Giáo án môn học Số học lớp 6 - Tuần 23 - Tiết 67: Ôn tập chương II (tiếp)

Giáo án môn học Số học lớp 6 - Tuần 23 - Tiết 67: Ôn tập chương II (tiếp)

. Kiến thức:

- Ôn tập, tái hiện lại qui tắc dấu ngoặc, qui tắc chuyển vế, bội và ước của 1 số nguyên.

- Vận dụng các kiến thức trên vào giải bài tập.

2. Kỹ năng:

- Rèn kĩ năng thực hiện phép tính, tìm x, tìm bội và ước của số nguyên.

3. Thái độ: Tính toán cẩn thận, chính xác, hợp tác, tuân thủ, hưởng ứng.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

*GV: Bảng phụ bài tập.

 

doc 12 trang Người đăng levilevi Lượt xem 1005Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn học Số học lớp 6 - Tuần 23 - Tiết 67: Ôn tập chương II (tiếp)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 2 1/1/2011
Ngày giảng: 24/1/2011 (6bc)
Tuần 23 / Tiết 67: ôn tập chương ii (Tiếp)
I. Mục tiêu 
1. Kiến thức: 
- Ôn tập, tái hiện lại qui tắc dấu ngoặc, qui tắc chuyển vế, bội và ước của 1 số nguyên.
- Vận dụng các kiến thức trên vào giải bài tập.
2. Kỹ năng:
- Rèn kĩ năng thực hiện phép tính, tìm x, tìm bội và ước của số nguyên.
3. Thái độ: Tính toán cẩn thận, chính xác, hợp tác, tuân thủ, hưởng ứng.
II. Đồ dùng dạy học:
*GV: Bảng phụ bài tập.
*HS: Bảng nhóm, bút dạ.
III. Phương pháp:
- Thảo luận nhóm, đàm thoại hỏi đáp, nêu và giải quyết vấn đề.
IV. Tổ chức giờ học:
* Khởi động (2’)
 *Mục tiêu:
- HS hứng thú ôn tập lại các kiến thức.
*Cách tiến hành:
Ta đã được ôn tập các phép tính trong Z, bài hôm nay ta sẽ tiếp tục ôn tập qui tắc dấu ngoặc, qui tắc chuyển vế, bội và ước của 1 số nguyên.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ghi bảng
HĐ1: Ôn tập lý thuyết (6’)
 *Mục tiêu:
 - Ôn tập, tái hiện lại qui tắc dấu ngoặc, qui tắc chuyển vế, bội và ước của 1 số nguyên.
 *Cách tiến hành:
H: Phát biểu quy tắc dấu ngoặc, quy tắc chuyển vế?
H: Phát biểu quy tắc chuyển vế?
H: KN bội và ước của 1 số nguyên?
- GV nhận xét, chốt lại.
- HS trả lời miệng, nhắc lại kiến thức.
- HS khác nhận xét, bổ sung.
I.Lí thuyết.
1. Quy tắc dấu ngoặc
+Khi bỏ dấu ngoặc có dấu “ - “ đằng trước ta phải đổi dấu tất cả các số hạng trong ngoặc
+ Khi bỏ dấu ngoặc có dấu “ + “ đằng trước ta giữ nguyên dấu tất cả các số hạng trong ngoặc. 
2. Quy tắc chuyển vế. 
Khi chuyển 1 số hạng từ vế này sang vế kia ta phải đổi dấu của số hạng đó.
3. Bội và ước của 1 số nguyên.
Nếu: a = b.q (a, bz, b 0)
Thì a bvà a gọi là bội của b, b gọi là ước của a.
HĐ2: Bài tập (35’)
* Mục tiêu: 
- Vận dụng các kiến thức trên vào giải bài tập.
- Rèn kĩ năng thực hiện phép tính, tìm x, tìm bội và ước của số nguyên.
*Đồ dùng: Bảng nhóm, bút dạ, bảng phụ bài tập.
*Cách tiến hành:
- GV đưa bảng phụ yêu cầu HS làm bài tập sau:
a) Tìm 4 bội của -5
b) Tìm các ước của - 15.
- Gọi 2 HS lên bảng làm.
- GV nhận xét, chốt lại.
- Yêu cầu HS làm bài tập 114 SGK/99 theo nhóm bàn.
- Gọi đại diện 3 nhóm lên trình bày 3 ý.
- GV nhận xét, chốt lại.
- Yêu cầu HS HĐ nhóm làm bài 118:
N1: Làm ý a
N2: Làm ý b
N3: Làm ý c
- Tổ chức cho các nhóm báo cáo KQ.
- GV nhận xét chung, chốt lại cách làm.
-HĐ cá nhân làm bài.
- 2 HS lên bảng thực hiện.
- HS dưới lớp nhận xét.
- HĐ nhóm nhỏ làm bài
- Đại diện 3 nhóm lên trình bày.
- Nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- HĐ nhóm làm bài.
- Các nhóm báo cáo KQ, nhận xét chéo.
II.Bài tập.
 Bài tập: 
a) B(- 5) ={0; 5; -5; - 10; }
b) Ư(-15) = {1; -1; 3; - 3; 5; -5; 15; -15.}
Bài tập 114(SGK/99)
Liệt kê và tính tổng các số nguyên x thỏa mãn:
a) x = -7; -6; -5; -4; -3; -2; -1; 0; 1; 2; 3; 4; 5; 6; 7.
Ta có tổng : 
 (-7) + (-6) + ... + 6 +7
 = [(-7) + 7] +...+[(-1) + 1] 
 = 0
b)x = -5; -4; -3; -2; -1; 0; 1; 2; 3. 
Ta có tổng : 
(-5) + (-4) + [(-3) + 3]+[(-2) + 2] + [(-1) + 1] + 0
 = (-5) + (-4) + 0 = - 9
c) x = -19; - 18; -17;...;17 ; 18 ; 19 ; 20.
 Ta có tổng : 
(-19) + (- 18) + (-17) + + 17 + 18+ 19 + 20
 = [(-19) +19]+ [(- 18) + 18] + + 20 = 20
Bài tập 118 (SGK / 99)
Tìm số nguyên x, biết:
a) 2x - 35 = 15
 2x = 15 + 35
 2x = 50
 x = 50 : 2 
 x = 25
b) 3x + 17 = 2
 3x = 2 - 17
 3x = - 15
 x = - 15: 3
 x = - 5
c) = 0 
 x - 1 = 0
 x = 1
Tổng kết và hướng dẫn về nhà: (2’)
*Tổng kết : GV chốt lại các kiến thức cơ bản và các dạng bài tập liên quan.
*Hướng dẫn về nhà: Xem lại các dạng bài tập đã chữa, ôn tập giờ sau kiểm tra 1 tiết.
Ngày soạn: 2 1/1/2011
Ngày giảng: /2/2011 (6c)
 26/1/2011 (6b)
Tuần 23 , 25/ Tiết 68: Kiểm tra.
I. Mục tiêu 
1. Kiến thức: 
- Vận dụng các kiến thức về Tập hợp Z, các phép toán trong Z, qui tắc dấu ngoặc, qui tắc chuyển vế, bội và ước của 1 số nguyên vào làm bài kiểm tra.
2. Kỹ năng: 
-Tính toán chính xác, hợp lí.
-Rèn kĩ năng trình bày bài kiểm tra .
3. Thái độ: Nghiêm túc, tự giác, trung thực.
II. Đồ dùng dạy học:
1.GV: Đề kiểm tra + đáp án.
Ma trận:
Chủ đề
Cấp độ nhận thức
Tổng
Nhận biết
thông hiểu
vận dung
TNKQ
TL
TNKQ
TL
TNKQ
TL
Tập hợp Z, thứ tự trong Z
3 tiết (15%)
3
 1,5
3
 1,5
Các phép toán:cộng trừ nhân, GTT Đ của số nguyên, t/c các phép toán
12 tiết (40%)
1
 1.5
2
 1,5
 1
 1 
4
 4 
Quy tắc chuyển vế, quy tắc dấu ngoặc
2 tiết (35%)
 1
 1,5 
1 
 2
2 
 3,5 
Bội và ước của 1 số nguyên
2 tiết (10%)
1
 1 
1
 1 
Tổng
19 tiết (100%)
3
 1,5
1
 1,5
2 
 1,5
 2 
 2,5
2 
 3
10
 10
Đề bài
Phần I. Trắc nghiệm khách quan (3điểm)
 Hãy khoanh tròn vào một chữ cái mà em cho là đúng trong các câu sau:
Câu1: Trong các cách ghi sau cách ghi nào đúng:
A. -2 N B. 5 Z C.- 6 Z D. 10N
 Câu2: Số đối của là: 
A. -2 B. 2 C. Cả 2 và -2. D. Không có số nào trong 2 số trên.
Câu3: Các số nguyên x thỏa mãn : là: 
A. - 4; -3; -2; -1; 0; 1; 2; 3 B. -3; -2; -1; 0; 1; 2 
C. -3; -2; -1; 0; 1; 2; 3 D. -3; -2; -1; 0; 1; 2
 Câu 4: Số nguyên a lớn hơn số nguyên b nếu trên trục số:
A. Điểm a nằm bên trái điểm 0
B. Điểm a nằm bên phải điểm 0
C. Điểm a nằm bên trái điểm b
D. Điểm a nằm bên phải điểm b
Câu 5: Nối các ý ở 2 cột cho phù hợp:
Các phép toán
Kết quả
Đáp án
1. - 13 + 7
a. - 12
1 -
2. -20 - (-8)
b. 35
2 -
3. (- 6). (- 25)
c.-28
3 -
4. 
d. 150
4 -
e. - 6
Phần II. Tự luận (7điểm)
Câu 6 (1,5 điểm): Viết dạng tổng quát các tính chất của phép nhân số nguyên.
Câu 7 (1,5 điểm): Tính giá trị của biểu thức sau 1 cách hợp lí:
a. ( - 26).8 + 26.(-2)
b. 425 - ( - 138 + 425)
Câu 8(2 điểm ): Tìm số nguyên x biết:
a) x - 14 = -20
b) 2x + 7 = 27 
Câu 9(1 điểm ): 
a) Tìm tất cả các ước của - 14
b) Tìm 5 bội của - 7.
Câu 10(1 điểm ): Tính tổng tất cả các số nguyên x thỏa mãn: - 5 < x < 4
Hướng dẫn chấm
Phần I: Trắc nghiệm khách quan ( 3 điểm)
Câu1: 0,5 đ
Câu2: 0,5 đ
Câu3: 0,5 đ
Câu4: 0,5 đ
Câu5: 1 đ
B
A
C
D
1- e; 2- a; 3- d; 4- b.
Phần II. Tự luận (7điểm)
Câu
Đáp án
Điểm
6
*Tính chất giao hoán: a.b = b.a
*Tính chất kết hợp: (a.b).c = a.(b.c) 
* Nhân với số 1: a. 1 = 1. a = a
*Tính chất phân phối của phép nhân đối với phép cộng: 
a ( b + c ) = a.b + a. 
a(b – c ) = a.b – a.c
1,5
 7
a) ( - 26).8 + 26.(- 2)
 = 26. (- 8) + 26 .(- 2)
 = 26 [(- 8) +(- 2)]
 =26. ( -10) = - 260
0,25
0,25
0,25
b. 425 - ( - 138 + 425)
 = 425 + 138 - 425
 = 425 - 425 + 138
 = 0 + 138 = 138
0,25
0,25
0,25
8
a) x - 14 = -20
 x = -20 + 14
 x = - 6
 0,5
0,5
b) 2x + 7 = 27 
 2x = 27 - 7
 2x = 20
 x = 20 : 2
 x = 10
0,25
0,25
0,25
 0,25
10
a) Ư(-14) = {1; -1; 2; - 2; 7; - 7; 14; -14.}
b) Tìm đủ 5 bội của -7
0,5
0,5
11
Ta có tổng: (- 4) +(-3)+(-2) +(-1) + 0 + 1 + 2 +3
 = [(-3) + 3] +[(-2) + 2] + [ (-1) + 1] +(- 4)+ 0 
 = - 4
0,25
0,5
 0,25
2.HS: Ôn tập các kiến thức chương II.
III. Phương pháp:
- Kiểm tra viết.
IV. Tổ chức giờ học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- GV phát đề, giải đáp thắc mắc( nếu có)
- GV coi
- GV thu bài
- Nhận đề
-Làm bài
-Nộp bài.
Tổng kết và hướng dẫn về nhà: 
*Tổng kết : GV nhận xét giờ kiểm tra.
*Hướng dẫn về nhà: Đọc trước bài Phân số.
Ngày soạn: 25/1/2011
Ngày giảng: /2/2011 (6b)
 /2/2011 (6c)
Chương iii: phân số
Tuần 23 / Tiết 69: Mở rộng khái niệm phân số 
I. Mục tiêu 
1. Kiến thức: 
- Phát biểu được khái niệm phân số
- Hiểu được phân số là kết quả của phép chia số tự nhiên cho số tự nhiên khác 0.
- Nêu được mọi số nguyên đều viết được dưới dạng phân số với mẫu là 1.
2. Kỹ năng: 
- Nhận dạng được 1 phân số, lấy ví dụ về phân số.
- Đọc, viết phân số.
- Chỉ ra tử số, mẫu số.
3. Thái độ: Cẩn thận, chính xác, tuân thủ, hưởng ứng.
II. Đồ dùng dạy học:
*GV: Bảng phụ ?2
*HS : Ôn lai KN phân số.
III. Phương pháp:
- Thông báo, đàm thoại hỏi đáp, nêu và giải quyết vấn đề.
IV. Tổ chức giờ học:
* Khởi động (3’)
 *Mục tiêu:
- HS hứng thú tìm hiểu về phân số.
*Cách tiến hành:
- GV giới thiệu chương III như SGK.
H: lấy VD về phân số đã học ở tiểu học, chỉ ra tử số, mẫu số?
Vậy: Nếu tử và mẫu là những số nguyên thì KN phân số được mở rộng ntn?
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ghi bảng
HĐ1:Khái niệm phân số (13’)
 *Mục tiêu: 
- Phát biểu được khái niệm phân số.
- Hiểu được phân số là kết quả của phép chia số tự nhiên cho số tự nhiên khác 0.
- Đọc, viết phân số.
*Cách tiến hành:
- GV lấy VD thực tế trong đó có dùng phân số để biểu thị cho HS thấy.
- Phân số còn có thể coi là phép chia 3 cho 4. Vậy với việc dùng phân số ta có thể ghi được kết quả của phép chia 2 STN dù số bị chia có thể chia hết hay không chia hết cho số chia
H: Tương tự (-3) chia cho 4 thì thương tìm được bằng bao nhiêu ?
H: là thương của phép chia nào?
- GV khẳng định: , cũng là những phân số.
H: Vậy thế nào là 1 phân số?
- GV chốt lại và giới thiệu khái niệm tổng quát.
H: So với k/n phân số đã học ở tiểu học em thấy khái niệm phân số ở đây có gì khác? 
- GV nhấn mạnh sự khác nhau đó, và giới thiệu đó là việc mở rộng KN phân số.
- HS nghe.
- Phép chia -3 cho 2.
- Nêu KN phân số.
- Nghe, ghi nhớ kiến thức.
- Tử và mẫu là các số nguyên.
1.Khái niệm phân số
 là 1 phân số ( Là KQ của phép chia -3 cho 4)
*TQ: với a, b Z , b 0 là 1 phân số, a là tử số, b là mẫu số của phân số.
HĐ2: Ví dụ (17’)
* Mục tiêu: 
- Nêu được mọi số nguyên đều viết được dưới dạng phân số với mẫu là 1.
- Nhận dạng được phân số.
- Đọc, viết phân số.
- Lấy ví dụ về phân số và chỉ ra tử số, mẫu số.
*Đồ dùng: Bảng phụ ?2
*Cách tiến hành:
-Yêu cầu HS đọc VD SGK và cho biết tử, mẫu của phân số đó?
- Yêu cầu HS trả lời (?1) 
- GV nhận xét, chốt lại.
- GV đưa bảng phụ ?2 yêu cầu HS trả lời và giải thích rõ.
- GV nhận xét, chuẩn kiến thức, khắc sâu KN.
H: có được coi là phân số không? Vì sao?
- GV chuẩn kiến thức.
- Yêu cầu HS trả lời ?3
- GV nhận xét câu TL, 
nhấn mạnh NX SGK.
- Cá nhân đọc SGK, trả lời miệng.
- HĐ cá nhân trả lời miệng ?1
- HS khác nhận xét.
- Cá nhân suy nghĩ, trả lời dựa vào KN.
- Có, vì có dạng với a, b Z , b 0.
- Làm việc cá nhân, trả lời miệng ?3.
- Đọc nhận xét.
2.Ví dụ
VD:; ; ......Là các phân số
?1: Ví dụ về phân số 
; - 6 là tử, 7 là mẫu; 
?2
a) c) cho ta VD về phân số
b) Không phải là PS vì tử không phải là 1 số nguyên
d) Không phải là PS vì tử và mẫu không phải là sốnguyên
e) Không phải là PS vì mẫu bằng 0
?3:
 Mọi số nguyên có thể viết dưới dạng phân số.
VD: 6 = ; - 8 = ; 
* Nhận xét: SGK/5
HĐ3: Luyện tập, củng cố (10’)
*Mục tiêu:
- Củng cố các kiến thức trong bài thông qua bài tập.
* Cách tiến hành:
-Yêu cầu HS làm bài tập 3; 4 SGK/6.
- Gọi 2 HS lên bảng làm.
- GV nhận xét, chốt lại.
-HĐ cá nhân làm bài
- 2 HS lên bảng làm bài
- HS dưới lớp nhận xét.
Bài 3 (SGK/6)
a) b) 
c) d) 
Bài 4 (SGK/6)
a) 3: 11 = b) - 4: 7 = 
c) 5: (- 13) = 
d) x : 3 = (xZ)
Tổng kết và hướng dẫn về nhà: (2’)
*Tổng kết : GV chốt lại kiến thức của bài.
*Hướng dẫn về nhà: Học bài, BTVN: 1 SGK/ 6, đọc : Có thể em chưa biết, chuẩn bị bài sau.
Ngày soạn: 12/2/2011
Ngày giảng: 15 /2/2011 (6b)
 /2/2011 (6c)
 Tuần 24 / Tiết 70 : Phân số bằng nhau.
I. Mục tiêu 
1. Kiến thức: 
- Phát biểu được định nghĩa hai phân số bằng nhau .
2. Kỹ năng: 
- Nhận dạng được các phân số bằng nhau và không bằng nhau.
- Lập được các cặp phân số bằng nhau từ 1 đẳng thức tích.
3. Thái độ : Cẩn thận, chính xác, tuân thủ, hưởng ứng.
II. Đồ dùng dạy học:
*GV: Bảng phụ H5, ?2, bài tập 7.
*HS: Ôn KN phân số .
III. Phương pháp:
- Thông báo, đàm thoại hỏi đáp, nêu và giải quyết vấn đề.
IV. Tổ chức giờ học:
* Khởi động: (3’) 
* Mục tiêu:
- HS hứng thú tìm hiểu về phân số bằng nhau.
* Cách tiến hành:
H: Thế nào là phân số ? Hai phân số và có bằng nhau không ?
GV: làm thế nào để biết 2 phân số đó có bằng nhau hay không? chúng ta cùng đi tìm hiểu bài hôm nay. 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ghi bảng
HĐ1: Định nghĩa (16’)
* Mục tiêu: 
- Phát biểu được định nghĩa hai phân số bằng nhau.
*Đồ dùng: Bảng phụ H5.
*Cách tiến hành:
- GV đưa bảng phụ H5-SGK
H: Phần tô màu ở mỗi hình biểu diễn các phân số nào ? 
H: Có nhận xét gì về 2 phần tô màu ở 2 hình?
- GV chốt lại: 
H: Hãy tính và nhận xét các tích chéo?
- GV chốt lại.
- Cho HS đọc VD SGK.
H: khi nào?
- GV chốt lại và nhấn mạnh định nghĩa.
- GV giới thiệu: Từ tích a.b = c.d ta có thể lập được các cặp phân số bằng nhau như sau : 
- HĐ cá nhân quan sát và trả lời
- Bằng nhau.
 1.6 = 2.3(=6)
- Cá nhân đọc SGK.
- Khi a.d =b.c
- HS đọc ĐN.
- HS theo dõi.
1.. Định nghĩa:
Ta đã biết : 
Nhận xét : 1.6 = 2.3 (=6) 
* Định nghĩa : 
HĐ2: Các ví dụ (15’)
* Mục tiêu: 
- Nhận dạng được các phân số bằng nhau và không bằng nhau.
- Lập được các cặp phân số bằng nhau từ 1 đẳng thức tích.
*Đồ dùng: Bảng phụ ?2.
*Cách tiến hành:
- Cho HS đọc VD1 SGK.
- Yêu cầu HS làm ?1.
- Gọi 2 em lên bảng thực hiện.
- GV nhận xét, chốt lại.
- GV đưa bảng phụ ?2 yêu cầu HS trả lời .
- GV nhận xét, khắc sâu kiến thức.
- GV nêu VD2, cho HS nghiên cứu SGK 2p.
- Gọi 1 em thực hiện.
- GV nhận xét chốt lại cách tìm x.
- HS đọc VD.
- HĐ cá nhân ?1.
- 2 HS lên bảngthực hiện.
- HS dưới lớp nhận xét.
- HĐ cá nhân, trả lời miệng ?2.
- HĐ cá nhân nghiên cứu cách giải.
- 1 HS trình bày.
- HS khác nhận xét.
2. Các ví dụ: 
a) Ví dụ 1: 
 vì: (-3).(-8) = 4.6 = 24
?1:
 vì: 1.12 = 3.4 (= 12)
 vì: 2.8 3.6
 vì: (-3).(-15) = 5.9 ( = 45)
vì: 4.9 3.(-12)
?2: Tử và mẫu của các cặp phân số này mang dấu khác nhau.
b) Ví dụ 2/SGK 
Tìm x, biết: 
Vì nên x.28 = 4.(-21)
ị x = 
HĐ3: Luyện tập củng cố (10’)
* Mục tiêu:
 - Vận dụng kiến thức vào làm bài tập.
* Đồ dùng : Bảng phụ bài 7.
* Cách tiến hành:
- Yêu cầu HS làm bài tập 6b SGK/8.
- Gọi 1 HS lên bảng thực hiện.
- GV nhận xét, khắc sâu kiến thức.
- GV đưa bảng phụ bài tập 7 SGK/8, yêu cầu HS làm bài.
- Gọi 1 em lên bảng điền.
- GV nhận xét và chốt lại cách làm
- HĐ cá nhân làm bài.
- 1 HS lên bảng làm bài 6
- 1 HS lên bảng làm bài 7.
- HS dưới lớp nhận xét.
Bài 6 (SGK – 8) 
Tìm số nguyên y biết:
b) (-5).28 = 20.y
 y = 
Bài 7 (SGK – 8) 
Điền vào ô vuông
a) 6 b) 20
c) -7 d) -6
*Tổng kết và hướng dẫn về nhà: (2’)
*Tổng kết : GV chốt lại kiến thức toàn bài.
*Hướng dẫn về nhà : Học bài, làm bài : 6a, 10 SGK/8, 9 chuẩn bị bài sau.

Tài liệu đính kèm:

  • docso Tiet 67 on tap.doc