Tiết: 2 Ngày soạn
TÊN BÀI: HDĐT:BÁNH CHƯNG BÁNH GIẦY
( Truyền thuyết)
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức: Giúp HS: Nắm được định nghĩa truyền thuyết, hiểu nội dung, ý nghĩa và những chi tiết tưởng tượng kì ảo của truyện.
2. Kỹ năng: Rèn kĩ năng đọc diễn cảm, kể chuyện, phân tích.
3. Thái độ: Bồi dưỡng cho học sinh lòng tự hào về nguồn gốc của mình.Từ đó giáo dục cho học sinh lòng yêu nước, yêu dân tộc, phong tục, giống nòi.
B. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: Soạn bài, tranh, bảng phụ.
2. Học sinh: Soạn câu hỏi ở sgk.
C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
I. Ổn định tổ chức:
GV: Yêu cầu lớp trưởng báo cáo sĩ số.
HS: Trật tự,ổn định chỗ ngồi.
II. Kiểm tra bài cũ: Em hãy nêu nội dung, ý nghĩa của truyện Con Rồng, cháu Tiên?
III. Bài mới:
1. Đặt vấn đề: Hằng năm, mỗi khi Tết đến xuân về, nhân dân ta- con cháu của các vua Hùng – từ miền ngược đến miền xuôi, vùng rừng núi cũng như vùng biển, lại nô nức, hồ hởi chở lá dong, xay đỗ, giã gạo gói bánh chưng. Quang cảnh ấy làm cho chúng ta thêm yêu, thêm quý và tự hào về nền văn hóa cổ truyền độc đáo của dân tộc và như làm sống lại truyền thuyết Bánh chưng, bánh giầy.
Tiết: 2 Ngày soạn TÊN BÀI: HDĐT:BÁNH CHƯNG BÁNH GIẦY ( Truyền thuyết) A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: 1. Kiến thức: Giúp HS: Nắm được định nghĩa truyền thuyết, hiểu nội dung, ý nghĩa và những chi tiết tưởng tượng kì ảo của truyện. 2. Kỹ năng: Rèn kĩ năng đọc diễn cảm, kể chuyện, phân tích. 3. Thái độ: Bồi dưỡng cho học sinh lòng tự hào về nguồn gốc của mình.Từ đó giáo dục cho học sinh lòng yêu nước, yêu dân tộc, phong tục, giống nòi. B. CHUẨN BỊ: 1. Giáo viên: Soạn bài, tranh, bảng phụ. 2. Học sinh: Soạn câu hỏi ở sgk. C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: I. Ổn định tổ chức: GV: Yêu cầu lớp trưởng báo cáo sĩ số. HS: Trật tự,ổn định chỗ ngồi. II. Kiểm tra bài cũ: Em hãy nêu nội dung, ý nghĩa của truyện Con Rồng, cháu Tiên? III. Bài mới: 1. Đặt vấn đề: Hằng năm, mỗi khi Tết đến xuân về, nhân dân ta- con cháu của các vua Hùng – từ miền ngược đến miền xuôi, vùng rừng núi cũng như vùng biển, lại nô nức, hồ hởi chở lá dong, xay đỗ, giã gạo gói bánh chưng. Quang cảnh ấy làm cho chúng ta thêm yêu, thêm quý và tự hào về nền văn hóa cổ truyền độc đáo của dân tộc và như làm sống lại truyền thuyết Bánh chưng, bánh giầy. 2. Triển khai bài dạy: Hoạt động của thầy và trò Nội dung kiến thức Hoạt động 1: GV: Gọi 1 học sinh nhắc lại khái niệm về truyền thuyết. GV: Hướng dẫn cách đọc, đọc mẫu 1 đoạn. HS: Đọc văn bản. GV: Nhận xét. GV: Nêu từng từ khó cho HS giải thích. GV: Em hãy xác định bố cục của văn bản? HS: Suy nghĩ, trả lời. GV: Nhận xét và bổ sung. Hoạt động 2: GV: Vua Hùng đã chọn người nối ngôi trong hoàn cảnh nào? HS: Suy nghĩ, trả lời. GV: Nhận xét. GV: Ý định của vua như thế nào? HS: Dựa vào văn bản trả lời. GV: Nhận xét, bổ sung và kết luận. HS: Ghi bài. GV: Vua Hùng chọn người nối ngôi bằng cách nào? HS: Kiếm tìm, phát hiện. GV: Nhận xét, bổ sung và kết luận. HS: Ghi bài. GV: Em có nhận xét gì về cách thức truyền ngôi của vua? HS: Thảo luận, trình bày. GV: Nhận xét và kết luận. GV: Vì sao Lang Liêu được thần giúp đỡ? HS: Suy nghĩ, trả lời. GV: Nhận xét, bổ sung. HS: Ghi bài. GV: Vì sao hai thứ bánh của Lang Liêu được vua chọn để tế trời, đất và Lang Liêu được truyền ngôi? HS: Trả lời. GV: Em hãy nêu ý nghĩa của truyện? HS: Thảo luận nhóm. Các nhóm trình bày. GV: Nhận xét, kết luận. Hoạt động 3: GV: Em hãy nêu nội dung và nghệ thuật của văn bản Bánh chơng, bánh giầy? HS: Trả lời. GV: Nhận xét, kết luận. GV: Yêu cầu 2- 3 HS đọc phần ghi nhớ ở sgk. HS: Đọc ghi nhớ ở sgk. Hoạt động 4 : GV: Giao bài tập cho HS về nhà làm. I.Tìm hiểu chung: 1. Đọc – tìm hiểu chú thích: a. Đọc: b. Chú thích: 2. Bố cục: 3 đoạn. - Đoạn 1: Từ đầu - > chứng giám: Hoàn cảnh, ý định, cách thức vua Hùng chọn người nối ngôi. - Đoạn 2: Tiếp - > hình tròn: Lang Liêu được thần giúp đỡ. - Đoạn 3: Còn lại: Lang Liêu được nối ngôi vua. II. Phân tích: 1. Hoàn cảnh, ý định, cách thức vua Hùng chọn người nối ngôi. a. Hoàn cảnh. Vua đã già, giặc ngoài đã dẹp yên, thiên hạ thái bình, có 20 con trai. b. Ý định. - Người nối ngôi vua không nhất thiết là con trưởng. - Đưa ra câu đó đặc biệt, ai làm vừa ý vua thì được truyền ngôi. - Không theo lệ truyền ngôi từ các đời trước, chú trong tài trí hơn là trưởng, thứ. 2. Lang Liêu được thần giúp đỡ. - Lang Liêu thiệt thòi nhất: mồ côi mẹ. - Chỉ chăm lo việc đồng áng. - Là người duy nhất hiểu được ý thần. 3. Lang Liêu được nối ngôi vua. - Hai thứ bánh có ý nghĩa thực tế: quý trọng nghề nông, hạt gạo, có ý nghĩa sâu xa: tượng trời đất muôn loài. - Lang Liêu đã làm vừa ý vua. 4. Ý nghĩa của truyền thuyết. - Giải thích nguồn gốc sự vật - Đề cao lao động, nghề nông - Thể hiện quan niệm duy vật thô sơ: trời tròn, đất vuông. - Mơ ước vua sáng, tôi hiền, đất nước thái bình, nhân dân no ấm. III.Tổng kết: 1. Nội dung: Ghi nhớ sgk. 2. Nghệ thuật: IV. Luyện tập: IV. Củng cố: 1. GV củng cố lại kiến thức của bài học. 2. Em hãy nêu ý nghĩa của văn bản Con Rồng, cháu Tiên? 3. HS đọc phần đọc thêm ở sgk trang 8 – 9. V. Dặn dò: Về nhà: Học bài cũ và nội dung phần ghi nhớ. Soạn: Từ và cấu tạo của từ tiếng Việt. &
Tài liệu đính kèm: