Giáo án môn học Số học lớp 6 - Tiết 49 - Bài 7: Phép trừ hai số nguyên

Giáo án môn học Số học lớp 6 - Tiết 49 - Bài 7: Phép trừ hai số nguyên

- Kiến thức: HS hiểu được quy tắc phép trừ trong Z.

- Kĩ năng: Biết tính đúng hiệu của hai số nguyên. Bước đầu hình thành, dự đoán trên cơ sở nhìn thấy quy luật thay đổi của một loạt hiện tượng (toán học) liên tiếp và phép tương tự.

- Thái độ: Rèn luyện tính sáng tạo của HS.

B. Chuẩn bị:

 Bảng phụ ghi bài tập? quy tắc, CT phép trừ BT 50(82)

C. Tiến trình dạy học:

 

doc 8 trang Người đăng levilevi Lượt xem 1067Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn học Số học lớp 6 - Tiết 49 - Bài 7: Phép trừ hai số nguyên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Soạn:26/11/2011
Giảng:
Tiết 49 - Đ7. PHẫP TRỪ HAI SỐ NGUYấN
A. Mục tiêu:
- Kiến thức: HS hiểu được quy tắc phép trừ trong Z.
- Kĩ năng: Biết tính đúng hiệu của hai số nguyên. Bước đầu hình thành, dự đoán trên cơ sở nhìn thấy quy luật thay đổi của một loạt hiện tượng (toán học) liên tiếp và phép tương tự.
- Thái độ: Rèn luyện tính sáng tạo của HS.
B. Chuẩn bị:
 Bảng phụ ghi bài tập? quy tắc, CT phép trừ BT 50(82)
C. Tiến trình dạy học:
1. Tổ chức: 6A...............................................................................
2. Kiểm tra bài cũ:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- GV nêu câu hỏi.
Phát biểu quy tắc cộng hai số nguyên cùng dấu, quy tắc cộng hai số nguyên khác dấu. Chữa bài tập 65 .
GV cho HS nhận xét 
- HS phát biểu và làm bài tập
 Bài 65:
(- 57) + 47 = - 10.
469 + (- 219) = 250.
195 + (-200) + 205 = 400 + (-200) 
= 200.
HS nhận xét
3. Bài mới:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Hiệu của hai số nguyên
- Cho biết phép trừ số tự nhiên thực hiện được khi nào ?
?1
- GV ĐVĐ vào bài.
- Yêu cầu HS làm 
- Vậy muốn trừ đi một số nguyên ta có thể làm thế nào ?
GV giới thiệu quy tắc SGK.
 a - b = a + (- b).
- Yêu cầu HS làm bài tập 47SGK/tr82
- GV nhấn mạnh: Khi trừ đi một số nguyên phải giữ nguyên số bị trừ, chuyển phép trừ thành phép cộng với số đối của số trừ.
-HS trả lời: Số bị trừ số trừ.
?1
 HS thực hiện phép tính và rút ra nhận xét:
 3 - 1 = 3 + (- 1) = 2.
 3 - 2 = 3 + (- 2) = 1.
 3 - 3 = 3 + (- 3) = 0.
Tương tự:
 3 - 4 = 3 + (- 4) = - 1.
 3 - 5 = 3 + (- 5) = - 2.
b) 2 - 2 = 2 + (- 2) = 0.
 2 - 1 = 2 + (- 1) = 1.
 2 - 0 = 2 + 0 = 2.
 2 - (- 1) = 2 + 1 = 3.
 2 - (- 2) = 2 + 2 = 4.
HS: Muốn trừ đi một số nguyên ta có thể cộng với số đối của nó.
- HS đọc quy tắc SGK -tr 81.
 Bài 47:
2 - 7 = 2 + (- 7) = - 5.
1 - (- 2) = 1 + 2 = 3.
(- 3) - 4 = (- 3) + (- 4) = - 7.
- 3 - (- 4) = - 3 + 4 = 1.
HS nghe và ghi chép
2. Ví dụ
- GV nêu VD.
- Yêu cầu HS đọc.
