Giáo án môn Ngữ văn 6 - Kì II năm 2009 - 2010

Giáo án môn Ngữ văn 6 - Kì II năm 2009 - 2010

HỌC KÌ II

 Ngày soạn: 28/12/2009

 Ngày dạy: 05/01/2010

 TUẦN 19 -BÀI 18

 Tiết 91: Bàn về đọc sách

 Chu Quang Tiềm

A.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

 -Hướng dẫn học sinh đọc,tìm hiểu tác giả, từ khó, bố cục văn bản. Hiểu được sự cần thiết của việc đọc sách qua bài nghị luận sâu sắc, giàu tính thuyết phục.

 -Rèn kĩ năng tìm và phân tích luận điểm, luận chứng trong văn bản nghị luận.

 - Giáo dục, bồi dưỡng lòng ham học, ham đọc sách, có phương pháp đọc sách và biết cách lựa chọn sách đọc phù hợp.

B. CHUẨN BỊ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:

 Bảng phụ.

C. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

 1. Kiểm tra bài cũ:

 Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh

 2. Giới thiệu bài mới:

 Giới thiệu chương trình học kì II.

 3. Dạy học bài mới:

 

doc 75 trang Người đăng thu10 Lượt xem 535Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn 6 - Kì II năm 2009 - 2010", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Học kì II
 Ngày soạn: 28/12/2009
 Ngày dạy: 05/01/2010
 Tuần 19 -Bài 18
 Tiết 91: Bàn về đọc sách 
 Chu Quang Tiềm
A.Mục tiêu cần đạt:
 -Hướng dẫn học sinh đọc,tìm hiểu tác giả, từ khó, bố cục văn bản. Hiểu được sự cần thiết của việc đọc sách qua bài nghị luận sâu sắc, giàu tính thuyết phục.
 -Rèn kĩ năng tìm và phân tích luận điểm, luận chứng trong văn bản nghị luận.
 - Giáo dục, bồi dưỡng lòng ham học, ham đọc sách, có phương pháp đọc sách và biết cách lựa chọn sách đọc phù hợp.
B. Chuẩn bị phương tiện dạy học:
 Bảng phụ.
C. Tổ chức các hoạt động dạy học:
 1. Kiểm tra bài cũ: 
 Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh
 2. Giới thiệu bài mới:
 Giới thiệu chương trình học kì II.
 3. Dạy học bài mới: 
 Hoạt động của thầy và trò:
? Hiểu biết của em về Chu Quang Tiềm?
? Nêu xuất xứ của tác phẩm?
-Giáo viên nêu yêu cầu đọc,hướng dẫn học sinh đọc, gọi học sinh đọc bài.
- HS giải thích từ khó theo SGK
?Văn bản thuộc thể loại gì?
?Văn bản có bố cục mấy phần? Nêu ý mỗi phần.
Theo dõi phần đầu văn bản và cho biết:
-Bàn về sự cần thiết của việc đọc sách,tác giả đưa ra những luận điểm nào?
-Nếu học vấn là những hiểu biếthọc tập thì học vấn thu được từ đọc sách là gì?
-Khi cho rằng học vấn không chỉ là chuyện đọc sáchcủa học vấn. Tác giả muốn ta nhận thức được điều gì về đọc sách và quan hệ đọc sách với học vấn?
*Luận điểm về sự cần thiết của việc đọc sách,tác giả phân tích rõ trong trình tự các lí lẽ nào?
-Theo tác giả: Sách lànhân loại=>Em hiểu ý kiến này như thế nào?
?Những cuốn sách giáo khao em đang học có phải là di sản tinh thần không?
-Vì sao tác giả lại quả quyết rằng:Nếu.xuất phát.?
Hoạt đông nhóm:
Các nhóm trả lời câu hỏi:
