 
 3. Bài mới:* Giới thiệu bài: ở bậc Tiểu học, các em đã được học về cách viết đơn . Lên cấp II, các em sẽ tìm hiểu tiếp về cách viết đơn bởi vì đây là một lọai văn bản thường dùng trong cuộc sống hàng ngày .
HOẠT ĐỘNG CỦA GV -- HS
NỘI DUNG KIẾN THỨC
Hoạt động I: Hãy nhận xét khi nào thì cần viết đơn ? Vì sao cần phải viết đơn ? 
HS đọc các ví dụ trang 131/SGK.
Em hãy rút ra nhận xét khi nào cần viết đơn ?
- Trong các trường hợp sau, trường hợp nào cần viết đơn, viết gửi ai ?
- Trường hợp thứ nhất, thứ 2, thứ 4 . 
Hoạt độngII: Các lọai đơn và những nội dung không thể thiếu trong đơn.
Giáo viên giới thiệu về hai lọai đơn : Đơn theo mẫu và đơn không theo mẫu . 
Học sinh đọc ví dụ .
+ Đơn xin học nghề ( đơn theo mẫu )
+ Đơn xin miễn giảm học phí .( đơn không theo mẫu )
Hãy cho biết các mục trong đơn được trình bày theo thứ tự như thế nào ? 
Theo em, cả hai mẫu đơn có những điểm gì giống và khác nhau ? 
Những phần nào là quan trọng, không thể thiếu trong cả hai mẫu đơn ? 
Giáo viên hướng dẫn học sinh điền vào chỗ trống trong lá đơn viết theo mẫu . 
- Học sinh đọc phần viết đơn không theo mẫu . 
Học sinh đọc phần lưu ý 
* Học sinh đọc mục ghi nhớ
Hoạt độngIII:Luyện tập :
I. TÌM HIỂU CHUNG 
1.Khi nào cần viết đơn : 
- Khi cần đề đạt nguyện vọng với một người hay một cơ quan, tổ chức có quyền hạn giải quyết nguyện vọng đó . 
- Các trường hợp cần viết đơn :2,4.
- Viết gửi BGH nhà trường.
2.Các lọai đơn và những nội dung không thể thiếu trong đơn. 
a. Các lọai đơn . 
- Đơn theo mẫu ( thường là in sẵn )
- Đơn không theo mẫu . 
2/ Những nội dung không thể thiếu trong đơn .
Ai gửi đơn ? 
Gửi cho ai ?
Vì sao cần gửi đơn ?
Gửi đơn để làm gì ? 
3. Các thức viết đơn 
a. Viết theo mẫu 
Điền vào chỗ trống những nội dung cần thiết . 
b. Viết không theo mẫu 
Trình bày theo thứ tự nhất định ( SGK / 134 ) 
Một số lưu ý: (SGK).
* Ghi nhớ ( SGK )
II LUYỆN TẬP :
- Kể các loại đơn thường gặp.
- Xác định các nội dung không thể thiếu trong đơn.
- Cách thức trình bày một lá đơn.
- Viết một lá đơn có đầy đủ các nội dung yêu cầu.
VI. CỦNG CỐ DẶN DÒ, HƯỚNG DẪN TỰ HỌC 
 - GV củng cố nội dung bài học 
 - Sưu tầm một số lá đơn để tham khảo.
 - Học bài . Soạn bài : Bức thư của thủ lĩnh da đỏ .
VII.RÚT KINH NGHIỆM:	
...............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
 *****************************************
 Ngày soạn : 08/04/2011
 Ngày dạy : 12/ 04/2011 
Tuần 32 
Tiết 124: Văn bản: BỨC THƯ CỦA THỦ LĨNH DA ĐỎ( T1)
 ( Theo tài liệu Quản lí môi trường phục vụ phát triển bền vững )
I – MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
Thấy được ý nghĩa của việc bảo vệ môi trường, thiên nhiên được đặt ra trong văn bản nhật dụng và nghệ thuật tạo nên sức hấp dẫn của văn bản.
II – TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG, THÁI ĐỘ
1. Kiến thức
- Ý nghĩa của việc bảo vệ môi trường.
- Tiếng nói đầy tình cảm và trách nhiệm đối với thiên nhiên, môi trường sống của vị thủ lĩnh Xi-át-tơn.
2.Kĩ năng: 
a. Kĩ năng chuyên môn 
- Biết cách đọc, tìm hiểu nội dung văn bản nhật dụng.
- Cảm nhận được tình cảm tha thiết với mảnh đất quê hương của thủ lĩnh Xi-át- tơn.
- Phát hiện và nêu được tác dụng của một số phép tu từ trong văn bản.
b. Kĩ năng sống :
- Tự nhận thức về giá trị của lối sống tôn trọng và bảo vệ thiên nhiên môi trường sống.
-Làm chủ bản thân, nâng cao ý thức giữ gìn bảo vệ môi trường.
- Giao tiếp, phản hồi , lắng nghe tích cực, trình bày suy nghĩ ý tưởng cảm nhận của bản thân về những giá trị của bức thư.
 3.Thái độ: Bồi dưỡng long yêu thiên hiên, môi trường và có ý thức bảo vệ thiên nhiên, môi trường.
 III. CÁC PHƯƠNG PHÁP, KỶ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC CÓ THỂ SỬ DỤNG:
- Động não: suy nghĩ về cách thể hiện tình yêu thiên nhiên, bảo vệ môi trường của vị thủ lĩnh Xi-át-tơn.
- Thảo luận nhóm, kỹ thuật trình bày một phút về những giá trị của bức thư.
- Cặp đôi chia sẻ suy nghĩ về cách ứng xử với thiên nhiên, môi trường sống 
IV. PHƯƠNG PHÁP Thuyết trình, đàm thoại, vấn đáp....
V.CHUẨN BỊ:
 1.Giáo viên: Soạn bài. Tìm đọc tài liệu liên quan 
 2. Học sinh: Soạn và chuẩn bị bài ở nhà. 
VI.TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
 1.Ổn định lớp: Kiểm diện sĩ số
 2.Kiểm tra bài cũ: 
 3. Bài mới:
* Giới thiệu bài: Năm 1854, tổng thống Mỹ thứ 14 có ý muốn mua đất của người da đỏ . Thủ lĩnh người da đỏ Xi – át – tơn đã viết một bức thư để trả lời . Đây là một bức thư rất nổi tiếng từng được xem là văn bản hay nhất viết về bảo vệ thiên nhiên môi trường . Các em cùng tìm hiểu văn .bản . 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV-HS
NỘI DUNG KIẾN THỨC
Hoạt động I: Giới thiệu chung	
Học sinh đọc mục chú thích phần dấu sao .
-Giáo viên giới thiệu về xuất xứ của bức thư . 
 Hoạt độngII: Đọc – Hiểu văn bản:
Giáo viên giới thiệu cách đọc : Đọc rõ ràng . 
Giáo viên đọc đọan 1 – Học sinh đọc hết văn bản . 
Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu nghĩa các từ khó ở mục chú thích . 
Văn bản được viết theo hình thức nào ? 
Bố cục bức thư gồm mấy phần ? 
Nêu nội dung của từng phần ? 
* Học sinh đọc lại đọan đầu của bức thư ? 
Hãy nêu mối quan hệ giữa người da đỏ đối với đất và thiên nhiên ? 
Hãy chỉ ra các phép so sánh và nhân hóa được dùng . 
Hãy nêu lên tác dụng của phép so sánh và nhân hóa đó ? 
+ Phép nhân hóa : Bà mẹ, người chị, người em, gia đình, tổ tiên, cha ông . 
I.TÌM HIỂU CHUNG:
-Văn bản là bức thư của thủ lĩnh Xi – át – tơn gửi Tổng thống Mĩ Phreng-klin Pi-ơ-xơ.
