Giáo án Công nghệ 8 - Học kỳ II - Năm học 2008-2009

Giáo án Công nghệ 8 - Học kỳ II - Năm học 2008-2009

I- Mục tiêu bài học

* Về kiến thức :-Biết được loại vật liệu nào là vật liệu dẫn điện , vật liệu cách

 điện , vật liệu dẫn từ , hiểu được đặc tính và công dụng của

 mỗi loại vật liệu kĩ thuật điện

 -Hiểu được nguyên lí biến đổi điện năngvà chức năng của mỗi

 nhóm đồ dùng điện

 - Hiểu được các số liệu kĩ thuật của đồ dùng điện và ý nghĩa của

 chúng

* Về kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng quan sát, phân biệt các loại vật liệu kĩ thuật

 điện và các số liệu kĩ thuật.

 * Về thái độ: Yêu thích môn học, có ý thức sử dụng các đồ dùng điện an toàn

II- Chuẩn bị

 -GV: vật liệu kĩ thuật điện, một số đồ dùng điện

 - HS :Học bài

 III- Tiến trình bài học

1- Ổn định (1 ph)

2- Kiểm tra bài cũ

 

doc 24 trang Người đăng vanady Lượt xem 1488Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Công nghệ 8 - Học kỳ II - Năm học 2008-2009", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 10/02/2009
Ngày dạy : 16/02/2009
Chương VII: đồ dùng đIện trong gia đình
Tiết 37: Bài 36, 37:
Vật liệu kĩ thuật đIện - phân loại và số liệu kĩ thuật của đồ dùng điện
I- Mục tiêu bài học
* Về kiến thức :-Biết được loại vật liệu nào là vật liệu dẫn điện , vật liệu cách 
 điện , vật liệu dẫn từ , hiểu được đặc tính và công dụng của 
 mỗi loại vật liệu kĩ thuật điện 
 -Hiểu được nguyên lí biến đổi điện năngvà chức năng của mỗi 
 nhóm đồ dùng điện
 - Hiểu được các số liệu kĩ thuật của đồ dùng điện và ý nghĩa của 
 chúng
* Về kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng quan sát, phân biệt các loại vật liệu kĩ thuật 
 điện và các số liệu kĩ thuật.
 * Về thái độ: Yêu thích môn học, có ý thức sử dụng các đồ dùng điện an toàn 
II- Chuẩn bị
 -GV: vật liệu kĩ thuật điện, một số đồ dùng điện
 - HS :Học bài
 III- Tiến trình bài học
1- ổn định (1 ph)
2- Kiểm tra bài cũ 
3- Bài mới 
Các HĐ của thầy và trò
TG
Nội dung
HĐ1: Tìm hiểu vật liệu dẫn điện 
- Dựa vào tranh vẽ và mẫu vật GV chỉ rõ các phần tử dẫn điện và khẳng định vật liệu dẫn điện là 
- Hỏi : Đặc tính của vật liệu dẫn đIện là gì ? 
- Hỏi : Vật liệu dẫn đIện có công dụng gì ?
- HS quan sát ổ điện và phích điện . Hãy chỉ ra những bộ phận làm bằng vật liệu vật liệu điện . GV lấy ví dụ
Hỏi : Hãy kể tên các chất dẫn điện?
( Nhôm, đồng , vàng bạc ..)
HS đọc nội dung SGK 
Hỏi : Vật liệu dẫn điện tồn tại ở những thể nào ? ( rắn , lỏng , khí . )
HĐ2: Tìm hiểu vật liệu cách điện 
- GV đưa tranh vẽ và mẫu vật chỉ những bộ phận cách điện . Từ đó rút ra kêt luận 
Hỏi : Vật liệu cách điện có đặc tính gì ?
( Cách điện tốt , điện trở lớn )
 - Hỏi : Vật liệu cách điện có công dụng gì ?
- Hỏi : Hãy nêu một vàI phần tử cách đIện trông đồ dùng đIện ở gia đình 
-Hỏi : Những phần tử đó làm bằng vật liệu gì ? ( Nhựa sứ ..)
- GV giới thiệu cách giữ vật liệu cách điện được bền 
HĐ3: Tìm hiểu vật liệu dẫn từ 
- Dựa vào H 36. 2 và mẫu vật 
- GV giới thiệu 
- Hỏi : Ngoài tác dụng làm lõi quấn dây còn có tác dụng gì ? 
Hỏi : vật liệu dãn từ dùng làm gì ?
- Hỏi : Hãy kể tên những vật liệu dẫn từ ?
HĐ4- Tìm hiểu phân loại đồ dùng điện trong gia đình.
? Quan sát hình 37.1 sgk em hãy nêu tên và công dụng của các đồ dùng đó?
-Cho HS làm bảng 37.1 sgk 132
HĐ5- Tìm hiểu các số liệu kĩ thuật
- Cho HS quan sát các đồ dùng điện
? Trên các đồ dùng điện có ghi những số liệu gì?
-GV giới thiệu về các giá trị định mức.
? Các số liệu đó có ý nghĩa gì?
- Cho HS trả lời các câu hỏi gợi ý sgk-133.
8ph
7ph 
6ph
7ph
9ph
I- Vật liệu dẫn điện 
- Vật liệu mà dòng điện chạy qua được có điện trở suất nhỏ 
- Đặc tính 
Cho dòng điện đi qua 
Có điện trở nhỏ 
- Công dụng 
 Dùng làm các thiết bị điện và dây dẫn điện 
II- Vật liệu cách điện 
* Khái niệm : Vật liệu không cho dòng điện đi qua 
* Đặc tính : 
Cách điện tốt 
Có điện trở lớn 
* Công dụng 
 Dùng để chế tạo các vật liệu cách điện , các phần tử cách điện của các đồ dùng điện 
III- Vật liệu dẫn từ 
* Khái niệm : Vật liệu mà đường sức từ trường chạy qua được 
* Đặc tính 
- Dẫn từ tốt 
* Công dụng 
 Thép kĩ thuật điện dùng để làm lõi dẫn từ của nam châm điện , lõi biến áp .
IV- Phân loại đồ dùng điện trong gia đình.
- Đồ dùng loại điện- quang: biến đổi điện năng thành quang năng.
- Đồ dùng loại điện- nhiệt: biến đổi điện năng thành nhiệt năng
- Đồ dùng loại điện- cơ: biến đổi điện năng thành cơ năng
V- Các số liệu kĩ thuật
1- Các đại lượng định mức
- Điện áp định mức Uđm (v)
- Dòng điện định mức Iđm (A)
- Công suất định mức Pđm (W)
2- ý nghĩa của số liệu số liệu kĩ thuật
- Giúp ta lựa chọn đồ dùng điện phù hợp
- Sử dụng đúng yêu cầu kĩ thuật.
 4- Luyện tập, củng cố (5 ph )
HS đọc ghi nhớ sgk 
GV nêu câu hỏi HS trả lời 
GV hệ thống nội dung chính của bài 
 5- HDVN (2 ph) 
 Học bài và tìm hiểu trước nội dung bài 38.
Ngày soạn: 14/02/2009
Ngày dạy : 19/ 02/2009
Tiết 37: Bài 38
đồ dùng loại đIện - quang. đèn sợi đốt
I- Mục tiêu bài học
* Về kiến thức :- Hiểu được cấu tao và nguyên lý làm việc của đèn sợi đốt , biết đặc 
 điểm cấu tạo của dèn sợi đốt. 
* Về kĩ năng :- Rèn luyện kĩ năng quan sát ,phân biệt các loại đèn điện .
* Về thái độ :- Yêu thích môn , có ý thức sử dụng các đồ dùng điện .
II- Chuẩn bị
 - GV:Nghiên cứu và soạn bài,đèn sợi đốt 
 - HS :Học bài , đèn sợi đốt 
 III- Tiến trình bài học
1- ổn định (1 ph)
2- Kiểm tra bài cũ (5 ph)
 Hỏi : Hãy kể tên những bộ phận làm bằng vật liệu dẫn điện trong các đồ dùng điện? 
3- Bài mới 