1.Theo ý kiến của tác giả, Đọc sách là hưởng thụ,là chuẩn bị trên con đường học vấn.Em hiểu ý kiến này như thế nào?
2.Em hưởng thụđược những gì từ việc đọc sách Ngữ văn để chuẩn bị cho học vấn của mình?
3.Với những lí lẽ trên của tác giả đem lại cho em hiểu biết gì về sách và lợi ích của việc đọc sách? 
Nội dung cần đạt:
I. Tìm hiểu chung:
 1. Giới thiệu tác giả, tác phẩm:
 a. Tác giả: SGK
 b. Tác phẩm:
 * Xuất xứ: Rút trong " Danh nhân Trung Quốc bàn về niềm vui, nỗi buồn của người đọc sách"
 * Đọc và giải thích từ khó:
 Đọc rõ ràng rành mạch,nhưng vẫn với giọng tâm tình, nhẹ nhàng như lời trò chuyện.
 (Chú ý hình ảnh so sánh trong bài).
 *Thể loại:
 -Văn bản nghị luận (lập luận giải thích một vấn đề xã hội)
 * Bố cục: 3 phần
P1(phát hiện thế giới mới):tầm quan trọng và ý nghĩa của việc đọc sách. 
P2 (... lực lượng): Nêu khó khăn, các thiên hướng sai lệch của việc đọc sách trong tình hình hiện nay.
P3(Còn lại): Bàn về phương pháp đọc sách.
II. Tìm hiểu văn bản:
1. Vì sao phải đọc sách?
*Luận điểm:"Đọc sách.của học vấn"
-Đó là những hiểu biết của con người do đọc sách mà có.
-Học vấn được tích lũy từ mọi mặt trong hoạt động, học tập của con người.
-Trong đó đọc sách là một mặt nhưng đó là mặt quan trọng.
-Muốn có học vấn không thể không đọc sách.
*Lí lẽ:
-Sách là kho tàngtinh thần nhân loại.
-Nhất định.trong quá khứ làm xuất phát .
-Đọc sách là hưởng thụ.con đường học vấn.=>Sách là thành tựu đáng quý, muốn nâng cao học vấn cần dựa vào thành tựu này.
-Tủ sách của nhân loại đồ sộ, có giá trị.Sách là những giá trị quý giá,là tinh hoa trí tuệ, tư tưởng, tâm hồn của nhân loại được mọi thế hệ lưu giữ cẩn thận.
*Có, vì nó là một phần tinh hoa học vấn của nhân loại.
Vì :Sách lưu giữ tất cả học vấn của nhân loại. Muốn nâng cao học vấn cần kế thừa thành tựu này.
(Các nhóm trả lời vào bảng phụ)
*Sách là vốn quý của nhân loại,đọc sách là cách để tạo học vấn, muốn tiến lên trên con đường học vấn, không thể không đọc sách.
? Trong phần văn bản tiếp theo, tác giả đã bộc lộ suy nghĩ của mình về việc đọc sách như thế nào? Quan niệm nào được xem là luận điểm chính?
-Quan niệm đọc chuyên sâu được phân tích qua những lí lẽ nào?
*Hoạt động nhóm:Hãy tóm tắt ý kiến của tác giả về cách đọc chuyên sâu và cách đọc không chuyên sâu?
?-Em hãy nhận xét về thái độ bình luận và cách trình bày lí lẽ của tác giả?
?Em nhận thức được gì từ lời khuyên này của tác giả?
-? Nhận xét của tác giả về cách đọc lạc hướng như thế nào?
-? Vì sao lại có hiện tượng đọc lạc hướng?Cái hại của đọc lạc hướng là gì?
-?Tác giả đã có cách nhìn và trình bày như thế nào về vấn đề này?
-?Em nhận được lời khuyên nào từ việc này? Từ đó em liên hệ gì đến việc đọc sách của mình?
-?Hãy tóm tắt quan niệm của tác giả về việc chọn tinh, đọc kĩ và đọc để trang trí(HS tóm tắt)
-Tác giả đã tỏ thái độ như thế nào về cách đọc sách này?