- Để tìm nhiệt độ của Sa Pa hôm nay ta phải làm như thế nào ?
- Yêu cầu HS làm bài tập 48 SGK/tr82
- Phép trừ trong Z và phép trừ trong N khác nhau như thế nào ?
GV giải thích: Vì vậy mở rộng N Z.
VD: Nhiệt độ của Sa Pa hôm nay là
 30C - 40C
 = 30C + (- 40C) = (- 10C).
 Bài 48:
0 - 7 = 0 + (- 7) = - 7.
7 - 0 = 7 + 0 = 7.
a - 0 = a + 0 = a
0 - a = 0 + (- a) = - a.
HS trả lời
HS nghe GV giải thích
4.Củng cố:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- Phát biểu quy tắc trừ số nguyên.
Nêu công thức.
- Làm bài tập 77 .
GV cho HS nhận xét
- Quy tắc:
- Công thức: a - b = a + (- b).
 1 HS lên bảng làm Bài 77:
a) (- 28) - (- 32) = (- 28) + 32 = 4.
b) 50 - (- 21) = 50 + 21 = 71.
c) (- 45) - 30 = (- 45) + (- 30) = - 75.
d) x - 80 = x + (- 80).
e) 7 - a = 7 + (- a).
g) (- 25) - (- a) = (- 25) + a
HS nhận xét
4. HDVN:
- Học thuộc quy tắc cộng, trừ các số nguyên.
- Làm bài tập: 49 ; 51 ; 52 ; 53 SGK.
 74; 74; 76 .
 _______________________________________
Soạn:26/11/2011
Giảng:
Tiết 50- LUYỆN TẬP
A. Mục tiêu:
- Kiến thức: Củng cố các quy tắc phép trừ, quy tắc phép cộng các số nguyên.
- Kĩ năng:Rèn luyện kĩ năng trừ số nguyên : Biến trừ thành cộng, thực hiện phép cộng, kĩ năng tìm số hạng chưa biết của một tổng, thu gọn biểu thức.
 + Hướng dẫn sử dụng máy tính bỏ túi để thực hiện phép trừ.
- Thái độ: Rèn luyện tính sáng tạo của HS
B. Chuẩn bị:
Bảng phụ ghi BT 53, 55, 56, máy tính bỏ túi.
C. Tiến trình dạy học:
1. Tổ chức: 6A...........................................................................
2. Kiểm tra bài cũ:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- HS1: Phát biểu quy tắc phép trừ số nguyên. Viết công thức.
Thế nào là hai số đối nhau ?
- Chữa bài tập 49.
- HS2: Chữa bài tập 52SGK/tr82
GV cho học sinh nhận xét. Và Gv cho điểm
- Hai HS lên bảng.
HS1: Bài 49:
a
-15
2
0
-3
-a
15
-2
0
3
- HS2: Bài 52:
Nhà bác học Acsimét:
Sinh năm : - 287.
Mất năm : - 212.
Tuổi thọ là : - 212 - (- 287) 
 = - 212 + 287 = 75 (tuổi).
Học sinh nhận xét.
3. Bài mới:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Luyện tập
Dạng 1. Thực hiện phép tính:
- Y/c HS làm bài tập 81; 82 .
- Yêu cầu HS nêu thứ tự thực hiện phép tính, áp dụng các quy tắc.
GV cho học sinh nhận xét.
- Yêu cầu HS làm bài tập 86 tr80/SBT
Cho x = - 98 ; a = 61 ; m = -25
Tính giá trị các biểu thức sau:
a) x + 8 - x - 22
b) - x - a + 12 + a.
c) a – m + 7 – 8 + m
d) m – 24 – x + 24 + x
- GV hướng dẫn HS thực hiện.
GV cho học sinh nhận xét.
Dạng 2. Tìm x:
 Bài 54 SGK/tr82
- GV: Trong phép cộng, muốn tìm một số hạng chưa biết ta làm như thế nào?
- Yêu cầu HS làm bài tập 87 tr80/SBT
- GV: Tổng 2 số bằng 0 khi nào ?
- Hiệu hai số bằng 0 khi nào ?
Dạng 3: Bài tập đúng, sai, đố vui.
- Yêu cầu HS làm bài 55SGK/tr83 theo nhóm.
- Yêu cầu làm bài tập:
 Điền đúng, sai ? Cho VD.
Hồng : "Có thể tìm được hai số nguyên mà hiệu của chúng lớn hơn số
 bị trừ " VD.
Hoa : "Không thể tìm được hai số nguyên mà hiệu của chúng lớn hơn số bị trừ". VD.
Lan : "Có thể tìm được hai số nguyên mà hiệu của chúng lớn hơn cả số bị trừ và số trừ " . VD.
Dạng 4: Sử dụng máy tính bỏ túi.
- Yêu cầu HS làm bài tập 56 SGK/83 Và đọc kết quả
- Hai HS lên bảng trình bày.
 Bài 81:
8 - (3 - 7) = 8 - [3 + (-7)] 
 = 8 - (- 4)
 = 8 + 4 = 12.
b) (-5) - (9 - 12) = (- 5) - [9 + (- 12)]
= (- 5) - (- 3) = (- 5) + 3 = - 2.
Bài 82:
a) 7 - (- 9) - 3= [7 - (- 9)] – 3
= (7 + 9) - 3
= 16 - 3 = 13.
b) (- 3) + 8 - 11 = [(- 3) + 8] - 11
 = 5 - 1 = 5 + (- 11) = - 6
Học sinh nhận xét.
Bài 86:
a) Với x = -98 ta có: 
x + 8 - x – 22 = - 98 + 8 - (- 98) - 22 
= - 98 + 8 + 98 – 22 = - 14.
b) Với x = -98 ta có: 
 - x - a + 12 + a = -(- 98)- 61+12+61= 110.
c) a – m + 7 – 8 + m = 61 + 7 – 8= 60
d) m – 24 – x + 24 + x = m = -25
Học sinh nhận xét.
Bài 54:
HS: Lấy tổng trừ đi số hạng đã biết.
 a) 2 + x = 3
 x = 3 - 2
 x = 1.
b) x + 6 = 0
 x = 0 - 6
 x = 0 + (- 6) ị x = - 6.
c) x + 7 = 1
 x = 1 - 7
 x = - 6.
 Bài 87 .
x + |x| = 0 ị |x| = - x
 ị x < 0. (vì x ạ 0).
x - |x| = 0 ị |x| = x
 ị x > 0.
- HS hoạt động theo nhóm bài tập 55.
- HS hoạt động theo nhóm:
 Bài tập55sgk/83
Hồng đúng. VD: 2 - (- 1) = 2 + 1 = 3.
Hoa sai.
Lan : Đúng.
(VD trên).
- HS làm bài tập 56.
- Học sinh đọc kết quả
4.Củng cố:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- GV: Muốn trừ đi một số nguyên ta làm thế nào ?
- Trong Z , khi nào phép trừ không thực hiện được ?
- Khi nào hiệu < số bị trừ, bằng số bị trừ, lớn hơn số bị trừ ?
- Trong Z phép trừ bao giờ cũng thực hiện đựơc.
- Hiệu < số bị trừ nếu số trừ dương.
- Hiệu bằng bằng số bị trừ nếu số trừ bằng 0.
4. HDVN:
- Ôn tập các quy tắc cộng , trừ số nguyên.
- BT: 84; 85; 86; 88 .
Soạn:26/11/2011
Giảng:
Tiết 51- Đ8. QUI TẮC DẤU NGOẶC
A. Mục tiêu:
- Kiến thức: HS hiểu và vận dụng được quy tắc dấu ngoặc (bỏ dấu ngoặc và cho số hạng vào trong dấu ngoặc). HS biết khái niệm tổng đại số, viết gọn các phép biến đổi trong tổng đại số.
- Kĩ năng: Rèn kỹ năng vận dụng quy tắc dấu ngoặc, tính tổng đại số 
- Thái độ: Rèn luyện tính sáng tạo của HS.
B. Chuẩn bị:
	Bảng phụ ghi quy tắc dấu ngoặc.
C. Tiến trình dạy học:
1. Tổ chức: 6A............................................................
2. Kiểm tra bài cũ:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- GV: + Phát biểu quy tắc cộng hai số nguyên cùng dấu. Cộng hai số nguyên khác dấu, chữa bài tập 46SBT /tr73a) b)
+ Phát biểu quy tắc trừ hai số nguyên.