Hoạt động của thầy và trò
TG
Nội dụng
HĐ1- Phân loại đồ dùng điện 
- Dựa vào tranh vẽ và hiểu biết thực tế HS trả lời :
- Hỏi : năng lượng đầu vào của đèn điện là gì ? – HS trả lời : là điện năng 
- GV kết luận lại .đèn điện tiêu thụ điện năng và biến đổi điện năng thành quang năng 
- Dựa vào hình vẽ kể tên các loại đèn mà em biết ? – HS thảo luận đưa ra ý kiến .. đèn ợi đốt , đèn huỳnh quang 
- GV kết luận lại : có 3 loại đèn đIện chính .
HĐ2- Tìm hiểu về đèn sợi đốt
GV đưa tranh vẽ và mẫu vật đèn sợi đốt 
- Hỏi : Đèn sợi đốt có mấy bộ phận chính ? – HS trả lời : có ba bộ phận chính 
- GV kết luận lại 
- HS quan sát sợi đốt và mô tả cấu tạo của sợi đốt ?- HS : dạng xoắn lò so - Mô tả dạng của bống ( tròn, bầu dục)
- Vì sao hút hết không khí ra và bơm khí trơ vào? ( tăng tuổi thọ của bóng )
- mở rộng : có loại bóng to nhỏ , màu sắc khác nhau .
- Hỏi : Đuôi đèn làm bằng vật liệu gì ? có đặc điểm gì ?
- Hỏi :Tác dụng phát sáng của đèn sợi đốt ?
- GV kết luận lại nguyên lý làm việc 
- GV nêu và giải thích các đặc điểm của đèn sợi đốt 
- Hỏi : Đèn phát ra ánh sáng liên tục có lợi hay có hại cho mắt ? ( không có hại cho mắt )
GV kết luận lại đặc điểm của đèn sợi đốt 
- Cho HS quan sát và giải thích các slkt
10 ph
22 ph 
I- Phân loại đèn điện 
- Có ba loại chính : 
Đèn sợi đốt 
Đèn huỳnh quang 
Đèn phóng điện (cao áp )
II- Đèn sợi đốt 
1- Cấu tạo 
a. Sợi đốt (dây tóc )
- Làm bằng vônfram, dạng lò so xoắn , chịu nhiệt độ cao 
b. Bóng đèn 
- Làm bằng thuỷ tinh chịu nhiệt độ cao, trong hút hết không khí ra, bơm khí trơ vào 
c. Đuôi đèn 
- Làm bằng nhôm đồng  tráng kẽm gắn liền với bóng, có hai điểm tiếp xúc 
2- Nguyên lý làm việc 
- Khi đóng điện dòng điện chạy qua dây tóc làm nóng đến nhiệt độ cao dây tóc đèn phát ra ánh sáng 
3- Đặc điểm của đèn sợi đốt 
Phát ra ánh sáng liên tục 
Hiệu suất phát quang thấp 
Tuổi thọ thấp 
4- Số liệu kĩ thuật 
Uđm, Pđm
5- Sử dụng (SGK- 136)
 4- Luyện tập, củng cố (5 ph )
HS đọc ghi nhớ sgk 
GV nêu câu hỏi HS trả lời 
GV hệ thống nội dung chính của bài 
 5- HDVN (2ph) 
Học bài và chuẩn bị cho bài học sau: đèn huỳnh quang 
Ngày soạn: 19/02/2009
Ngày giảng:23/02/2009
Tiết 38: Bài 39
đèn huỳnh quang
I- Mục tiêu bài giảng
 Sau khi học xong HS phải:
* Về kiến thức:- Hiểu được cấu tạo và nguyên lí làm việc của đèn huỳnh quang
 - Hiểu được các đặc điểm của đèn huỳnh quang
* Về kĩ năng: - Hiểu được ưu nhược điểm của mỗi loại đèn điện để lựa chọn hợp 
 lí đèn chiếu sáng trong nhà 
* Về thái độ: - Có ý thức an toàn khi sử dụng đồ dùng điện
II- Chuẩn bị - GV: Đèn huỳnh quang
 - HS:Tìm hiểu tài liệu
III- Tiến trình bài giảng
1- ổn định tổ chức(2ph)
2- Kiểm tra bài cũ(5ph)
? Trên bóng đèn sợi đốt có ghi SLKT gì? ý nghĩa? Lấy ví dụ?
3- Bài mới
Các HĐ của thầy và trò
TG
Nội dung
HĐ1- Đặt vấn đề
Đèn huỳnh quang có những loại nào? Có cấu tạo, nguyên lí làm việc và cách sử dụng ntn?
HĐ2- Tìm hiểu đèn huỳnh quang
? Quan sát hình 39.1sgk và mô tả cấu tạo của đèn ống huỳnh quang?
? lớp bột huỳnh quang có tác dụng gì?
? Nguyên lí làm việc của đèn ống huỳnh quang ntn?
? Đèn ống huỳnh quang cóđặc điểm gì?
? Mồi phóng điện có tác dụng gì?
? Em hãy quan sát trên đèn ống huỳnh quang có ghi những số liệu kĩ thuật gì?
? Nêu cách sử dụng đèn ống huỳnh quang?
HĐ3- Tìm hiểu đèn compac huỳnh quang
- Cho HS tìm hiểu sgk
HĐ4- Tìm hiểu ưu, nhược điểm của đèn sợi đốt và đèn ống huỳnh quang
- Cho HS thảo luận nhóm hoàn thành bảnh 39.1sgk- 139
- Gọi đại diện các nhpms lên trả lời nhóm khác nhận xét, bổ sung rút ra kết luận.
3ph
15ph
5ph
7ph
I- Đèn ống huỳnh quang
- Cấu tạo: + ống thuỷ tinh
 + Hai cực điện
- Nguyên lí làm việc: Khi đóng điện, hiện tượng phóng điện giữa hai điện cực tạo ra tia tử ngoại tác dụng với lớp bột huỳnh quang bên trong ống phát ra ánh sáng.
- Đặc điểm: 
+ Phát ra ánh sáng nhấp nháy
+ Hiệu suất phát quang cao
+ Tuổi thọ cao khoảng 8000 giờ
+ Mồi phóng điện
- SLKT: Uđm, Pđm, , chiều dài
- Sử dụng (sgk- 138)
II- Đèn compac huỳnh quang
(SGK-138)
III- So sánh đèn sợi đốt và đèn huỳnh quang
Loại đèn
Ưu điểm
Nhược điểm
Đèn sợi đốt
1....
2....
1....
2....
Đèn huỳnh quang
1....
2....
1....
2....
4- Luyện tập và củng cố(5ph)
- cho HS đọc phần ghi nhớ
- Trả lời câu hỏi 3 sgk- 139
5- HDVN(3ph)
Học bài, đọc tìm hiểu nội dung bài 40 thực hành.Chuẩn bị dụng cụ theo phần chuẩn bị sgk-140, kẻ mẫu báo cáo.
Ngày soạn: 20/02/2009
Ngày dạy : 26/02/2009
Tiết 39: Bài 40
Thực hành : Đèn huỳnh quang
I- Mục tiêu bài học
 Sau khi học xong HS phải:
* Về kiến thức :- Hiểu được cấu tạo của đèn huỳnh quang,chấn lưu và tắc te.
 - Hiểu được nguyên lí làm việc và cách sử dụng đèn ống huỳnh
 quang 
* Về kĩ năng:- Rèn luyện kĩ năng quan sát, kĩ năng thực hành 
* Về thái độ:- Có ý thức tuân thủ các quy định về an toàn điện 
II- Chuẩn bị
 - GV:Nghiên cứu và soạn bài, bộ đèn ống huỳnh quang 
 - HS :Học bài, mẫu báo cáo
 III- Tiến trình bài giảng
1- ổn định (1 ph)
2- Kiểm tra bài cũ (5 ph)
Hỏi : Hãy mô tả cấu tạo của đèn đèn huỳnh quang ? 
- HS trả lời : ..
3- Bài mới 
Hoạt động của thầy và trò
TG
Nội dụng
HĐ1- Hướng dẫn ban đầu
- Thoả thuận mục tiêu bài học
- Hướng dẫn quy trình thực hành
- Phân nhóm và vị trí thực hành
HĐ2- Hướng dẫn thường xuyên
- GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS
- HS đọc phần chuẩn bị sgk 
- GV giới thiệu những vật liệu và và dụng cụ thiết bị cần thiết 
- GV hớng dẫn HS đọc và giải thích số liệu kĩ thuật của đèn 
- HS hoạt động cá nhân đọc và giải thích số liệu kĩ thuật 
- GV hướng dẫn HS tìm hiểu các bộ phận của đèn 
- HS hoạt động nhóm và giải thích kết quả vào báo cáo thực hành 
? Nêu chức năng của chấn lưu?
 - HS trả lời theo sự hiểu biết .....
? Nêu chức năng của tắc te ?
- GV mắc mạch điện, yêu cầu HS quan sát 
? cách nối các phần tử trong mạch điện như thế nào ? HS thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi
- GV rút ra kết luận bằng sơ đồ 
- HS ghi báo cáo thực hành và vẽ sơ đồ mạch điện 
- GV đóng điện và chỉ dẫn học sinh quan sát các hiện tượng sau :
Phóng điện  ...  Nhu cầu tiêu thụ điện
- Sử dụng hợp lí và tiết kiệm điện năng
- Tính toán tiêu thụ điện năng
4- Luyện tập và củng cố
Kết hợp trong giờ
5- HDVN (2ph)
Ôn tập lại các bài thực hành giờ sau kiểm tra
Ngày soạn: 19/3/2009
Ngày KT: 23/3/3009
Tiết 45: Kiểm tra 1 tiết
Câu I. (2 đ): Chọn ý đúng và đầy đủ nhất cho các câu sau:
Vật liệu kĩ thuật điện thờng dùng gồm:
2 loại
3 loại
4 loại
Đồ dùng điện gia đình phân làm:
2 loại
3 loại
4 loại
2. Đâu là đồ dùng loại điện – cơ ?
Bàn là điện
Máy bơm nớc
Đèn sợi đốt
Đặc điểm của giờ cao điểm tiêu thụ điện năng là:
Điện năng tiêu thụ lớn, điện áp của mạng điện tăng.
Điện năng tiêu thụ ít, điện áp của mạng điện giảm.
Điện năng tiêu thụ lớn, điện áp của mạng điện giảm.
Câu II. (3 đ): Nêu cấu tạo của động cơ điện 1 pha ?
Câu III. (2 đ): Một Tivi có công suất 75 w làm việc trong 2 giờ và một đèn huỳnh quang có ghi trên đèn là 40 w làm việc trong 3 giờ. Hãy tính tổng điện năng tiêu thụ của các đồ dùng điện trên ?
Câu IV. (3 đ): 
 Một máy biến áp 1 pha có điện áp ở cuộn nối với nguồn là 220 V với số vòng dây là 1200 vòng. Điện áp lấy ra ở cuộn thứ cấp là 110 V, hãy tính số vòng dây của cuộn thứ cấp ?
đáp án
Câu I. (2 đ): Chọn đúng mỗi ý cho 0,5 điểm.
B
B
B
C
Câu II. (3 đ): Cấu tạo của động cơ điện 1 pha gồm 2 bộ phận chính:
Stato gồm: 
 + Lõi thép làm bằng các lá thép kĩ thuật điện ghép lại với nhau.
 + Dây quấn làm bằng dây điện từ có bọc cách điện và đặt cách điện với lõi thép.
Rôto gồm:
 + Lõi thép làm bằng các lá thép kĩ thuật điện ghép lại với nhau thành khối trụ.
 + Dây quấn rôto kiểu lồng sóc làm bằng nhôm đặt trong rãnh lõi thép rôto.
Câu III. (2 đ): Trả lời và biết áp dụng công thức cho 1 điển, tính đúng kết quả cho 1 điểm.
Điện năng tiêu thụ của Tivi là:
áp dụng công thức A=P. t=75.2=150 wh.
Điện năng tiêu thụ của đèn huỳnh quang là:
áp dụng công thức A=P. t=40.3=120 wh.
Tổng điện năng tiêu thụ của các đồ dùng điện là:
	150 + 120 = 270 wh.
Câu IV. (3 đ): Tóm tắt đúng cho 1 điểm, trả lời, biết áp dụng công thức và tính đúng kết quả cho 2 điểm.
 Tóm tắt: 
U1 = 220 V 
N1 = 1200 vòng 
U2 = 110 V 
N2 = ? 
Bài làm
Số vòng dây của cuộn thứ cấp là:
áp dụng công thức: U1/U2 = N1/N2 => N2 = N1 x U2/U1
 N2 = 1200x110/220 = 600
Đ/S: N2 = 600 vòng
Ngày soạn: 26/3/2009
Ngày giảng: 30/3/2009
Chương VIII mạng điện trong nhà
Tiết 46: Bài50, Bài 51
đặc điểm cấu tạo của mạng điện trong nhà
thiết bị đóng - cắt của mạng điện trong nhà
I- Mục tiêu bài giảng
 Sau khi học xong HS phải:
* Về kiến thức:- Hiểu được đặc điểm của mạng điên trong nhà
 - Hiểu được cấu tạo, chức năng một số phần tử của mạng điện 
 trong nhà.
 - Hiểu được công dụng, cấu tạo và nguyên lí làm việc của thiết bị 
 đóng cắt của mạng điện trong nhà.
* Về kĩ năng:- Phân biệt được các mạng điện trong thực tế
 - Nhận biết được thiết bị đóng cắt
* Về thái độ:- Đảm bảo an toàn khi sử dụng các thiết bị điện
II- Chuẩn bị- GV: Tranh vẽ, thiết bị đóng cắt
 - HS: Công tắc, cầu dao, aptomat
III- Tiến trình bài giảng
1- ổn định tổ chức (1ph) 
2- Kiểm tra bài cũ : Không
3- Bài mới
Các HĐ của thầy và trò
TG
Nội Dung
HĐ1- Đặt vấn đề
ở mỗi gia đình hiện nay hầu hết có sử dụng điện năng. Vậy cấu tạo của mạch điện ntn? Nó có đặc điểm gì? Để điều khiển các đồ dùng điện cần có thiết bị gì? Nó có cấu tạo ntn?
HĐ2- Tìm hiểu đặc điểm và yêu cầu mạch điện trong nhà
? Điện áp của mạch điện trong nhà là bao nhiêu?
- Gọi 3-5 HS kể về đồ dùng điện ở gia đình. Nêu công suất của đồ dùng điện đó?
? Các thiết bị để lắp vào MĐTN cần phải có yêu cầu gì? 
- GV giải thích cụ thể
? MĐTN cần đảm bảo yêu cầu gì
- Gọi HS đọc sgk
HĐ3- Tìm hiểu cấu tạo của MĐTN
? Quan sát hình 50.2 sgk em hãy nêu cấu tạo của MĐTN?
? Cấu tạo gồm mấy phần?
? Hãy mô tả mạng điện ở gđ em?
HĐ4- Tìm hiểu về thiết bị đóng cắt
? Quan sát hình 51.1sgk trong trường hợp nào đèn tắt, sáng tại sao?
? Công tắc điện có tác dụng gì?
? Quan sát hình 51.2 em hãy mô tả cấu tạo của công tắc điện?
? Trên công tắc có ghi 220V- 10A hãy giải ý nghĩa con số đó?
- Cho HS thảo luận làm bảng 51.1
- Yêu cầu HS điền từ, cụm từ hoàn thành nguyên lí làm việc .
? Cầu dao dùng để làm gì?
? Cầu dao khác công tắc ở điểm nào trong cách đóng cắt?
? Quan sát hình 51.4 em hãy mô tả cấu tạo của cầu dao?
? Căn cứ vào đâu để phân loại cầu dao?
? Tại sao tay cầm cầu dao phải bọc gỗ, nhựa, sứ?
? Trên cầu dao có ghi số liệu kĩ thuật gì?
2ph
15ph
5ph
13ph
I- Đặc điểm và yêu cầu của MĐTN
- Điện áp của MĐTN là 220 V
- Đồ dùng điện của MĐTN rất đa dạng và công suất của các đồ dùng khác nhau.
- Sự phù hợp điên áp giữa các thiết bị, đồ dùng điện với điện áp của mạng điện: Uđm phải phù hợp với 
Umạch . Riêng các thiết bị đóng cắt, bảo vệ, lấy điện thì 
Uđm > Umạch. 
- Yêu cầu của mạng điện trong nhà
+ Cung cấp đủ điện cho đồ dùng điện và dự phòng cần thiết.
+ An toàn cho người sử dụng và cho ngôi nhà.
+ Dễ dàng kiểm tra và sửa chữa
+ Sử dụng thuận tiện, bền chắc và đẹp
II- Cấu tạo của mạng điện trong nhà