-Là người đọc sách em nhận được từ ý kiến trên lời khuyên bổ ích nào?Từ đó em liên hệ gì đến việc đọc sách của bản thân?
-Theo tác giả thế nào là đọc để có kiến thức phổ thông?Ví sao tác giả lại đặt vấn đề đọc để có kiến thức phổ thông?
-Em có nhận xét gì về cách trình bày lí lẽ của tác giả?Từ đó em nhận được gì từ lời khuyên này?
-Những kinh nghiệm đọc sách nào được truyền tới người đọc?
*Hoạt động nhóm:Theo em lời khuyên nào bổ ích nhất?
?Nêu nhận xét của em về nghệ thuật và nội dung của văn bản?
Đọc Ghi nhớ
2. Đọc sách như thế nào? ( Phương pháp độc sách)
*Luận điểm:Đọc sách để nâng cao học vấn .*Lí lẽ:
-Sách nhiều khiến người ta không chuyên sâu
-Đọc sách không cốt lấy nhiều, quan trọng nhất là phải chọn cho tinh, đọc cho kĩ.
-Đọc chuyên sâu nhưng không bỏ qua đọc thưởng thức.
-Xem trọng cách đọc chuyên sâu, coi thường cách đọc không chuyên sâu.
-Phân tích qua so sánh đối chiếu và dẫn chứng cụ thể.
-Đọc sách để tích lũy, nâng cao học vấn cần đọc chuyên sâu, tránh tham lam ,hời hợt.
-Đọc lạc hướng là tham lam nhiều mà không thực chất.
-Vì sách vở ngày càng nhiều.
-Đọc lạc hướng lãng phí thời gian và sức lực trên những cuốn sách vô thưởng vô phạt, bỏ lỡ cơ hội đọc sách quan trọng cơ bản.
-Báo động về cách đọc tràn lan-Kết hợp phân tích bằng lí lẽ với liên hệ thực tế làm học vấn giống như đánh trận.
-Đọc sách không đọc lung tung mà cần đọc có mục đích cụ thể.
-Tác giả đề cao cách chọn tinh, đọc kĩ, phủ nhận cách đọc chỉ để trang trí bộ mặt.
-Đọc sách cần đọc tinh, kĩ hơn là đọc nhiều mà đọc dối.
-Đọc để có kiến thức phổ thông là đọc rộng ra theo yêu cầu của các môn học từ THCS đến năm đầu đại học.
-Vì đây là yêu cầu bắt buộc đối với học sinh.Các học giả cũng không bỏ qua đọc để có kiến thức phổ thông. Vì các môn học liên quan với nhau, không có học vấn nào cô lập.
-Tác giả kết hợp phân tích lí lẽ với liên hệ so sánh toàn diên ,tỉ mỉ
-Đọc sách cần chuyên sâu nhưng cần cả đọc rộng.
=>Đọc sách cốt để chuyên sâu, ngoài ra còn phải đọc để có học vấn rộng phục vụ cho chuyên sâu.
III.Tổng kết 
-Nghệ thuật:Phân tích lí lẽ, đối chiếu so sánh
-Nội dung;
*Ghi nhớ:SGK
3.Hướng dẫn HS học ở nhà:
-Hệ thống toàn bài.Nhấn mạnh trọng tâm.
-Học sinh nhắc lại nội dung bài học.
-Về nhà: Học bài , Soạn bài:Tiếng nói của văn nghệ
4. Đánh giá,điều chỉnh kế hoạch dạy học:
........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
 Ngày soạn:04-01-2009
 Ngày dạy:07/01/2009
 Tiết 93 :
 Khởi ngữ
A. Mục tiêu cần đạt:
 -Học sinh nắm được khái niệm Khởi ngữ,đặc điểm,công dụng của khởi ngữ trong câu.
Rèn kĩ năng nhận diện khởi ngữ , phân biệt khởi ngữ với chủ ngữ của câu và sử dụng khởi ngữ trong nói ,viết.
B.Chuẩn bị phương tiện dạy học:
 Bảng phụ
C. Tổ chức các hoạt động dạy học:
 1.Kiểm tra bài cũ:
 2.Giới thiệu bài mới: 
 3. Dạy học bài mới:
