Giáo án môn Ngữ văn 6 - Tiết 1: Con rồng, cháu tiên (truyền thuyết)

Giáo án môn Ngữ văn 6 - Tiết 1: Con rồng, cháu tiên (truyền thuyết)

Tuần 1 Tiết 1

 CON RỒNG , CHÁU TIÊN (Truyền thuyết)

 Ngày soạn :23/8/07

MỤC TIÊU

Kiến thức : Giúp học sinh

- Hiểu được định nghĩa sơ lược về truyền thuyết

- Hiểu nội dung, ý nghĩa của truyền thuyết “Con Rồng, cháu Tiên”

- Chỉ ra và hiểu được ý nghĩa của những chi tiết tưởng tượng, kỳ ảo

Thái độ :

Bồi dưỡng lòng yêu nước và tinh thần tự hào dân tộc cho học sinh

Kỹ năng :

Rèn luyện kỹ năng đọc diễn cảm, tóm tắt truyện , kể lại truyện bằng lời văn của bản thân; kỹ năng phân tích, tìm hiểu, cảm thụ truyện

CHUẨN BỊ :

Giáo viên:

SGK ; Giáo án

Học sinh :

Soạn bài; Phiếu học tập

TIẾN TRÌNH LÊN LỚP :

Ổn định tổ chức : 6A vắng : 6B vắng : 6C vắng :

Kiểm tra bài cũ : Kiểm tra sự chuẩn bị của HS

Bài mới :

Đặt vấn đề :

Lòng yêu nước thương nòi của người Việt Nam nảy nở rất sớm. Từ xa xưa, người Việt Nam ta đã tự hào là dòng giống Tiên rồng. Truyện “Con rồng, cháu tiên” chúng ta học hôm nay nói lên điều ấy.

 

doc 3 trang Người đăng thu10 Lượt xem 626Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn 6 - Tiết 1: Con rồng, cháu tiên (truyền thuyết)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 1 Tiết 1
 Con rồng , cháu tiên (truyền thuyết)
Ngày soạn :23/8/07
A
Mục tiêu 
1
Kiến thức : Giúp học sinh 
- Hiểu được định nghĩa sơ lược về truyền thuyết 
- Hiểu nội dung, ý nghĩa của truyền thuyết “Con Rồng, cháu Tiên”
- Chỉ ra và hiểu được ý nghĩa của những chi tiết tưởng tượng, kỳ ảo
2
Thái độ :
Bồi dưỡng lòng yêu nước và tinh thần tự hào dân tộc cho học sinh
3
Kỹ năng :
Rèn luyện kỹ năng đọc diễn cảm, tóm tắt truyện , kể lại truyện bằng lời văn của bản thân; kỹ năng phân tích, tìm hiểu, cảm thụ truyện 
B
Chuẩn bị :
1
Giáo viên:
SGK ; Giáo án 
2
Học sinh :
Soạn bài; Phiếu học tập
C
Tiến trình lên lớp :
I
ổn định tổ chức : 6A vắng : 6B vắng : 6C vắng :
II
Kiểm tra bài cũ : Kiểm tra sự chuẩn bị của HS
III
Bài mới :
*
Đặt vấn đề : 
Lòng yêu nước thương nòi của người Việt Nam nảy nở rất sớm. Từ xa xưa, người Việt Nam ta đã tự hào là dòng giống Tiên rồng. Truyện “Con rồng, cháu tiên” chúng ta học hôm nay nói lên điều ấy.
Hoạt động của thầy và trò 
Nội dung kiến thức
Hoạt động 1: Tìm hiểu chung
GV: Gọi HS đọc truyện và nhận xét
GV:Gọi HS đọc chú thích(*) trong SGK. Yêu cầu HS nêu lại ngắn gọn về truyền thuyết.
Chú ý các chú thích khác : Ngư tinh, Thủy cung, Thần nông, tập quán.
? Truyện có thể chia làm mấy đoạn ?
I. Tìm hiểu chung:
1. Truyền thuyết là gì?
- Là loại truyện dân gian truyền miệng, kể về các nhân vật và sự kiện có liên quan đến lịch sử thời quá khứ.
- Thường có yếu tố tưởng tưởng, kỳ ảo
- Thể hiện thái độ và cách đánh giá của nhân dân đối với các sự kiện và nhân vật lịch sử.
2. Đọc - Chú thích:
* Đọc:
* Chú thích:
3. Bố cục: 3 đoạn
- Đ1 : Từ đầu đến “Long Trang” : Việc kết hôn của LLQ và ÂC. 
- Đ2 : Tiếp đến “lên đường” : Việc sinh con và chia con của LLQ và ÂC.
- Đ3 : Còn lại : Sự trưởng thành của các con LLQ và ÂC
Hoạt động 2: Phân tích văn bản
? Hình ảnh LLQ có nét nào có tính chất lớn lao, kỳ lạ, đẹp đẽ ?
? Hình ảnh bà Âu Cơ có những nét nào có tính chất kỳ lạ. đẹp đẽ ?
? Cuộc hôn nhân giữa LLQ và ÂC có gì kỳ lạ ? 
? Chuyện ÂC sinh nở có gì đặc biệt ?
? Điều gì đã xảy ra với gia đình LLQ và ÂC ? 
? LLQ và ÂC chia con như thế nào và để làm gì ?
Hoạt động 3: ý nghĩa
? Theo truyền thuyết này thì người Việt là con cháu của ai ?
? Em hiểu thế nào là chi tiết tưởng tượng, kỳ ảo ? Hãy nói rõ vai trò của các chi tiết này trong truyện ?
? Truyện “Con Rồng, cháu Tiên” có ý nghĩa như thế nào ?
GV : Gọi HS đọc ghi nhớ.
II. Phân tích văn bản:
1. Nguồn gốc và hình dạng của LLQ và ÂC
a) Lạc Long Quân :
- Nguồn gốc : Thần, con thần Long Nữ
- Hình dáng : Thân mình rồng, thường sống dưới nước.
- Tài năng, sức khoe phi thường.
- Có công với dân.
b) Âu Cơ:
- Nguồn gốc : dòng dõi Tiên, họ Thần nông
- Nhan sắc : Xinh đẹp tuyệt trần.
2. Việc kết duyên, sinh con và chia con của LLQ và ÂC.
- Rồng ở biển cả, Tiên ở non cao kết chuyện vợ chồng.
- ÂC sinh nở kỳ lạ được một bọc trăm trứng trở thành trăm con trai, không cần bú mớm, tụ lớn lên như thổi.
- Chia con 50 xuống biển , 50 lên non để cai quản bốn phương.
- Con cháu Tiên Rồng lập nước Văn Lang
III. ý nghĩa:
- Giải thích, suy tôn nguồn gốc cao quý, thiềng liên của cộng đồng người Việt.
- Biểu hiện nguyện đoàn kết, thống nhất của nhân dân ta ở mọi miền đất nước.
* Ghi nhớ: SGK
Hoạt động 4: Luyện tập
GV : Gọi HS đọc BT1 (SGK T8)
Gợi ý : Truyện “Quả bầu mẹ”
IV. Luyện tập
IV
Củng cố - Dặn dò:
Yêu cầu HS kể lại truyện.
Về nhà : Học bài, tìm hiểu thêm một số truyện tương tự
Đọc phần đọc thêm.
Soạn bài “ Bánh chưng, bánh giầy”

Tài liệu đính kèm:

  • docTIET 1.doc