Giáo án lớp 6 môn Vật lý - Tiết 19 - Bài 16: Ròng rọc

Giáo án lớp 6 môn Vật lý - Tiết 19 - Bài 16: Ròng rọc

 1 Về kiến thức:

 -Nêu được ví dụ về sử dụng các loại ròng rọc trong cuộc sống và chỉ rõ được lợi ích của chúng.

-Biết sử dụng ròng rọc trong những công việc thích hợp.

 2.Về kĩ năng:

Biết cách đo lực kéo của ròng rọc.

 3.Về thái độ:

 Cẩn thận, trung thực, yêu thích môn học.

 

doc 60 trang Người đăng levilevi Lượt xem 1490Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án lớp 6 môn Vật lý - Tiết 19 - Bài 16: Ròng rọc", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lý 6: 1 tiết/ tuần. Kỳ 1: 18 tuần, kỳ 2 : 17 tuần.
Học kỳ I
Học kỳ II
Tiết
Bài
Tên bài
Tiết
Bài
Tên bài.
1
1
Đo độ dài
19
16
Ròng rọc
2
2
Đo độ dài (tiếp theo)
20
17
Tổng kết chương I: Cơ học.
3
3.
Đo thể tích chất lỏng.
21
18
Sự nở vì nhiệt của chất rắn.
4
4
Đo thể tích vật rắn không thấm nước.
22
19
Sự nở vì nhiệt của chất lỏng.
5
5
Khối lượng. Đo khối lượng.
23
20
Sự nở vì nhiệt của chất khí.
6
6
Lực. Hai lực cân bằng.
24
21
Một số ứng dụng của sự nở vì nhiệt.
7
7
Tìm hiểu kết quả tác dụng của lực.
25
22
Nhiệt kế. Nhiệt giai.
8
8
Trọng lực. Đơn vị lực
26
23
TH và KTTH: Đo nhiệt độ.
9
Kiểm tra.
27
Kiểm tra.
10
9
Lực đàn hồi.
28
24
Sự nóng chảy và đông đặc.
11
10
Lực kế. Phép đo lực. Trọng lượng và khối lượng.
29
25
Sự nóng chảy và đông đặc
( tiếp theo)
12
11
Khối lượng riêng. Trọng lượng riêng.
30
26
Sự bay hơi và ngưng tụ.
13
12
TH và KT TH: Xác định khối lượng riêng của sỏi.
31
27
Sự bay hơi và ngưng tụ.
( Tiếp theo)
14
13
Máy cơ đơn giản.
32
28
Sự sôi.
15
14
Mặt phẳng nghiêng.
33
29
Sự sôi.( Tiếp theo).
16
15
Đòn bẩy.
34
Kiểm tra học kỳ 2.
17
Ôn tập.
35
30
Tổng kết chương 2: Nhiệt học.
18
Kiểm tra học kỳ I
Kỳ 2 : 17 tuần
Ngày soạn: 1/1/2011 
 Ngày dạy 
6A: Tiết thứ ngày ................
Ngày soạn: 1/1/2011 
 Ngày dạy 
6A: Tiết thứ ngày ................
 Tiết19.Bài16: RÒNG RỌC
 I.MỤC TIÊU: 
 1 Về kiến thức: 
 -Nêu được ví dụ về sử dụng các loại ròng rọc trong cuộc sống và chỉ rõ được lợi ích của chúng.
-Biết sử dụng ròng rọc trong những công việc thích hợp.
 2.Về kĩ năng:
Biết cách đo lực kéo của ròng rọc.
 3.Về thái độ:
 Cẩn thận, trung thực, yêu thích môn học.
 II. CHUẨN BỊ.CỦA THẦY & TRÒ
1.Thầy: Nghiên cứu sgk; sgv; làm trước các TN trong bài
 Mỗi nhóm HS:
-Một lực kế có GHĐ là 5N. -Một khối trụ kim loại có móc nặng 2N.
-Một ròng rọc cố định. -Một ròng rọc động.
-Dây vắt qua ròng rọc. -Một giá TN.
Cả lớp: -Tranh phóng to hình 16.1, 16.2.
 -Một bảng phụ ghi bảng 16.1: Kết quả TN.
 2.Trò:
 Học bài cũ - Nghiên cứu trước bài mới. 
 *. PHƯƠNG PHÁP: Thực nghiệm.
 III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY * Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số 
Tổng số6A:..................................................
Tổng số:6B..................................................
Vắng..........................................
Vắng..........................................
*HĐ1: KIỂM TRA BÀI CŨ-TỔ CHỨC TÌNH HUỐNG HỌC TẬP.(7phút)
1.Kiểm tra:(5phút)
*. Câu hỏi: 
-HS1: Nêu ví dụ vè một dụng cụ làm việc dựa trên nguyên tắc đòn bẩy. Chỉ rõ 3 yếu tố của đòn bẩy này. Cho biết đòn bẩy đó giúp con người làm việc dễ dàng hơn như thế nào?
-HS2: Chữa bài tập 15.1, 15.2.
* Đặt vấn đề: (1 phút)
Tổ chức tình huống học tập.
-GV nhắc lại tình huống thực tế của bài học, ba cách giải quết đã học ở các bài trước → theo các em còn cách giải quyết nào khác không?
-Treo hình 16.1 lên bảng.
Liệu dùng ròng rọc có dễ dàng hơn hay không, ta cùng nghiên cứu trong bài học hôm nay.
Trả lời: 
Cối giã gạo bằng chân, bàn giập ghi, cái mở nút chai, cần cẩu, kìm ... (10đ)
-Bài 15.1: a. điểm tựa; các lực.
 b.về lực. (5đ)
-Bài 15.2: A. Ở X. (5đ)
-HS dưới lớp nghe bạn trình bày, nêu nhận xét.
-HS thảo luận nhóm về cách giải quyết tình huống thực tế → nêu phương án giải quyết trước lớp.
2. Nội dung bài mới
Hoạt động của thầy và trò
Phần ghi của học sinh
*H. Đ.2: TÌM HIỂU CẤU TẠO CỦA RÒNG RỌC.(9 phút)
?
Kh
?Tb
Hs
?
?
 Treo hình 16.2 lên bảng.
-GV mắc một bộ ròng rọc động, ròng rọc cố định trên bàn GV.
-Yêu cầu HS đọc sách mục 1 và quan sát hình vẽ 16.2, ròng rọc trên bàn GV để trả lời câu hỏi C1.
-GV giới thiệu chung về ròng rọc: Ròng rọc là một bánh xe quay được quanh một trục, vành bánh xe có rãnh để đặt dây kéo.
I. Tìm hiểu về ròng rọc.
-Hình 16.2a: Ròng rọc cố định.
Hình 16.2b: Ròng rọc động.
C1.Trả lời:
 -Hình 16.2a: Ròng rọc cố định-Là một bánh xe có rãnh để vắt dây qua, trục của bánh xe được mắc cố định. Khi kéo dây, bánh xe quay quanh trục cố định.
-Hình 16.2b: Ròng rọc động là một bánh xe có rãnh để vắt dây qua, trục của bánh xe không được mắc cố định. Khi kéo dây, bánh xe vừa quay vừa chuyển động cùng với trục của nó.
*HĐ3: II. RÒNG RỌC GIÚP CON NGƯỜI LÀM VIỆC DỄ DÀNG HƠN NHƯTHẾ NÀO? (17 phút)
?
?
?
GV
?Tb
?
Hs
?
?
?
?
?
?
Hs
 ?
?
Để kiểm tra xem ròng rọc giúp con người làm việc dễ dàng hơn như thế nào, ta xét hai yếu tố của lực kéo vật ở ròng rọc:
+Hướng của lực.
+Cường độ của lực.
-Tổ chức cho HS thảo luận nhóm: đề ra phương án kiểm tra, đồ dùng cần thiết.
-GV hướng dẫn HS cách lắp TN và các bước tiến hành TN. 
-Hướng dẫn HS tiến hành TN → Trả lời C2 → Ghi kết quả TN.
*GV lưu ý HS : Kiểm tra lực kế (chỉnh để kim lực kế chỉ vạch số 0), lưu ý cách mắc ròng rọc sao cho khối trụ không rơi.