 Hoạt động của thầy và trò: Nội dung cần đạt:
Đọc 3 ngữ liệu SGK
Xác định CN trong câu
-Khởi ngữ đứng ở vị trí nào?
-Xác định CN,khởi ngữ trong câu-Tác dụng của khởi ngữ?
Tìm CN?
Xác định khởi ngữ, vị trí ,tác dụng?
?Khởi ngữ là gì?
Đọc Ghi nhớ SGK
Đọc bài tập 1
Học sinh làm bài sau đó gọi 2 em lên bảng trình bày.
Đọc bài tập 2-Làm bài-Gọi 2 học sinh lên bảng 
Bài tập 3 và 4:làm theo nhóm sau đó trình bày
Học sinh viết đoạn văn sau đó trình bày trước lớp.
I.Đặc điểm và công dụng của khởi ngữ trong câu:
1.Tìm hiểu ví dụ:
a-Còn anh(1),anh(2) không ghìm nổi xúc động.
+anh1:là chủ ngữ
+anh2:là khởi ngữ
=>Khởi ngữ đứng trước CN,không có quan hệ trực tiếp với vị ngữ theo quan hệ CN-VN.
b-Giàu(1),tôi cũng giàu(2) rồi.
+CN:tôi
+Khởi ngữ:giàu
=>Khởi ngữ đứng trước CN và báo trước nội dung thông báo trong câu.
c-Về các thể văn trong lĩnh vực văn nghệ, chúng ta có thể tin ở tiếng ta,không sợ nó thiếu giàu và đẹp.
-CN: chúng ta
-Khởi ngữ: Vềvăn nghệ
-Vị trí:đứng trước CN
-Tác dụng:Thông báo về đề tài được nói đến trong câu.
+Trước các khởi ngữ có thêm các quan hệ từ:còn,đối với, về
*Khởi ngữ là thành phần câu,đứng trước CN,nêu lên đề tài được nói đến trong câu.
Trước các khởi ngữ thường có thêm các quan hệ từ.
*Ghi nhớ:SGK
II.Luyện tập
1. Bài tập 1SGK
Tìm các khởi ngữ trong các đoạn trích
-Các khởi ngữ:
a,điều này
b,đối với chúng mình
c,một mình
2.Bài tập 2
Chuyển phần in đậm trong câu thành khởi ngữ
a,Anh ấy làm bài cẩn thận lắm.
->Về làm bài,anh ấy cẩn thận lắm.
b,Tôi hiểu rồi nhưng tôi chưa giải được.
->Hiểu thì tôi hiểu rồi,nhưng tôi chưa giải được.
3. Bài tập bổ trợ
Xác định các khởi ngữ trong các câu sau:
a, Mà y, y không muốn chịu của Oanh một tí gì gọi là tử tế.
b,Cái khăn vuông thì chắc đã phải soi gương mà sửa đi sửa lại.
c.Nhà, bà ấy có hàng dãy nhà ở các phố.Ruộng, bà ấy có hàng trăm mẫu ở nhà quê.
*Trả lời:
a,Mà y
b,Cái khăn vuông
c,Nhà,ruộng
4.Bài tập 4:
Viết một đoạn văn ngắn có sử dụng khởi ngữ
III. Hướng dẫn học ở nhà:
-Về nhà: học bài,đọc trước bài Các thành phần biệt lập
D. đánh giá, điều chỉnh kế hoạch dạy học:
.................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................. ... chân thực, sinh động, kể xen kẽ đoạn hồi ức, câu ngắn, dài, nhịp nhanh, chậm
 -Giọng điệu ngôn ngữ tự nhiên, gần với khẩu ngữ, trẻ trung và có chất nữ tính.
D. đánh giá, điều chỉnh kế hoạch:
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
 ****************************
Ngày soạn:30 -3-2009
Ngày dạy: 02/4/2009
Tiết 143: kiểm tra chương trình địa phương 
A.Mục tiêu cần đạt: 
Giúp hoc sinh:
- Nắm vững các kiến thức về tác giả, tác phẩm của hanh Hoá.
- Vận dụng các kiến thức đã học vào làm bài theo yêu cầu cụ thể; Rèn kĩ năng cảm thụ văn chương.
- Giáo dục lòng tự hào, lòng yêu quê hương.
