. Kiến thức:
- Làm được thí nghiệm để xác định được đường truyền của ánh sáng.
- Phát biểu được định luật truyền thẳng của ánh sáng.
- Biết vận dụng định luật truyền thẳng ánh sáng vào xác định đường thẳng trong thực tế.
- Nhận biết được đặc điểm của 3 loại chùm ánh sáng.
2. Kĩ năng:
Bước đầu biết tìm ra định luật truyền thẳng ánh sáng bằng thí nghịêm để kiểm chứng lại một hiện tượng về ánh sáng.
3. Thái độ:
Ngày soạn:16-8-09 Ngày giảng: 7A1 : 18-8-09 7A2 : 27-8-09 Tiết 2. Bài 2 : Sự truyền ánh sáng I - Mục tiêu 1. Kiến thức: - Làm được thí nghiệm để xác định được đường truyền của ánh sáng. - Phát biểu được định luật truyền thẳng của ánh sáng. - Biết vận dụng định luật truyền thẳng ánh sáng vào xác định đường thẳng trong thực tế. - Nhận biết được đặc điểm của 3 loại chùm ánh sáng. 2. Kĩ năng: Bước đầu biết tìm ra định luật truyền thẳng ánh sáng bằng thí nghịêm để kiểm chứng lại một hiện tượng về ánh sáng. 3. Thái độ: Tích cực trong hợp tác nhóm ; đồng ý hay bác bỏ. Biết vận dụng kiến thức vào giải thích các hiện tượng trong đời sống. II - Chuẩn bị 1. Giáo viên: - Chuẩn bị cho mỗi nhóm : 1 ống nhựa cong ; 1 ống nhựa thẳng đều dài 20 cm. 1 nguồn sáng dùng pin. 3 màn chắn có đục lỗ như nhau ; 3 đinh ghim mạ mũ nhựa to. 2. Học sinh: Làm bài tập ở Bài 1. Đọc trước bài 2 : Sự truyền ánh sáng. III – Phương pháp : - Hoạt động nhóm - Vấn đáp IV. Các hoạt động dạy học : HĐ1 : Kiểm tra đầu giờ(7’) Hoạt động của HS Trợ giúp của GV HS trả lời Bài 1.1 : C Bài 1.4 : Vì chúng ta nhìn thấy những vật xung quanh, chỉ còn vật màu đen không có ánh sáng truyền vào mắt ta. Do đó chúng ta nhìn thấy vật màu đen. - HS1 : Khi nào ta nhận biết được ánh sáng? Khi nào mắt ta nhìn thấy một vật ? Giải thích hiện tượng khi nhìn thấy vệt sáng trong đám bụi ban đêm. - HS2 : Làm bài 1.1 ; 1.4 : (SBT). HĐ 2: Khởi động (2’) - MT : Tạo hứng thú cho HS tìm hiểu kiến thức - ĐDDH : - Phương pháp : Sử dụng kĩ thuật “Động não” HĐ cá nhân, trả lời : Khi có ánh sáng truyền vào mắt ta. - Không nhìn thấy đường truyền của tia sáng - HS nêu một số phương án : + Dùng ống nhỏ + Che các tia sáng bằng các tấm gỗ - Khi bật đèn pin chúng ta nhìn thấy dây tóc bóng đèn khi nào ? - Khi đó chúng ta có nhìn thấy đường truyền của tia sáng đến mắt ta không ? - Vậy làm như thế nào để biết được đường truyền của ánh sáng tới mắt ta ? Bài hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu. HĐ3:Nghiên cứu tìm quy luật đường truyền của ánh sáng (15 ph). - MT : HS nêu được đường truyền của ánh sáng, nêu được TN kiểm tra đường truyền của tia sáng - ĐDDH : Đèn pin, ống thẳng, ống cong, ba tấm bìa co đục lỗ I. Đường truyền của ánh sáng. - Dự đoán (đúng hoặc sai ). - Quan sát dây tóc bóng đèn pin qua ống thẳng và ống cong. - Trả lời : C1 : ánh sáng từ dây tóc bóng đèn truyền trực tiếp đến mắt ta theo ống thẳng. - HS nêu phương án thí nghiệm- Các nhóm hoạt động ; báo cáo ; nhận xét chéo Thí nghiệm : + Bật đèn + Để 3 màn chắn 1; 2; 3 sao cho nhìn qua 3 lỗ A; B; C vẫn thấy ánh sáng. + Kiểm tra 3 lỗ A; B; C có thẳng hàng không. * kết quả : 3 lỗ A; B; C có thẳng hàng - Tự hoàn thành kết luận. (3 HS trả lời). - Ghi định luật vào ở : Trong môi trường trong suốt và đồng tính, ánh sáng truyền đi theo đường thẳng. -Hãy dự đoán ánh sáng truyền đi theo đường cong hay đường thẳng? - Nêu phương án kiểm tra ? - GV đánh giá các phương án : có thực hiện được; không thực hiện được vì sao? - Yêu cầu HS làm thí nghiệm để trả lời cá nhân.C1 - Không có ống thẳng thì ánh sáng có truyền theo đường thẳng không. ? Có phương án thí nghiệm nào để kiểm tra được ? - GV đánh giá các phương án và cho HS về nhà thực hiện để báo cáo sau. - Yêu cầu HS làm thí nghiệm như theo nhóm. - Chốt lại và ghi bảng : ánh sáng truyền truyền theo đường thẳng. - Yêu cầu HS hoàn thành kết luận. - Chốt lại và ghi bảng : Đường truyền của ánh sáng trong không khí là đường thẳng. - Thông báo : môi trường không khí, nước, tấm kính trong gọi là môi trường trong suốt. Mọi vị trí trong môi trường có tính chất như nhau gọi là môi trường đồng tính Rút ra định luật truyền thẳng ánh sáng. HĐ4 Nghiên cứu thế nào là ánh sáng và chùm ánh (10 ph). - MT : HS nêu được quy ước của chùm sáng, tia sáng và biểu diễn được đường truyền của tia sáng, nêu và vẽ được ba loại chùm sáng. - ĐDDH : Bảng phụ H2.5 - Phương pháp : Vấn đáp II. Tia sáng và chùm sáng. HTTC: cả lớp - Trả lời : Tia sáng (SGK-7). Và vẽ đường truyền ánh sáng từ điểm S đến điểm M : S M - Trả lời : Chùm sáng gồm nhiều tia sáng. Có ba loại chùm sáng. Khi vẽ chùm sáng chỉ cần vẽ hai tia sáng ngoài cùng. - Trả lời : C3 : a) Chùm sáng song song gồm các tia sáng không giao nhau trên đường truyền của chúng. b)Chùm sáng hội tụ gồm các tia sáng giao nhau trên đường truyền của chúng. c) Chùm sáng phân kì gồm các tia sáng loe rộng ra trên đường truyền của chúng. - Quy ước tia sáng như thế nào ? - Quan sát màn chắn : có vệt sáng hẹp thẳng là hình ảnh đường truyền của ánh sáng. - Chùm sáng là gì. ? Có mấy loại chùm sáng. - Yêu cầu HS làm ?3 - Chốt lại và ghi bảng. HĐ5 Vận dụng – Củng cố (7 ph). - MT : HS vận dụng được kiến thức giải thích các hiện tượng thực tế, tiến hành TN về ứng dụng của đường truyền cảu ánh sáng - ĐDDH : 3 kim, một miếng bìa cáctông nhỏ - Phương pháp : Vấn đáp, thực nghiệm III. Vận dụng. HTTC: cả lớp. - Trả lời : C4 : ánh sáng từ đèn phát ra đã đến mắt ta theo đường thẳng ( qua 2 thí nghiệm hình 2.1 và 2.2 ). C5 - Nêu phương án thí nghiệm. Làm thí nghiệm: + Đặt mắt sao cho chỉ nhìn thấy kim gần mắt nhất mà không nhìn thấy 2 kim còn lại. + Giải thích : Các kim là vật chắn của nhau ( theo định luật truyền thẳng của ánh sáng ). - HS : Người đứng sau chỉ nhìn thấy người đứng ngay trước mình mà không nhìn thấy những người đứng trước khác. - Yêu cầu HS trả lời vấn đề đặt ra ở đầu bài. - Yêu cầu HS làm C5 - GV hướng dẫn HS tiến hành TN theo nhóm và rút ra kết luận - Yêu cầu các nhóm nhận xét, Gv chốt lại câu trả lời - Hãy cho biết làm thế nào để biết ta đã đứng thẳng hàng? -Phát biểu định luật truyền thẳng của ánh sáng ? Biểu diễn đường truyền của ánh sáng như thế nào ? Có mấy loại chùm sáng ; nêu đặc điểm của các loại chùm sáng đó? HĐ6 : Hướng dẫn học ở nhà (3’) Học ghi nhớ Đọc trước bài mới - BTVN : 2.1 -2.4 (Sbt-4) Bài 2.1 : Không, vì ánh sáng từ bóng đèn sẽ không truyền tới măt. b, Lỗ ngang bằng với C Bài 2.2 : Tương tự C5
Tài liệu đính kèm: