Giáo án môn Ngữ văn 6, kì I - Tiết 7: Tìm hiểu chung về văn tự sự

Giáo án môn Ngữ văn 6, kì I - Tiết 7: Tìm hiểu chung về văn tự sự

Tiết: 7 Ngày soạn

TÊN BÀI: TÌM HIỂU CHUNG VỀ VĂN TỰ SỰ.

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

 1. Kiến thức: Giúp HS nắm được thế nào là văn tự sự, vai trò của phương thức tự sự trong cuộc sống, trong giao tiếp.

 2. Kỹ năng: Rèn kĩ năng nhận biết văn bản tự sự, bước đầu tập viết, tập nói văn bản tự sự.

 3. Thái độ: Giáo dục học sinh ý thức sử dụng văn tự sự trong nói, viết.

B. CHUẨN BỊ:

 1. Giáo viên: Soạn bài, bảng phụ, các loại văn bản.

 2. Học sinh: Soạn câu hỏi ở sgk.

C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:

 I. Ổn định tổ chức:

 GV: Yêu cầu lớp trưởng báo cáo sĩ số.

 HS: Trật tự,ổn định chỗ ngồi.

 II. Kiểm tra bài cũ:

Giao tiếp là gì? Văn bản là gì? Có mấy kiểu văn bản thường gặp?

III. Bài mới:

 1. Đặt vấn đề: Hằng ngày chúng ta thường nghe cha, mẹ, anh, chị hoặc bạn bè kể chuyện

 

doc 3 trang Người đăng thu10 Lượt xem 573Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn 6, kì I - Tiết 7: Tìm hiểu chung về văn tự sự", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết: 7 Ngày soạn
TÊN BÀI: TÌM HIỂU CHUNG VỀ VĂN TỰ SỰ.
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
 1. Kiến thức: Giúp HS nắm được thế nào là văn tự sự, vai trò của phương thức tự sự trong cuộc sống, trong giao tiếp.
 2. Kỹ năng: Rèn kĩ năng nhận biết văn bản tự sự, bước đầu tập viết, tập nói văn bản tự sự.
 3. Thái độ: Giáo dục học sinh ý thức sử dụng văn tự sự trong nói, viết.
B. CHUẨN BỊ:
 1. Giáo viên: Soạn bài, bảng phụ, các loại văn bản.
 2. Học sinh: Soạn câu hỏi ở sgk.
C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
 I. Ổn định tổ chức:
 GV: Yêu cầu lớp trưởng báo cáo sĩ số.
 HS: Trật tự,ổn định chỗ ngồi.
 II. Kiểm tra bài cũ: 
Giao tiếp là gì? Văn bản là gì? Có mấy kiểu văn bản thường gặp?
III. Bài mới:
 1. Đặt vấn đề: Hằng ngày chúng ta thường nghe cha, mẹ, anh, chị hoặc bạn bè kể chuyện
 2. Triển khai bài dạy:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức
Hoạt động 1:
GV: Hằng ngày các em có kể chuyện và nghe kể chuyện không ? Kể những chuyện gì?
HS: Trả lời.
GV: Nhận xét và ghi bảng.
 GV: Kể chuyện để làm gì?
HS: Suy nghĩ, trả lời.
GV: Nhận xét và bổ sung.
 GV: Mục đích của người kể, người nghe?
HS: Suy nghĩ, trả lời.
GV: Nhận xét và bổ sung.
GV: Truyện Thánh Gióng kể về ai? Thời nào? Làm việc gì?
HS: Suy nghĩ, trả lời.
GV: Nhận xét, ghi bảng.
GV: Vì sao nói truyện này ca ngợi công đức của vị anh hùng làng Gióng?
HS: Suy nghĩ, trả lời.
GV: Nhận xét và bổ sung.
GV: Hãy liệt kê các sự việc theo thứ tự trước sau của truyện?
HS: Suy nghĩ, trả lời.
GV: Nhận xét và bổ sung.
GV : Từ thứ tự các sự việc trên, em hiểu gì về văn tự sự?
HS: Suy nghĩ, trả lời.
GV: Nhận xét và bổ sung.
HS: Đọc ghi nhớ ở sgk.
GV : Thế nào là chuổi sự việc có đầu có đuôi?
HS: Suy nghĩ, trả lời.
GV: Nhận xét và bổ sung.
GV: Giảng phần chú ý.
 -Việc xảy ra trước là nguyên nhân của sự việc xảy ra sau, giải thích cho sự việc sau.
+Kể một sự việc phải kể các chi tiết nhỏ tạo nên sự việc đó.
-Ví dụ:Thánh Gióng ra đời.
-Hai vợ chồng ông lão muốn có con.
-Bà vợ ướm thử chân, có thai.
-Sau mười hai tháng sinh ra Gióng.
-Gióng lên ba mà không biết nói, cười, đi, đặt đâu nằm đấy.
+Kết thúc là hết viêc, là đã thực hiện xong mục đích giao tiếp.
I. Ý nghĩa và đặc điểm chung của phương thức tự sự. 
 1. Kể chuyện cổ tích, chuyện đời thường, chuyện sinh hoạt.
- Để biết, nhận thức về người, sự vật, để khen chê.
- Người kể thông báo, người nghe tìm hiểu, biết.
2. Truyện Thánh Gióng.
- Kể về Thánh Gióng thời Hùng Vương thứ sáu đã đánh giặc giữ nước.
- Gióng sinh ra, lớn lên, đi đánh giặc, về trời.
- Vì Gióng đã có công đánh đuổi giặc.
* Liệt kê các sự việc.
- Sự ra đời của Gióng.
- Gióng biết nói và nhận trách nhiệm đi đánh giặc.
- Gióng lớn nhanh như thổi.
- Gióng vươn vai thành tráng sĩ.
- Gióng đánh tan giặc.
- Gióng bay về trời.
- Vua lập đền thờ, phong danh hiệu.
- Dấu tích còn lại của Gióng.
* Ghi nhớ: sgk.
IV. Củng cố: 
 1. GV củng cố lại kiến thức của bài học. 
 - Tự sự là gì?
 - Thế nào là chuổi sự việc có đầu, có đuôi ?
 2. HS đọc ghi nhớ ở sgk.
 V. Dặn dò: 
Về nhà: Học bài cũ và nội dung phần ghi nhớ.
 Làm các bài tập để tiết sau luyện tập.
 —–—–&—–—–—

Tài liệu đính kèm:

  • docTIET 7.doc