- Qua bài làm của HS, GV thấy được năng lực cảm thụ văn chương của các em, đồng thời thấy được ưu nhược điểm trong cách trình bày, diễn đạt vấn đề văn học.
B.Chuẩn bị phương tiện dạy học:
Chuẩn bị đề đã poto
Cấu trúc đề: Gồm 2 phần- trắc nghiệm(20%) và tự luận (80%)
A. Ma trận đề thi:
 Mức độ
Kiến thức
nhận biết
TN TL 
Thông hiểu
TN TL
Vận dụng
Thấp Cao
Tổng điểm
Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa
0, 5 đ
C3
8đ-TL
8, 5đ
Người tình của cha
1đ-C4
1đ
Những ngôi sao xa xôi
0,25đ C2A
0,25đ
Từ Ng.Tĩnh, Nguyễn Duy, Hồ Dzếnh
0,25đ-C1
0,25đ
Tổng điểm
1đ
1đ
8đ
10,0đ
 B. đề bài: 
I/ Trắc nghiệm: 2điểm
 Khoanh tròn chữ cái đầu phương án trả lời em chọn .
Câu 1: Dòng nào sau đây nói đúng nhất về những nhà văn, nhà thơ ở Thanh Hoá ?
 A. Nguyễn Minh Châu, Từ nguyên Tĩnh, Nguyễn Duy
 B. Nguyễn Duy, Hồ Dzếnh, Từ Nguyên Tĩnh.
 C. Nguyễn Duy, Tố Hữu, Từ Nguyên Tĩnh.
Câu 2: Lê Minh Khuê là nhà văn nữ quê ở Thanh Hoá và là tác giả truyện ngắn " Những ngôi sao xa xôi", đúng hay sai?
 A. Đúng. B. Sai.
Câu 3: Điền vào chỗ trống để hoàn thành khổ thơ thứ nhất của bài thơ "Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa" Nguyễn Duy.( 05,đ)
 Bần thần hương huệ thơm đêm
 ....................vẽ nẽo đường lên..............
 Chân nhang......................................tro tàn.
 ..................... bóng mẹ trần gian thuở nào
Câu 4: Bức thông điệp mà Từ Nguyên Tĩnh muốn gửi đến người đọc qua truyện ngắn " Người tình của cha" là gì? (1đ)
............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
II/ Tự luận: ( 8 điểm ).
 Trong bài thơ " Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa" của Nguyễn Duy, em thích nhất khổ thơ nào ? Hãy phân tích khổ thơ ấy.
 Đáp án và biểu chấm.
I/ Phần trắc nghiệm:
Câu 1. Khoanh tròn: B ( 0,25 điểm ).
Câu 2: Khoanh tròn: a ( 0,25 điểm ).
Câu 3: ( 1 điểm ). Lần lượt điền các từ sau:
 - Khói nhang, niết băn ( 0,5 điểm ).
 - Lấm láp. ( 0,25 điểm ).
 - xăm xăm. ( 0,25 điểm ).
Câu 4: (1điểm ). 
 - Hãy biết yêu thương, biết quan tâm và sẻ chia với những người xung quanh, những người cí số phận bất hạnh.
 - Cuộc sống sẽ có ý nghĩa hơn, sẽ tốt đẹp và hạnh phúc hơn khi con người biết yêu thương nhau.
II/ Tự luận : ( 8 điểm ).
- Học sinh chọn được khổ thơ có ý nghĩa sâu sắc, có giá trị nghệ thuật cao. ( 1 điểm ).
- Phân tích được giá trị nội dung và nghệ thuật của khổ thơ ấy và thể hiện được cảm nhận của cá nhân.
VD: Khổ thơ 3
 " Cái cò sung chát đào chua
 Câu ca mẹ hát gió đưa về trời.
 Ta đi trọn kiếp con người
 Cũng không đi hết mấy lời mẹ ru"
- ý nghĩa triết lí: Lời mẹ ru ngọt ngào êm ái không chỉ ( nuôi lớn tâm hồn ta ) cho ta những giấc ngủ say nồng mà còn nuôi lớn tâm hồn ta trọn cuộc đời. Lời ru của mẹ là lời dạy cái lẽ ở đời...
- Câu thơ ngọt ngào êm dịu như lòi ru của me khiến cả đời ta không thể quên....
* Nếu chọn khổ cuối:
