I.Mục tiêu:
Kiến thức: Học sinh biết cách phân chia quả thành các nhóm khác nhau.
Dựa vào đặc điểm của vỏ quả để chia quả thành 2 nhóm chính là quả khô và quả thịt.
2.Kỹ năng: Rèn kỹ năng quan sát mẫu vật, tranh vẽ , nhận biết, so sánh, hoạt động nhóm và kĩ năng thực hành.
Vận dụng kiến thức để biết bảo quản, chế biến quả và hạt sau thu hoạch.
3.Thái độ:Giáo dục ý thức bảo vệ thiên nhiên.
II.Đồ dùng dạy học
1.Chuẩn bị của G: Sưu tầm một số quả khô và quả hạt vừa tìm.
2. Chuẩn bị của H: Chuẩn bị quả theo nhóm.
+ Đu đủ, cà chua, táo, quất.
Ngày soạn:22/1/2007 Ngày dạy:24/1/2007 Chương VII: Quả và hạt Tiết: 39: Các loại quả I.Mục tiêu: Kiến thức: Học sinh biết cách phân chia quả thành các nhóm khác nhau. Dựa vào đặc điểm của vỏ quả để chia quả thành 2 nhóm chính là quả khô và quả thịt. 2.Kỹ năng: Rèn kỹ năng quan sát mẫu vật, tranh vẽ , nhận biết, so sánh, hoạt động nhóm và kĩ năng thực hành. Vận dụng kiến thức để biết bảo quản, chế biến quả và hạt sau thu hoạch. 3.Thái độ:Giáo dục ý thức bảo vệ thiên nhiên. II.Đồ dùng dạy học 1.Chuẩn bị của G: Sưu tầm một số quả khô và quả hạt vừa tìm. 2. Chuẩn bị của H: Chuẩn bị quả theo nhóm. + Đu đủ, cà chua, táo, quất. + Đậu Hà Lan, me, phượng, bằng lăng. III.Hoạt động dạy – học. 1.ổn định tổ chức. 2.Kiểm tra. ? Hãy kể những hiện tượng xảy ra trong sự thụ tinh? Hiện tượng nào là quan trọng nhất? ? Phân biệt hiện tượng thụ phấn và hiện tượng thụ tinh. G: yêu cầu 1 – 2H nhận xét, đánh giá, bổ sung (nếu cần). G đánh giá, cho điểm. 3.Các hoạt động học tập. Hoạt động1: Tập chia nhóm các loại quả. Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh G: Giao nhiệm vụ cho các nhóm. Đặt quả lên bàn, quan sát kĩ => xếp thành nhóm. ? Dựa vào những đặc điểm nào để chia nhóm? Hướng H phân tích các bước của việc phân chia các nhóm quả. Yêu cầu một số nhóm trưởng báo cáo kết quả. G: Nhận xét sự phân chia của H nêu vấn đề.Bây giờ chúng ta học cách chia quả theo tiêu chuẩn được các nhà khoa học định ra? H: Quan sát vật mẫu. lựa chọn đặc điểm để chia quả thành các nhóm. + Tiến hành phân chia quả thành các nhóm. H: Viết kết quả phân chia và đặc điểm dùng để phân chia. Báo cáo kết quả của các nhóm. Hoạt động 2: các loại quả chính. Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh a, Phân biệt quả thịt và quả khô. G: Hướng dẫn H đọc sgk để biết tiêu chuẩn của 2 nhóm quả chính: Quả khô. quả thịt. Yêu cầu H xếp các quả thành 2 nhóm theo tiêu chuẩn đã biết. Gọi các nhóm khác nhận xét về sự xếp loại quả. Giúp H điều chỉnh và hoàn thiện việc xếp loại. b. Phân biệt các loại quả khô. Yêu cầu H quan sát vỏ quả khô khi chín -> nhận xét chia quả khô thành 2 nhóm. + Ghi