Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tuần 18 - Năm học 2007-2008

Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tuần 18 - Năm học 2007-2008

HĐ1(15'): Học sinh trao đổi nhóm về nội dung đã sưu tầm được.

Các thành viên trong nhóm trình bày, trao đổi về các vấn đề đã sưu tầm, chuẩn bị ở nhà.

HĐ2(22'): Học sinh trình bày kết quả sưu tầm trước lớp.

Học sinh cử đại diện nhóm trình bày miệng câu chuyện dân gian địa phương đã sưu tầm được.

HS giới thiệu về trò chơi dân gian địa phương (ý nghĩa trò chơi, cách chơi, thể lệ chơi )

doc 8 trang Người đăng vienminh272 Lượt xem 494Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tuần 18 - Năm học 2007-2008", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tuần 18 
Ngày dạy /12/ 2007Lớp 6A, 6B, 6C
Tiết 69
Chương trình Ngữ văn địa phương
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
Giúp học sinh nắm được một số truyện cổ dân gian hoặc sinh hoạt văn hoá dân gian địa phương. Biết kể một số truyện dân gian hoặc sinh hoạt văn hoá dân gian địa phương mình.
2. Kĩ năng:
Rèn kĩ năng kể chuyện dân gian, kĩ năng giới thiệu, thuyết minh trò chơi dân gian.
3. Thái độ:
Giáo dục học sinh ý thức giữ gìn và phát triển văn học địa phương, tự hào và biết giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc trên địa phương mình sinh sống.
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
- GV: Sưu tầm một số truyện cổ dân gian địa phương; trò chơi dân gian địa phương.
- HS: Sưu tầm một số phong tục, sinh hoạt văn hoá ở địa phương; truyện cổ dân gian địa
 phương, trò chơi dân gian địa phương.
III. Tiến trình bài dạy:
1. Kiểm tra(2'): Kiểm tra việc sưu tầm của học sinh
2. Bài mới:
* Giới thiệu bài(1'): 
Hoạt động của thầy- Trò
Nội dung
HĐ1(15'): Học sinh trao đổi nhóm về nội dung đã sưu tầm được.
Các thành viên trong nhóm trình bày, trao đổi về các vấn đề đã sưu tầm, chuẩn bị ở nhà.
HĐ2(22'): Học sinh trình bày kết quả sưu tầm trước lớp.
Học sinh cử đại diện nhóm trình bày miệng câu chuyện dân gian địa phương đã sưu tầm được.
HS giới thiệu về trò chơi dân gian địa phương (ý nghĩa trò chơi, cách chơi, thể lệ chơi)
I. Trao đổi nhóm:
II. Trình bày kết quả:
1. kể chuyện dân gian.
2. Giới thiệu trò chơi dân gian.
3. Củng cố(3'):
- GV tổng kết và đánh giá kết quả giờ học:
+ ý thức sưu tầm của học sinh
+ Những nội dung đã sưu tầm được
+ Tuyên dương những học sinh có kết quả sưu tầm tốt
- Lưu ý một số đặc sắc của văn học, văn hoá dân gian địa phương.
+ Truyện dân gian
+ Trò chơi dân gian.
- Rút ra bài học chung khi học tập chương trình Ngữ văn địa phương.
4. Hướng dẫn học ở nhà (2'):
- Viết một bài văn ngắn phát biểu cảm nghĩ của em về văn học dân gian địa phương và một số phong tục văn hoá địa phương.
- Tập kể diễn cảm một số câu chuyện em đã học. Giờ sau hoạt động Ngữ văn thi kể chuyện.
Ngày soạn: 14/ 12/ 2010
Ngày dạy: 6A
 6B
Chương trình địa phương phần tiến việt
rèn luyện để sửa một số lỗi chính tả