 - Nỗi nhớ về mẹ, nhớ về kỉ niệm, nhớ về những năm tháng với sự hi sinh của tình mẹ,đời mẹ cho ta " Lòng ta - chỗ ướt mẹ nằm đêm mưa " 
- Một nỗi nhớ da diết, day dưa.
- Tình yêu, lòng tự hào kính trọng me.
* Về hình thức: ( 2 điểm ).
- Phải đảm bảo bố cục của một bài văn: Bố cục 3 phần.
- Không mắc lỗi chính tả, lỗi dùng từ, diễn đạt.
- Bài viết bộc lộ được cảm xúc chân thành của người viết.
* Căn cứ vào bài làm cụ thể của học sinh để cho điểm.
************************
Ngày soạn:-31 -3-2009
Ngày trả bài: 02/04/2009	
Tiết 144: Trả bài tập làm văn số 7
A.Mục tiêu cần đạt:
–H/s nhận được kết quả bài viết số 7, những ưu điểm, những lỗi đã mắc về nội dung và hình thức bài viết
-Sửa những lỗi đã mắc trong bài viết, viết lại những đoạn văn mắc lỗi.
-Rèn kĩ năng viết văn cho H/S.
B.Chuẩn bị:
-G/V: Kết quả bài viết số 7: Điểm số và những nhận xét, những ví dụ trong bài làm của học sinh.
-H/S: 
+Lý thuyết dạng văn nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.
+Yêu cầu của đề bài bài viết số 7
C.Tiến trình lên lớp: 
 I. đề bài:
Phân tích bài thơ " Mùa xuân nho nhỏ" của Thanh Hải
II. đáp án:
a) Mở bài: ( 1,5 điểm )
 - Giới thiệu về nhà thơ Thanh Hải và bài thơ " Mùa xuân nho nhỏ ".
 - Khái quát về bài thơ: Bài thơ là một khúc hát về mùa xuân, sức xuân.
b) Thân bài : 
 1. Khổ thơ 1: Cảm nhận cảm xúc về trước mùa xuân của thiên nhiên.
 a- Cảm nhận về mùa xuân.( 0,75điểm)
 + Vẻ đẹp " Mọc giữa dòng sông xanh. 
 Một bông hoa tím biếc ". 
 Màu sắc hài hoà, dịu nhẹ, tinh khiết, trong trẻo, nên thơ......................
 + Sức sống: " Mọc giữa dòng sông xanh "
 ( Phân tích giá trị của đảo ngữ: "Mọc"...)
 + Niềm vui: "Ơi con chùn chiền chiện
 Hót chi mà vang trời".
 + Mùa xuân xứ Huế thật đẹp, thật thơ mộng và giàu sức sống: Bức tranh thiên nhiên nhiều màu sắc, hình ảnh, âm thanh ( Xanh, tím, biếc, tiếng chim ) Gợi không khí mùa xuân vui tươi, náo nức.
 b- Cảm xúc về mùa xuân: (0,75điểm)
 + Cảm xúc say sưa, ngây ngất trước vẽ đẹp của thiên nhiên khi mùa xuân đến : Tiếng chim từng giọt đưa tay hứng.
 + Sử dụng ẩn dụ chuyển đổi cảm giác ( thính giác ( nghe ) thị giác ( thấy ).
 Xúc giác ( hứng ) Tâm trạng say mê đầy hào hứng của tác giả khi mùa xuân đến.
2) Khổ thơ 2: Nhiệm vụ bảo vệ và xây dựng mùa xuân đất nước.( 0,5 điểm )
 * Mùa xuân bảo vệ đất nước:
 - Người cầm súng: Người làm nhiệm vụ bảo vệ đất nước
 - Lộc ( xuân ) giắt đầy lưng : lá nguỵ trang
 ( Lộc giắt đầy quanh lưng)
 * Mùa xuân xây dựng đất nước:
 - Người ra đồng: làm nhiệm vụ sản xuất.
 ( Lộc trải dài nương mạ)
 Mùa xuân theo bước chân người cầm súng ra chiến trường và người ra đồng. Không khí xuân tràn ngập không gian cảnh vật.
 * Hình ảnh những con người đó ( Người cầm súng, người ra đồng ) trong không khí giục giã, khẩn trương ( Tất cả như hối hả ), tưng bừng, nhộn nhịp ( tất cả như xôn xao ).
3) Khổ thơ 3: (0,5 điểm )
 Đất nước có bề dày lịch sử ( Đất nước bốn ngàn năm ) với biết bao gian khổ thử thách ( vất vả và gian lao ) nhưng không chùn bước mà vẫn hiên ngang, kiên cường đi lên phía trước ( Đất nước như vì sao cứ đi lên phía trước ) - Học sinh cần phân tích hình ảnh so sánh này. Hình ảnh đất nước chói ngời như " vì sao ".
4. Khổ thơ 4: ( 4 điểm ). Sự cống hiến của mỗi người.
 + Trước mùa xuân của thiên nhiên đất trời, trong khí thế tưng bừng sự sống của đất nước vào mùa xuân, tác giả cảm nhận được một mùa xuân trỗi dậy tự đáy tâm hồn mình. Đó là mùa xuân của sức sống tươi trẻ, mùa xuân của cống hiến và hi sinh.
 ( 1 điểm ) 
 + Ước nguyện chân thành: Làm một con chim, làm một cành hoa, làm một nốt trầm để dâng hiến cho mùa xuân cuộc đời.
 ( 0,5 điểm )
 + Đó là ước nguyện thiết tha cháy bỏng ( Điệp ngữ ) sôi tràn nhiệt huyết căng tràn nhựa sống, hi sinh thổi bồng lên niềm tin bất diệt.
 ( 0,5 điểm ) 
 + Đó là ước nguyện được cống hiến suốt cả cuộc đời, không ngừng nghỉ ( Tuổi hai mươi đến khi tóc bạc ). Sự hiến dâng chân thành lặng lẽ.
 ( 1 điểm ) 
 + Khát vọng đựơc sống, được hiến dâng đã trở thành lẽ sống của nhà thơ ( Chú ý những điệp ngữ . Ta làm, dù là) (1điểm)
5. Khổ thơ cuối: ( 0,5 điểm )
 - Khúc hát mùa xuân, khúc hát quê hương đất nước như là niềm tự hào khôn nguôi về quê hương đất nước, là lời ca, ca ngợi sự trường tồn bất diệt của mùa xuân quê hương, mùa xuân của dân tộc.
c) Kết bài: ( 1,5 điểm ).
- Khẳng định giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ.
- ý nghĩa của bài thơ: Bài thơ là lời tâm tình nhỏ nhẹ mà sâu sắc về ý nghĩa cuộc sống đối với mỗi dời người.
 Cuộc đời và sự nghiệp của Thanh Hải để lại cho đời là minh chứng cho khát vọng, cho lẽ sống của nhà thơ.
 ( GV căn cứ vào phân tích của học sinh trong bài làm để cho điểm phù hợp. Nếu mắc nhiều lỗi có thể trừ điểm. )
yêu cầu về hình thức: Bố cục rõ ràng.
Không mắc nhiều lỗi diễn đạt, lỗi chính tả.
Lập luận chặt chẽ
3. Nhận xét, đánh giá;
 a. ưu điểm:
 - Đa số HS hiểu đề, nắm vững vấn dề nghị luận ( ............................................................) 
 - Một số bài chữ viết rõ ràng, đẹp, bố cục chặt chẽ ( .......................................................)
 - Một số bài viết đủ ý, sự sắp xếp các ý hợp lô gíc (.........................................................)
 b. Hạn chế: 
 - Nhiều bài quá sơ sài: 
 -Một số bài bố cục không đảm bảo, cha biết lập luận
 - Lỗi chính tả, lỗi diễn đạt nhiều:
 c. Đánh giá:
 - Điểm:
 + Giỏi:
 + Khá:
 + TB:
 + YK:
 - GV gọi điểm, đọc bài khá, bài kém để HS rút kinh nghiệm
D. Đánh giá, điều chỉnh kế hoạch:
..............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
 **************************************

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an ngu van 9.doc