lại đặc điểm của từng nhóm quả khô? + Gọi tên 2 nhóm quả khô đó? Các nhóm nhận xét -> bổ sung. G: Giúp H khắc sâu kiến thức. c. Phân biệt các loại quả thịt Yêu cầu H đọc thông tin SGK -> tìm hiểu đặc điểm phân biệt 2 nhóm quả thịt. G: Đi đến các nhóm theo dõi, bổ trợ. G: Cho H thảo luận => tự rút ra kết luận. G: Giải thích thêm về quả hạch. H: đọc sgk để biết tiêu chuẩn của 2 nhóm quả chính: Quả khô. quả thịt. H: Thực hiện xếp các quả vào 2 nhióm theo các tiêu chuẩn: Vỏ quả khi chín Báo cáo kết quả đã xếp vào 2 nhóm. Điều chỉnh lại việc xếp loại (nếu sai). H quan sát vỏ quả khô khi chín -> nhận xét chia quả khô thành 2 nhóm. + Ghi lại đặc điểm của từng nhóm quả=> vỏ nẻ và vỏ không nẻ. Các nhóm báo cáo kết quả. Điều chỉnh lại việc xếp loại (nếu sai). H đọc thông tin SGK -> tìm hiểu đặc điểm phân biệt 2 nhóm quả thịt. => Tìm đặc điểm quả mọng và quả hạch. Tiểukết: Quả khô chia thành 2 nhóm: Quả khô nẻ: Khi chín khô vỏ quả có khả năng tách ra. Quả khô không nẻ: Khi chín khô vỏ quả không tự tách ra. Quả thịt gồm 2 nhóm: Quả mọng: Phần thịt quả dày, mọng nước. Quả hạch: Có hạch cứng chứa hạt bên trong. IV. Kiểm tra đánh giá. ? Qua bài học hôm nay em cần ghi nhớ những kiến thức cơ bản nào ? 1-2 H trả lời. Đọc phần ghi nhớ trong SGK. ? Dựa vào đặc điểm nào để phân biệt quả khô và quả thịt? Vì sao người ta phải thu hoạch quả đỗ xanh và đỗ den trước khi quả chín khô? G: Chốt kiến thức. V. Hướng dẫn về nhà. - Học bài trả lời câu hỏi trong SGK. Đọc mục “ Em có biết ” - Làm bài tập SGK tr 102. Ngày soạn :26/1/2007 Ngày dạy :29/1/2007 Tiết: 40: hạt và các bộ phận của hạt I.Mục tiêu: 1.Kiến thức: Học sinh biết kể tên các bộ phận của hạt. Phân biệt được hạt một lá mầm và hạt 2 lá mầm. Biết cách nhận biết hạt trong thực tế. 2.Kỹ năng: Rèn kỹ năng quan sát mẫu vật, tranh vẽ , nhận biết, so sánh, hoạt động nhóm và kĩ năng thực hành. 3.Thái độ:Biết cách lựa chọn và bảo quản hạt giống. II.Đồ dùng dạy học 1.Chuẩn bị của G: Hạt đỗ đen ngâm nước 1 ngày. Hạt ngô đặt trên bông ẩm trước 3 -4 ngày. Tranh câm về các bộ phận của hạt đỗ đen và hạt ngô. 2. Chuẩn bị của H: Chuẩn bị hạt theo nhóm. Hạt đỗ đen ngâm nước 1 ngày. Hạt ngô đặt trên bông ẩm trước 3 -4 ngày. III.Hoạt động dạy – học. 1.ổn định tổ chức. 2.Kiểm tra. ? Dựa vào đặc điểm nào để phân biệt quả khô và quả thịt? ? Vì sao người ta phải thu hoạch quả đỗ xanh và đỗ đen trước khi quả chín khô? G: yêu cầu 1 – 2H nhận xét, đánh giá, bổ sung (nếu cần). G đánh giá, cho điểm. 3.Các hoạt động học tập. Hoạt động1: Tìm hiểu các bộ phận của hạt Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh G: Hướng dẫn H bóc vỏ 2 loại hạt: ngô và đỗ đen. Dùng kúp quan sát đối chiếu với hình 33.1, 33.2 -> tìm đủ các bộ phận của hạt. Sau khi quan sát các nhóm ghi kết quả vào bảng sgk tr 108. G: Yêu cầu đại diện H lên điền tranh câm. ? Hạt gồm những bộ phận nào? G: Nhận xét chốt lại kiến thức về các bộ phận của hạt. H: Tự bóc tách 2 loại hạt + Tìm đủ các bộ phận của mỗi hạt như hình vẽ H: Viết kết quả vào bảng tr 108. H: Lên bảng điền tranh câm các bộ phận của mỗi hạt. H: Phát biểu, nhóm bổ sung. Tiểukết: Hạt gồm: Vỏ, phôi ( lá mầm, thân mầm, chồi mầm, rễ mầm ) chất ding dưỡng ( lá mầm, phôi nhũ) Hoạt động 2: Phân biệt hạt một lá mầm và hạt hai lá mầm Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh G: Dựa vào kết quả mục 1 – yêu cầu H tìm những điểm giống và khác nhau của hạt ngô và hạt đỗ. Yêu cầu H đọc thông tin mục 2 -> tìm ra điểm khác nhau chủ yếu giữa hạt một lá mầm và hạt 2 lá mầm để trả lời câu hỏi. ? Hạt 2 lá mầm khác hạt một lá mầm ở điểm nào ? Gọi các H trả lời. G: Chốt lại đặc điểm cơ bản phân biệt hạt 2 lá mầm và hạt 1 lá mầm. H: So sánh tìm những điểm giống và khác nhau của hạt ngô và hạt đỗ. H đọc thông tin mục 2 -> tìm ra điểm khác nhau chủ yếu giữa hạt một lá mầm và hạt 2 lá mầm để trả lời câu hỏi. H: Báo cáo kết quả - Lớp tham gia ý kiến bổ sung. H: Tự hoàn thiện kiến thức. Tiểukết: Sự khác nhau chủ yếu của hạt một lá mầm và hạt 2 lá mầm là số lá mầm trong phôi. IV. Kiểm tra đánh giá. ? Qua bài học hôm nay em cần ghi nhớ những kiến thức cơ bản nào ? 1-2 H trả lời. Đọc phần ghi nhớ trong SGK. ? Dựa vào đặc điểm nào để phân biệt hạt một lá mầm và hạt 2 lá mầm? G: Cho hs làm bài tập trắc nghiệm. Lựa chọn đáp án đúng. Bộ phận của hạt sẽ phát triển thành cây non sau khi nảy mầm là: Vỏ hạt. Phôi hạt. Phôi nhũ. Vỏ hạt và phôi nhũ. Chất dinh dưỡng dự trữ trong hạt có vai trò: Cung cấp chất dinh dưỡng cho hạt nảy mầm. Nuôi sống cây non ở giai đoạn đầu ngay sau khi hạt nảy mầm. Cả a,b,c đúng. Tất cả a, b, c, đều sai. G: Chốt kiến thức. V. Hướng dẫn về nhà. - Học bài trả lời câu hỏi trong SGK. Đọc mục “ Em có biết ” - Làm bài tập SGK tr 109. Ngày soạn :29/1/2007 Ngày dạy :31/1/2007 Tiết: 41: Phát tán của quả và hạt I.Mục tiêu: 1.Kiến thức: Học sinh phân biệt được các cách phát tán của quả và hạt. Tìm ra những đặc điểm của quả và hạt phù hợp với cách phát tán. 2.Kỹ năng: Rèn kỹ năng quan sát nhận biết, so sánh, hoạt động nhóm và kĩ năng làm việc độc lập. 3.Thái độ: Giáo dục ý thức bảo vệ và chăm sóc thực vật. II.Đồ dùng dạy học 1.Chuẩn bị của G: Quả chò, ké , trinh nữ, bằng lăng, hoa sữa. Tranh hình 34.1. 2. Chuẩn bị của H: Quả chò, ké , trinh nữ, bằng lăng, hoa sữa. III.Hoạt động dạy – học. 1.