thường mắc (các cặp phụ âm đầu dễ lẫn)
I Mục tiêu cần đạt 
1 Kiến thức:
- Hiểu được cách phát âm các nguyên âm đôi iê, ươ, uô.
- Hiểu, phân biệt được sự khác nhau giữa các phụ âm đầu dễ lẫn: tr/ ch; s/ x; l/ n; r/ d/ gi
- Hiểu được nguyên nhân thường mắc lỗi chính tả của học sinh THCS Tuyên Quang (nhất là học sinh các dân tộc thiểu số)
2. Kĩ năng:
- Biết phát hiện các lỗi chính tả về các cặp phụ âm đầu dễ lẫn.
3. Thái độ:
	Có ý thức giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
- GV: Soạn bài theo tài liệu chương trình địa phương Tuyên Quang
 Phô tô bài tập 1, 2, 3, 4, 5 
- HS: Sách, vở, bút viết 
III. Tiến trình bài dạy:
1. Kiểm tra (2'): Kiểm tra việc sưu tầm của học sinh
2. Bài mới:
* Giới thiệu bài(1'): 
Hoạt động của thầy- Trò
Nội dung
*Hoạt động 1 Đọc và phát âm đúng
GV: Đưa ra đoạn văn bài tập 1 SGK tr -11 cho HS đọc
Em hãy nhận xét bạn đọc đoạn văn trên sai từ nào?Em hãy đọc lại đoạn văn đó?
GV nhận xét, kết luận: Những tiếng có chứa các nguyên âm đôi cần chú ý đọc đúng là: “ ruộng, thượng, điền, xuống, nước, kiểu, chiến, người, dưới, khiến..”
*Hoạt động 2: Luyện tập viết chính tả
GV phát phiếu học tập
HS làm các bài tập 2, 3, 4, 5
Đại diện nhóm trình bày kết quả, các nhóm nhận xét bổ sung.
GV nhận xét, bổ sung, kết luận đưa ra đáp án của các bài tập 2, 3, 4, 5
Đáp án bài tập 2
giản dị
xán lạn
giặc, rất lo sợ, sứ giả, đánh giặc
ra lửa, một làng, làng cháy
Đáp án bài tập 3
Cả bọn đờ người ra vì lo lắng.
Thầy giáo đã nói về vấn đề “phòng chống tệ nạn xã hội”
Cả lớp im lặng nghe cô giáo giảng bài
Đáp án bài tập 4
cô tổng phụ trách trả sổ đầu bài cho từng lớp và bàn giao trực tuần cho lớp mới.
Bạn lớp trưởng chỉnh lại hàng ngũ rồi cho các bạn vào lớp 
Bụi tre đã cao, che lấp cả mái nhà
Gạo châu củi quế
Đáp án bài tập 5
Thầy mong rằng tuần tới, lớp ta cố gắng giành được nhiều điểm tốt hơn nữa
Bạn đã làm là rất tốt, cô giáo cho bạn điểm nười là rất xứng đáng.
Thần dùng phép lạ, bốc từng quả đồi, dời từng dãy núi chặn dòng nước dữ.
4. Củng cố: GV hệ thống tiết học và đưa ra bài tập đã phô tô để HS điền
Viết lại các từ sai trong các câu sau cho đúng:
Chúng em đang quét sân thì trời đổ mươ thật to
Năm học này, em quết tâm đạt danh hiệu “Học sinh tuyên tuyến”
Trời đã khuê mà cô giáo vẫn cặm cụi soạn bài
4. Hướng dẫn học ở nhà:
- Lập sổ tay chính tả ghi những từ hay sai sửa lại cho đúng
- chuẩn bị bài thi kể chuyện
..
Soạn:14/12/2009	Tiết 70
Giảng: 6A:...../12/2010
	 6B:...../12/2010	 Hoạt động Ngữ văn:
Thi kể chuyện
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Giúp học sinh:
 - Kể được câu chuyện mà mình yêu thích có đủ nội dung, bố cục, diễn đạt chôi chảy, tự nhiên.
2. Kĩ năng:
	 - Rèn kĩ năng kể chuyện diễn cảm trước đông người.
3. Thái độ:
- Lôi cuốn học sinh tham gia vào các hoạt động về Ngữ văn, từ đó thêm yêu bộ môn, yêu Tiếng Việt, thích làm văn, kể chuyện.
II. Chuẩn bị :
- GV: Đọc tài liệu về một số chuyện dân gian, truyện hiện đại, những bài ca dao, những câu tục ngữ Việt Nam.
- HS: Tập kể diễn cảm một số câu chuyện.
III. Tiến trình bài dạy:
1. Kiểm tra: 
- Sĩ số:	6A:...................................; 6B:......................................
- Bàiv cũ: Kết hợp trong giờ.
2. Bài mới:
Hoạt động của thầy và Trò
Nội dung
HĐ1(19'): Học sinh thi kể chuyện trước nhóm
HS lần lượt kể diễn cảm những câu chuyện mà mình yêu thích trước nhóm.
Các thành viên trong nhóm nhận xét.
Các tổ bình chọn người có giọng kể hay, xuất sắc tuyên dương trước nhóm và cử đại diện nhóm kể trước tập thể lớp.
HĐ2(20'):Học sinh kể chuyện trước lớp
 Đại diện các nhóm lên kể trước lớp 
Lớp nhận xét:
+ Nội dung kể thế nào ?
+ Lời kể diễn cảm chưa ?
+ Phong cách có tự nhiên không ?
GV nhận xét, cho điiểm khuyến khích những câu chuyện kể hay.
I. Thi kể chuyện trước nhóm
II. Kể chuyện trước lớp:
 3. Củng cố(3'):
- GV lưu ý cho học sinh cách kể chuyện: Về nội dung, lời kể, phong cách
- Giáo dục học sinh ý thức học tập môn Ngữ văn, phương pháp học tập bộ môn để đạt hiệu quả.
4. Hướng dẫn học ở nhà(2'):
- Tiếp tục tập kể chuyện 
- Sưu tầm ca dao, tục ngữ Việt Nam giờ sau tiếp tục hoạt động Ngữ văn.
..
Soạn:15/12/2009	Tiết 71
Giảng: 6A:...../12/2009	 Hoạt động Ngữ văn:
 	 6B:...../12/2009 	 Thi kể chuyện
(Tiếp theo)
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: 
- Tiếp tục giúp học sinh kể được câu chuyện mà mình yêu thích có đủ nội dung, bố cục, diễn đạt chôi chảy, tự nhiên.
- Học sinh đọc trước lớp những câu tục ngữ, ca dao do mình sưu tầm. 
2. Kĩ năng:
	 - Tiếp tục rèn kĩ năng kể chuyện diễn cảm trước đông người.
3. Thái độ:
- Lôi cuốn học sinh tham gia vào các hoạt động về Ngữ văn, từ đó thêm yêu bộ môn, yêu Tiếng Việt, thích làm văn, kể chuyện, sưu tầm môt số thể loại văn học
II. Chuẩn bị :
- GV: Đọc tài liệu về một số chuyện dân gian, truyện hiện đại, những bài ca dao, những câu tục ngữ Việt Nam.
- HS: Tập kể diễn cảm một số câu chuyện, sưu tầm ca dao, tuc ngữ Việt Nam.
III. Tiến trình bài dạy:
1. Kiểm tra: 
- Sĩ số:	6A:...................................; 6B:......................................
- Bàiv cũ: Kết hợp trong 
2. Bài mới:
Hoạt động của thầy và Trò
Nội dung
HĐ1(19'): Học sinh kể chuyện trước lớp.
 GV gọi học sinh lên bảng kể những câu chuyện mình yêu thích trước lớp.
 HS khác nhận xét
GV nhận xét, uấn nắn về nội dung câu chuyện, về ngôn ngữ, giọng điệu, phong cách
HĐ2(20'): Học sinh trình bày kết quả sưu tầm tục ngữ, ca dao
HS trình bày trước nhóm về kết quả sưu tầm của mình
Mỗi nhóm cử đại diện trình bày trước lớp
Nhóm khác nhận xét
GV nhận xét.
II. Kể chuyện trước lớp (tiếp)
III. Sưu tầm tục ngữ, ca dao:
3. Củng cố(3'):
- GV hệ thống nội dung bài học qua 2 tiết.
- Nhận xét về ý thức tham gia thi kể chuyện, sưu tầm ca dao, tục ngữ trong hoạt động Ngữ văn. 
4. Hướng dẫn về nhà(2'):
- Tập viết lời kết khác cho một câu chuyện cổ tích hoặc truyền thuyết.
- Ôn tập lại toàn bộ kiến thức Ngữ văn đã học. Chuẩn bị thi học kì I 
Soạn: 5/1/2010	Tiết 72
Giảng: 6AB: / 1 /2010	Trả bài kiểm tra học kì I
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
Củng cố kiến thức các phần văn, tiếng Việt, tập làm văn đã học trong chương trình ngữ văn 6 kì I
2. Kĩ năng: 
 Rèn kĩ năng viết bài văn tự sự, kĩ năng tổng hợp kiến thức.
3. Thái độ:
 Có ý thức làm bài, vận dụng các phương pháp viết bài văn tự sự để tạo lập văn bản.
II. Chuẩn bị:
- GV: Chấm chữa bài
- HS: Ôn tập tổng hợp
III. Tiến trình bài dạy:
1. Kiểm tra: kết hợp trong giờ
2. Bài mới
* Giới thiệu bài:( 1') Nêu mục tiêu giờ học
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
HĐ1(20')Tìm hiểu yêu cầu của đề và xây dựng đáp án.
 - HS đọc đề bài, xác định yêu cầu của đề
- Xác định nội dung cần đạt
- Xây dựng dàn bài
HĐ2(7') Nhận xét bài làm của HS 
-GV hướng dẫn HS tự nhận xét đánh giá bài của mình 
+ Nội dung 
+ Bố cục bài viết
- GV nhận xét chung
- Tuyên dương 1 số bài làm khá .
- Rút kinh nghiệm 1 số bài chưa đạt yêu cầu .
HĐ3(7' ): Hướng dẫn chữa lỗi bài viết của HS
 - GV trả bài
- HS chữa lỗi trong bài viết của mình
- HS trao đổi bài viết tự kiểm tra theo cặp
- GV kiểm tra một số bài viết của HS
- GV hướng dẫn chữa một số lỗi 
I. Đề bài, tìm hiểu đề, xây dựng đáp án. 
Đề , đáp án .
Cõu 1:
- Thành phụ́ Hụ̀ Chí Minh, Lờ nin, 
Hung ga ri, Đan mạch.
Cõu 2: 
- Bài học: Trong mụ̣t tọ̃p thờ̉ mụ̃i thành viờn khụng thờ̉ sụ́ng tách biợ̀t mà phải biờ́t nương tựa vào nhau, gắn bó vào nhau đờ̉ cùng tụ̀n tại và phát triờ̉n.Do đó phải biờ́t hợp tác với nhau và tụn trọng cụng sức của nhau.
Cõu 3:
A, Mở bài:
- Giới thiợ̀u khái quát vờ̀ ngườ định kờ̉ ( là ai, có quan hợ̀ như thờ́ nào, tình cảm của em và lí do sao em lại kờ̉ vờ̀ người đó)
B, thõn bài:
-Giới thiợ̀u vờ̀ ngoại hình, tính cách người đó ( những nét tiờu biờ̉u, gõy ṍn tượng vờ̀ người đó hoặc những kỉ niợ̀m giữa người đó đụ́i với em (những gì em đá trải nghiợ̀m, được ảnh hưởng từ người đó)
C, kờ́t bài:
- Những cảm xúc, suy nghĩ của em vờ̀ người đó: yờu quý, kính trọng, nhớ ơn, khụng quyờn, (mong gặp lại) mong người đó gặp nhiờ̀u may mắn
II. Nhận xét chung .
1. Ưu điểm : 
- Đảm bảo ND yêu cầu .
- Trình bày khoa học , 
- Chữ viết mụ̣t sụ́ bài tương đụ́i sạch đẹp . 
2. Tồn tại : 
 Nhiờ̀u bài trình bày bẩn – tẩy xóa tùy tiện – còn dùng 2 loại mực trong bài . lựa chọn chưa chính xác . 
- Phần tự luận : 
+ ND còn sơ sài . 
+ Diễn đạt còn lủng củng . 
+ Câu văn què cụt . 
+ Chữ viết cẩu thả , sai chính tả , viết in , hoa tùy tiện . 
+ chưa biết trình bày 3 phần của 1 bài văn . 
III. Công bố điểm : 
- Điểm giỏi : 
- Điểm khá : 
- Điểm TB : 
- Điểm yếu : 
- Điểm kém : 
3. Củng cố: (3')
 Nhận xét giờ trả bài
4. Hướng dẫn học ở nhà: (2')
 - Ôn tập chương trình NV tập I .
- Đọc , soạn bài : Bài học đường đời đầu tiên – theo hệ thống câu hỏi sgk tìm đọc truyện Dế Mèn phiêu lưu ký của nhà văn : Tô Hoài 

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 18.doc