-Bức thư cảu thủ lĩnh da đỏ thuộc kiểu văn bản nhật dụng về chủ đề thiên nhiên và môi trường.
 II. ĐỌC- HIỂU VĂN BẢN:
1.Đọc 
2. Giải thích từ khó :
3. Bố cục: 3 đoạn 
+ Đọan1: từ đầu -> "cha ông chúng tôi " => quan hệ của người da đỏ đối với đất và thiên nhiên . 
+ Đoạn 2 : tiếp đến “ sự ràng buộc” => cách sống, thái độ đối với đất, với thiên nhiên của người da đỏ và người da trắng .
+ Đoạn 3 :Còn lại : =>Thái độ của thủ lĩnh người da đỏ . 
4.Phân tích: 
 a/ Quan hệ của người da đỏ đối với đất nước và thiên nhiên . 
- Đất và thiên nhiên là thiêng liêng, là mẹ của người da đỏ . 
- Phép nhân hóa, so sánh => mối quan hệ mật thiết giữa con người với đất và thiên nhiên . 
 VII. CỦNG CỐ, DẶN DÒ, HƯỚNG DẪN TỰ HỌC
- GV củng cố nội dung bài học .
- Nhớ những hì ... đôi bờ, tôi / cảm thấy chiếc cầu như chiếc 
CN VN
võng đung đưa, nhưng vẫn dẻo dai , vững chắc.
Bài 2 : Viết thêm chủ ngữ và vị ngữ phù hợp vào những chỗ trống dưới đây để tạo thành những câu hoàn chỉnh và xác định CN,VN trong câu đó.
a. Mỗi khi tan trường, học sinh / ùa
 CN VN
 ra đường.
b. Ngoài cánh đồng, đàn cò trắng / 
 CN
lại bay về.
 VN
c. giữa cánh đồng lúa chín, các bác 
 CN
nông dân / đang gặt lúa.
 VN
d..Khi chiếc ô tô về đến đầu làng , chúng tôi / thấy những người ra CN đón đã tập trung đông đủ.
Bài 3 : Hãy chỉ ra chỗ sai nguyên nhân dẫn đến câu sai và nêu cách chữa các câu sau đây :
-Đây là những câu thiếu cả CN lẫn VN.
-Nguyên nhân : chưa phân biệt được trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ.
-Cách chữa : thêm CN, VN cho phù hợp với trạng ngữ cho trước.
a. giữa hồ, nơi có một tòa tháp cổ kính, một cụ rùa nổi lên.
Bài 4 : Các câu sau sai ở chỗ nào ? Nguyên nhân dẫn đến câu sai ? Nên chữa như thế nào ?
-Các câu sai về quan hệ ngữ nghĩa giữa các thành phần câu.
-Nguyên nhân : lỗi về ý nghĩa dùng từ ngữ : cây cầu không thể bóp còi.
-Cách chữa : nên chữa thành một câu ghép hoặc hai câu đơn với hai chủ ngữ khác nhau:
a/ Cây cầu đưa những chiếc xe vận tải nặng nề vượt qua sông, còi xe rộn vang cả dòng sông yên tĩnh .
-Cây cầu đưa những chiếc xe vận tải nặng nề vượt qua sông.Còi xe rộn vang cả dòng sông yên tĩnh
 VI. CỦNG CỐ, DẶN DÒ, HƯỚNG DẪN TỰ HỌC
 - Tìm các ví dụ câu có sai về chủ ngữ, vị ngữ và sửa lại cho đúng.
Soạn : Luyện tập cách viết đơn và sửa lỗi : Phát hiện và khắc phục các lỗi thường gặp khi viết đơn như thiếu các mục cần thiết của một lá đơn như quốc hiệu, tiêu ngữ, thời gian, địa điểm viết đơn, hoặc thừa nội dung,lí do viết đơn không phù hợp ,... và nêu cách sửa những lỗi này.
