Giáo án môn học Số học lớp 6 - Tuần 3 - Tiết 9: Phép trừ và phép chia

Giáo án môn học Số học lớp 6 - Tuần 3 - Tiết 9: Phép trừ và phép chia

Kiến thức.

- Nêu được điều kiện để thực hiện được phép trừ, phép chia hết.

-Xác định được mối quan hệ giữa các số trong phép trừ, phép chia hết, phép chia có dư.

-Vận dụng các kiến thức về phép trừ và phép chia vào giải toán.

2. Kỹ năng:

-Thực hiện phép trừ với các số tự nhiên.

 - Thực hiện phép chia hết và phép chia có dư trong trường hợp số chia không quá 3 chữ số.

3. Thái độ: Tính toán cẩn thận, hợp tác, tuân thủ, hưởng ứng.

 

doc 3 trang Người đăng levilevi Lượt xem 1130Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn học Số học lớp 6 - Tuần 3 - Tiết 9: Phép trừ và phép chia", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 28/8/2010
Ngày giảng: 1/9/2010 (6bc) 
Tuần 3 / Tiết 9: Phép trừ và phép chia. 
I. Mục tiêu: 
1.Kiến thức.
- Nêu được điều kiện để thực hiện được phép trừ, phép chia hết.
-Xác định được mối quan hệ giữa các số trong phép trừ, phép chia hết, phép chia có dư.
-Vận dụng các kiến thức về phép trừ và phép chia vào giải toán.
2. Kỹ năng: 
-Thực hiện phép trừ với các số tự nhiên.
 - Thực hiện phép chia hết và phép chia có dư trong trường hợp số chia không quá 3 chữ số.
3. Thái độ: Tính toán cẩn thận, hợp tác, tuân thủ, hưởng ứng.
II. Đồ dùng dạy học:
GV: Bảng phụ H16, ?3, thước thẳng.
HS: Ôn lại về phép trừ và phép chia.
III. Phương pháp:
- Thảo luận nhóm, đàm thoại hỏi đáp, nêu và giải quyết vấn đề.
IV. Tổ chức giờ học:
. Khởi động(2’):
*. Mục tiêu:
- HS hứng thú tìm hiểu bài.
* Cách tiến hành:
Phép cộng và phép nhân luôn thực hiện được trong tập hợp N, còn phép trừ và phép chia có luôn thực hiện được không chúng ta cùng đi tìm hiểu trong bài hôm nay.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ghi bảng
HĐ1: Tìm hiểu phép trừ 2 số tự nhiên (14’)
*. Mục tiêu:
- Nêu được điều kiện để thực hiện được phép trừ.
-Xác định được mối quan hệ giữa các số trong phép trừ.
-Thực hiện phép trừ với các số tự nhiên. 
*Đồ dùng: Bảng phụ H16, thước thẳng..
* Cách tiến hành:
- GV giới thiệu: Người ta dùng dấu “ – ” để chỉ phép trừ
- GV viết phép trừ a cho b lên bảng và gọi tên các thành phần của phép trừ.
? Có số tự nhiên x nào mà :
 2 + x = 5 hay không?
 6 + x = 5 hay không?
?Khi nào phép trừ số tự nhiên a cho số tự nhiên b thực hiện được.
-GV nhận xét, chốt.
- GV giới thiệu cách tìm hiệu trên tia số như H14, 15.
- Yêu cầu HS lên bảng tìm hiệu của: 5 – 3 trên tia số?
- GV chốt lại kết quả đúng.
- GV treo bảng phụ H16: 5 trừ 6 không thực hiện được: khi di chuyển bút chì từ điểm 5 theo chiều ngược mũi tên 6 đơn vị, bút sẽ vượt ra ngoài tia số.
- GV yêu cầu HS làm (?1)
-GV nhận xét, chuẩn kiến thức.
- Hãy nhắc lại quan hệ giữa các số trong phép trừ?
- GV chốt lại và nhấn mạnh thêm về đk tồn tại phép trừ với 2 số tự nhiên.
