Giáo án môn Ngữ văn 6 - Tiết số 40: Thầy bói xem voi

Giáo án môn Ngữ văn 6 - Tiết số 40: Thầy bói xem voi

I. MỤC TIÊU: Giúp học sinh:

 - Hiểu được nội dung, ý nghĩa của truyện, nét đặc sắc nghệ thuật truyện.

 - Biết liên hệ các truyện với những tình huống, hoàn cảnh thực tế phù hợp.

 - GDHS muốn kết luận, đánh giá đúng về sự vật phải xem xét nó một cách toàn diện.

II. CHUẨN BỊ: - Giáo viên: Thiết kế bài giảng + Tranh vẽ SGK

- Học sinh: Soạn bài.

III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG

1. Ổn định tổ chức: (1) KT sĩ số HS

2. KTBC: Kiểm tra 15 lần 2

3. Bài mới: Giáo viên giới thiệu bài.

Nếu như truyện “Ếch ngồi đáy giếng” cho ta bài học về sự nông cạn thiếu hiểu biết và thói huênh hoang, coi thường người khác, coi thường mọi vật thì “Thầy bói xem voi” lại mang đến cho ta 1 bài học khác. Đó là bài học gì, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu.

 

doc 3 trang Người đăng thu10 Lượt xem 672Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn 6 - Tiết số 40: Thầy bói xem voi", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn :18/18/2010 Tuần 10
Ngày dạy :19/10/2010 Tiết 40
(Truyện Ngụ Ngôn)
I. MỤC TIÊU: Giúp học sinh:
 - Hiểu được nội dung, ý nghĩa của truyện, nét đặc sắc nghệ thuật truyện.
 - Biết liên hệ các truyện với những tình huống, hoàn cảnh thực tế phù hợp.
 - GDHS muốn kết luận, đánh giá đúng về sự vật phải xem xét nó một cách toàn diện.
II. CHUẨN BỊ: 	- Giáo viên: Thiết kế bài giảng + Tranh vẽ SGK
- Học sinh: Soạn bài.
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG
1. Ổn định tổ chức: (1’) KT sĩ số HS
2. KTBC: Kiểm tra 15’ lần 2 
3. Bài mới: Giáo viên giới thiệu bài.
Nếu như truyện “Ếch ngồi đáy giếng” cho ta bài học về sự nông cạn thiếu hiểu biết và thói huênh hoang, coi thường người khác, coi thường mọi vật thì “Thầy bói xem voi” lại mang đến cho ta 1 bài học khác. Đó là bài học gì, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu.
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG
5’
15’
5’
HOẠT ĐỘNG 1: TÌM HIỂU CHUNG
GV. Đọc mẫu 1 đoạn.
HS. Đọc. GV uốn nắn cách đọc cho HS
 Đọc chú thích SGK.
HOẠT ĐỘNG 2. HDHS TÌM HIỂU VĂN BẢN
H. Theo em cách mở truyện có gì hấp dẫn?
HS. Mở truyện hấp dẫn : 5 thầy bói ế khách, rỗi việc
 rủ nhau cùng xem voi. Không nhìn được phải xem 
 bằng tay.
H. Em có nhận xét gì cách xem và phán về voi của 
 mấy thầy?
HS. Trao đổi, thảo luận nhóm
 Trình bày kết quả.
GV. Theo dõi, nhận xét, đánh giá.
Giảng: Các thầy sờ một bộ phận của con voi nhưng 
 lại kết luận đó là toàn bộ con voi.
- Dùng hình thức ví von và từ láy để đặc tả hình thù 
 con voi à Tô đậm các sai lầm về cách xem voi, 
 phán voi của các thầy.
à Biện pháp nghệ thuật phóng đại.
H. Em có nhận xét gì về thái độ của các thầy khi 
