Giáo án môn Ngữ văn 6 - Tiết số 30: Cây bút thần

Giáo án môn Ngữ văn 6 - Tiết số 30: Cây bút thần

(Truyện Cổ Tích Trung Quốc)

I. MỤC TIÊU: Giúp học sinh:

 - Hiểu nội dung, ý nghĩa của truyện cổ tích “Cây bút thần” và một số chi tiết nghệ thuật tiêu

 biểu, đặc sắc của truyện.

 - Rèn luyện kĩ năng đọc, kể, tóm tắt truyện.

 - GVHD lòng thương người, ghét cái ác, cái xấu.

II. CHUẨN BỊ: - Giáo viên; Thiết kế bài giảng + tranh - Học sinh: soạn bài

III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG:

1.Ổn định tổ chức: (1)

2. KTBC: (4) - Kiểm tra vở soạn học sinh.

 3. Bài mới: Giáo viên giới thiệu bài.

 Giáo viên dùng tranh minh họa trong SGK để giới thiệu: Bức tranh vẽ đoạn kết câu chuyện. Mã Lương vờ theo ý nhà vua, em vẽ biển. Nhưng biển chưa có cá. Mã Lương bèn vẽ đàn cá bơi lội tung tăng rất đẹp. Nhưng lòng tham của nhà vua không giới hạn, vua lại muốn có thuyền ra khơi xem cá, thuyền đi chậm, vua muốn có sóng để đi nhanh hơn. Gió bão, thuyền bị chôn vùi trong những lớp sóng hung dữ. Vậy cây bút trong tay Mã Lương là cây bút gì?

 