- HS ghi bài
- HS suy nghĩ trả lời. 
-HS khác nhận xét.
- HS trả lời.
- HS Theo dõi.
- 1 HS lên bảng biểu diễn, dưới lớp cùng thực hiện, nhận xét.
- HS quan sát và nghe
- Cá nhân làm (?1), 1 em lên bảng trình bày.
-HS khác nhận xét.
- HS nhắc lại mối quan hệ giữa các số trong phép trừ.
1. Phép trừ 2 số tự nhiên
 a – b = c
(SBT) - ( ST) = ( hiệu)
* Phép trừ 2 STN/SGK.
* Tìm hiệu nhờ tia số
VD: Tìm: 5 – 3 trên tia số
(?1)
a/ a – a = 0 
b/ a – 0 = a 
c/ ĐK để có: a – b là a b
HĐ2: Tìm hiểu phép chia hết và phép chia có dư (15’)
*. Mục tiêu: 
- Nêu được điều kiện để thực hiện được phép chia hết.
-Xác định được mối quan hệ giữa các số trong phép chia hết, phép chia có dư.
- Thực hiện phép chia hết và phép chia có dư trong trường hợp số chia không quá 3 chữ số.
*. Đồ dùng: Bảng phụ ?3.
* Cách tiến hành:
? Xét xem có số tự nhiên x nào mà: 
 +3.x = 12 hay không?
 +5.x = 12 hay không?
- GV giới thiệu phép chia hết.
Nhấn mạnh b phải khác 0.
?Nêu mối quan hệ giữa các số trong phép chia.
-GV chốt.
- Yêu cầu HS làm (?2)
- GV nhận xét, chốt lại.
- GV giới thiệu 2 phép chia: 12 : 3 và 14 : 3 
? Nhận xét gì về kết quả phép chia trên?
- GV chốt lại và giới thiệu phép chia có dư, nhấn mạnh điều kiện của r.
- Treo bảng phụ (?3) cho HS suy nghĩ 2p.
- Gọi 1 HS lên bảng điền.
-Gv nhận xét,chốt.
- HĐ cá nhân trả lời miệng.
- HS đọc SGK phần in đậm SGK
-HS trả lời miệng.
- HĐ cá nhân.1HS lên bảng, dưới lớp cùng thực hiện, nhận xét.
- Trả lời miệng.
- HS đọc TQ.
- HS đọc và vẽ sơ đồ
- HĐ cá nhân.1HS lên bảng, dưới lớp cùng thực hiện, nhận xét.
2. Phép chia hết và phép chia có dư
* Phép chia hết: (SGK - 21)
KH: “ :”
 a : b = c (b 0)
(SBC) : (SC) = (thương).
(?2) Điền vào chỗ trống
a/ 0 : a = 0 ( a 0)
b/ a : a = 1
c/ a : 1 = a
* Phép chia có dư: (SGK - 22)
 a = b.q + r ( 0 r <b )
+ Nếu r = 0 ta có phép chia hết
+ Nếu r 0 ta có phép chia có dư
(?3)
SBC
600
1312
15
SC
17
32
0
13
thương
35
41
4
số dư
5
0
15
HĐ3: luỵện tập, Củng cố (12’)
* Mục tiêu:
- Vận dụng các kiến thức về phép trừ và phép chia vào giải toán.
*Đồ dùng: Thước thẳng.
* Cách tiến hành:
- Yêu cầu HS đọc bài 41SGK.
-GV vẽ sơ đồ.
+ Gọi 1 HS lên bảng giải.
- GV NX chuẩn kiến thức.
- Yêu cầu HS làm bài 44a,c/SGK .
-Gọi 2 HS lên bảng làm.
- GV NX chuẩn kiến thức.
-HS đọc bài .
- HĐ cá nhân làm bài, 1 em lên bảng trình bày.
-HS khác nhận xét.
- HĐ cá nhân làm bài, 2 em lên bảng làm.
-HS khác nhận xét.
Bài tập 41/SGK-22
- Quãng đường Huế – Nha Trang: 1278 – 658 = 620 km
- Quãng đường Nha Trang – TPHCM:
1710 – 1278 = 432 km
Bài tập 44/SGK-22
Tìm STN x, biết:
a) x : 13 = 41
 x = 41.13
 x = 533
c) 4x : 17 = 0
 4x = 0
 x = 0
Tổng kết và hướng dẫn về nhà: (2’)
- Tổng kết: 
 GV chốt lại kiến thức của bài.
-Hướng dẫn về nhà: 
Học bài làm các bài tập 44, 45SGK/ 24. Chuẩn bị bài luyện tập.

Tài liệu đính kèm:

  • docSo hoc 6 Tiet 9.doc