Giáo án môn Ngữ văn 6 - Tiết số 51: Treo biển, lợn cưới, áo mới

Giáo án môn Ngữ văn 6 - Tiết số 51: Treo biển, lợn cưới, áo mới

I. MỤC TIÊU: Giúp HS

 - Hiểu được thế nào là truyện cười.

 - Hiểu nội dung, ý nghĩa, nghệ thuật gây cười trong 2 truyện.

 - Kể lại được các truyện này.

 - GDHS làm việc gì cũng có ýthức, có chú ý, biết tiếp thu có chọn lọc ý kiến của người

 khác,tránh tính khoe của.

II. CHUẨN BỊ: - Giáo viên: Thiết kế bài giảng + bảng phụ

- Học sinh: Soạn bài

III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG:

1.Ổn định tổ chức: (1) KT sĩ số HS

2. KTBC : (4) - Kể tên truyện ngụ ngôn mà em được học?

 - Nêu bài học ngụ ngôn của truyện “Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng”?

3. Bài mới: Giáo viên giới thiệu bài.

Người Việt Nam chúng ta rất biết cười, dù ở bất kì tình huống nào, hoàn cảnh nào? Vì vậy rừng cười dân gian Việt Nam rất phong phú. Rừng cười ở đây có đủ các cung bậc khác nhau. Có tiếng cười vui hóm hỉnh, hài hước nhưng không kém phần sâu sắc để mua vui. Có tiếng cười sâu cay, châm biếm, phê phán những thói hư tật xấu và để đả kích kẻ thù

 