ổn định tổ chức. 2.Kiểm tra. ? Dựa vào đặc điểm nào để phân biệt hạt một lá mầm và hạt 2 lá mầm? G: yêu cầu 1 – 2H nhận xét, đánh giá, bổ sung (nếu cần). G đánh giá, cho điểm. 3.Các hoạt động học tập. Hoạt động1: Tìm hiểu các cách phát tán của quả và hạt Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh G: Hướng dẫn H bóc vỏ 2 loại hạt: ngô và đỗ đen. Dùng kúp quan sát đối chiếu với hình 33.1, 33.2 -> tìm đủ các bộ phận của hạt. Sau khi quan sát các nhóm ghi kết quả vào bảng sgk tr 108. G: Yêu cầu đại diện H lên điền tranh câm. ? Hạt gồm những bộ phận nào? G: Nhận xét chốt lại kiến thức về các bộ phận của hạt. H: Tự bóc tách 2 loại hạt + Tìm đủ các bộ phận của mỗi hạt như hình vẽ H: Viết kết quả vào bảng tr 108. H: Lên bảng điền tranh câm các bộ phận của mỗi hạt. H: Phát biểu, nhóm bổ sung. Tiểukết: Hạt gồm: Vỏ, phôi ( lá mầm, thân mầm, chồi mầm, rễ mầm ) chất ding dưỡng ( lá mầm, phôi nhũ) Hoạt động 2: Phân biệt hạt một lá mầm và hạt hai lá mầm Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh G: Dựa vào kết quả mục 1 – yêu cầu H tìm những điểm giống và khác nhau của hạt ngô và hạt đỗ. Yêu cầu H đọc thông tin mục 2 -> tìm ra điểm khác nhau chủ yếu giữa hạt một lá mầm và hạt 2 lá mầm để trả lời câu hỏi. ? Hạt 2 lá mầm khác hạt một lá mầm ở điểm nào ? Gọi các H trả lời. G: Chốt lại đặc điểm cơ bản phân biệt hạt 2 lá mầm và hạt 1 lá mầm. H: So sánh tìm những điểm giống và khác nhau của hạt ngô và hạt đỗ. H đọc thông tin mục 2 -> tìm ra điểm khác nhau chủ yếu giữa hạt một lá mầm và hạt 2 lá mầm để trả lời câu hỏi. H: Báo cáo kết quả - Lớp tham gia ý kiến bổ sung. H: Tự hoàn thiện kiến thức. Tiểukết: Sự khác nhau chủ yếu của hạt một lá mầm và hạt 2 lá mầm là số lá mầm trong phôi. IV. Kiểm tra đánh giá. ? Qua bài học hôm nay em cần ghi nhớ những kiến thức cơ bản nào ? 1-2 H trả lời. Đọc phần ghi nhớ trong SGK. ? Dựa vào đặc điểm nào để phân biệt hạt một lá mầm và hạt 2 lá mầm? G: Cho hs làm bài tập trắc nghiệm. Lựa chọn đáp án đúng. Bộ phận của hạt sẽ phát triển thành cây non sau khi nảy mầm là: Vỏ hạt. Phôi hạt. Phôi nhũ. Vỏ hạt và phôi nhũ. Chất dinh dưỡng dự trữ trong hạt có vai trò: Cung cấp chất dinh dưỡng cho hạt nảy mầm. Nuôi sống cây non ở giai đoạn đầu ngay sau khi hạt nảy mầm. Cả a,b,c đúng. Tất cả a, b, c, đều sai. G: Chốt kiến thức. V. Hướng dẫn về nhà. - Học bài trả lời câu hỏi trong SGK. Đọc mục “ Em có biết ” Làm bài tập SGK tr 109. Ngày soạn :3/2/2007 Ngày dạy :5/2/2007 Tiết: 42: Những điều kiện cần cho hạt nảy mầm I.Mục tiêu 1.Kiến thức: Thông qua thí nghiệm học sinh phát hiện ra các điều kiện cần cho hạt nảy mầm. Giải thích được cơ sở khoa học của một số biện pháp kĩ thuật gieo trồng và bảo quản hạt giống. 