Gồm 2 phần chính: 
- Mạch chính
- Mạch nhánh
III- Thiết bị đóng cắt
1- Công tắc điện
- Khái niệm: Công tắc điện là thiết bị dùng để đóng, cắt mạch điện ở dây pha.
- Cấu tạo: Gồm vỏ, cực động, cực tĩnh
- Phân loại:+ Dựa vào số cực
 + Dựa vào thao tác đóng
 cắt
- Nguyên lí làm việc
2- Cầu dao
- Khái niệm: Cầu dao là thiết bị đóng cắt mạch điện ở cả dây pha và dây trung tính.
- Cấu tạo: Gồm vỏ, các cực động, các cực tĩnh 
- Phân loại:+ Dựa vào số cực
 + Căn cứ vào sử dụng
- SLKT: Uđm, Iđm
4- Luyện tập và củng cố (5ph)
Kết hợp trong giờ
5- HDVN(2ph)
Học bài, đọc tìm hiểu trước phần Thiết bị lấy điện và thiết bị bảo vệ của mạng điện trong nhà.
Ngày soạn: 2/4/2009
Ngày giảng: 6/4/2009
Tiết 47: Bài 51, Bài 53
thiết bị lấy điện - thiết bị bảo vệ
của mạng điện trong nhà
I- Mục tiêu bài giảng
 Sau khi học xong HS phải:
* Về kiến thức: - Hiểu được công dụng, cấu tạo và nguyên lí làm việc của thiết bị 
 lấyđiện, thiết bị bảo vệ của mạng điện trong nhà.
 - Hiểu được vị trí lắp đặt của thiết bị bảo vệ
* Về kĩ năng:- Biết lắp đặt và sử dụng tốt các thiết bị trong mạng điện
* Về thái độ:- Có ý thức đảm bảo an toàn điện
II- Chuẩn bị- GV: Cầu chì, cầu dao, ổ điện, phích điện
 - HS: Như GV
III- Tiến trình bài giảng
1- ổn định tổ chức (1ph) 
2- Kiểm tra bài cũ(5ph)
? Mạng điện trong nhà có đặc điểm gì? Khi dùng bút thử điện để kiểm tra dây pha và dây trung tính, ta thấy có hiện tượng gì?
? Thiết bị đóng cắt được lắp ở đâu trong mạch điện?
3- Bài mới
Các HĐ của thầy và trò
TG
Nội Dung
HĐ1- Đặt vấn đề
 Thiét bị lấy điện có cấu tạo ntn? được mắc ở đâu trong mạch điện?
Thiết bị bảo vệ có công dụng, cấu tạo và nguyên lí làm việc ntn? Được lắp ở vị trí nào trong mạch điện?
HĐ2- Tìm hiểu thiết bị lấy điện 
? Quan sát hình 51.6 sgk và mẫu vật em hãy mô tả cấu tạo ổ điện?
? Nêu tác dụng của ổ điện?
? Trên ổ điện có ghi SLKT gì?
? Phích cắm điện dùng để làm gì?
? Quan sát phích cắm điện em thấy có những loại nào?
? Khi sử dụng cần lưu ý vấn đề gì?
HĐ3- Tìm hiểu thiết bị bảo vệ
? Cầu chì có công dụng gì? Cầu chì được mắc ở đâu trong mạch điện? Nó được mắc vào dây nào trong mạch điện?
? Quan sát hình 53.1 sgk em hãy mô tả cấu tạo của cầu chì?
? Quan sát hình 53.2 sgk kể tên các loại cầu chì?
? Dây chẩy trong cầu chì có tác dụng gì?
? Nêu nguyên lí làm việc của cầu chì?
- GV gi[is thiệu bảng 53.1
? Aptomat có nhiệm vụ gì trong mạng điện trong nhà?
? Aptomat có chức năng gì?
? Nêu cách sử dụng aptomat?
3ph
13ph
20ph
I- Thiết bị lấy điện
1- ổ điện
- Cấu tạo: vỏ, cực tiếp điện
- Tác dụng: Là chỗ lấy điện cho các đồ dùng điện
2- Phích cắm điện
- Công dụng: Dùng để cắm vào ổ điện, lấy điện cung cấp cho đồ dùng điện
- Phân loại: + Loại tháo được, không tháo được
 + Phích cắm tròn, dẹt
II- Thiết bị bảo vệ
1- Cầu chì
- Công dụng: Dùng để bảo vệ an toàn cho các đồ dùng điện khi xảy ra ngắn mạch hoặc quá tải
- Cấu tạo và phân loại
+ Cấu tạo: Vỏ, các cực giữ dây, dây chảy
+ Phân loại: Cầu chì ống, hộp, nút...
- Nguyên lí làm việc: Khi dòng điện tăng quá lớn giá trị định mức, dây chảy nóng chảy và đứt bảo vệ mạch điện và đồ dùng điện
2- Aptômat
- Là thiết bị tự động cắt mạch điện khi bị ngắn mạch hoặc quá tải. Aptomat phối hợp cả chức năng của cầu chì và cầu dao.
- Cách sử dụng: sgk- 185
4- Luyện tập và củng cố
 Kết hợp trong giờ
5- HDVN (2ph)
Học bài, chuẩn bị dụng cụ theo bài 52, chuẩn bị mẫu báo cáo giờ sau thực hành.
Ngày soạn: 9/4/2009
Ngày giảng: 13/4/2009
Tiết 48: Bài 52
Thực hành: thiết bị đóng - cắt và lấy điện
I- Mục tiêu bài giảng
 Sau khi học xong HS phải:
* Về kiến thức:- Hiểu được cấu tạo, công dụng của cầu dao, công tắc điện, nút 
 ấn, ổ điện và phích cắm điện.
 - Hiểu được nguyên lí làm việc, vị trí lắp đặt của các thiết bị điện 
 trong mạch điện.
* Về kĩ năng:- Sử dụng và lắp đặt tốt các thiết bị điện trong bảng điện
* Về thái độ:- Có tính cẩn thận, an toàn khi sử dụng điện
II- Chuẩn bị- GV: Thiết bị bảo vệ, đóng cắt, lấy điện
 - HS: Các thiết bị như gv, Tuavít, mẫu báo cáo 
III- Tiến trình bài giảng
1- ổn định tổ chức (2ph) 
2- Kiểm tra bài cũ: Không
3- Bài mới
Các HĐ thực hành
TG
Nội Dung
HĐ1- Hướng dẫn ban đầu
-Thoả thuận mục tiêu bài học
- Hướng dẫn quy trình thực hành
- Phân nhóm và vị trí làm thực hành.
HĐ2- Hướng dẫn thường xuyên
- GV kiểm tra sự chuẩn bị dụng cụ của học sinh.
- GV nêu quy trình thực hành.
- GV nhắc nhở quy tắc an toàn khi làm thực hành
- Hướng dẫn học sinh làm báo cáo thực hành
- Nhắc nhở học sinh dọn vệ sinh sau khi thực hành
- Yêu cầu học sinh làm thực hành, giáo viên quan sát và uốn nắn khi học sinh gặp khó khăn.
HĐ3- Đánh giá nhận xét
- HS tự đánh giá theo tiêu chí
- GV nhận xét ý thức chuẩn bị của học sinh.
- Nhận xét thao tác, thái độ làm thực hành.
- Thu báo cáo thực hành chấm điểm
10ph
25ph
5ph
1- Chuẩn bị
- Dụng cụ: Tuavít 2, 4 cạnh
- Thiết bị: cầu dao 1 pha, công tắc hai cực và ba cực, nút ấn, phích cắm điện, ổ điện loại tháo được.
- Học sinh chuẩn bị trước mẫu báo cáo thực hành
2- Nội dung và trình tự thực hành
- Tìm hiểu số liệu kĩ thuật
- Tìm hiểu cấu tạo
+ Tìm hiểu cấu tạo ngoài của thiết bị lấy điện
+ Tìm hiểu cấu tạo ngoài của thiết bị đóng- cắt
3- Thực hành
Học sinh làm việc theo nhóm
* Tiêu chí đánh giá
- Sự chuẩn bị 3đ
- Làm theo quy trình 2đ
- Chất lượng thực hành 4đ
- Hoàn thành đúng thời gian 1đ
4- HDVN(3ph)
Xem lại quy trình thực hành, Tìm hiểu và làm bài thực hành cầu chì ở nhà. Đọc tìm hiểu trước nội dung bài 55- Sơ đồ điện.

Tài liệu đính kèm:

  • doccong nghe 8(ca nam).doc