doc 5 trang Người đăng thu10 Lượt xem 633Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn 6 - Tiết số 51: Treo biển, lợn cưới, áo mới", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn :7/11/2010 Tuần 13
Ngày dạy :9/11/2010 Tiết 51
(Truyện cười)
I. MỤC TIÊU: Giúp HS
 - Hiểu được thế nào là truyện cười.
 - Hiểu nội dung, ý nghĩa, nghệ thuật gây cười trong 2 truyện.
 - Kể lại được các truyện này.
 - GDHS làm việc gì cũng có ýthức, có chú ý, biết tiếp thu có chọn lọc ý kiến của người 
 khác,tránh tính khoe của. 
II. CHUẨN BỊ: 	- Giáo viên: Thiết kế bài giảng + bảng phụ
- Học sinh: Soạn bài
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG:
1.Ổn định tổ chức: (1’) KT sĩ số HS
2. KTBC : (4’)	- Kể tên truyện ngụ ngôn mà em được học?
	- Nêu bài học ngụ ngôn của truyện “Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng”?
3. Bài mới: Giáo viên giới thiệu bài.
Người Việt Nam chúng ta rất biết cười, dù ở bất kì tình huống nào, hoàn cảnh nào? Vì vậy rừng cười dân gian Việt Nam rất phong phú. Rừng cười ở đây có đủ các cung bậc khác nhau. Có tiếng cười vui hóm hỉnh, hài hước nhưng không kém phần sâu sắc để mua vui. Có tiếng cười sâu cay, châm biếm, phê phán những thói hư tật xấu và để đả kích kẻ thù
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG
7’
16’
12’
HOẠT ĐỘNG1. HDHS TÌM HIỂU KHÁI NIỆM TRUYỆN CƯỜI:
H. Nêu hiểu biết của em về truyện cười?
HS. Dựa vào chú thích (*) SGK/124 trả lời.
GV nhấn mạnh thêm:
- Hiện tượng đáng cười: hiện tượng có tính chất
 ngược đời, lố bịch, trái với tự nhiên, thể hiện
 hành vi cử chỉ nào đó.
- Cái cười: Do hiện tượng đáng cười gây ra, do ta
 phát hiện thấy được hiện tượng ấy.
- Truyện cười: Ngắn, có kết cấu, nhân vật ngôn ngữ
 kể phục vụ mục đích gây cười.
- Truyện cười có ý nghĩa mua vui nhưng cũng gián
 tiếp hướng người đọc, người nghe điều tốt đẹp.
HOẠT ĐỘNG 2. TÌM HIỂU VĂN BẢN 
 “TREO BIỂN”
HS. Đọc văn bản “Treo biển”.
HS. Tìm hiểu chú thích
H. Nhà hàng treo tấm biển để làm gì?
HS. Để giới thiệu, quảng cáo sản phẩm để nhằm
 mục đích bán được nhiều hàng. Vì vậy ND biển
 phải đủ các yếu tố cần thiết, hình thức đẹp hấp
 dẫn khách mua.
H. Nội dung biển treo có mấy yếu tố? (4 yếu tố)
GV gợi ý: (GV treo bảng phụ: tên cửa hàng).
 - “Ở đây” thông báo nội dung gì?
 - “Có bán” thông báo nội dung gì?
HS.Vị ngữ chỉ hành động, công việc của cửa hàng 
 à đấy là yếu tố cần thiết không thể thiếu.
 - “Cá” thông báo nội dung gì?
 - “Tươi” thông báo nội dung gì?
H. Theo em có thể thêm, bớt thông tin nào ở tấm
 biển được không? Vì sao?
HS.Không, vì tấm biển đã đáp ứng đủ thông tin 
 cần thiết của người mua.
H. Vậy 4 yếu tố, 4 ND trên có cần thiết cho
 một tấm biển quảng cáo không?
H. Từ khi tấm biển nhà hàng được treo lên đến
 khi hạ xuống cất đi thì ND của nó được góp
 ý sửa chữa cả mấy lần? (4 lần).
H. Lần thứ nhất, người góp ý là ai?
 Với nội dung gì? 
HS. Người qua đường: Biển đề thừa chữ “tươi” 
 vì không ai bán cá “ươn”.
H. Theo em, có thể bỏ chữ “tươi” trong tấm biển
 được không? Vì sao?
HS. Không. Vì mất một thông tin cho người bán 
 lẫn kẻ mua: chất lượng cá.
H. Nhà hàng đã nghe theo bỏ luôn chữ “tươi”
 sự việc này có đáng cười không? Vì sao?
HS. Đáng cười. Vì nhà hàng vội vàng nghe
 theo người khác, làm mất đi lợi thế mặt hàng
 của mình.
H. Lần 2: Khách góp ý với nhà hàng điều gì?
HS.Tấm biển thừa 2 chữ “ở đây”.
H. Lần 3: Khách góp ý với lí do gì?
HS. Không ai bày cá ra khoe nên không cần 
 phải đề chữ “có bán”.
H. Lần cuối, lần góp ý cuối cùng khiến một lần
 nữa khiến nhà hàng lại một lần nữa xem lại
 tấm biển của mình. Việc này diễn ra ntn?
HS. Người hàng xóm cho rằng, không cần biển 
 đề chữ “cá” vì nhà hàng để bày đầy cá với
 mùi tanh.
 - Nhà hàng nghe theo cất nốt cái biển.
H. Em có nhận xét gì về các ý kiến trên? Các ý 
 kiến đó có hợp lý không? (HS thảo luận)
GV gợi ý: Cả 4 ý kiến đều lập luận tự tin, giọng
 chất vấn, chê bai của những người am hiểu.
- Cả 4 yếu tố mang tính chất chủ quan, cá nhân.
 (bỏ chữ “tươi” mất đi sự khẳng định về 
 chất lượng hàng,)
H. Em có nhận xét gì về thái độ của nhà hàng? 