2.Kỹ năng: Rèn kỹ năng thiết kế thí nghiệm thực hành. 3.Thái độ: Giáo dục ý thức yêu thích bộ môn. II.Đồ dùng dạy học H: làm thí nghiệm trước ở nhà, kẻ bản tường trình theo mẫu. III.Hoạt động dạy – học. 1.ổn định tổ chức. 2.Kiểm tra. ? Dựa vào đặc điểm nào để ph ... tra A/ Đề bài: Phần I/ Trắc nghiệm khách quan:(3điểm) Câu1.Lựa chọn đáp án đúng nhất bằng cách khoang tròn vào chữ cái ở đầu câu: 1.Sự tự thụ phấn xảy ra ở: A/Hoa đơn tính. B/Hoa lưỡng tính. C/ Hoa lưỡng tính có nhị và nhuỵ chín cùng 1 lúc. D/ ở tất cả các loại hoa. 2.Thành phần của hạt gồm: A/ Vỏ hạt, lá mầm, phôi nhũ. B/Vỏ hạt, chồi mầm, thân mầm, rễ mầm. C/ Vỏ hạt, phôi và chất dự trữ. 3.Các cách phát tán của quả và hạt gồm: A/ Tự phát tán. B/ Phát tán nhờ gió. C/ Phát tán nhờ động vạt và con người. D/ Cả A,B và C. 4.Điều kiện cần thiết cho hạt nảy mầm là: A/ Có đủ không khí và nhiệt độ thích hợp. B/ Có đủ nước. C/ Hạt phải có phôi khoẻ mạng không sâu bệnh. D/ Cả A,B vàC. 5. Thực vật hạt kín tiến hoá hơn cả vì: A/ Có nhiều cây to và sống lâu năm. B/Có sự sinh sản hữu tính. C/Có rễ, thân, lá thật; có mạch dẫn. D/Có cơ quan sinh dưỡng, cơ quan sinh sản cấu tạo phức tạp, đa dạng; có khả năng thích nghi với các điều kiện sống khác nhau trên trái đất. Câu 2. Điền từ thích hợp: bào tử, nguyên tản,rễ, thân, lá, cuộn tròn ở đầu, mạch dẫn vào chỗ trống trong các câu sau đây: Dương xỉ là những cây đã có.........,............,.......... thật sự. Lá non của cây dương xỉ bao giờ cũng................................................. Khác với rêu, bên trong thân và lá dương xỉ đã có.......................giữ chức năng vận chuyển nước, muối khoáng và chất dinh dưỡng. Dương xỉ sinh sản bằng ...............................như rêu, nhưng khác rêu ở chỗ có.............................do bào tử phát triển thành. Phần II.Tự luận (7điểm) Câu 1:Phân biệt hiện tượng thụ phấn và hiện tượng thụ tinh. Thụ phấn có quan hệ gì với thụ tinh? Câu2: a,Trong những trường hợp nào thì thụ phấn nhờ người là cần thiết? Cho ví dụ. b, Nuôi ong trong các vườn cây ăn quả có lợi gì? Câu3: Thực vật bậc cao tiến hoá hơn thực vật bậc thấp ở những điểm nào? B/ đáp án và biểu điểm: Phần I/ Trắc nghiệm khách quan:(3đ) Câu1: (1,6đ) 1- C 2- C 3- D 4- D 5 - D Câu 2:(1,4đ) Rễ Thân Lá Cuộn tròn ở đầu Mạch dẫn Bào tử Nguyên tản Phần II/ Phần tự luận.