doc 3 trang Người đăng thu10 Lượt xem 606Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn 6 - Tiết số 30: Cây bút thần", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:3/10/2010 Tuần 8
Ngày dạy:5/10/2010 	 Tiết 30
(Truyện Cổ Tích Trung Quốc)
I. MỤC TIÊU: Giúp học sinh:
 - Hiểu nội dung, ý nghĩa của truyện cổ tích “Cây bút thần” và một số chi tiết nghệ thuật tiêu 
 biểu, đặc sắc của truyện.
 - Rèn luyện kĩ năng đọc, kể, tóm tắt truyện.
 - GVHD lòng thương người, ghét cái ác, cái xấu.
II. CHUẨN BỊ: - Giáo viên; Thiết kế bài giảng + tranh - Học sinh: soạn bài
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG:
1.Ổn định tổ chức: (1’)
2. KTBC: (4’) - Kiểm tra vở soạn học sinh.
 3. Bài mới: Giáo viên giới thiệu bài.
 Giáo viên dùng tranh minh họa trong SGK để giới thiệu: Bức tranh vẽ đoạn kết câu chuyện. Mã Lương vờ theo ý nhà vua, em vẽ biển. Nhưng biển chưa có cá. Mã Lương bèn vẽ đàn cá bơi lội tung tăng rất đẹp. Nhưng lòng tham của nhà vua không giới hạn, vua lại muốn có thuyền ra khơi xem cá, thuyền đi chậm, vua muốn có sóng để đi nhanh hơn. Gió bão, thuyền bị chôn vùi trong những lớp sóng hung dữ. Vậy cây bút trong tay Mã Lương là cây bút gì?
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG
11’
21’
HOẠT ĐỘNG 1: HDHS ĐỌC, TÌM HIỂU CHÚ THÍCH (13’)
GV. Chia truyện làm 5 đoạn. Gọi mỗi HS đọc 1 đoạn. 
H. Nêu ngắn gọn nội dung chính của đoạn văn đó?
Đoạn 1: Từ đầu đến “ Lấy làm lạ”: Mã Lương học
 vẽ và có được cây bút thần.
Đoạn 2: Tiếp theo đến “ Em vẽ cho thùng” Mã 
 Lương vẽ cho những người nghèo khổ.
Đoạn 3: Tiếp theo đến “ Phóng như bay”: Mã Lương
 dùng bút thần chống lại tên địa chủ.
Đoạn 4: Tiếp theo đến “ Lớp sóng dữ”: Mã Lương 
 dùng bút thần chống lại tên vua gian ác, tham lam.
Đoạn 5: Phần còn lại: Những truyền tụng về Mã 
 Lương và cây bút thần.
HS. Đọc các chú thích SGK.
HOẠT ĐỘNG 2: TÌM HIỂU VĂN BẢN.
H. Mã Lương thuộc kiểu nhân vật rất phổ biến nào
 trong truyện cổ tích?
HS. Nhân vật có tài năng kì lạ. Hoặc: Người mồ côi, 
 nhân vật thông minh. 
GV nhấn mạnh: Đây là kiểu nhân vật rất phổ biến 
 trong truyện cổ tích. Đặc điểm của nhân vật này là 
 mỗi người có một tài năng kì lạ, nổi bật nào đó và 
 luôn dùng tài năng đó để làm việc thiện, chống lại
 cái ác. 
H.Em hãy kể một số nhân vật tương tự trong truyện
 cổ tích mà em biết?
HS. Ba chàng thiện nghệ: lặn giỏi, bắn giỏi, chữa 
 bệnh giỏi, Thạch Sanh 
H. Ở phần đầu, Mã Lương được giới thiệu như thế 
 nào?
GV bình: Mã Lương là một em bé đáng thương:
 mồ côi, nghèo khó, không có người nương tựa, 
 không được học hành. Em có ước mơ đẹp đẽ chính 
 đáng, bình dị mà không thực hiện được. Nhưng em 
 cũng rất đáng trọng: phẩm chất đẹp đẽ, thông minh, 
 giàu nghị lực, yêu cuộc sống, có niềm say mê nghệ 
 thuật, kiên trì luyện tập, bước đầu khẳng định được 
 tài năng.
H. Những điều gì đã giúp cho ML vẽ giỏi như vậy?
GV. Gợi ý cho học sinh nêu ra 2 nguyên nhân : thực 
 tế và thần kì. 
H. Vì sao thần cho Mã Lương cây bút thần? 
HS. Vì Mã Lương cần cù, chăm chỉ, say mê học vẽ, 
 có tâm, có tài, khổ công học tập.
H. Cây bút thần có những khả năng gì?
HS. Nêu khả năng thần kì của cây bút.
H. Nguyên nhân thần kì có tác dụng gì đối với tài vẽ 
 của Mã Lương ? 
H. Vậy giữa 2 nguyên nhân thực tế và thần kì có 
 mối quan hệ với nhau như thế nào ?
HS.
 - Quan hệ chặt chẽ với nhau. Em bé thông minh 
 ham học – khát khao có bút vẽ thì thần mới cho bút 
 chứ không cho vật gì khác.
- Chỉ có Mã Lương là người ham thích mới được thần 
 cho bút chứ không phải ai cũng được.
GV bình: Như vậy thành công của Mã Lương không 
 phải chỉ nhờ phép thần mà nhờ tài năng, phẩm chất 
 của Mã Lương. Tài năng được rèn luyện thì phát 
 triển đạt đến trình độ cao. Nhân dân muốn khẳng 
 định: Nghệ thuật được trau dồi bởi người có lương 
 tâm có thể đạt được trình độ tuyệt vời. 
I. ĐỌC, TÌM HIỂU CHÚ 
 THÍCH:
II. TÌM HIỂU VĂN BẢN:
1. Nhận vật Mã Lương
- Hoàn cảnh: mồ côi, nhà nghèo 
 không có tiền mua bút.
- Tài năng: vẽ giỏi, vẽ giống như
 thật.
- Phẩm chất: ham học, kiên trì.
- Ước mơ: có được cây bút thần.
* Những điều giúp Mã Lương 
 vẽ giỏi:
- Nguyên nhân thực tế: Sự say 
 mê, cần cù, chăm chỉ, thông 
 minh và khiếu vẽ có sẵn.
- Nguyên nhân thần kỳ: Được 
 thần cho cây bút thần bằng 
 vàng để vẽ được như thật.
+ Vẽ chim: chim tung cánh bay 
 lên trời.
+ Vẽ cá: cá vẫy đuôi trườn 
 xuống sông bơilội
à Tô đậm, thần kỳ hóa tài vẽ 
 của Mã Lương.
 Đây cũng là phần thưởng xứng
 đáng cho người say mê, tâm,
 có tài, có chí, khổ công học tập.
4. CỦNG CỐ: (4’)
 - Tóm tắt nội dung chính của truyện theo từng phần?
 - Mã Lượng học vẽ và được tặng bút thần ntn?
5. DẶN DÒ: (2’)
 - Tập kể diễn cảm câu chuyện.
 - Học bài: Trả lời câu hỏi 3, 4, 5 SGK/85
 - Đọc phần ghi nhớ. Chuẩn bị bài tiết sau học tiếp theo

Tài liệu đính kèm:

  • docTIET 30.DOC.doc