 Nếu là em, em sẽ giải quyết ra sao?
HS. Thiếu tự tin, không có lập trường.
 - Chúng ta: Lắng nghe ý kiến, cảm ơn họ đã góp ý,
 suy nghĩ có thể để nguyên hoặc bỏ đi 1 số từ.
H. Theo em, truyện gây cười ở chỗ nào?
HS. Nội dung góp ý của khách hàng.
- Thái độ của nhà hàng: Treo biển thừa thông 
 tin (biển không sai nhưng chưa gọn).
H. Theo em, nghệ thuật gây cười ở truyện này 
 khác với một số truyện khác? (HS trao đổi).
HS. Đưa ra nội dung biển quảng cáo.
 - Bố trí các thông tin
 - Lần lượt cắt bỏ.
 - Người kể không dùng yếu tố phóng đại, thô tục
 mà vẫn hấp dẫn.
H. Bài học rút ra từ câu chuyện này là gì?
H. Qua truyện, em rút ra được bài học gì về cách
 dùng từ? 
HS. Từ dùng phải có ý nghĩa, có lượng thông tin
 cần thiết. Từ trong biển quảng cáo phải ngắn
 gọn, rõ ràng.
HS. Đọc ghi nhớ SGK/128
HOẠT ĐỘNG 2. HDHS TÌM HIỂU VĂN BẢN “LỢN CƯỚI, ÁO MỚI”.
HS. 3HS đọc văn bản, giải thích các từ:
- Tất tưởi: rất vội vã trong cử chỉ và hàng động.
- Hóng: Chờ đợi, ngóng trông với vẻ sốt ruột.
H. Em hiểu thế nào về tính khoe của?
HS. Là thói thích tỏ ra, trưng ra cho người ta biết 
 là mình giàu.
H. Vậy tính khoe của là tốt hay xấu ? (Xấu)
H. Thói xấu này được biểu hiện như thế nào?
HS. Cách ăn mặc, trang sức, nói năng giao tiếp
H. Anh đi tìm lợn khoe của trong tình huống nào?
HS. Lúc nhà có việc lớn để làm cỗ cho lễ cưới lại 
 sổng mất lợn. Khoe ngay cả lúc việc nhà rất bận 
 rộng và bối rối.
H. Lẽ ra anh ta phải hỏi người ta ntn?
HS. Bác có thấy con lợn của tôi chạy qua đây 
 không?
H. Từ “cưới” (lợn cưới) có thích hợp để chỉ con
 lợn bị sổng hay không? (Thừa)
H. Anh áo mới có cách khoe của khác với anh lợn
 cưới ở điểm nào? (Kiên trì đợi dịp để khoe.
 Khi khoe thì khoe rất cụ thể).
H. Cảnh chờ đợi để khoe diễn ra ntn?
HS. Mặc áo mới, đứng trước của từ sáng à chiều 
 không thấy ai khen thì bực tức.
H. Điệu bộ của anh ta khi trả lời có phù hợp 
 không? (Không) Vì sao? (Người ta hỏi về con lợn, 
 hướng con lợn chạy qua, anh lại giơ ngay cái vạt áo ra).
GV nhấn mạnh: Do cố khoe được cái áo mới, anh
 ta đã biến điều người ta không hỏi thành nội dung 
 thông báo. Dùng điệu bộ chưa đủ anh còn dùng 
 cả ngôn ngữ để khoe.
H. Đọc truyện “Lợn cưới, áo mới” Vì sao em lại 
 Cười ?
HS. Cười về hành động, lời nói của từng nhân vật.
 - Anh áo mới đang tức tối lại bị anh lợn cưới khoe 
 của trước, anh đã không bỏ lỡ cơ hội khoe của 
 trước anh lợn cưới.
H. Truyện “LCAM” đã tạo ra tiếng cười nào: 
 giễu cợt, phê phán hay châm biếm, đã kích?
HS. Đọc ghi nhớ . SGK/ 128.
I. ĐỊNH NGHĨA TRUYỆN 
 CƯỜI:
Là loại truyện kể về những hiện tượng đáng cười trong cuộc sống nhằm tạo ra tiếng cười mua vui hoặc phê phán những thĩi hư,tật xấu trong xã hội.
II. ĐỌC VÀ TÌM HIỂU CHÚ
 THÍCH
TREO BIỂN
* Đọc văn bản. 
* Tìm hiểu văn bản.
1. Nội dung của tấm biển treo ở 
 cửa hàng:
 Thông báo:
- Ở đây: Địa điểm bán hàng
- Có bán:Hoạt động của cửa hàng.
- Cá: Mặt hàng
- Tươi: Chất lượng hàng.
Þ 4 yếu tố trên cần thiết cho một
 tấm biển quảng cáo bằng ngôn 
 ngữ. Vì tấm biển đã đáp ứng đầy 
 đủ thông tin cần thiết cho người 
 mua.
2. Bài học:
- Được người khác góp ý, không
 nên vội vàng hành động theo
 ngay khi chưa suy xét kỹ.
- Làm việc gì cũng phải có ý thức,
 chủ kiến, biết tiếp thu có chọn 
 lọc ý kiến của người khác.
* GHI NHỚ SGK/128
III. LỢN CƯỚI, ÁO MỚI
(Hướng dẫn đọc thêm)
* Đọc văn bản
* Tìm hiểu văn bản:
1. Tình huống khoe của:
- Anh đi tìm lợn: Khoe của lúc 
 nhà có việc lớn, lợn để làm cỗ 
 cho lễ cưới thì bị sổng mất.
- Anh mặc áo mới: đứng hóng ở 
 cửa từ sáng đến chiều
2. Bài học:
Truyện “Lợn cưới áo mới” giễu cợt, phê phán tính khỏe của như một thói hư tật xấu của con người.
* GHI NHỚ SGK/128
4. CỦNG CỐ: (3’)
- HS nhắc lại định nghĩa của truyện cười?
- Nêu ý nghĩa của 2 truyện “Treo biển”, “Lợn cưới, áo mới”
5. DẶN DÒ: (2’)
- Đọc lại 2 văn bản + ghi nhớ
- Soạn bài “SỐ TỪ VÀ LƯỢNG TỪ”
+ Đọc các câu a, b phần I. Chú ý các từ in đậm và trả lời câu hỏi SGK.
+ Đọc mục II và so sánh nghĩa của từ in đậm trong VD SGK.
+ Đọc 2 phần ghi nhớ + phần luyện tập.

Tài liệu đính kèm:

  • docTIET 51.DOC.doc