A. MỤC TIÊU
1.Kiến thức:
-Phân biệt được vật sống và vật không sống.
-Nêu được đặc điểm chủ yếu của cơ thể sống.
2.Kĩ năng:
Rèn cho học sinh: Kĩ năng tìm hiểu đời sống hoạt động của sinh vật.
3.Thái độ:
Giáo dục lòng yêu thiên nhiên, yêu thích bộ môn.
B.CHUẨN BỊ:
Bảng SGK/ 6
C.CÁC BƯỚC LÊN LỚP
Tuần: 1 Ngày soạn: Tiết: 1 Ngày dạy: MỞ ĐẦU SINH HỌC Bài 1: ĐẶC ĐIỂM CỦA CƠ THỂ SỐNG A. MỤC TIÊU 1.Kiến thức: -Phân biệt được vật sống và vật không sống. -Nêu được đặc điểm chủ yếu của cơ thể sống. 2.Kĩ năng: Rèn cho học sinh: Kĩ năng tìm hiểu đời sống hoạt động của sinh vật. 3.Thái độ: Giáo dục lòng yêu thiên nhiên, yêu thích bộ môn. B.CHUẨN BỊ: Bảng SGK/ 6 C.CÁC BƯỚC LÊN LỚP 1. Ổn định lớp:1’ 2. Hoạt động dạy – học:(39’) Mở đầu: Hằng ngày chúng ta tiếp xúc với nhiều loại đồ vật , cây cối, con vật khác nhau. Đó là thế giới vật chất quanh ta, bao gồm vật sống và vật không sống. Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung Hoạt động 1: Nhận dạng vật sống và vật không sống. -Yêu cầu HS đọc lệnh s mục 1 SGK/ 5. -Yêu cầu HS kể tên 1 số: cây cối, con vật, đồ vật ở xung quanh gChọn mỗi loại 1 ví dụ để trao đổi thảo luận nhóm để trả lời các câu hỏi sau: +Con mèo và cây mai cần điều kiện gì để sống ? +Bàn học có cần những điều kiện giống như con mèo và cây mai không ? +Sau 1 thời gian chăm sóc đối tượng nào tăng kích thước và đối tượng nào không tăng kích thước ? -Yêu cầu 2 nhóm trình bày kết quả của nhóm mình. -Theo em, trong 3 đại diện trên, đại diên nào là vật sống, đại diện nào là vật không sống? -Yêu cầu HS rút ra kết luận về vật không sống và vật sống. -Ghi bảng. -Đọc SGK/ 5 ghi nhớ yêu cầu SGK đề ra. Những sinh vật gần với đời sống: bàn học, ghế, cây mai, cây xoài, con chó, con mèo, -Chọn đại diện: con mèo, bàn học, cây mai. (Có thể bổ sung thêm 3 ví dụ SGK) -Thảo luận theo nhóm ( 3’) để trả lời. +Con mèo và cây mai cần thức ăn và nước để sống. +Bàn học không cần những điều kiện giống như con mèo và cây mai. +Sau 1 thời gian chăm sóc con mèo và cây mai sẽ lớn lên và có khả năng sinh sản, còn cái bàn không thay đổi. -Đại diện nhóm trình bày gnhóm khác bổ sung gchọn ý kiến đúng. -Con mèo và cây mai là vật sống. -Bàn học là vật không sống. *Kết luận: -Vật sống: có khả năng lớn lên và sinh sản. -Vật không sống: không có khả năng lớn lên và sinh sản. 1. NHẬN DẠNG VẬT SỐNG VÀ VẬT KHÔNG SỐNG. -Vật sống: có khả năng lớn lên và sinh sản. Ví dụ: -Vật không sống: không có khả năng lớn lên và sinh sản. Ví dụ: Hoạt động 2: Đặc điểm của cơ thể sống. -Yêu cầu HS đọc thông tin mục £ SGK/ 5. -Yêu cầu HS quan sát bảng trong SGK/ 6 gGiải thích tiêu đề của 2 cột: “Lấy các chất cần thiết”, “Loại bỏ các chất thải”. -Yêu cầu HS làm việc độc lập gGV kẻ bảng SGK/ 6 vào bảng phụ. -Yêu cầu 1 HS lên bảng sửa gGV nhận xét, bổ sung. gQua bảng so sánh hãy cho biết cơ thể sống hay vật sống có những đặc điểm nào giống nhau ? -Cơ thể sống có khả năng lấy các chất cần thiết và loại bỏ các chất thải ra môi trường ngoài được gọi chung là trao đổi chất với môi trường ngoài.đó là những đặc điểm chung của cơ thể sống. Vậy cơ thể sống có mấy đặc điểm chung ? -Đọc SGK/ 5 để nắm được vật sống là những cơ thể sống. -Quan sát bảng trong SGK/ 6, lắng nghe giáo viên giải thích để chuẩn bị làm bài tập. -Hoàn thành bảng SGK/ 6. -HS ghi kết quả của mình lên bảng gHS khác theo dõi bổ sung. -HS có thể ghi tiếp ví dụ khác vào bảng. -Đặc điểm giống nhau của cơ thể sống: +Đều lớn lên, sinh sản. +Đều lấy các chất cần thiết và loại bỏ các chất thải. *Kết luận: Đặc điểm của cơ thể sống là: +Trao đổi chất với môi trường ngoài. +Lớn lên và sinh sản. 2. ĐẶC ĐIỂM CỦA CƠ THỂ SỐNG. +Lớn lên và sinh sản. +Trao đổi chất với môi trường ngoài. 3. Củng cố:(4’) -Yêu cầu HS đọc kết luận SGK/ 6. -Giữa vật sống và vật không sống có đặc điểm gì khác nhau ? -Trong các dấu hiệu sau đây, theo em dấu hiệu nào là chung cho mọi cơ thể sống: a.Lớn lên. d.Lấy các chất cần thiết. b.Sinh sản. e. Loại bỏ các chất thải. c.Di chuyển. 4. Dặn dò: (1’) -Học bài. -Đọc bài 2 SGK / 7,8 -Chuẩn bị 1 số tranh ảnh về các sinh vật trong tự nhiên. D.RÚT KINH NGHIỆM SAU TIẾT DẠY: Tuần: 1 Ngày soạn: Tiết: 2 Ngày dạy: Bài 2: NHIỆM VỤ CỦA SINH HỌC A. MỤC TIÊU 1.Kiến thức: -Nêu được 1 số ví dụ để thấy được sự đa dạng của sinh vật cùng với những mặt lợi, hại của chúng. -Biết được 4 nhóm sinh vật chính: động vật, thực vật, vi khuẩn, nấm. -Hiểu được nhiệm vụ của sinh học. 2.Kĩ năng: Rèn cho học sinh: Kĩ năng quan sát, so sánh. 3.Thái độ: Yêu thiên nhiên và môn học. B.CHUẨN BỊ: -Tranh phóng to về quang cảnh tự nhiên có 1 số động vật và thực vật. -Tranh vẽ đại diện của 4 nhóm sinh vật chính (Hình 2.1 SGK/ 8) C.CÁC BƯỚC LÊN LỚP 1. Ổn định lớp:1’ 2. Kiểm tra bài cũ: (7’) -Nêu đặc điểm chung của cơ thể sống ? -Con cá, cây xương rồng, con ruồi, viên phấn, vật nào là vật sống, vật nào là vật không sống ? Vì sao ? 3. Hoạt động dạy – học: (32’) Mở bài: Sinh học là khoa học nghiên cứu về thế giới sinh vật trong tự nhiên. Có nhiều loài sinh vật khác nhau: động vật, thực vật, vi khuẩn, nấm, Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung Hoạt động 1: Tìm hiểu sinh vật trong tự nhiên. a.Sự đa dạng của thế giới sinh vật: -Yêu cầu HS đọc và làm bài tập mục s SGK/ 7 -Qua bảng thống kê trên em có nhận xét gì về thế giới sinh vật? Gợi ý: +Nhận xét về nơi sống, kích thước ? +Vai trò đối với đời sống con người ? -Sự phong phú về môi trường sống, kích