(7đ) Câu1:(3đ) + Phân biệt được hiện tượng thụ phấn , hiện tượng thụ tinh(2đ) +Nêu được mối quan hệ giữa thụ phấn và thụ tinh (1đ) Câu2: (1,5đ) a, + Nêu được trong trường hợp cây thụ phấn nhờ gió. Cho ví dụ(0,5đ) + Nêu được trong trường hợp cây thụ phấn nhờ sâu bọ. Cho ví dụ(0,5đ) b, TB được ích lợi việc nuôi ong trong các vườn cây ăn quả(0,5đ) Câu 3:(2,5đ) + Cơ quan sinh dưỡng phát triển đã có rễ, thân, lá. + Sống ở trên cạn là chủ yếu. V) Dặn dò + Chuẩn bị một số cành, lá thông như trong sgk + Đọc và nghiên cứu bài “Hạt trần – Cây thông” Ngày soạn :12/3/2007 Ngày dạy:14/3/2007 Tiết: 50: Hạt trần – Cây thông. I. Mục tiêu bài học 1.Kiến thức: Học sinh trình bày được đặc điểm cấu tạo cơ quan sinh dưỡng và cơ quan sinh sản của thông. Phân biệt được sự khác nhau giữa nón và hoa. Nêu được sự khác nhau cơ bản giữa cây hạt trần và cây có hoa. 2.Kỹ năng: Rèn kỹ năng nhận biết, phân tích, hệ thống hoá. 3.Thái độ: Giáo dục ý thức yêu và bảo vệ thực vật. II.Đồ dùng dạy học Mẫu cành thông có nón . Tranh phóng to cành thông mang nón, sơ đồ cắt dọc nón đực và nón cái. III.Hoạt động dạy – học. 1.ổn định tổ chức. 2.Kiểm tra. 3.Các hoạt động học tập. Hoạt động1: Quan sát cơ quan sinh dưỡng của cây thông Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh G: Giới thiệu qua về cây thông. G: Hướng dẫn H quan sát cây thông như sau: + Đặc điểm của thân cành, màu sắc. + Lá hình dạng, màu sắc. Nhổ cành con -> quan sát cách mọc lá. G: Thông báo : rễ khoẻ, mọc sâu. G: Cho lớp thảo luận, tổng kết lại. G: Tổng kết lại. H : Làm việc theo nhóm H: Hoạt động theo nhóm tiến hành quan sát cành lá thông. -> ghi các đặc điểm ra giấy nháp. G: Gọi 1- 2nhóm phát biểu H: Rút ra những đặc điểm chính trong cấu tạo cây Thông. Tiểu kết: + Thân cành màu nâu, xù xì có vết sẹo lá khi rụng. + Lá nhỏ hình kim, mọc từ 2-3 chiếc trên một cành con rất ngắn. Hoạt động 2 Quan sát cơ quan sinh sản ( nón) Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Vấn đề 1: Cấu tạo nón đực và nón cái: G: Thông báo có 2 loại nón; Yêu cầu H : + Xác định vị trí nón đực và nón cái trên cành. + Đặc điểm của 2 loại nón ( số lượng, kích thước) G: Yêu cầu quan sát sơ đồ cắt dọc nón đực và nón cái -> trả lời câu hỏi: + Nón đực có cấu tạo như thế nào? + Nón cái có cấu tạo như thế nào? G: Bổ sung, hoàn chỉnh kết luận. Vấn đề 2: So sánh hoa và nón. Yêu cầu so sánh cấu tạo hoa và nón, hoàn thành bảng tr 113SGK. + Thảo luận: Nón khác hoa ở đặc điểm nào? G: Bổ sung, giúp H hoàn chỉnh kiến thức. Vấn đề 3: Quan sát 1 nón cái đã phát triển. + Yêu cầu 1 H quan sát 1 nón thông và tìm hạt: ? Hạt có đặc điểm gì, nằm ở đâu ? ? So sánh tính chất của nón với quả bưởi. ? Tại sao gọi cây thông là hạt trần ? H : quan sát mẫu vật -> đối chiếu hình 40.2 -> trả lời 2 câu hỏi. Đối chiếu câu trả lời với thông tin SGK, tự điều chỉnh kiến thức. H : Quan sát kĩ sơ đồ + chú thích -> trả lời 2 câu hỏi. Thảo luận nhóm , rút ra kết luận. H: Thảo luận + ghi các đặc điểm ra