Giáo án môn Ngữ văn 6 - Tiết 1 đến tiết 77

Giáo án môn Ngữ văn 6 - Tiết 1 đến tiết 77

Tiết 1:

CON RỒNG CHÁU TIÊN

A- Mục tiêu bài học:

- Hiểu được định nghĩa sơ lược về truyền thuyết.

- Hiểu nội dung, ý nghĩa của truyền thuyết Con Rồng Cháu Tiên.

- Chỉ ra và hiểu được nghĩa của những chi tiết tưởng tượng kì ảo của truyện.

- Kể được truyện.

B- Chuẩn bị

Gv: Tranh ảnh minh họa.

Hs: Soạn bài.

C- Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học:

 1. ổn định tổ chức: Ts: Vắng:

 2. Kiểm tra bài cũ:

 Kiểm tra việc chuẩn bị sách, vở của học sinh.

 3. Bài mới:

Giới thiệu bài:Mỗi con người chúng ta dều thuộc về một dân tộc. Mỗi dân tộc lại có nguồn gốc riêng của mình gửi gắm trong những thần thoại,truyền thuyết kì diệu. Dân tộc Kinh chúng ta ra đời sinh sống trên dải đất hẹp và dài hình chữ S bên bờ biển Đông bắt đâù từ một truyền thuyết xa xăm, huyền ảo: "Con Rồng Cháu Tiên".

