Giáo án môn học Vật lý lớp 6 - Tiết 5 - Bài 5 : Khối lượng - đo khối lượng

Giáo án môn học Vật lý lớp 6 - Tiết 5 - Bài 5 : Khối lượng - đo khối lượng

. Kiến thức

 - Học sinh biết được số chỉ khối lượng trên túi đựng là gì.

- Học sinh biết được khối lượng của quả cân mẫu 1 kg, biết đến một số loại cân dùng để đo khối lượng.

 2. Kỹ năng

 - Học sinh biết sử dụng cân Rôbécvan, đo được khối lượng của vật rắn.

 - Chỉ ra được GHĐ, ĐCNN của cân.

 

doc 4 trang Người đăng levilevi Lượt xem 2271Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn học Vật lý lớp 6 - Tiết 5 - Bài 5 : Khối lượng - đo khối lượng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : 11-9-09
Ngày giảng : 6A1 :.. 6A2 : .. 6A3 :..
Tiết 5 - Bài 5 : 	
Khối lượng - đo khối lượng
I. Mục tiêu
	1. Kiến thức
	- Học sinh biết được số chỉ khối lượng trên túi đựng là gì.
- Học sinh biết được khối lượng của quả cân mẫu 1 kg, biết đến một số loại cân dùng để đo khối lượng.
	2. Kỹ năng 
	- Học sinh biết sử dụng cân Rôbécvan, đo được khối lượng của vật rắn.
	- Chỉ ra được GHĐ, ĐCNN của cân.
	3. Thái độ
Cẩn thận chính xác, trung thực khi đọc kết quả, tinh thần hợp tác nhóm.
II. Chuẩn bị 
	1. Giáo viên : Bảng phụ, cân Rôbécvan.
	2. Học sinh 
	Mỗi nhóm : 1 cân Rôbécvan, một số vật để cân.
III. Phương pháp :
- Hoạt động nhóm
- Vấn đáp
- Thực nghiệm
IV. Tổ chức dạy - học 
Hoạt động 1: Kiểm tra đầu giờ – Khởi động (5phút)
- MT : HS nêu được phương pháp đo thể tích vật rắn không thấm nước, tạo hứng thú học tạp cho HS
- ĐDDH :
- Cách tiến hành : vấn đáp
Hoạt động của HS
Trợ giúp của GV
* Kiểm tra :
-Học sinh trả lời 
*, Khởi động :
-Học sinh : Cân 1 vật
- Khối lượng, 
+ Nêu các phương pháp đo thể tích vật rắn không thấm nước?
- Giáo viên thống nhất ý kiến, cho điểm.
- Hàng ngày ta dùng cân để làm gì ?
- Chỉ số của cân thể hiện đặc điểm gì của vật ?
 Vậy để biết cân một vật ntn ? ý nghĩa của chỉ số cân một vật, bài hôm nay chúng ta sẽ nghiên cứu.
Hoạt động 3 : Tìm hiểu khối lượng của một vật (10 phút)
- Mt : HS nêu được khái niệm khối lượng của một vật 
- ĐDDH : 
- Cách tiến hành : Vấn đáp
I. Khối lượng. Đơn vị khối lượng
1. Khối lượng 
C1
Lượng sữa chứa trong vật
C2
Chỉ lượng OMO chứa trong hộp
C3
 (1) 500 g
C4
 ( 2) 397 g
C5
 (3) khối lượng
C6
 (4) lượng
B1:
+ Yêu cầu học sinh hoạt động theo nhóm bàn thảo luận C1, C2? 
+ Yêu cầu học sinh khác nhận xét? 
B2 :
- Giáo viên thống nhất ý kiến. 
B3 :
+ Yêu cầu học sinh hoạt động cá nhân thực hiện C3, C4, C5, C6? 
- Giáo viên cho học sinh thảo luận thống nhất ý kiến.
B4 :
- Giáo viên thống nhất ý kiến. 
Hoạt động 4 : Tìm hiểu đơn vị đo khối lượng (5 phút)
- MT : HS nêu được một số đơn vị đo khối lượng
- ĐDDH : 
- Cách tiến hành : Vấn đáp
 2. Đơn vị đo khối lượng
Trong hệ thống đo lường hợp pháp của Việt Nam, đơn vị đo khối lượng là kilôgam (kí hiệu: kg).
Học sinh ghi 
. gam (kí hiệu g): 1 g = kg.
. héctôgam (cón gọi là lạng): 
1lạng =100 g.
. tấn (kí hiệu t): 1 t = 1000 kg.
. miligam(kí hiệu mg):1 mg = g.
. tạ: 1 tạ = 100 kg. 
B1 :
+ Yêu cầu học sinh nghiên cứu sách giáo khoa? 
+Trong hệ thống đo lường hợp pháp của Việt Nam, đơn vị đo khối lượng là gì?
- Giáo viên thống nhất ý kiến. 
B2 :
- Giáo viên giới thiệu các đơn vị đo khác và cách đổi đơn vị : 
. gam (kí hiệu g): 1 g = kg.
. héctôgam (còn gọi là lạng): 1 lạng = 100 g.
. tấn (kí hiệu t): 1 t = 1000 kg.
. miligam (kí hiệu mg): 1 mg = g.
. tạ: 1 tạ = 100 kg. 
B3 :
- Giáo viên lưu ý học sinh cách đổi đơn vị. 
Hoạt động 5 : Tìm hiểu cách đo khối lượng (13 phút)
- MT : HS nêu được các bộ phận chính của cân Rôbecvan, cách cân và Rôbecvan, tiến hành cân một vật bằng cân Rôbecvan.
- ĐDDH : Cân Rôbecvan
- Cách tiến hành : Hoạt động nhóm, trực quan, vấn đáp
II. Đo khối lượng 
-Người ta đo khối lượng bằng cân. Trong phòng thí nghiệm, người ta thường dùng cân Rôbécvan để đo khối lượng
1. Tìm hiểu cân Rôbécvan
C7 :
Học sinh chỉ trên cân
C8 : GHĐ : Là tổng khối lượng các quả cân có trong hộp quả cân.
 ĐCCN : Là quả cân nhỏ nhất có trong hộp quả cân
GHĐ : 250 g ĐCNN : 5 g
 2. Cách dùng cân Rôbécvan để cân một vật 
C9
(1) điều chỉnh số 0 (2) vật đem cân
(3) quả cân (4) thăng bằng
(5) đúng giữa (6) quả cân
(7) vật đem cân 
C10 
Học sinh hoạt động nhóm
3. Các loại cân khác
C11
Hình 5.3 – cân y tế 
Hình 5.4 – cân tạ 
Hình 5.5 – cân đòn
Hình 5.6 – cân đĩa
- Giáo viên giới thiệu dụng cụ đo khối lượng.
B1 :
- Giáo viên phát dụng cụ cho các nhóm.
+ Yêu cầu học sinh quan sát hình 5.2 đối chiếu với cân thật chỉ ra các bộ phận của cân?
- Giáo viên thống nhất ý kiến. 
+ Yêu cầu học sinh quan sát hộp quả cân và trả lời 
C8?
- Giáo viên thống nhất ý kiến. 
B2 :
+ Yêu cầu học sinh hoạt động theo nhóm bàn thực hiện C9 theo kĩ thuật khăn trải bàn ? (4’)
+ Yêu cầu các nhóm báo cáo, nhận xét?
- Giáo viên thống nhất ý kiến. 
B3 :
+ Yêu cầu học sinh hoạt động theo nhóm đo khối lợng của một vật bằng cân Rôbécvan?
- Giáo viên theo dõi hướng dẫn.
+ Yêu cầu các nhóm báo cáo kết quả?
- Giáo viên tổng kết lại.
B4 :
+ Yêu cầu học sinh quan sát hình vẽ trang 20 SGK và trả lời C11?
+ Yêu cầu học sinh khác nhận xét?
- Giáo viên thống nhất ý kiến. 
Hoạt động 6 : Vận dụng – Củng cố (5 phút)
- MT : HS nhận dạng được các loại cân trong thực tế, giải thích được hiện tượng thực tế, củng cố lại kiến thức toàn bài
- ĐDDH : 
- Cách tiến hành : Vấn đáp
III. Vận dụng
C12 :
Tuỳ học sinh
C13 : 
Trọng tải của cầu 5T (tối đa)
B1 :
+ Yêu cầu học sinh trả lời C12?
- Giáo viên tổng kết lại. 
+ Yêu cầu học sinh trả lời C13?
+ Yêu cầu học sinh khác nhận xét? 
B2 :-Giáo viên thống nhất ý kiến. 
B3 :
+ Khối lượng của vật là gì? Nêu đơn vị đo khối lượng?
+ Nêu tên dụng cụ đo khối lượng? Kể tên các loại cân thường dùng?
+ Yêu cầu học sinh đọc phần ghi nhớ, phần có thể em chưa biết?
HĐ7 : Hướng dẫn các hoạt động về nhà (2 phút)
+ Yêu cầu học sinh về nhà học bài, làm các bài tập trong SBT? 
+ Yêu cầu học sinh xem rớc bài mới, chuẩn bị dụng cụ thí nghiệm cho bài sau?

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 5.doc