Giáo án môn học Vật lý lớp 7 - Tiết 5 - Bài 5 : Ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng

Giáo án môn học Vật lý lớp 7 - Tiết 5 - Bài 5 : Ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng

1. Kiến thức:

 - Nêu được tính chất của ảnh tạo bởi gương phẳng.

 - Vẽ được ảnh của một vật đặt trước gương phẳng.

2. Kĩ năng:

 Làm thí nghiệm : Tạo ra ảnh của vật qua gương phẳng và xác định được vị trí của ảnh để nghiên cứu tính chất ảnh của gương phẳng.

3. Thái độ:

 

doc 4 trang Người đăng levilevi Lượt xem 1023Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn học Vật lý lớp 7 - Tiết 5 - Bài 5 : Ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 7-9-09
Ngày giảng: 7A1 : 9-9-09 7A2 :.
Tiết 5-Bài 5 :
ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng
I - Mục tiêu :
1. Kiến thức:
 - Nêu được tính chất của ảnh tạo bởi gương phẳng.
 - Vẽ được ảnh của một vật đặt trước gương phẳng.
2. Kĩ năng:
 Làm thí nghiệm : Tạo ra ảnh của vật qua gương phẳng và xác định được vị trí của ảnh để nghiên cứu tính chất ảnh của gương phẳng.
3. Thái độ:
 Thái độ nghiêm túc khi nghiên cứu một hiện tượng nhìn thấy mà không cầm thấy được ( hiện tượng trừu tượng ). Tích cực hoạt động nhóm.
II - Đồ dùng dạy học :
1. Giáo viên:
 Chuẩn bị cho mỗi nhóm: 1 gương phẳng có giá đỡ ; 1 tấm kính có giá đỡ ; 2 cây nến, diêm để đốt. 1 tờ giấy ; 2 vật bất kì giống nhau.
2. Học sinh:
 Học bài và làm bài. Đọc trước bài 5: ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng.
III- Phương pháp :
- Vấn đáp
- Hoạt động nhóm
- Thực nghiệm
IV. Các hoạt động dạy- học :
HĐ1 : Kiểm tra đầu giờ : (7 ph).
Hoạt động của HS
Trợ giúp của GV
Hai HS lên bảng trả lời
- HS1: Phát biểu định luật phản xạ ánh sáng. Xác định tia tới SI (hình vẽ).
- HS2: Làm bài 4.2 (SBT).
- Nhận xét, đánh giá cho điểm
HĐ2 : Khởi động (2’)
- MT : Tạo hứng thú học tập cho HS
- ĐDDH : Một chậu nước
- Cách tiến hành : Thực hiện bằng phương pháp thực nghiệm
HĐ cả lớp trả lời : Bóng lộn ngược so với hình ảnh thật của chúng ta.
- HĐ cả lớp trả lời :+ Do hình ảnh của chúng ta qua gương phẳng (mặt nước phẳng )
+ Do chúng ta quan sát ngược với ảnh 
- Hàng ngày chúng ta quan sát thấy bóng của chúng trong chậu nước hay trong vũng nước. Bóng của chúng ta có đặc điểm gì so với hình ảnh thật của chúng ta ?
- Tiến hành thí nghiệm cho HS quan sát hình ảnh của mình trong chậu nước. Tại sao lại có hiện tượng đó ?
Vậy : Tại sao có hiện tượng kỳ lạ đó ? Bài hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu.
HĐ3: Nghiên cứu tính chất của ảnh tạo bởi gương phẳng (15 ph).
- MT : HS nêu được tính chất của ảnh tạo bởi gương phẳng : không hứng được trên màn chắn, bằng vật, cách gương một khoảng bằng vật
 - ĐDDH : 1 gương phẳng có giá đỡ ; 1 tấm kính có giá đỡ ; 2 cây nến, diêm để đốt. 1 tờ giấy ; 2 vật bất kì giống nhau.
- Cách tiến hành : Hoạt động nhóm, sử dụng kĩ thuật mảnh ghép
I. Tính chất của ảnh tạo bởi gương phẳng.
* Thí nghiệm:
HTTC: Nhóm.
- HS bố trí thí nghiệm như hình 5.2: 
+ Quan sát: thấy ảnh giống vật.
HĐ cá nhân, dự đoán :
+ ảnh bằng vật
+ Khoảng cách từ ảnh đến gương bằng khoảng cách từ vật đến gương.
1. ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng có hứng được trên màn chắn không ?
- Nhìn vào kính có ảnh nhưng nhìn vào màn chắn không có ảnh.
- Trả lời : 
C1 : Không hứng được ảnh.
* Kết luận: ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng không hứng được trên màn chắn, gọi là ảnh ảo.
2, Độ lớn của ảnh có bằng độ lớn của vật không ? 
- Các nhóm làm thí nghiệm: 
+ đốt nến
+ Nhìn vào tấm kính thì thấy ảnh.
+ Đưa cây nến thứ 2 vào vị trí cây nến đang cháy.
- Trả lời : 
Kích thớc cây nến 2 bằng kích thước cây nến 1. Vậy ảnh của cây nến 1 bằng cây nến 1. 
* Kết luận: Độ lớn ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng bằng độ lớn của vật.
3. So sánh khoảng cách từ một điểm của vật đến gương và khoảng cách từ ảnh của điểm đó đến gương.
- Làm thí nghiệm kiểm tra và trả lời 
C3 :
* Kết luận 3 : Điểm sáng và ảnh của nó tạo bởi gơng phẳng cách gương một khoảng bằng nhau.
- Yêu cầu HS làm thí nghiệm như SGK-15 và quan sát trong gương.
- ảnh của vật có giống vật không ?
- Dự đoán : 
+ Kích thước ảnh so với vật
+ So sánh khoảng cách từ ảnh đến gương với khoảng cách từ vật đến gương.
- yêu cầu HS tiến hành TN theo kĩ thuật mảnh ghép :
B1 : N1- C1 ; N2- C2 ; N3- C3 (5’)
B2 : tạo thành nhóm mới tiến hành TN trả lời các câu C1, C2, C3 (3’)
- Yêu cầu HS tiến hành TN KT bằng cách đưa màn chắn ra sau gương, quan sát và rút ra nhận xét
- Đưa màn chắn đến mọi vị trí để khẳng định không hứng được ảnh.
- Yêu cầu HS làm kết luận.
- Hướng dẫn HS thay pin bằng nến đang cháy để có ảnh rõ.
- Cây nến 2 đang cháy thì kích thước của cây nến 2 và ảnh cây nến 1 như thế nào ?
- Yêu cầu HS làm kết luận.
- Gợi ý: Đo khoảng cách bằng cách đặt thước qua vật (ảnh) đến gương và vuông góc với gương.
- Yêu cầu HS trả lời kết luận 3. Cũng có thể cho HS phát biểu theo kết quả thí nghiệm: Khoảng cách từ ảnh đến gơng bằng khoảng cách từ vật đến gương.
- Yêu cầu các nhóm báo cáo kết quả và thống nhất ý kiến
HĐ4: Giải thích sự tạo thành ảnh bởi gương phẳng (10 ph).
- MT: Giải thích được ảnh của một vật được tạo ra như thế nào? Vẽ được ảnh của một điểm sáng qua gương phẳng
- ĐDDH : Bảng phụ H5.4 –Sgk
- Cách tiến hành : Vấn đáp, thực hành
II. Giải thích sự tạo thành ảnh bởi gương phẳng
HTTC: cả lớp.
- Trả lời : 
C4 :
 + Vẽ ảnh S’ đối xứng qua gương phẳng (tính chất của ảnh qua gương phẳng).
+ Vẽ hai tia phản xạ IR vàKM ứng với hai tia tới SI và SK (Theo định luật phản xạ ánh sáng).
+ Kéo dài hai tia phản xạ: gặp nhau tại S’.
+ Đặt mắt trong khoảng IR; KM sẽ nhìn thấy S’.
+ Không hứng được ảnh trên màn chắn là vì các tia phản xạ lọt vào mắt có đường kéo dài qua S’.
ảnh của một vật là tập hợp của tất cả các điểm trên vật.
- Yêu cầu HS làm 
+ Vật và ảnh cách đều gương
+ Điểm giao nhau của hai tia phản xạ có xuất hiện trên màn chắn không? 
+ Vẽ tia pháp tuyến của mỗi tia tới rồi vẽ tia phản xạ, rồi kéo dài tia phản xạ.
+ Tìm khoảng đặt mắt để ta nhìn thấy ảnh của vật?
Gv nêu thông tin
HĐ6 : Củng cố – Tích hợp môi trường - Hướng dẫn học ở nhà (4’)
- MT: Củng cố lại kiến thức về tính chất của ảnh tạo bởi gương phẳng, HD HS học ở nhà, học sinh liên hệ thực tế gương phẳng và thực tế.
- Cách tiến hành : Vấn đáp
- Nêu tính chất ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng? Nêu cách vẽ ảnh của một điểm qua gương phẳng?
*, Tích hợp môi trường :
- Các mặ hồ trong xanh tạo ra cảnh quan rất đẹp, các dòng sông trong xanh ngoài tác dụng đối với nông nghiệp và sản xuất còn có vai trò điều hoà khí hậu, tạo ra môi trường trong lành.
- Trong trang trí nội thất, trong gian phòng chật hẹp có thể bố trí thêm các gương phẳng lớn trên tường để có cảm giác phòng rộng hơn.
- Các biển báo hiệu giao thông, các vạch phân chia làn đường thường dùng sơn phản quang để người tham gia giao thông dễ dàng nhìn thấy về ban đem
* Hướng dẫn học ở nhà :
- Làm bài : C5, C6 5.1 đến hết SBT. Đọc phần có thể em cha biết.
C5 : Vẽ ảnh A’ của điểm A, ảnh B’ của điểm B rồi nối A’- B’

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 5.doc