doc 203 trang Người đăng thu10 Lượt xem 682Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn 6 - Tiết 1 đến tiết 77", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 16/8/2009 
Bài 1:
Tiết 1: 
Con Rồng cháu Tiên
A- Mục tiêu bài học:
- Hiểu được định nghĩa sơ lược về truyền thuyết.
- Hiểu nội dung, ý nghĩa của truyền thuyết Con Rồng Cháu Tiên.
- Chỉ ra và hiểu được nghĩa của những chi tiết tưởng tượng kì ảo của truyện.
- Kể được truyện.
B- Chuẩn bị
Gv: Tranh ảnh minh họa.
Hs: Soạn bài.
C- Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học:
 1. ổn định tổ chức: Ts: Vắng:
 2. Kiểm tra bài cũ:
 Kiểm tra việc chuẩn bị sách, vở của học sinh.
 3. Bài mới:
Giới thiệu bài:Mỗi con người chúng ta dều thuộc về một dân tộc. Mỗi dân tộc lại có nguồn gốc riêng của mình gửi gắm trong những thần thoại,truyền thuyết kì diệu. Dân tộc Kinh chúng ta ra đời sinh sống trên dải đất hẹp và dài hình chữ S bên bờ biển Đông bắt đâù từ một truyền thuyết xa xăm, huyền ảo: "Con Rồng Cháu Tiên".	
Hoạt động1
Hướng dẫn học sinh tìm hiểu chú thích dấu *:SGK-17
- Học sinh đọc chú thích dấu *
- GV thuyết giảng để học sinh nắm chắc định nghĩa truyền thuyết.
HĐ2:Hướng dẫn học sinh đọc và tìm hiểu văn bản.
- GV và học sinh đọc một lượt.
- GV: Văn bản Con Rồng Cháu Tiên là mộ truyền thuyết dân gian được liên kết bởi 3 đoạn.
 Đ1: Từ đầu đến " Long Trang"
 Đ2: Tiếp đến "Lên đường"
 Đ3: Phần còn lại
Đ1: Việc kết hôn của Lạc Long Quân và Âu Cơ
Đ2:Việc sinh con và chia con của Lạc Long Quân và Âu Cơ.
Đ3: Sự trưởng thành của các con Lạc Long Quân và Âu Cơ.
 ?: Em hãy quan sát các đoạn đó trong văn bản và nêu sự việc chính được kể trong mỗi đoạn.
-Hs :Thảo luận-suy nghĩ trả lời.
Hoạt động 2
 ? : Các văn bản truyền thuyết thường chứa đựng nhiều yếu tố kì ảo:Em hiểu gì về các yếu tố đó?
 Hs :Là các chi tiết tưởng tượng,không có thật,phi thường,hoang đường.
 ? : Nêu nghĩa của từ:Ngư tinh,Hồ tinh,Mộc tinh,thuỷ cung,thần nông,tập quán Phong Châu.
 H/s suy nghĩ trả lời dựa trên chú thích SGK.
 Gv : Để hiểu rõ cách giải thích nghĩa của từ ta học tiết sau.
 ? : Các chi tiết chính trong truyện được trình bày theo trình tự naò?
 Hs-Suy nghĩ trả lời: Trình tự thời gian đây là đặc điểm của văn tự sự sẽ học ở các tiết sau.
 ? : Theo em câu chuyện gắn với thời gian nào của lịch sử?
 Hs :Truyền thuyết thời các Vua Hùng.
 Hướng dẫn học sinh tìm hiểu văn bản. 
 ? : Trong trí tưởng tượng của người xưa Lạc Long Quân hiện lên với những đặc điểm phi thường nào về nòi giống và sức mạnh.
 ? : Theo em sự phi thưòng ấy là biểu hiện của một vẻ đẹp như thế nào?
 Hs : Vẻ đẹp cao quí của bậc anh hùng.
 ? : Âu Cơ hiện lên với những đặc điểm đáng quí nào?
 ? : Cảm nhận của em về vẻ đẹp của Âu Cơ?
 Hs : Vẻ đẹp cao qúi của người phụ nữ
 Gv:Vua cha chọn đẻ tế trời Lạc Long Quân kết duyên cùng Âu Cơ là những vẻ đẹp cao qúi của thần tiên được hoà hợp