 phán về con voi?
HS. Cả 5 thầy đều phán sai nhưng lại khẳng định chỉ
 có mình đúng và phủ nhận ý kiến người khác. 
 à Thái độ chủ quan, sai lầm.
- Các thầy xô xát, đánh nhau toác đầu, chảy máu.
 Từ cái sai nọ à cái sai kia. Tác giả dân gian đã sử 
 dụng biện pháp phóng đại để tô đậm cái sai lầm về
 sự lý sự cũng như thái độ của các thầy.
H. Theo em, các sai lầm của các thầy là ở chỗ nào?
HS. Sờ vào một bộ phận của con voi mà đã tưởng, đã 
 phán đó là toàn bộ con voi. Cách xem phiến diện, 
 dùng bộ phận để nói toàn thể à Sai lầm về nhận 
 thức.
GV giảng, mở rộng: Truyện không nhằm nói về cái 
 mù thể chất (mắt) mà muốn nói đến cái mù nhận 
 thức mà mù về phương pháp nhận thức của các thầy
 bói Þ Chế giễu các thầy bói và nghề bói. Tiếng 
 cười phê phán tự nhiên nhẹ nhàng nhưng sâu sắc.
HOẠT ĐỘNG 3. HDHS RÚT RA BÀI HỌC
H. Bài học rút ra từ yêu cầu câu chuyện này là gì?
HS. Thảo luận, trả lời, HS khác nhận xét.
GV. Kết luận, nhấn mạnh:
- Muốn kết luận đúng về sự vật phải biết xem xét nó 
 một cách toàn diện mới tránh được những sai lầm
 của 5 thầy bói xem voi.
- Phải có cách nhìn nhận, đánh giá vấn đề một cách 
 phù hợp và toàn diện.
- Liên hệ đến đời sống thực tế của HS.
HS. Thực hiện phần ghi nhớ. SGK/103
I. TÌM HIỂU CHUNG
1. Đọc văn bản 
2. Chú thích SGK
II. TÌM HIỂU VĂN BẢN
1. Cách xem voi và phán về 
 voi:
 Dùng tay sờ voi:
- Sờ voi: Sun sun như con đỉa.
- Sờ ngà: Chần chẫn như cái 
 đòn càn.
- Sờ tai: Bè bè như cái quạt thóc.
- Sờ chân: Sừng sững như cái 
 cột đình.
- Sờ đuôi: Tun tủn như cái chổi cùn.
à Các thầy sờ một bộ phận 
 nhưng lại kết luận đó là toàn
 bộ con voi.
à Thầy nào cũng cho mình 
 đúng, không ai chịu ai dẫn 
 đến xô xát nhau.
Þ Thái độ chủ quan, sai lầm
2. Bài học ngụ ngôn:
- Sự vật, hiện tượng rộng lớn, 
 gần nhiều mặt, nhiều khía 
 cạnh. Muốn kết luận đúng 
 phải xem xét một cách toàn 
 diện mới tránh được sai lầm.
- Phải có cách xem xét sự vật 
 phù hợp với sự vật đó.
* GHI NHỚ. SGK/103
4. CỦNG CỐ: (3’)
1. Qua 2 văn bản “Ếch ngồi đáy giếng” và “Thầy bói xem voi” có điểm gì chung và riêng?
- Điểm chung: Đều nói lên bài học về nhận thức, nhắc ta không được chủ quan trong việc 
 nhìn nhận sự vật, hiện tượng xung quanh.
- Điểm riêng: 
 + “Ếch ngồi đáy giếng” nhắc nhở con người ta phải mở rộng tầm hiểu biết của 
 mình, không được kiêu ngạo, coi thường đối tượng xung quanh.
 + “Thầy bói xem voi”: là bài học về phương pháp tìm hiểu sự vật hiện tượng.
2. Qua câu chuyện “Thầy bói xem voi” em học tập được điều gì?
5. DẶN DÒ : (2’) 
- Đọc lại văn bản. Nắm nội dung, ý nghĩa của truyện.
- Soạn bài “DANH TỪ” (TT) /108
+ Tìm hiểu danh từ chung và danh từ riêng. Lấy ví dụ minh họa
+ Đọc ghi nhớ /109
+ Chuẩn bị phần luyện tập SGK/109 -110.

Tài liệu đính kèm:

  • docTIET 40.DOC.doc