giấy nháp. ->Thảoluận toàn lớp -> rút ra kết luận. Tiểukết: Cơ quan sinh sản là nón. Nón đực nhỏ mọc thành cụm. Vảy mang 2túi phấn chứa hạt phấn. Nón cái lớn mọc riêng lẻ. Vảy ( noãn) mang 2 noãn. Nón chưa có bầu nhuỵ chứa noãn -> không thể coi như một hoa. Hạt nằm trên lá noãn hở, nó chưa có quả thật sự. Hoạt động 4: Giá trị của cây hạt trần G: Yêu cầu H đọc thông tin trong SGK -> ? Hạt trần có giá trị như thế nào? IV. Kiểm tra đánh giá. ? Qua bài học hôm nay em cần ghi nhớ những kiến thức cơ bản nào ? 1-2 H trả lời. Đọc phần ghi nhớ trong SGK. ? Nêu cấu tạo của nón thông ? ? Tại sao không thể coi nón như một hoa? V. Hướng dẫn về nhà. - Học bài trả lời câu hỏi trong SGK. Đọc mục “ Em có biết ” - Làm bài tập SGK tr 133 Ngày soạn :15/3/2007 Ngày dạy :19/3/2007 Tiết: 51: Hạt kín – đặc điểm của thực vật hạt kín I. Mục tiêu bài học 1.Kiến thức: Học sinh phát hiện được những tính chất đặc trưng của cây hạt kín là có hoa và quả với hạt được giấu chín trong quả. Từ đó phân biệt được sự khác nhau cơ bản giữa cây hạt kín và cây hạt trần. Nêu được sự đa dạng của cơ quan sinh dưỡng và cơ quan sinh sản của cây hạt kín. Biết cách quan sát một cây hạt kín. 2.Kỹ năng: Rèn kỹ năng nhận biết, phân tích, hệ thống hoá. 3.Thái độ: Giáo dục ý thức yêu và bảo vệ thực vật. II.Đồ dùng dạy học Mẫu một số cây hạt kín. Một số quả, lúp cầm tay, kim nhọn, dao con. III.Hoạt động dạy – học. 1.ổn định tổ chức. 2.Kiểm tra. 3.Các hoạt động học tập. Hoạt động1: Quan sát một cây có hoa Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh G: Tổ chức nhóm quan sát. G: Hướng dẫn H quan sát từ cơ quan sinh dưỡng đến cơ quan sinh sản theo trình tự SGK. + Đặc điểm của rễ, thân cành, màu sắc. + Lá hình dạng, màu sắc. G: kẻ bảng trống theo mẫu SGKtr 135 lên bảng. G: Bổ sung và hoàn chỉnh bảng. G: Cho lớp thảo luận, tổng kết lại. G: Tổng kết lại. H : Làm việc theo nhóm H: Hoạt động theo nhóm tiến hành quan sát một số cây hạt kín. -> ghi các đặc điểm ra giấy nháp. G: Gọi 1- 3 nhóm lên điền bảng, các nhóm khác quan sát, bổ sung. H: Rút ra những đặc điểm chính trong cấu tạo cây có hoa. Tiểu kết: + Bảng 1 SGK/135 Hoạt động 2 Tìm hiểu đặc điểm của các cây hạt kín. Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh G: Căn cứ vào kết quả bảng mục 1 Yêu cầu H : + Nhận xét sự khác nhau của rễ, thân, lá, hoa, quả. G: Cung cấp: cây hạt kín có mạch dẫn phát triển. ? Nêu đặc điểm chung của các cây hạt kín ? G : Bổ sung giúp H rút ra được đặc điểm chung. ? So sánh với cây hạt trần -> thấy được sự tiến hoá của cây hạt kín. H : quan sát bảng 1-> học sinh nhận xét sự đa dạng của rễ. thân, lá, hoa, quả. Đối chiếu câu trả lời với thông tin SGK, tự điều chỉnh kiến thức. Thảo luận nhóm , rút ra kết luận. ->Thảoluận toàn lớp -> rút ra kết luận về đặc điểm chung của cây hạt kín. Tiểukết: Cơ quan sinh dưỡng đa dạng. Có hoa, quả chứa hạt bên trong. IV. Kiểm tra đánh giá. ? Qua bài học hôm nay em cần ghi nhớ những kiến thức cơ bản nào ? 