Giáo án môn Ngữ văn 6, kì I - Tiết 15: Tìm hiểu đề và cách làm bài văn tự sự

Giáo án môn Ngữ văn 6, kì I - Tiết 15: Tìm hiểu đề và cách làm bài văn tự sự

 Tiết: 15 Ngày soạn

TÊN BÀI: TÌM HIỂU ĐỀ VÀ CÁCH LÀM BÀI VĂN TỰ SỰ

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

 1. Kiến thức: Giúp HS nắm được các kĩ năng tìm hiểu đề và cách làm một bài văn tự sự.

 2. Kỹ năng: Rèn kĩ năng làm dàn ý một bài văn cụ thể.

 3. Thái độ: Giáo dục học sinh ý thức thể hiện rõ bố cục khi làm một bài văn.

B. CHUẨN BỊ:

 Giáo viên: Soạn bài, bảng phụ.

 Học sinh: Soạn câu hỏi ở sgk.

C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:

 I.Ổn định tổ chức:

 GV: Yêu cầu lớp trưởng báo cáo sĩ số.

 HS: Trật tự,ổn định chỗ ngồi.

 II. Kiểm tra bài cũ:

 - Chủ đề là gì? Nêu chủ đề của truyện “Phần thưởng”?

 - Nêu dàn bài của bài văn tự sự?

III. Bài mới:

 1. Đặt vấn đề: Muốn làm một bài văn tự sự, người viết phải biết cách làm bài, tức là phải biết tìm hiểu đề và biết cách làm bài.

 

doc 3 trang Người đăng thu10 Lượt xem 532Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn 6, kì I - Tiết 15: Tìm hiểu đề và cách làm bài văn tự sự", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tiết: 15 Ngày soạn
TÊN BÀI: TÌM HIỂU ĐỀ VÀ CÁCH LÀM BÀI VĂN TỰ SỰ 
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
 1. Kiến thức: Giúp HS nắm được các kĩ năng tìm hiểu đề và cách làm một bài văn tự sự. 
 2. Kỹ năng: Rèn kĩ năng làm dàn ý một bài văn cụ thể.
 3. Thái độ: Giáo dục học sinh ý thức thể hiện rõ bố cục khi làm một bài văn.
B. CHUẨN BỊ:
 Giáo viên: Soạn bài, bảng phụ.
 Học sinh: Soạn câu hỏi ở sgk.
C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
 I.Ổn định tổ chức:
 GV: Yêu cầu lớp trưởng báo cáo sĩ số.
 HS: Trật tự,ổn định chỗ ngồi.
 II. Kiểm tra bài cũ: 
 - Chủ đề là gì? Nêu chủ đề của truyện “Phần thưởng”?
 - Nêu dàn bài của bài văn tự sự?
III. Bài mới:
 1. Đặt vấn đề: Muốn làm một bài văn tự sự, người viết phải biết cách làm bài, tức là phải biết tìm hiểu đề và biết cách làm bài. 
 2. Triển khai bài dạy:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức
Hoạt động 1:
HS: Đọc các đề văn.
GV: Lời văn đề 1 nêu ra những yêu cầu gì?
HS: Suy nghĩ, trả lời.
GV: Nhận xét và bổ sung.
GV: Các đề 3, 4, 5, 6 không có từ kể có phải là đề tự sự không?
HS: Suy nghĩ, trả lời.
GV: Nhận xét, ghi bảng.
GV: Từ trọng tâm trong mỗi đề trên là những từ nào?
HS: Suy nghĩ, trả lời.
GV: Nhận xét.
GV: Đề nào nghiêng về kể việc?
GV: Nhấn ý.
GV: Đề nào nghiêng về kể người?
HS: Suy nghĩ, trả lời.
GV: Nhận xét.
GV: Đề nào nghiêng về tường thuật?
HS: Phát hiện, trả lời.
GV: Nhận xét, nhấn ý.
HS: Đọc đề văn: Kể một câu chuyện em thích bằng lời văn của em.
GV: Đề nêu ra những yêu cầu gì?
HS: Suy nghĩ, phát hiện.
GV: Nhận xét, bổ sung.
 GV: Em chọn truyện nào? Em thích nhân vật nào? Chủ đề của truyện là gì?
HS: Thảo luận nhóm
Các nhóm trình bày.
GV: Nhận xét.
GV: Nên kể mở đầu như thế nào?
HS: Trả lời.
GV: Nhận xét.
GV: Diễn biến của truyện nên kể như thế nào?
HS: Suy nghĩ, trả lời.
GV: Nhận xét.
GV: Truyện kết thúc ra sao?
HS: Trả lời.
GV: Nhận xét.
GV: Thế nào là tự viết bằng lời văn của em?
HS: Suy nghĩ, trả lời.
GV: Nhận xét, bổ sung.
GV: Em hãy rút ra cách làm bài văn tự sự như thế nào?
HS: Đọc ghi nhớ sgk.
Hoạt động 2:
I. Đề, tìm hiểu đề và cách làm bài văn tự sự.
 1. Đề văn tự sự. 
a. Đọc.
b. Nhận xét.
 - Đề 1: Kể câu chuyện em thích bằng lời văn của em.
- Đề 3, 4, 5, 6: Đề tự sự vì đó là nhan đề của bài văn, có việc, có chuyện.
- Từ trọng tâm ở mỗi đề:
+ Đề 1: Câu chuyện em thích.
+ Đề 2: Người bạn tốt.
+ Đề 3: Kỉ niệm.
+ Đề 4: Sinh nhật.
+ Đề 5: Quê em đổi mới.
+ Đề 6: Em đã lớn.
- Kể việc: 3, 4, 5.
- Kể người: 2, 6.
- Tường thuật: 3, 4, 5.
2. Cách làm bài văn tự sự.
a. Tìm hiểu đề: Kể một câu chuyện em thích bằng lời văn của em.
b. Lập ý: Truyện Thánh Gióng.
Chủ đề: Đánh giặc, cứu nước.
c. Lập dàn ý: Xác định truyện bắt đầu kể từ đâu, kết thúc ở đâu.
Bắt đầu từ chỗi đứa bé nghe sứ giả rao tìm người tài đánh giặc.
- MB: Giới thiệu nhân vật: “ Đời Hùng Vương thứ sáu, ở làng Gióng”
- TB: Tiếp lên trời.
- KB: “ Vua nhớ công ơn, phong là Phù Đổng Thiên Vương và lậpu đền thờ ngay ở quê nhà”
d. Tự viết bằng lời văn của em: Tự viết không sao chép văn bản có sẵn.
* Ghi nhớ: SGK
II. Luyện tập:
IV. Củng cố: 
 1. GV củng cố lại kiến thức của bài học.
 2. HS đọc ghi nhớ ở sgk.
 V. Dặn dò: 
Về nhà: Học bài cũ và nội dung phần ghi nhớ.
 Soạn tiếp phần sau luyện tập.
 —–—–&—–—–—

Tài liệu đính kèm:

  • docTIET 15.doc