VII.RÚT KINH NGHIỆM:
.................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................. 
 **********************************************
 Ngày soạn : 15/04/2012
 Ngày dạy : 19 /04/2012
Tiết 127 LUYỆN TẬP VỀ CÁCH VIẾT ĐƠN VÀ SỬA LỖI 
I – MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
Phát hiện và khắc phục các lỗi thường gặp khi viết đơn.
II – TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG, THÁI ĐỘ
1. Kiến thức
- Các loại lỗi thường mắc phải khi viết đơn (về nội dung, về hình thức).
- Cách sửa chữa các lỗi thường mắc khi viết đơn.
2. Kỹ năng:
a. Kĩ năng chuyên môn
 - Phát hiện và sửa được các lỗi thường gặp khi viết đơn.- Rèn kĩ năng viết đơn theo đúng quy định.
b. Kĩ năng sống :
- Giao tiếp hiệu quả bằng đơn
- Ứng xử : Biết sử dụng đơn phù hợp với mục đích giao tiếp, hoàn cảnh giao tiếp và đối tượng giao tiếp.
 3.Thái độ: Có ý thức viết đúng văn bản hành chính.
 III. CÁC PHƯƠNG PHÁP, KỶ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC CÓ THỂ SỬ DỤNG:
- Phân tích tình huống: Phân tích tình huống cấn sử dụng đơn trong cuộc sống
- Thực hành có hướng dẫn: viết đơn phù hợp với mục đích giao tiếp, đối tượng giao tiếp, hoàn cảnh giao tiếp
- Học theo nhóm: trao đổi phân tích nhóm về đặc điểm của đơn và cách viêt đơn 
IV. PHƯƠNG PHÁP Thuyết trình, đàm thoại, vấn đáp....
V.CHUẨN BỊ:
 1.Giáo viên: Soạn bài. Tìm đọc tài liệu liên quan 
 2. Học sinh: Soạn và chuẩn bị bài ở nhà. 
VI.TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
 1.Ổn định lớp: Kiểm diện sĩ số
 2.Kiểm tra bài cũ: - 1.Khi nào cần viết đơn ,Các lọai đơn và những nội dung không thể thiếu trong đơn. 
Câu
Đáp án
Điểm
Câu1
 - Khi cần đề đạt nguyện vọng với một người hay một cơ quan, tổ chức có quyền hạn giải quyết nguyện vọng đó . 
- Đơn theo mẫu ( thường là in sẵn )
- Đơn không theo mẫu . 
- Ai gửi đơn ? -Gửi cho ai ?-Vì sao cần gửi đơn ?-Gửi đơn để làm gì ? 
10
Đáp án và biểu điểm.
 3. Bài mới: * Giới thiệu bài: Qua luyện tập thực hành giúp học sinh ghi nhớ được những kiến thức cần chú ý về đơn, từ cách làm đến các lỗi thường mắc phải.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
NỘI DUNG KIẾN THỨC
I.Hoạt động I : (15p)
? Đơn sau đây có những lỗi gì và nếu sửa chữa, em sẽ sửa như thế nào?
? Em sẽ sửa như thế nào?
? Phát hiện lỗi và nêu cách chữa lỗi ở đơn sau?
? Phát hiện lỗi và nêu cách chữa lỗi ở đơn sau? 
? Đơn sau sai ở chỗ nào? Vì sao?
II.Hoạt động II: Luyện tập(15p)
Học sinh tự làm. Giáo viên: nhận xét, sửa chữa.
I. Các lỗi thường mắc khi viết đơn: 
1. Đơn xin nghỉ học
* Lỗi: 
Thiếu quốc hiệu (tiêu ngữ).
Thiếu địa điểm, ngày tháng viết đơn.
Nơi gửi không rõ ràng: lớp, trường?
Thiếu họ tên, địa chỉ người làm đơn.
Không có lời cam kết.
Không có chữ ký của người làm đơn.
* Cách chữa: Bổ sung vào đơn những mục thiếu hẳn, và những mục chưa đầy đủ.
2. Đơn xin theo học lớp nhạc hoạ.
* Lỗi:
- Địa điểm, ngày tháng viết đơn (thiếu).
- Nơi gửi: không đầy đủ và không đúng người cần gửi (phải gửi thầy hiệu trưởng). 
- Họ tên, địa chỉ người làm đơn vừa thừa, vừa lộn xộn, vừa thiếu.
- Lí do viết đơn không chính đáng.
- Thiếu lời hứa (cam đoan) và cảm ơn.
* Cách chữa:
- Bổ sung những mục thiếu và không đầy đủ.
- Viết lại phần chính của đơn (lí do xin theo học).
- Bỏ đi những thông tin thừa về nghề nghiệp của bố mẹ
3. Đơn xin phép nghỉ học.
Lỗi: Hoàn cảnh viết đơn không có sức thuyết phục: đã bị ốm sốt li bì không dậy được thì không thể viết đơn được
- Trong trường hợp này phải do phụ huynh viết thay học sinh mới đúng.
II. Luyện tập
 VII. CỦNG CỐ, DẶN DÒ, HƯỚNG DẪN TỰ HỌC
 - Một lá đơn đầy đủ gồm có những mục nào?
 - Nắm cách viết đơn.Làm 2 bài tập .
 - Chuẩn bị bài :ÔN TẬP VỀ DẤU CÂU
VIII.RÚT KINH NGHIỆM:
.................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................. 
 *********************************************
 Ngày soạn : 15/04/2012
 Ngày dạy : 19 /04/2012
Tiết 128 
Tiếng Việt: ÔN TẬP VỀ DẤU CÂU
 ( Dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm than)
I – MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
- Củng cố kiến thức và cách sử dụng dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm than.
Lưu ý: Học sinh đã học dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm than ở Tiểu học.
II – TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG, THÁI ĐỘ
1. Kiến thức
Công dụng của dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm than.
2. Kỹ năng:
- Lựa chọn và sử dụng đúng dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm than trong khi viết.
- Phát hiện và chữa đúng một số lỗi thường gặp về dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm than.
 3.Thái độ: Có ý thức cao trong việc dùng các dấu kết thúc câu.
III.PHƯƠNG PHÁP Thuyết trình, đàm thoại, vấn đáp....
IV.CHUẨN BỊ:
 1.Giáo viên: Soạn bài. Tìm đọc tài liệu liên quan. 
 2. Học sinh: Soạn và chuẩn bị bài ở nhà. 
V.TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
 1.Ổn định lớp: Kiểm diện sĩ số
 2.Kiểm tra bài cũ: GV kiểm tra sự chuẩn bị bài của HS . 
 3. Bài mới:* Giới thiệu bài: Các dấu câu được phân thành 2 loại: dấu đặt cuối câu và dấu đặt trong câu. Các dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm than là các dấu đặt cuối câu.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
NỘI DUNG KIẾN THỨC
Hoạt động I: Công dụng
Em hãy nhắc lại công dụng của các loại dấu câu : dấu chấm, dấu hỏi, dấu chấm than ?
Đặt các dấu chấm, dấu hỏi, chấm than vào chỗ thích hợp có dấu ngoặc đơn? ( HS làm).
Giải thích vì sao em lại đặt các dấu câu như vậy?
Cách dùng dấu chấm, chấm hỏi và chấm than trong những câu ở ví dụ 2 có gì đặt biệt?
Hoạt độngII: Chữa một số lỗi thường gặp
So sánh cách dùng dấu câu trong từng cặp câu?
Hoạt độngIII: Luyện tập:
- Học sinh tự làm bài tập 1: HS có thể dùng bút chì gạch chéo vào chỗ hết câu, cần đặt dấu chấm.Sau đó HS trao đổi bài với nhau, rồi lên chữa trên bảng lớp.
- Giáo viên hướng dẫn HS làm bài tập 2,3,4. GV nhận xét, sửa chữa và cho điểm.
I. TÌM HIỂU CHUNG : 
1.Hệ thống hóa kiến thức :
-Thông thường, dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm than được dùng như sau :
+ Dấu chấm được đặt ở cuối câu trần thuật.
+ Dấu chấm hỏi được đặt ở cuối câu nghi vấn.
+ Dấu chấm than được đặt cuối câu cầu khiến, câu cảm thán.
2.Xét ví dụ 1.
a, c: Dấu chấm than đặt cuối câu cảm thán và câu cầu khiến.
- d: Dấu chấm đặt cuối câu trần thuật.
- b: Dấu chấm hỏi đặt cuối câu nghi vấn.
 3. Xét ví dụ 2: 
Cách dùng đặt biệt : 
a.(Câu 2 và 4 là câu cầu khiến nhưng cuối các câu ấy dùng dấu chấm. 
b. Dấu (!), (?) đặt trong ngoặc đơn để thể hiện thái độ nghi ngờ hoặc châm biếm đối với nội dung của từ ngữ đứng trước hoặc với nội dung cả câu.
3. Ghi nhớ: (Sgk)
II. CHỮA MỘT SỐ LỖI THƯỜNG GẶP
- 1a: Dùng dấu chấm để phân tách lời nói thành các câu khác nhau có tác dụng giúp người đọc hiểu đúng ý nghĩa của câu.
 -dùng dấu (,) làm cho câu này trở thành câu ghép có 2 vế nhưng 2 vế câu không liên quan chặt chẽ với nhau.
Do vậy , dùng dấu chấm ở đây để tách thành hai câu là đúng.
- 1b: việc dùng dấu chấm để tách thành hai câu là không hợp lí, làm cho phần vị ngữ thứ hai bị tách khỏi chủ ngữ, nhất là khi hai vị ngữ được nối với nhau bằng quan hệ tự vừa ...vừa. Do vậy , vieech dùng dấu phẩy hoặc dấu chấm phẩy ở đây là hợp lí.
 - 2 a: Dấu chấm hỏi đặt ở cuố câu 1,2 sai vì đây không phải là các câu hỏi.
b. " Chỉ cần một lỗi nhỏ là tôi gắt um lên ! " là câu trần thuật nên đặt dấu chấm than là sai.
III. LUYỆN TẬP:
Bài tập 1; Dấu chấm có thể đặt sau các từ ngữ dưới đây 
+ ...sông Lương.
+... đen xám.
+ ... đã đến .
+... tỏa khói.
+... trắng xóa.
Bài tập 2: Trước tiên phải xác định câu nào là câu nghi vấn, câu nào không phải là câu nghi vấn. Câu không phải là câu nghi vấn mà đặt dấu chấm hỏi là sai.
-Câu (2), (5) dặt dấu chấm hỏi là sai. Câu trần thuật đặt dấu (.).
Bài tập 3: Đặt dấu chấm than câu a.
Bài tập 4 : Để đặt đúng dấu câu, phải xác định các câu đã cho thuộc kiểu câu nào ( trần thuật, nghi vấn , cầu khiến , cảm thán ).
Lần lượt đặt các dấu câu : ? ! . ? ! ! .
 VI. CỦNG CỐ, DẶN DÒ, HƯỚNG DẪN TỰ HỌC
 - Nêu cách dùng dấu chấm, dấu hỏi, dấu chấm than.
 - Tìm các ví dụ về việc sử dụng nhiều dấu câu trong một văn bản tự chọn
 - Xem trước bài: "Ôn tập về dấu câu “ (dấu phẩy).
VII.RÚT KINH NGHIỆM:
.................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................. 
 *********************************************

Tài liệu đính kèm:

  • docHUYGIA V6 TUAN 3233MOI NHAT.doc