1-2 H trả lời. Đọc phần ghi nhớ trong SGK. ? Nêu cấu tạo của cây có hoa ? ? Nêu đặcđiểm chung của thực vật hạt kín? V. Hướng dẫn về nhà. - Học bài trả lời câu hỏi trong SGK. Đọc mục “ Em có biết ” - Làm bài tập SGK tr 135 Ngày soạn :18/3/2007 Ngày dạy :21/3/2007 Tiết: 52: lớp hai lá mầm và lớp một lá mầm I. Mục tiêu bài học 1.Kiến thức: Học sinh phân biệt một số đặc điểm hình thái của cây thuộc lớp 2 lá mầm và lớp một lá mầm ( về kiểu rễ, gân lá, số lượng cánh hoa). Căn cứ vào các đặc điểm để có thể nhận dạng nhanh một cây thuộc lớp một lá mầm hay 2 lá mầm. 2.Kỹ năng: Rèn kỹ năng quan sát, thực hành. 3.Thái độ: Giáo dục ý thức yêu và bảo vệ thực vật. II.Đồ dùng dạy học Mẫu một số cây lú, hành, cỏ, bưởi. Tranh : rễ cọc, rễ chùm, gân lá. III.Hoạt động dạy – học. 1.ổn định tổ chức. 2.Kiểm tra. 3.Các hoạt động học tập. Hoạt động1: Phân biệt đặc điểm cây một lá mầm và cây 2 lá mầm Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh G: Cho H nhắc lại kiến thức bài cũ về kiểu rễ, kiểu gân lá, kết hợp với quan sát tranh. Các đặc điểm này gặp ở các cây khác nhau trong lớp 2 lá mầm và lớp 1 lá mầm. Yêu cầu H quan sát tranh + hình 42 giới thiệu 1 cây 1 lá mầm và cây 2 lá mầm -> H tự nhận biết. Làm BT mục lệnh. Tổ chức thảo luận trên lớp: => Phát biểu các đặc điểm phân biệt cây 2 lá mầm và cây 1 lá mầm? Yêu cầu H nghiên cứu đoạn thông tin mục 1. Còn những dấu hiệu nào để phân biệt lớp 2 lá mầm và lớp 1 lá mầm? Yêu cầu H điền bảng trống. H : hoạt động theo nhóm Quan sát kĩ cây 1 lá mầm -> ghi các đặc điểm quan sát được vào bảng trống. Nhóm báo cáo kết quả -> các nhóm khác bổ sung. H: Căn cứ vào đặc điểm của rễ, lá, hoa, phân biệt cây 1 lá mầm và cây 2 lá mầm. H: Đọc thông tin tự nhận biết 2 dấu hiệu nữa là số lá mầm của phôi và đặc điểm thân. Gọi 2 H lên bảng tự ghi. Các nhóm nhận xét, bổ sung. => tự rút ra đặc điểm để phân biệt 2 lớp. Tiểu kết: + Bảng 1 SGK/135, Hoạt động 2 Quan sát một vài cây khác G : Cho H quan sát các cây của nhóm mang đi -> điền các đặc điểm vào bảng 2 trong VBT. IV. Kiểm tra đánh giá. ? Qua bài học hôm nay em cần ghi nhớ những kiến thức cơ bản nào ? 1-2 H trả lời. Đọc phần ghi nhớ trong SGK. ? Nêu đặc điểm phân biệt cây 1 lá mầm và cây 2 lá mầm. V. Hướng dẫn về nhà. - Học bài trả lời câu hỏi trong SGK. Đọc mục “ Em có biết ” - Làm bài tập SGK tr 137
Tài liệu đính kèm: