Giáo án môn Ngữ văn 6, kì I - Tiết 8: Tìm hiểu chung về văn tự sự (tiếp)

Giáo án môn Ngữ văn 6, kì I - Tiết 8: Tìm hiểu chung về văn tự sự (tiếp)

Tiết: 8 Ngày soạn

TÊN BÀI: TÌM HIỂU CHUNG VỀ VĂN TỰ SỰ ( tiếp)

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

 1. Kiến thức: Giúp HS nắm được thế nào là văn tự sự, vai trò của phương thức tự sự trong cuộc sống, trong giao tiếp.

 2. Kỹ năng: Rèn kĩ năng nhận biết văn bản tự sự, bước đầu tập viết, tập nói văn bản tự sự.

3. Thái độ: Giáo dục học sinh ý thức sử dụng văn tự sự trong nói, viết.

B. CHUẨN BỊ:

 1. Giáo viên: Soạn bài, bảng phụ, các loại văn bản.

 2. Học sinh: Soạn câu hỏi ở sgk.

C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:

 I. Ổn định tổ chức:

 GV: Yêu cầu lớp trưởng báo cáo sĩ số.

 HS: Trật tự,ổn định chỗ ngồi.

 II. Kiểm tra bài cũ:

 Tự sự là gì? Mục đích của tự sự?

 

doc 3 trang Người đăng thu10 Lượt xem 618Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn 6, kì I - Tiết 8: Tìm hiểu chung về văn tự sự (tiếp)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết: 8 Ngày soạn
TÊN BÀI: TÌM HIỂU CHUNG VỀ VĂN TỰ SỰ ( tiếp)
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
 1. Kiến thức: Giúp HS nắm được thế nào là văn tự sự, vai trò của phương thức tự sự trong cuộc sống, trong giao tiếp.
 2. Kỹ năng: Rèn kĩ năng nhận biết văn bản tự sự, bước đầu tập viết, tập nói văn bản tự sự.
3. Thái độ: Giáo dục học sinh ý thức sử dụng văn tự sự trong nói, viết.
B. CHUẨN BỊ:
 1. Giáo viên: Soạn bài, bảng phụ, các loại văn bản.
 2. Học sinh: Soạn câu hỏi ở sgk.
C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
 I. Ổn định tổ chức:
 GV: Yêu cầu lớp trưởng báo cáo sĩ số.
 HS: Trật tự,ổn định chỗ ngồi.
 II. Kiểm tra bài cũ: 
 Tự sự là gì? Mục đích của tự sự?
III. Bài mới:
 1. Đặt vấn đề: Tiết trước các em đã hiểu thế nào là văn tự sự.Hôm nay các em sẽ vận dụng kiến thức đã học về tự sự để làm bài tập.
 2. Triển khai bài dạy:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức
Hoạt động 1:
 GV: Phương thức tự sự thể hiện như thế nào?Câu chuyện thể hiện ý nghĩa gì?
HS: Suy nghĩ, trả lời.
GV: Nhận xét, bổ sung và nhấn mạnh.
HS: Đọc bài thơ.
GV: Bài thơ có phải là tự sự không?Vì sao?
HS: Suy nghĩ, trả lời.
GV: Nhận xét và bổ sung.
GV: Hãy kể lại câu chuyện?
HS: Suy nghĩ, trả lời.
GV: Nhận xét, ghi bảng.
GV: Gọi HS đọc hai văn bản.
 GV: Hai văn bản trên có nội dung tự sự không? Vì sao? Tự sự ở đây có vai trò gì?
HS: Suy nghĩ, trả lời.
GV: Nhận xét và bổ sung.
GV : Hãy kể câu chuyện để giải thích nguồn gốc của người Việt Nam.
HS: Kể lại câu chuyện. 
Lớp nhận xét, bổ sung.
GV: Kết luận.
HS: Đọc bài tập, trả lời.
GV: Nhận xét.
II. Luyện tập. 
 Bài tập 1: 
Truyện kể diễn biến tư tưởng của ông lão, mang sắc thái hóm hỉnh, thể hiện tình yêu cuộc sống, dù kiệt sức thì sống cũng hơn chết.
Bài tập 2: 
- Bài thơ là thơ tự sự, kể chuyện có đầu, có cuối, có nhân vật, có diễn biến để chế giễu tính tham ăn của mèo.
- Bé Mây rủ mèo con đánh bẫy bầy chuột nhắt.
- Lấy cá nướng thơm bỏ trong cạm sắt.
- Đêm bé nằm mơ thấy chuột sa đầy lồng
- Sáng dậy thấy mèo nằm trong lồng.
Bài tập 3: 
- Cả hai bản đều có nội dung tự sự với ý nghĩa kể chuyện, kể việc.
- Tự sự có vai trò giới thiệu, tường thuật, kể chuyện thời sự hay lịch sử.
Bài tập 4: 
Lạc Long Quân là Rồng lấy Âu Cơ là Tiên, sinh ra trăm con trai sau đó chia con, người con trưởng theo Âu Cơ được làm vua, lấy hiệu Hùng Vương, đóng đô ở Phong Châu, đời đời cha truyền con nối. Biết ơn và tự hào về dòng giống của mình, người Việt tự xưng là con Rồng cháu Tiên.
Bài tập 5: 
Nên kể vài thành tích của Minh để thuyết phục các bạn.
*Bài tập mở rộng: 
Bài tập 1:
Theo em, ý kiến nào sau đây nói đúng về tự sự ?
a.Tự sự là kể ra các việc mà ai đó đã làm.
b. Tự sự là kể một cốt truyện hấp dẫn.
c. Tự sự là kể một chuỗi sự việc, sự việc này dẫn đến sự việc kia, cuối cùng tạo 
thành một kết thúc.
d. Tự sự là kể một chuỗi sự việc, sự việc
này dẫn đến sự việc kia.
Bài tập 2: 
Ý kiến nào sau đây nói đúng về chức 
năng của tự sự?
a.Tự sự nhằm để thông báo các sự việc đã xảy ra.
b. Tự sự để biểu hiện số phận phẩm chất của con người.
c. Tự sự nhằm bày tỏ thái độ khen, chê đối với người và việc.
d.Tự sự nhắm nêu một vấn đề có ý nghĩa.
IV. Củng cố: 
 1. GV củng cố lại kiến thức của bài học. 
 2. HS đọc ghi nhớ ở sgk.
 V. Dặn dò: 
Về nhà: Học bài cũ và nội dung phần ghi nhớ.
 Soạn: Sơn Tinh, Thủy Tinh.
 —–—–&—–—–—

Tài liệu đính kèm:

  • docTIET 8.doc