 ? : Theo em qua mối duyên tình này người xưa muốn ta nghĩ gì về nòi giống dân tộc. 
 Hs suy nghĩ trả lời.
 ? : Chuyện sinh con của Âu Cơ có gì lạ?
 Hs : Người đẻ ra trứng nở thành con
 ? : Theo em chi tiết mẹ Âu Cơ sinh ra tram trứng nở thành trăm người con khoẻ đẹp có ý nghĩa gì?
 Hs - thảo luận - trả lời.
-Gv : Từ "đồng bào" Bác Hồ nói có nghĩa là cùng bào thai mọi người trên đất nước ta đều có chung một nguồn gốc.
 ? : Lạc Long Quân và Âu Cơ đã chia con như thế nào?Tại sao lại chia như vậy?
-Gv: Rừng núi là quê mẹ, biển là quê cha, các con ở hai bên nội ngoại cân bằng,đặc điểm địa lí nước ta nhiều rừng và biển.
 ? : Người xưa muốn thể hiện ý nguyện gì qua chi tiết này?
-Hs - suy nghi - trả lời.
-Gv giảng.
 Đó là ý nguyện phát triển dân tộc,làm ăn mở rộng đất đai.
-Đoàn kết thống nhất dân tộc.
 ? : Truyện còn kể rằng các con của Lạc Long Quân và Âu Cơ nối nhau làm Vua ở đất Phong Châu đặt tên nước là Văn Lang mười mấy đời thay đổi.Theo em sự việc đó có ý nghĩa gì trong việc cắt nghĩa nòi giống ,truyền thống dân tộc.
 Hs suy nghĩ trả lời.
 ? : Truyền thuyết Con Rồng Cháu Tiên đã bồi đắp cho em những tình cảm nào?
 Hs : Tự hào dân tộc,yêu qúi truyền thống...
Hoạt động 3
? : Truyền thuyết Con Rồng Cháu Tiên cho đến nay còn gắn với di tích lịch sử nào? Phong tục nào?
 Hs thảo luận - trả lời.
 Đền thờ các vua Hùng ở Phong Châu - Phú Thọ, giỗ tổ Hùng Vương nào 10-3 âm lịch hàng năm . 
 ? : Nhân dân ta đã sư dụng yếu tố nghệ thuật nào để xây dựng truyền thuyết .
 Gv : Khái quát lại toần bộ nội dung
 Hs đọc ghi nhớ
 Hs đọc hai bài ca dao và đoạn thơ.
- Chia ba nhóm , mỗi nhóm thảo luận một phần, gọi đại diện lên phát biểu(theo 3 câu hỏi)
B1: Bài ca dao nhăc nhở cho ta điều gì?
B2: ý nghĩa của bài ca dao
B3: Đoạn thơ khẳng định điều gì?
-Gọi hai học sinh kể lại tóm tắt truyện Con Rồng Cháu Tiên.
-Yêu cầu,kể đúng cốt truyện,chi tiết cơ bản
 + Dùng lời văn nói để kể
 + Kể diễn cảm
I/ Đọc và tìm hiểu chung:
1. Đọc.
2. Tìm hiểu chú thích.
* Khái niệm truyền thuyết. (SGK)
* GTTK.
* Bố cục.
II. Tìm hiểu chi tiết:
1- Hình ảnh Lạc Long Quân và Âu Cơ:
* Lạc Long Quân : Là con thần biển có nhiều phép lạ,sức mạnh vô địch,diệt yêu quái giúp dân
* Âu Cơ : Là con Thần Nông xinh đẹp tuyệt trần,yêu thiên nhiên.
- Dân tộc ta có nòi giống cao qúi thiêng liêng.
-Tôn kính tự hào về nòi giống Con Rồng Cháu Tiên.
2/Việc sinh con va chia con của Lạc Long Quân và Âu Cơ
- Giải thích mọi người chúng ta đều là anh em ruột thịt do cùng một cha mẹ sinh ra.
- 50 con theo mẹ lên núi
- 50 con theo cha xuống biển
3 - Sự trưởng thành của các con Lạc Long Quân và Âu Cơ:
- Dân tộc ta có từ lâu đời,trải qua các triều đại Hùng Vương,Phong Châu là đất tổ.
- Dân tộc ta có nguồn gốc thiêng liêng cao qúi.Là một khối đoàn kết thống nhất bền vững.
- Sử dụng yếu tố tưởng tượng,kì ảo.
* Ghi nhớ : SGK (trang 8)
III. Luyện tập
* Hướng dẫn học ở nhà
 Y/c : - Sưu tầm những truyện của các dân tộc khác cũng giải thích nguồng gốc tương tự Con Rồng Cháu Tiên.
-Đọc - chuẩn bị bài Bánh Trưng bánh Dày
D- Rút kinh nghiệm sau bài dạy:
Ngày soạn: 16/8/2009 
Bài 1:
Tiết 2: 
Bánh chưng , bánh giầy
Truyền thuyết
( Tự học có hướng dẫn )
A -Mục tiêu bài học: 
- Hiểu nội dung ý nghĩa của truyền thuyết bành chưng,bánh giầy
- Chỉ ra và hiểu được ý nghĩa của những chi tiết tưởng tượng huyền ảo của truyện.
- Kể được truyện
B – Chuẩn bị:
 - Giáo viên: Tranh ảnh minh họa.
 - Học sinh: Soạn bài trước ở nhà.
C - Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học
 1. ổn định tổ chức.
 2. Kiểm tra bài cũ.
 3. Bài mới:
Giới thiệu bài: Hàng năm,mỗi khi xuân về Tết đến,nhân dân ta con cháu các Vua Hùng từ miễn xuôi đến miền ngược... lại nô nức hồ hởi trở lá dong,xay đỗ,giã gạo gói bánh.Quang cảnh ấy làm cho ta thêm yêu qúi,tự hào về nền văn hoá cổ truyền đọc đáo của dân tộc và như làm sống lại truyền thuyết bánh chưng bánh giầy.
Hoạt động 1
Gv giới thiệu:
Hoạt động 2
Hướng dẫn học sinh đọc - và tìm hiểu văn bản.
Gv đọc mẫu - hướng dẫn học sinh đọc.
 ? : Truyện có thể chia làm mấy đoạn?
- Hs suy nghĩ trả lời
- 3 đoạn :
Đ1: Đi từ đầu đến chứng giám
Đ2: Tiếp đến hình tròn
Đ3: Còn lại
I- Giới thiệu chung:
- Đây là truyền thuyết giải thích phong tục làm bánh chưng bánh giầy trong ngày Tết.
- Truyện gắn với thời đại các Vua Hùng
II- Đọc - tìm hiểu văn bản:
1. Đọc.
2. GTTK.
3. Bố cục (3 đoạn).
Hoạt động 3
?: Nêu ý nghĩa của từ : tổ tiên, phúc ấm, tiên vương.
- Hs tham khảo chú thích- trả lời
 ?: Những từ này có mấy tiếng?
- Hs: 2 tiếng
- Gv: Từ và tiếng có gì khác nhau? Từ có 2 tiếng được xếp vào loại từ nào, sẽ học ở bài sau.
Hướng dẫn học sinh tìm hiểu văn bản.
 ?: Câu chuyện bắt đầu từ những chi tiết nào?
 Hs : Có 20 người con mà chỉ có 1 người nối ngôi.
 ?: Ai là nhân vật chính của truyện?
 - Lang Liêu
 ?: Sự việc nào là chính ( làm bánh)
 ?: Nhân vật chính được giời thiệu như thế nào?
 ?: Vua Hùng chọn người nối ngôi trong hoán cảnh nào?
 ?: Vua đề ra tiêu chuẩn của người nối ngôi như thế nào?
 ?: Vua đã dùng hình thức nào để chọn người nối ngôi?
 Hs: Thử tài.
 ?: Vì sao trong các con Vua, chỉ có Lang Liêu được thần giúp đỡ?
- Hs suy nghĩ trả lời .
- Gv: Là người thiệt thòi nhất, chỉ quen làm việc đồng áng trồng lúa khoai.gần gũi với dân thường.
 ?: Em hãy tìm đoạn văn thể hiện sự giúp đỡ của thần với Lang Liêu.
- Hs suy nghĩ- trả lời
- Gv: Khái quát lại bằng cách đưa ra bảng phụ đoạn văn:"Trong trời....lễ tiên vương".
- Gv: Điều quan trọng ở đây là Lang Liêu đã hiểu được ý thần.
 ? : Theo em thần ở đây đại diện cho ai?
- Hs: suy nghĩ trả lời
4. Tìm hiểu chi tiết
a. Vua Hùng chọn người nối ngôi:
- Nhân vật chính là con thứ 18,mẹ bị vua ghẻ lạnh ốm rồi chết - thiệt thòi nhất.Từ khi lớn lên chăm lo đồng áng, trông lúa khoai .
- Giặc ngoài đã yên,tập trung lo cho dân,vu đã già muốn truyền ngôi.
- Người nối ngôi phải nối chí Vua,không nhất thiết phải là con trưởng.
b. Lang Liêu được thần giúp chọn vật lễ - Lang Liêu được nối ngôi
- Gv : Thần đại diện cho nhân dân,chỉ có nhân 
 dân mới quí trọng kết quả mồ hôi công 
 sức,những cái nuội sống mình,mình 
 làm ra được.
 ? : Vì sao hai thư bánh của Lang Liêu được 
 vua cha chọn đẻ tế trời
? : Cảm nhận của em về nhân vật Lang Liêu?
-Hs suy nghĩ trả lời.
 ? : Nhân dân ta xây dựng truyện nhằm mục đích gì?
- Hs thảo luận - trả lời
- Gv:Giải thích nguồn gốc 2 loại bánh ( những truyện tương tự sự tích quả dưa hấu) gắn với ý nghĩa sâu sắc của 2 loại bánh thể hiện ở lời mách bảo của thần.
=> chúng ta tự hào thời các vua Hùng đã có nền văn minh nông nghiệp.Hàng năm nhân dân ta vẫn thường làm hai loại bánh vào dịp Tết để cúng tổ tiên.
- Truyện có nhiều chi tiết tiêu biểu cho VHDG và tiêu biểu cho văn tự sự. 
- Hs đọc ghi nhớ SGK
 HĐ4 : Hướng dẫn học sinh luyện tập .
- Chia 2 nhóm -> thảo luận-> trả lời-> nhận xét-> giáo viên chốt
- Câu 1:(nhóm 1) : ý nghĩa của phong tục ngày Tết...
- Câu 2 :(nhóm 2) : Đọc truyện này em thích nhất ở chi tiết nào? Vì sao?
- Quý trọng nghề nông, hạt gạo, là sản phẩm do chính con người làm ra.
- Tượng trời tượng đất,tượng muôn loài.
Nên hợp ý vua ,đem cái qúi trọng nhất của trời đát,do mình làm ra để cúng tiên vương,dâng cha.
- Lang Liêu tài năng,thông minh,
hiếu thảo,trân trọng tổ tiên và ngưới sinh thành.
- Giải thích nguồn gốc sự vật 2 lại bánh.
+ Đề cao lao động,nghề nông.
+ Bênh vực kẻ yếu.
+ Đề cao sự thờ kính tổ tiên.
* Ghi nhớ:SGK-12
* Luyện tập
 * Hướng dẫn học ở nhà:
 - Chuẩn bị bài : Từ và cấu tạo từ Tiếng Việt
D- Rút kinh nghiệm:
Ngày soạn: 16/8/2009 
Tiết 3: 
Từ và cấu tạo từ tiếng việt
A - Mục tiêu bài học :
- Giúp học sinh hiểu được thế nào là từ và đặc điểm cấu tạo từ Tiếng Việt cụ thể là: + Khái niệm về từ.
 + Đơn vị cấu tạo từ ( tiếng ).
 + Các kiểu cấu tạo từ đơn,từ phức,từ ghép từ lá ... ....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... 
Soạn: 
Tiết: 77
 Văn bản : Sông nước Cà Mau
A.Mục tiêu cần đạt:
 	- Giúp H: Cảm nhận được sự phong phú và độc đáo của : TN sông nước vùng Cà Mau.
	- Nắm được NT tả cảnh sông nước của t/g.
	- Tích hợp TLV: ki năng QS, tưởng tượng, so sánh, nhận xét trong văn MT, giải thích, thuyết minh( L7-8). TV: PT.
B.Chuẩn bị
 1.GV: Bảng phụ.
	2. HS: chuẩn bị bài ở nhà
C.Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy-học :
1,ổn định tổ chức :
 2.Kiểm tra bài cũ :
 3. Bài mới
H: Đọc đoạn thơ của Xuân Diệu:
	Mũi Cà Mau : Mầm đất tươi non ,
	Mũi thuyền ta đó , Mũi cà Mau.
G: Đó là vẻ đẹp của vùng đất Cà Mau. Để hiểu biết kĩ hơn về miền đất nước tươi đẹp -> Tìm hiểu về sông nước Cà Mau,
 Hoạt động 1 
H: EM hiểu gì về nhà văn Đoàn Giỏi?
G: g/t thêm về t/g t/p( sgk).
Nêu xuất xứ của doạn trích?
Ra mắt bạn đọc 1957.
Hoạt động 2 
H: đọc văn bản: chú ý giọng hăm hở, nhấn mạnh tên riêng
G: Đọc xen kẽ với H
H: tìm hiểu 1số chú giải.
H? nêu ND của bài văn?.
H? Cảnh được tả theo trình tự nào?.
H? Hãy tìm bố cục của bài văn?ND?
H? Nhận xét ngôi kể, vị trí q/s của người MT?( ngôi 1- chú bé An)trên thuyền xuôi theo các kênh, rạch vùng Cà Mau)
H? Vị trí đó có thuận lợi gì trong việc q/s MT( cách tả tự nhiên, hợp lí cho việc tả cảnh quan 1 vùng rộng lớn theo trình tự) 
Hoạt động 3 
H: đọc đoạn 1-> xanh đơn điệu.
H? ấn tượng ấy ntn? và được cảm nhận qua những giác quan nào?
- Sông ngòi..bủa vây chi chít..
- Trên trời xanh, dưới nước xanh, xung quanh toàn 1 màu xanh.
+ toàn h/a khái quát.
Với sông ngòi, kênh rạch  xanh của trời, của lá rừng
H? Không gian ấy khi mới tiếp xúc gợi cho ta 1 cảm giác ntn?
H? Để làm nổi bật ấn tượng trên , t/g đã tập trung Mt khung cảnh TN qua sự cảm nhận những giác quan nào?
G:Đặc biệt là cảm giác về màu xanh bao trùm và tiếng sóng rì rào bất tận của rừng cây, của sóng, gió.Đó là ấn tượng chung nổi bật vùng đất Cà Mau.
H? Đoạn văn sử dụng BP NT gì?( phối hợp đan xen: kể, tả, dùng điệp từ. Đặc biệt TT chỉ màu sắc và trạng thái cảm giác.
G: Đó là những đặc điểm NT sử dụng nhiều trong văn MT.
G: dẫn dắt: Từ những ấn tượng ban đầu t/g sử dụng khá nhiều những tên riêng để đặt tên cho các dòng sông, con kênh vùng Cà Mau: Chà Là, Cái Keo
H? EM có nhận xét gì về các địa danh ấy?
Con người sống rất gần với TN nen con người giản dị, chất phác. Đặt tên cho các vùng đất, con sông không phải = những DT mĩ lệ mà cứ theo đặc điểm riêng biệt của nó mà gọi thành tên
H? Những địa danh này gợi ra đặc điểm gì?về TN Cà Mau?
H: Đọc tiếp đoạn: Đặc tả dòng sông Năm Căn.
H? Dòng sông và rừng đước ở Năm Căn hiện lên trong tưởng tượng của em ntn qua các chi tiết:
- Con sông rộng hơn ngàn thước, nước đổ ầm ra biển
- Cá nước bơi lội hàng đàn đen trũi 
- rừng đước dựng lên cao ngất như 2 dãy trường thành
H? Nhờ đâu mà em hình dung được như vậy ? ( NT?)
- Từ ngữ: Tượng thanh, tượng hình, 
- So sánh: như thác, như người bơi ếchTT MT màu sắc, Đ T 
H? Có những Đ T nào cũng chỉ 1 h/đ của con thuyền? ( thoát ra, đổ ra, xuôi về).
- Những Đ/T đó có thể thay đổi vị trí được không?( không) vì sao?( sai lạc ND đặc biệt là sự diễn tả trạng thái h/đ của con thuyền trong mỗi khung cảnh).
G: Đó là sự chính xác , tinh tế trong cách dùng từ của t/g trong câu văn này. 
H? Những chi tiết , h/a vè chợ Năm Căn giúp em hình dung gì về chợ ?( Những đống gò cao như núi) Gợi cho thấy chợ Năm Căn ntn?
H? Nhận xét gì về chợ Năm Căn?
H? Đặc tả chợ Năm Căn tg sử dụng NT? Em học được gì về cách MT? ( qs kĩ lưỡng, bao quát cụ thể, chú ý hình khối âm thanh, màu sắc.)
G: Cách tả đó vừa cho thấy được khung cảnh chung vừa khắc hoạ những h/a cụ thể -> màu sắc độc đáo, tấp nập , trù phú của chợ Năm căn. 
H? Qua bài em cảm nhận được gì về vùng Cà Mau- Cực Nam của T. quốc?
H? Nhận xét gì về cách tả ? 
Hoạt động 4 
G: hướng dẫn H viết từ 3- 5 câu.
H: tợ giới thiệu-> chú ý MT để người nghe dễ hình dung.
I. Giới thiệu chung:
1. Tác giả: - Đoàn Giỏi( 1925- 1989)
- Quê: Tiền Giang. Viết văn-> K/C chống Pháp.
2. Tác phẩm: 
- Trích trong chương XVII truyện: Đất rừng phương Nam.
- Truyện xuất sắc nhất của VH thiếu nhi nước ta. In nhiều lần->dựng thành phim khá thành công( Đất phương Nam)
II. Đọc - tìm hiểu văn bản.
1. Đọc.
2. chú thích.
3. Bố cục.
III Tìm hiểu văn bản:
 1. ấn tượng chung ban đầu về vùng Cà Mau.
=> 1 không gian rộng lớn mênh mông của vùng đất này.
=> Cảm giác đơn điệu triền miên.
Cảm nhận qua: Thị giác, thính giác( Mắt và tai)
2. Cảnh kênh rạch, sông ngòi và dòng sông Năm Căn.
- Các địa danh: đậm màu dân dã, mang màu sắc địa phương.
- Đặt tên: tự nhiên, hoang dã, phong phú.
- Dòng sông Năm Căn:
Rộng lớn, hùng vĩ.
3. Đặc tả cảnh chợ Năm căn.
=> Cảnh rộng lớn, táp nập. Hàng hoá phong phú, thuyền san sát.
-> Rất trù phú, đông vui.
- Rất độc đáo: Họp ngay trên sông nước - đa dạng màu sắc , tiếng nói, trang phục.
* Ghi nhớ: sgk.
IV. Luyện tập: 
1. Viết đoạn văn trình bày cảm nhận của em về vùng Cà Mau .
2. Bài tập 2: Kể tên 1 vài con sông quê hương và giới thiệu vất tắt .
- Sông Đà. 
- Sông Hồng.
*Hướng dẫn bài tập về nhà :
 	- Làm tiếp bài tập ( sgk0.
	- Tập quan sát và tả con sông Đà.
	- Soạn: Bức tranh của em gái tôi.
D.Rút kinh nghiêm :
................................................................................................................................................................. ................................................................................................................................................................. ................................................................................................................................................................. ................................................................................................................................................................. ................................................................................................................................................................. ................................................................................................................................................................. 	
Soạn:
Tiết: 77
	 Tiếng Việt: So sánh
A.Mục tiêu cần đạt:
 	- Giúp H: nắm được KN và cấu tạo của so sánh.
	- Biết cách q/s sự giống nhau giữa các sự vật để tạo ra những so sánh đúng, tiến đến tạo những so sánh hay.
B.Chuẩn bị
 1.GV: Bảng phụ.
	2. HS: chuẩn bị bài ở nhà
C.Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy-học :
1,ổn định tổ chức :
 2.Kiểm tra bài cũ :
 3. Bài mới
: G: dẫn dắt từ kiến thức đã học ở tiểu học.
Hoạt động 1
G: đưa vd .
H? Tìm những tập hợp từ chứa h/a so sánh trong các câu?
H? Vì sao có thể so sánh như vậy?( vì chúng có những đặc điểm giống nhau nhất định)
- So sánh các sự vật , sự việc với nhau như vậy có tác dụng gì?( trẻ em , rừng đước - sức sống mãnh liệt 
- Cảm nhận mới về câu thơ, câu văn?
H? Em hiểu tn là so sánh?
Hoạt động 2 
G: đưa bảng phụ( cấu tạo của phếp so sánh).
H: Điền vào bảng phụ những tập hợp từ chứa h/a so sánh trong câu phần 1.
H? Nhận xét về các y/ tố so sánh?
H? Nêu 1 số từ dùng SS?
Hãy tìm 1 số VD về SS mà em đã gặp và PT cấu tạo của SS?
VD: Núi tựa đinh 
G: đưa BT 3: a,Trường Sơn
b. Như tre mọc thẳng
H? Cấu tạo của phép so sánh trong những VD a,b có gì đặc biệt? 
Hoạt động 3 
H? qua các Vd và mô hìng. Hãy nêu mô hình cấu tạo đầy đủ của phép SS.?
- Trong thực tế mô hình CT trên có điều gì chú ý?
H: dựa vào mẫu ct SS đã cho thêm phép SS tương tự 
Người với người.
Vật với vật.
- Vật với người.
H: dựa vào những thành ngữ đã biết hãy viết tiếp vế b vào những chỗ trông để tạo thành phép SS?
Hãy tìm những câu văn có sử dụng phép SS trong các bài: 
Bài học đường đời
Sông nước Cà Mau.?
G: Đọc -> H chép. 
Lưu ý: l/n ; s/x
I. So sánh là gì?
1 VD: 
a. Trẻ em so sánh: búp trên cành.
b. Rừng đước: 2 dãy trường thành vô tận.
- TD: Làm nổi bật được cảm nhận của người viết, người nói về sự vật được nói đến.
- Câu văn câu thơ có tính h/a, và gợi cảm.
* ghi nhớ: sgk
II. Cấu tạo của phép so sánh:
Vế A
PD SS
Từ SS
Vế B
Trẻ em
- rừng..
dựnglên cao ngất
như
như
búp 
2 dãy trường thành 
vô tận.
* Có cấu tạo đầy đủ 4 y/t:
- Vế A: sự vật được so sánh. 
- Phương diện so sánh.
- Từ SS.
- Vế B sự vật dùng để SS.
Khi sử /d có thể lược bỏ 1 số y/t nào đó. 
VD: Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.
- Các từ SS: là , như là, y như, giống như, tựa như, bao nhiêu bấy nhiêu..
* Nhận xét: Không đầy đủ vắng mặt các Y/t SS và sự thay đổi trật tự các yt trong SS.:
a. Vắng từ ngữ chỉ Pdiện SS, từ SS.
b. Từ SS và vế B được đảo lên vế A.
* Ghi nhớ: sgk.
III. Luyện tập:
1 Bài tập 1: Hãy tìm a. SS đồng loại:
- người với người: Thầy thuốc như mẹ hiền.
- Vật với Vật: Sông ngòi , kênh rạch chi chít như mạng nhện. 
- Vật với người: Cá bơi  như người bơi ếch.
2. Bài tập 2: Viết tiếp vế B-> phép SS.
- Khoẻ như vâm.
- Trắng như cước.
- Trắng như ngà.
- Trắng như trứng gà bóc.
- Cao như núi,
- Đen như cháy.
- Đen như củ súng.
3. Bài tập 3; 
a. Bài học đường đời đầu tiên:
- Những ngọn cỏ  y như có nhát dao
- Hai cái răngnhư 2 lưỡi liềm máy.
- Cái anh chàng dế Choắt gầy và dài lêu nghêu như 1 gã nghiện thuốc phiện.
- Hở mạng sườn như người cởi trần 
b. Sông nước Cà Mau:
- VD: Cơ man nào  đen như hạt vừng.
- Những ngôi nhà bè như khu phố nổi.
4. Btập4: Chính tả: Sông nước Cà Mau.
( từ : Dòng sông Năm Căn mêng mông-> khói sáng ban mai)
*Hướng dẫn bài tập về nhà :
 	- Làm tiếp các bài tập còn lại ở sgk- sbt.
	- Tìm các câu văn thơ có sử dụng phép SS.
	- Đọc tìm hiểu bài : qs, tưởng tượng, SS và nhận xét trong văn MT.
D.Rút kinh nghiêm :
...................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an ca nam.doc