Nhận xét:
+Tổ chức cho HS nhận xét và rút ra kết luận.
-Yêu cầu đại diện các nhóm trình bày kết quả TN. Dựa vào kết quả TN của nhóm để làm câu C3 nhằm rút ra nhận xét.
-Hướng dẫn thảo luận trên lớp câu hỏi C3.
Rút ra kết luận:
-Yêu cầu HS làm việc cá nhân hoàn thành câu hỏi C4 để rút ra nhận xét.
-GV chốt lại kết luận →HS ghi vở.
1. Thí nghiệm:
a) Chuẩn bị: SGK/51.
b) Tiến hành đo.
C2.Trả lời:...
-Kết quả đo:
Bảng 16.1. Kết quả thí nghiệm.
Lực kéo vật lên trong trường hợp.
Chiều của lực kéo.
Cường độ của lực kéo.
Không dùng ròng rọc
Từ dưới lên.
2N
Dùng ròng rọc cố định.
Từ trên xuống
2N
Dùng ròng rọc động.
Từ dưới lên
1N
-HS ghi kết quả vào vở bài tập điền.
2. Nhận xét:
C3.Trả lời:
 a. Chiều của lực kéo vật lên trực tiếp 
(dưới lên) và chiều của lực kéo vật qua ròng rọc cố định (trên xuống) là khác nhau (ngược nhau). Độ lớn của hai lực này như nhau.
b. Chiều của lực kéo vật lên trực tiếp (dưới lên) so với chiều của lực kéo vật qua ròng rọc động (dưới lên) là không thay đổi. Độ lớn của lực kéo vật lên trực tiếp lớn hơn độ lớn của lực kéo vật qua ròng rọc động.
3. Rút ra kết luận:
 C4.Trả lời.
 (1)-cố định;
 (2)- động.
Kết luận: 
a.Ròng rọc(1)cố định có tác dụng làm đổi hướng của lực kéo so với khi kéo trực tiếp.
b. Dùng ròng rọc(2) động thì lực kéo vật lên nhỏ hơn trọng lượng của vật.
*HOẠT ĐỘNG 4: 
3.CỦNG CỐ VÀ VẬN DỤNG(11phút)
?
?
?
GV
?Tb
?
Hs
?
-GV gọi 1 HS đọc phần ghi nhớ tr.52.
Vận dụng.
-Yêu cầu HS trả lời C5, C6.
-Sử dụng ròng rọc ở hình 16.6 giúp con người làm việc dẽ dàng hơn như thế nào?
-Chữa bài tập 16.3.
-GV giới thiệu về palăng, nêu tác dụng của palăng.
-Hướng dẫn HS đọc phần có thể em chưa biết → Dùng palăng hình 16.7 có lợi gì?
III.Vận dụng.
C5.Trả lời:
Tuỳ HS
C6.Trả lời:
Dùng ròng rọc cố định giúp làm thay đổi hướng của lực kéo (được lợi về hướng), dùng ròng rọc động được lợi về lực.
C7.Trả lời: 
Sử dụng hệ thống ròng rọc cố định và ròng rọc động có lợi hơn vì vừa được lợi về độ lớn, vừa được lợi về hướng của lực kéo.
PHỤ LỤC BÀI HỌC
BẢNG KẾT QUẢ THÍ NGHIỆM
Lực kéo vật lên trong trường hợp
Chiều của lực kéo
Cường độ của lực kéo
Không dùng ròng rọc
Từ dưới lên
Dùng RRCĐ
Dùng RRĐ
CÓ THỂ EM CHƯA BIẾT
Trong thực tế, người ta hay sử dụng palăng, đó là thiết bị gồm nhiều ròng rọc. Dùng palăng cho phép làm giảm cường độ của lực kéo, đồng thời làm đổi hướng của lực này.
Hình 16.7
4.HƯỚNG DẪNHỌC SINH TỰ HỌC Ở NHÀ(1 phút)
-Lấy 2 thí dụ về sử dụng ròng rọc.
-Làm bài tập 16.1, 16.2, 16.4, 16.5, 16.6.
-Ôn tập chuẩn bị cho tiết ôn tập chương I: Trả lời các câu hỏi đầu chương I tr.5.
Ngày soạn: 5/1/2011 
 Ngày dạy 
6A: Tiết thứ ngày ................
Ngày soạn: 5/1/2011 
 Ngày dạy 
6B: Tiết thứ ngày ................
Tiết20.Bài17: TỔNG KẾT CHƯƠNG I: CƠ HỌC.
I.MỤC TIÊU:
1.Kiến thức: 
Ôn lại những kiến thức cơ bản về cơ học đã học trong chương.
2.Về kĩ năng:
Vận dụng kiến thức trong thực tế, giải thích các hiện tượng liên quan trong thực tế.
3.Về thái độ:
Yêu thích môn học, có ý thức vận dụng kiến thức vào cuộc sống.
 II.CHUẨN BỊ.CỦA THẦY & TRÒ
1.Thầy:Nghiên cứu sgk; sgv; làm trước các TN trong bài
Một số dụng cụ trực quan.
-Phiếu học tập ghi câu hỏi điền từ thích hợp. 
-Bảng phụ ghi ô chữ hình 17.2, 17.3.
 2.Trò:
 Học bài cũ - Nghiên cứu trước bài mới. 
 *.PHƯƠNG PHÁP: Đàm thoại, trực quan.
 III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY * Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số 
Tổng số6A:..................................................
Tổng số:6B..................................................
Vắng..........................................
Vắng..........................................
1. Kiểm tra bài cũ (KH)	
* Đặt vấn đề: (1 phút)
Ôn lại những kiến thức cơ bản về cơ học đã học trong chương.
-Vận dụng kiến thức trong thực tế, giải thích các hiện tượng liên quan trong thực tế.
2. Nội dung bài mới
Hoạt động của thầy và trò
Phần ghi của học sinh
HĐ.1: I. ÔN TẬP ( 15 phút)
?
?
?
GV
?Tb
?
Hs
?
?
?
GV
?Tb
?
Hs
?
?
?
-GV gọi HS trả lời 4 câu hỏi đầu chương I SGK tr5.
-Hướng dẫn HS chuẩn bị và yêu cầu trả lời lần lượt từ câu hỏi 6 đến câu 13 phần I. Ôn tập.
-Cho điểm HS.
Cá nhân HS trả lời.
-HS đọc và trả lời câu hỏi từ C6 đến C13 trong SGK.
C1.Trả lời: 
a.thước
b. bình chia độ, bình tràn;
c.lực kế;
d. cân.
C2.Trả lời:
 Lực.
C3.Trả lời:
 Làm vật bị biến dạng hoặc làm biến đổi chuyển động của vật.
C4.Trả lời:
 Hai lực cân bằng.
C5.Trả lời: 
Trọng lực hay trọng lượng.
C6.Trả lời: 
Lực đàn hòi.
C7.Trả lời: 
Khối lượng của kem giặt trong hộp.
C8.Trả lời: 
Khối lượng riêng.
C9.Trả lời
-mét; m.
- mét khối; m3.
-niutơn; N.
-kilôgam; kg.
-kilôgam trên mét khối; kg/m3.
10. P = 10.m.
11. D = .
12.Mặt phẳng nghiêng, ròng rọc, đòn bẩy.
13.-ròng rọc;
-mặt phẳng nghiêng;
-đòn bẩy.
*Nhận xét câu trả lời của các bạn khác trong lớp. 
Tự ghi vào vở một số nội dung kiến thức cơ bản.
*HĐ. 2: II. VẬN DỤNG.(15 phút)
?
?
?
GV
?Tb
?
Hs
?
?
?
Hs
?
?
?
-Yêu cầu HS đọc và trả lời câu hỏi 1 tr.54.
-Yêu cầu HS đọc và trả lời bài tập 2-GV đưa ra đáp án đúng cho bài tập 2.
-Tương tự cho HS chữa bài tập 4, 5, 6 (tr. 55-SGK)
 -Sử dụng dụng cụ trực quan cho câu hỏi 6.
1.-Con trâu tác dụng lực kéo lên cái cày.
-Người thủ môn bóng đá tác dụng lực đẩy lên quả bóng đá.
-Chiếc kìm nhổ đinh tác dụng lực kéo lên cái đinh.
-Thanh nam châm tác dụng lực hút lên miếng sắt.
-Chiếc vợt bóng bàn tác dụng lực đẩy lên quả bóng bàn.
2. Câu C.
4. a. kilôgam trên mét khối.
b. niutơn.
c. kilôgam.
d. niutơn trên mét khối.
 ... ục II.
- GV nên thí nghiệm trước khi dạy trên lớp để đảm bảo thời gian 20 phút cho thí nghiệm.
- Khi ghi nhận xét hiện tượng xảy ra vào bảng theo dõi, không cần dùng lời để mô tả hiện tượng. Chỉ cần ghi các ký tự hoặc ký số đại diện cho hiện tượng đã hướng dẫn.
- Kiểm tra chặt chẽ sự làm việc của học sinh nhằm tránh bỏng.
Bảng Các hiện tượng xảy ra trong quá trình đun nước
Thời gian
Nhiệt độ
Hiện tượng trên mặt nước
Hiện tượng trong lòng nước
4. HƯỚNG DẪN HỌC SINH TỰ HỌC Ở NHÀ (2phút).
Vẽ lại đường biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ của nước theo thời gian. Nhận xét về đường biểu diễn.
Bài tập 28-29.4, 28-29.6
Ng/ soạn: 5/4/2011 
 Ngày dạy 
6A: Tiết thứ ngày ................
Ng/ soạn: 5/4/2011 
 Ngày dạy 
6B: Tiết thứ ngày ................
Tiết 33 . Bài 29: SỰ SÔI (tiếp theo).
 I.MỤC TIÊU:
1 Về kiến thức: 
Nhận biết được hiện tượng và đặc điểm của sự sôi.
2.Về kĩ năng:
Vận dụng được kiến thức về sự sôi để giải thích một số hiện tượng đơn giản có liên quan đến các đặc điểm của sự sôi.
 3.Về thái độ:
II.CHUẨN BỊ CỦA THẦY & TRÒ
 1.Thầy: Nghiên cứu sgk; sgv; làm trước các TN trong bài
Một bộ dụng cụ TN về sự sôi đã làm trong bài trước.
Mỗi HS: Bảng 28.1 đã hoàn thành ở vở.
Đường biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ của nước theo thời gian trên giấy ô vuông.
 2.Trò:
 Học bài cũ - Nghiên cứu trước bài mới. 
 *) PHƯƠNG PHÁP: Trực quan-đàm thoại.
 III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY * Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số 
Tổng số6A:..................................................
Tổng số:6B..................................................
Vắng..........................................
Vắng..........................................
1. Kiểm tra bài cũ (K/H)	
* Đặt vấn đề: (1 phút)
2. Nội dung bài mới
Hoạt động của thầy và trò
Phần ghi của học sinh
*HĐ1: MÔ TẢ LẠI THÍ NGHIỆM VỀ SỰ SÔI (25phút).
?
?
?K
GV
GV
?
GV
Yêu cầu đại diện của một nhóm HS dựa vào bộ dụng cụ TN được bố trí trên bàn GV để mô tả lại TN về sự sôi được tiến hành ở nhóm mình: Cách bố trí TN, việc phân công theo dõi TN và ghi kết quả.
Các nhóm khác có thể cho nhận xét của nhóm mình về cách tổ chức trên.
-Điều khiển HS thảo luận ở nhóm về kết quả TN; xem lại bảng theo dõi và đường biểu diễn của cá nhân, thảo luận về các câu trả lời và kết luận.
-Điều khiển việc thảo luận ở lớp về các câu trả lời và kết luận của một số nhóm.
-Giới thiệu nhiệt độ sôi của một số chất.
Bảng nhiệt độ sôi của một số chất.
Chất
Nhiệt độ sôi (0C)
Ête
35
Rượu
80
Nước
100
Thuỷ ngân
357
Đồng
2580
Sắt
3050
-Chú ý : Mỗi chất lỏng sôi ở một nhiệt độ nhất định
II. Nhiệt độ sôi.
1. Trả lời câu hỏi.
C1.Trả lời:...
C2.Trả lời:...
C3.Trả lời:...
C4: .Trả lời
Trong khi nước đang sôi nhiệt độ của nước không tăng.
2.Rút ra kết luận:
C5.Trả lời: 
Bình đúng.
C6.Trả lời: 
 (1)-1000C.
 (2)-nhiệt độ sôi.
 (3)-không thay đổi.
 (4)-bọt khí.
 (5)-mặt thoáng
*HĐ2: 
3.CỦNGCỐ - VẬN DỤNG (17 phút).
?
?K
GV
GV
GV
GV
K
-Hướng dẫn HS thảo luận về các câu hỏi C7, C8, C9 trong phần vận dụng.
-Yêu cầu HS rút ra kết luận chung về đặc điểm của sự sôi.
-Hướng dẫn HS làm bài tập 28-29.3. Từ đặc điểm của sự sôi và sự bay hơi hãy cho biết sự sôi và sự bay hơi khác nhau như thế nào?
-GV nêu đáp án đúng.
Sự bay hơi
Sự sôi
-Xảy ra ở bất kì nhiệt độ nào của chất lỏng.
-Xảy ra ở một nhiệt độ xác định.
-Chất lỏng biến thành hơi chỉ xảy ra ở mặt thoáng.
-Chất lỏng biến thành hơi xảy ra đồng thời ở mặt thoáng và ở trong lòng chất lỏng.
-Hướng dẫn HS đọc và trả lời phần “Có thể em chưa biết” tr.88.
-Giải thích vì sao ninh thức ăn bằng nồi áp suất thì nhanh nhừ hơn nồi thường?
-Nêu một số ứng dụng trong thực tế.
C7.Trả lời
:Vì nhiệt độ này là xác định và không đổi trong quá trình nước đang sôi.
C8.Trả lời 
Vì nhiệt độ sôi của thuỷ ngân cao hơn nhiệt độ sôi của nước, còn nhiệt độ sôi của rượu thấp hơn nhiệt độ sôi của nước.
C9.Trả lời: 
Đoạn AB ứng với quá trình nóng lên của nước.
Đoạn BC ứng với quá trình sôi của nước.
Ghi nhớ: 
-Mỗi chất lỏng sôi ở một nhiệt độ nhất định. Nhiệt độ đó gọi là nhiệt độ sôi.
-Trong suốt thời gian sôi, nhiệt độ của chất lỏng không thay đổi.
4. HƯỚNG DẪN HỌC SINH TỰ HỌC Ở NHÀ (2phút).
CÓ THỂ EM CHƯA BIẾT
- Nhiệt độ sôi của chất lỏng còn phụ thuộc vào áp suất trên mặt thoáng chất lỏng. Áp suất trên mặt thoáng càng lớn thì nhiệt độ sôi càng cao. Do đó trong nồi áp suất, nhiệt độ sôi của nước cao hơn 1000C.
- Hình 29.2 vẽ đường biểu diễn sự phụ thuộc của nhiệt độ sôi của nước vào độ cao so với mặt biển khi độ cao không lớn lắm.
- Đỉnh Phăng Xi Păng thuộc dãy Hoàng Liên Sơn cao 3200m so với mặt biển, là đỉnh núi cao nhất nước ta. Hãy dựa vào đồ thị để tìm nhiệt độ sôi của nước ở đây.
-Bài tập 28-29 SBT.
-Ôn tập tốt các kiến thức đã học để chuẩn bị cho tiết thi học kì II.
-Giới thiệu đề kiểm tra học kì II năm học 2006-2007 (Do cán bộ chuyên môn của PGD Đông Triều ra đề).
Ng/ soạn: 5/4/2011 
 Ngày dạy 
6A: Tiết thứ ngày ................
Ng/ soạn: 5/4/2011 
 Ngày dạy 
6B
+: Tiết thứ ngày ................
Tiết 34. Bài 30: TỔNG KẾT CHƯƠNG II: NHIỆT HỌC.
I.MỤC TIÊU:
1 Về kiến thức: 
Nhớ lại kiến thức cơ bản có liên quan đến sự nở vì nhiệt và sự chuyển thể của các chất.
2.Về kĩ năng: 
Vận dụng được một cách tổng hợp những kiến thức đã học để giải thích được các hiện tượng có liên quan.
3.Về thái độ:
 Yêu thích môn học, mạnh dạn trình bày ý kiến của mình trước tập thể lớp.
 II.CHUẨN BỊ CỦA THẦY & TRÒ
1.Thầy:Nghiên cứu sgk; sgv; làm trước các TN trong bài
 Bảng phụ, phiếu học tập.
 2.Trò:
 Học bài cũ - Nghiên cứu trước bài mới. 
*). PHƯƠNG PHÁP: Trực quan, đàm thoại.
 III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY * Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số 
Tổng số6A:..................................................
Tổng số:6B..................................................
Vắng..........................................
Vắng..........................................
1. Kiểm tra bài cũ (K/H)	
* Đặt vấn đề: (1 phút)
III. NỘI DUNG BÀI MỚI
 HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
H/S GHI
Hoạt động 1: Tổ chức cho học sinh ôn tập.
1. Thể tích của các chất thay đổi như thế nào khi nhiệt độ tăng, nhiệt độ giảm?
2. Trong các chất rắn, lỏng, khí chất nào nở vì nhiệt nhiều nhất, chất nào nở vì nhiệt ít nhất?
3. Tìm một thí dụ chứng tỏ sự co dãn vì nhiệt khi bị ngăn trở có thể gây ra những lực rất lớn?
4. Nhiệt kế hoạt động dựa trên hiện tượng nào? Hãy kể tên và nêu công dụng của các nhiệt kế thường gặp trong đời sống.
5. Điền vào đường chấm chấm trong sơ đồ tên gọi của các sự chuyển thể ứng với các chiều mũi tên.
6. Các chất khác nhau có nóng chảy và đông đặc ở cùng một nhiệt độ xác định không? Nhiệt độ này gọi là gì?
7. Trong thời gian nóng chảy, nhiệt độ của chất rắn có tăng không khi ta vẫn tiếp tục đun?
8. Các chất lỏng có bay hơi ở cùng nhiệt độ xác định không? Tốc độ bay hơi của một chất lỏng phụ thuộc vào những yếu tố nào?
9. Ở nhiệt độ nào thì một chất lỏng, cho dù có tiếp tục đun vẫn không tăng nhiệt độ? Sự bay hơi của chất lỏng ở nhiệt độ này có đặc điểm gì?
I. ÔN TẬP
1. Thể tích của hầu hết các chất đều tăng khi nhiệt độ tăng, giảm khi nhiệt độ giảm.
2. Chất khí nở vì nhiệt nhiều nhất và chất rắn nở vì nhiệt ít nhất.
3. Học sinh tự làm.
4. Nhiệt kế được cấu tạo dựa trên hiện tượng dãn nở vì nhiệt.
Nhiệt kế rượu dùng đo nhiệt độ khí quyển.
Nhiệt kế thủy ngân dùng trong phòng thí nghiệm.
Nhiệt kế ytế đo nhiệt độ cơ thể.
5. (1) Nóng chảy, (2) Bay hơi, (3) Đông đặc, (4) Ngưng tụ.
6. Mỗi chất nóng chảy và đông đặc ở một nhiệt độ nhất định. Nhiệt độ này gọi là nhiệt độ nóng chảy. Nhiệt độ nóng chảy của các chất khác nhau không giống nhau.
7. Trong thời gian nóng chảy, nhiệt độ của chất rắn không tăng dù vẫn tiếp tục đun.
8. Không. Các chất lỏng bay hơi ở nhiệt độ bất kỳ. Tốc độ bay hơi của chất lỏng phụ thuộc vào nhiệt độ, gió và diện tích mặt thoáng của chất lỏng.
9. Ở nhiệt độ sôi thì dù có tiếp tục đun, nhiệt độ của chất lỏng vẫn không thay đổi. Ở nhiệt độ này chất lỏng bay hơi cả ở trong lòng và trên mặt thoáng của chất lỏng.
Hoạt động 2: Vận dụng.
II. VẬN DỤNG
Trong Hoạt động này, giáo viên cần cho học sinh thời gian chuẩn bị bài tham gia thảo luận xây dựng các câu trả lời chính xác.
1. Thứ tự sắp xếp.
2. Nhiệt kế đo nhiệt độ của hơi nước đang sôi.
3. Giải thích ứng dụng:
4. Theo bảng 30.1 (Xem phụ lục):
- Chất nào có nhiệt độ nóng chảy cao nhất, thấp nhất?
- Tại sao có thể dùng nhiệt kế rượu đo những nhiệt độ thấp tới -500C. Có thể dùng nhiệt kế thủy ngân đo những nhiệt độ này được không?
- Ở nhiệt độ của lớp học, có thể có hơi của các chất nào?
5. Khi nước sôi, Bình nói cần bớt lửa, chỉ để ngọn lửa nhỏ đủ cho nước sôi. An nói để lửa cháy thật to thì nước càng nóng. Ai đúng, ai sai?
6. Nhận xét sơ đồ.
1. Rắn - Lỏng - Khí.
2. Nhiệt kế thủy ngân.
3. Khi hơi nóng chạy qua ống, ống có thể nở dài mà không bị ngăn cản.
4. Theo bảng 30.1:
- Sắt, Rượu.
- Ở -500C, rượu vẫn ở thể lỏng, còn ở nhiệt độ này thì thủy ngân đã đông đặc.
- Trong lớp có thể có những chất rắn có nhiệt nóng chảy cao hơn nhiệt độ của lớp, các chất lỏng có nhiệt độ nóng chảy thấp hơn nhiệt độ lớp học, có thể có hơi nưốc, hơi thủy ngân.
5. Bình nói đúng.
6. BC: nóng chảy. 
 DE: sôi.
 AB: thể rắn
 CD: lỏng và hơi.
Hoạt động 3: Trò chơi
GIẢI Ô CHỮ
PHỤ LỤC
Giải ô chữ:	
N
O
N
G
C
H
A
Y
Chất
Nhiệt độ nóng chảy
B
A
Y
H
O
I
Nhôm
658
G
I
O
Nước đá
0
T
H
I
N
G
H
I
E
M
Rượu
-177
M
A
T
T
H
O
A
N
G
Sắt
1535
Đ
O
N
G
Đ
A
C
Đồng
1083
T
O
C
Đ
O
Thủy ngân
-39
Muối ăn
801
CÓ THỂ EM CHƯA BIẾT
Chất cacbon đioxit (thường gọi là tuyết khô) có thể chuyển thẳng từ thể rắn sang thể hơi. Sự chuyển thể đặc biệt này được gọi là “sự thăng hoa”. Khi thăng hoa, tuyết khô làm lạnh không khí xung quanh, khiến cho hơi nước trong không khí ngưng tụ, tạo nên một màn sương. Nếu chiếu ánh sáng màu vào màn sương này, ta sẽ được một màn sương màu tuyệt đẹp. Hiện tượng này thường được sử dụng để tạo cảnh trên sàn diễn ca - múa - nhạc.
Trong lòng mặt trời lên đến hai mươi triệu độ C (20.000.0000C). Ở nhiệt độ này, vật chất không thể tồn tại được ở thể rắn, thể lỏng hay thể khí thông thường mà ta biết. Nó tồn tại dưới một thể đặc biệt, gọi là “Plaxma”. Ở thể plaxma, vật chất tồn tại dưới dạng hạt mang điện.
 4. HƯỚNG DẪN HỌC SINH TỰ HỌC Ở NHÀ (3phút). 
 Ôn tập toàn bộ chương trình đã học.
Ng/ soạn: 5/5/2011 
 Ngày dạy 
6A: Tiết thứ ngày ................
Ng/ soạn: 5/5/2011 
 Ngày dạy 
6A: Tiết thứ ngày ................
Tiết 34:
KIỂM TRA HỌC KÌ II.
CBCM của PGD ra đề.

Tài liệu đính kèm:

  • docLI 6ki2(SON).doc