 Chữa bài tập 84a .
Giáo viên cho học sinh nhận xét.
- Hai HS lên bảng.
 Bài tập 46SBT /tr73
x = - 8
x = 20
Bài 84:
a) 3 + x = 7
 x = 7 - 3
 x = 7 + (- 3)
 x = 4.
 Học sinh nhận xét.
3. Bài mới:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- GV: Tính giá trị biểu thức:
 5 + (42 - 15 + 17) - (42 + 17)
Nêu cách làm ?
?1
GVĐVĐ vào bài.
- Yêu cầu HS làm 
- Tương tự: So sánh số đối của tổng 
(- 3 + 4 + 5) với tổng các số đối của các số hạng.
- Qua ví dụ rút ra nhận xét.
?2
- Yêu cầu HS làm 
- Yêu cầu HS phát biểu lại quy tắc dấu ngoặc.
- Yêu cầu HS thực hiện các VD SGKtr84
?3
- Yêu cầu HS làm theo nhóm.
- GV giới thiệu phần này trong SGK.
Tổng đại số là một dãy các phép tính cộng, trừ các số nguyên.
- Khi viết tổng đại số : Bỏ dấu của phép cộng và dấu ngoặc.
- GV giới thiệu các phép biến đổi trong tổng đại số:
 + Thay đổi vị trí các số hạng.
 + Cho các số hạng vào trong ngoặc có dấu "+" ; "-" đằng trước.
- GV nêu chú ý SGK/tr85
1. Quy tắc dấu ngoặc
?1
 a) Số đối của 2 là (- 2).
 Số đối của (- 5) là 5 .
 Số đối của tổng [2 + (- 5)] 
là - [2 + (- 5)] = - (- 3) = 3.
b) Tổng các số đối của 2 và - 5 là:
 (- 2) + 5 = 3.
Số đối của tổng [2 + (- 5)] cũng là 3.
Vậy số đối của một tổng bằng tổng các số đối của các số hạng.
HS: 
- (- 3 + 4 + 5) = - 6.
3 + (- 5) + (- 4) = - 6.
Vậy : - (- 3 + 4 + 5) = 3 + (- 5) + (- 4).
?2
* Nhận xét: SGK. HS đọc nhận xét.
 a) 7 + (5 - 13)
= 7 + (- 8) = - 1.
7 + 5 + (- 13) = - 1.
ị 7 + (5 - 13) = 7 + 5 + (- 13).
Nhận xét: Dấu các số hạng giữ nguyên.
b) 12 - (4 - 6)
= 12 - [4 + (- 6)]
= 12 - (- 2) = 14.
ị 12 - (4 - 6) = 12 - 4 + 6.
Nhận xét: ... phải đổi dấu tất cả các số hạng.
- HS đọc quy tắcSGK /tr84
VD: a) 324 + [112 - 112 - 324]
 = 324 - 324 
 = 0.
b) (- 257) - (- 257 + 156 - 56)
= - 257 + 257 - 156 + 56
?3
= - 100.
 HS hoạt động theo nhóm.
a) (768 - 39) - 768
= 768 - 39 - 768
= - 39.
b) = - 1579 - 12 + 1579
= - 12.
2. Tổng đại số:
- Yêu cầu HS thực hiện VD:
 5 + (- 3) - (- 6) - (+7)
= 5 + (- 3) + (+ 6) + (- 7)
= 5 - 3 + 6 - 7
= 11 - 10
= 1.
4.Củng cố::
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- Yêu cầu HS phát biểu các quy tắc dấu ngoặc.
- Làm bài tập 57 ; 59 .
Học sinh nghe và ghi chép
4. HDVN: - Học thuộc quy tắc.
 - BT: 58, 60 . BT: 89 đến 92 .
 _______________________________
Soạn:26/11/2011
Giảng:
Tiết 52 - Luyện tập
A. Mục tiêu:
- Kiến thức: Củng cố quy tắc dấu ngoặc, (bỏ dấu ngoặc và cho vào trong dấu ngoặc).
- Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng cộng, trừ các số nguyên, bỏ dấu ngoặc, kĩ năng thu gọn biểu thức.
- Thái độ: Rèn luyện tính sáng tạo của HS.
B. Chuẩn bị: Bảng phụ
C. Tiến trình dạy học:
1. Tổ chức: 6A..................................................................
2. Kiểm tra bài cũ:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- GV: Phát biểu quy tắc dấu ngoặc.
 Chữa bài tập 58 SGK/tr85
- GV nhận xét chốt lại.
Bài 58:
a) x + 22 + (- 14) + 52
= x + (52 + 22) + (- 14)
= x + [74 + (- 14)]
= x + 60.
b) (- 90) - (p + 10) + 100
= (- 90) - p - 10 + 100
= - p + [(- 90) + (- 10)] + 100
= - p + [(- 100) + 100]
= - p.
3. Bài mới:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- GV yêu cầu HS làm bài tập sau:
Bài1 (B59SGK/tr851): Tính nhanh các tổng sau:
a) (2763 - 75) - 2763.
b) (- 2002) - (57 - 2002)
GV cho 2 HS cùng lên bảng làm bài tập, các Học sinh khác làm vào vở
Cho nhận xét
- Bài 2(B60SGK/tr85). Bỏ dấu ngoặc rồi tính:
a) (27 + 65) + (346 - 27 - 65)
b) (42 - 69 + 17) - (42 + 17)
GV cho 2 HS cùng lên bảng làm bài tập, các Học sinh khác làm vào vở
- GV nhận xét, chốt lại.
- Yêu cầu HS thực hiện nhóm bài tập sau:
 Bài 3:Thực hiện phép tính:
a) (52 + 12) - 9.3.
b) 80 - (4. 52 - 3. 23 )
c) [(- 18) + (- 7) - 15
d) (- 219) - (- 229) + 12. 5.
- Yêu cầu đại diện nhóm lên bảng trình bày.
Bài 4: Tìm x. Biết
a) 3(x + 8) = 18.
b) (x + 13) : 5 = 2.
c) 2|x| + (- 5) = 7. 
- GV nhận xét, chốt lại về phương pháp giải bài tập cú chứa giỏ trị tuyệt đối
Hai HS lên bảng giải.
Bài1:
(2763 - 75) - 2763 
 = 2763 - 75 - 2763
= (2763 - 2763) - 75 = 0 - 75 = - 75.
b) (- 2002) - (57 - 2002)
= (- 2002) - 57 + 2002
= [(- 2002) + 2002] - 57= 0 - 57= - 57.
Học sinh nhận xét
Hai HS lên bảng chữa bài 2.
Bài 2:
a) (27 + 65) + (346 - 27 - 65)
= 27 + 65 + 346 - 27 - 65
= (27 - 27) + (65 - 65) + 346
= 346.
b) (42 - 69 + 17) - (42 + 17)
= 42 - 69 + 17 - 42 - 17
= (42 - 42) + (17 - 17) - 69
= - 69.
Học sinh nhận xét.
Bài 3:
Các nhóm thực hiện.
a) (52 + 12) - 9.3 = (25 + 12) - 27
= 37 - 27 = 10.
b) 80 - (4. 52 - 3. 23 ) = 80 - (4. 25 - 3. 8)
= 80 - (100 - 24) = 80 - 76 = 4.
c) [(- 18) + (- 7) - 15
= (- 25) - 15 = - 40.
d) (- 219) - (- 229) + 12. 5
= [(- 219) + 229] + 60
= 10 + 60 = 70.
Đại diện nhóm lên trình bày.
Bài 4: 
Ba HS lên bảng làm bài 4.
a) 3(x + 8) = 18
 x + 8 = 18 : 3
 x + 8 = 6
 x = 6 - 8
 x = - 2.
b) (x + 13) : 5 = 2
 x + 13 = 2 . 5
 x = 10 - 13
 x = = 3.
c) 2|x| + (- 5) = 7
 2|x| = 7 - (- 5)
 2|x| = 12
 |x |= 12 : 2
 |x |= 6
 x = ± 6.
Học sinh nhận xét 
4.Củng cố:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Phát biểu quy tắc bỏ dấu ngoặc? Khi cho 1 số vào trong ngoặc cần chỳ ý điều gì?
Học sinh trả lời
4. HDVN: - Xem lại các bài tập đã chữa.
- Ôn tập các kiến thức cơ bản về tập hợp, mỗi quan hệ giữa các tập N, N*, Z số và chữ số. Thứ tự trong N, trong Z.
Duyệt ngày 5/12/2011

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO AN SO HOC 6 Tiet49505152.doc