thước, khả năng di chuyển của sinh vật nói lên điều gì ? b.Các nhóm sinh vật: -Hãy quan sát lại bảng thống kê có thể chia thế giới sinh vật thành mấy nhóm ? -Theo em nấm được xếp vào nhóm nào ? Động vật hay thực vật ? gYêu cầu HS đọc thông tin mục £ SGK/8 -Thông tin đó cho em biết điều gì ? -khi phân chia sinh vật thành 4 nhóm, người ta dựa vào những đặc điểm nào ? -Kết luận và ghi bảng. -Hoàn thành bảng thống kê trong SGK. -Nhận xét theo cột dọc, bổ sung và hoàn chỉnh phần nhận xét. -Trao đổi nhóm để rút ra kết luận: Sinh vật rất đa dạng và phong phú,chúng sống ở nhiều môi trường khác nhau, có quan hệ mật thiết với nhau và với con người. -HS xếp những ví dụ trên thuộc động vật hay thực vật. -HS nghiên cứu thông tin gNấm không phải là động vật, thực vật mà là 1 nhóm khác: Nấm. -Sinh vật trong tự nhiên được chia thành 4 nhóm lớn: vi khuẩn, nấm, thực vật và động vật. +Động vật: di chuyển được. +Thực vật: có màu xanh. +Vi khuẩn: rất nhỏ bé. +Nấm: không có màu xanh lá. 1 . SINH VẬT TRONG TỰ NHIÊN: a. Sự đa dạng của thế giới sinh vật: Sinh vật trong rất đa dạng và phong phú,chúng sống ở nhiều môi trường khác nhau, có quan hệ mật thiết với nhau và với con người. b. Các nhóm sinh vật: Sinh vật trong tự nhiên được chia làm 4 nhóm lớn: +Vi khuẩn. +Nấm. +Thực vật. +Động vật Hoạt động 2: Tìm hiểu nhiêm vụ của sinh học. -Yêu cầu HS đọc thông tin mục £ SGK/8 (Phần 2) gTrả lời câu hỏi: nhiệm vụ của sinh học là gì ? -Nhiệm vụ của thực vật học là gì ? -HS đọc thông tin 1-2 lần, tóm tắt nội dung chính để trả lời câu hỏi. -Nhiêm vụ của sinh học: nghiên cứu cấu tạo, hoạt động sống, điều kiên sống của sinh vật và mối quan hệ giữa các sinh vật với nhau và với môi trường g Tìm cách sử dung chúng, phục vụ đời sống con người. -Nhiệm vụ của thực vật học: +Nghiên cứu đặc điểm hình thái, cấu tạo, các hoạt động sống. +Nghiên cứu sự đa dạng của thực vật và sự phát triển của chúng. +Tìm hiểu vai trò của thực vật g tìm cách sử dụng hợp lý, bảo vệ, phát triển và cải tạo chúng. 2 . NHIỆM VỤ CỦA SINH HỌC. Nhiệm vụ của sinh học cũng như thực vật học là: +Nghiên cứu hình thái, cấu tạo, hoạt động sống. +Nghiên cứu sự đa dạng và sự phát triển của chúng. +Sử dụng hợp lý và bảo vệ chúng phục vụ đời sống con người. 4. Củng cố: (4’) -Sự đa dạng của thế giới sinh vật được thể hiện như thế nào ? -Có mấy nhóm sinh vật trong tự nhiên ? Kể tên mỗi nhóm ? -Nhiệm vụ của sinh học và thực vật học là gì ? 5. Dặn dò: (1’) -Học bài. -Đọc bài 3 SGK /10,11 -Chuẩn bị 1 số tranh ảnh về thực vật trong tự nhiên. D.RÚT KINH NGHIỆM SAU TIẾT DẠY: Tuần: 2 Ngày soạn: Tiết: 3 Ngày dạy: ĐẠI CƯƠNG VỀ THẾ GIỚI THỰC VẬT Bài 3: ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA THỰC VẬT A. MỤC TIÊU 1.Kiến thức: -HS nắm được đặc điểm chung của thực vật. -Tìm hiểu sự đa dạng và phong phú của thực vật. 2.Kĩ năng: Rèn cho học sinh: -Kĩ năng quan sát, so sánh. -Kĩ năng hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm. 3.Thái độ: Giáo dục lòng yêu tự nhiên, bảo vệ thực vật. B.CHUẨN BỊ: -Tranh ảnh khu rừng, vườn cây, sa mạc, hồ nước, -Sưu tầm 1 số tranh ảnh về thực vật trong tự nhiên. C.CÁC BƯỚC LÊN LỚP 1. Ổn định lớp:1’ 2.Kiểm tra bài cũ: (7’) -Nêu nhiệm vụ của sinh học và thực vật học ? -Sinh vật trong tự nhiên được chia làm bao nhiêu nhóm ? Kể tên ? -Sự đa dạng của thế giới sinh vật trong tự nhiên được thể hiện như thế nào ? 3. Hoạt động dạy – học: (31’) Mở bài: Thực vật rất đa dạng và phong phú. Vậy đặc điểm chung của thực vật là gì ? Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung Hoạt động 1: Sự phong phú và đa dạng của thực vật. -Yêu cầu HS quan sát tranh vẽ hình 3.1 g3.4 SGK/ 10, chú ý: +Nơi sống của thực vật. +Tên thực vật. -Yêu cầu HS đọc mục sSGK/ 11. gYêu cầu HS thảo luận nhóm để trả lời 7 câu hỏi SGK/ 11 -Ghi sơ lược nội dung thảo luận lên bảng. g quan sát theo dõi và gợi ý cho những HS yếu. ... câu hỏi SGK/ 95. Yêu cầu xác định được: +Tế bào sinh dục cái trong noãn của bầu nhụy. +Tế bào sinh dục đực nằm trong hạt phấn của nhị. -Nhị và nhụy là bộ phận sinh sản chủ yếu của hoa. Vì nhị và nhụy mang tế bào sinh dục đực và tế bào sinh dục cái. -Đài, tràng bao lấy nhị và nhụy ® bảo vệ nhị, nhụy. -Một số HS trả lời ® HS khác bổ sung. Kết luận: Đài tràng ® bảo vệ bộ phận bên trong. Nhị, nhụy ® sinh sản duy trì nòi giống. 2 . CHỨC NĂNG CÁC BỘ PHẬN CỦA HOA. -Đài và tràng làm thành bao hoa bảo vệ nhị và nhụy. -Trong bao phấn chứa hạt phấn mang tế bào sinh dục đực. Trong bầu nhụy chứa noãn mang tế bào sinh dục cái. Nhị và nhụy là bộ phận sinh sản chủ yếu của hoa. 3. Củng cố: (5’) -Yêu cầu HS trình bày tên các bộ phận của hoa trên mô hình. -Hãy nêu chức năng chủ yếu của các bộ phận đó ? 4. Dặn dò: (1’) -Học bài. -Làm bài tập SGK/ 95 -Đọc bài 29 SGK / 96,97 -Chuẩn bị 1 số hoa: hoa bí, mướp, râm bụt, hoa huệ, -Sưu tầm 1 số tranh ảnh về các loại hoa. D.RÚT KINH NGHIỆM SAU TIẾT DẠY: Tuần: 17 Ngày soạn: Tiết: 33 Ngày dạy: Bài 29: CÁC LOẠI HOA A. MỤC TIÊU 1.Kiến thức: -Phân biệt được 2 loại hoa: đơn tính và lưỡng tính. -Phân biệt được 2 cách xếp hoa trên cây biết được ý nghĩa sinh học của cách xếp hoa thành cụm. 2.Kĩ năng: Rèn cho học sinh: -Kĩ năng quan sát, so sánh, phân tích. -Kĩ năng hoạt động nhóm. 3.Thái độ: Giáo dục ý thức bảo vệ thực vật, hoa. B.CHUẨN BỊ: 1.GV: 1 số mẫu hoa gồm: hoa đơn tính và hoa lưỡng tính, hoa mọc đơn độc và hoa mọc thành cụm. 2.HS: +Chuẩn bị 1 số hoa: hoa bí, mướp, râm bụt, hoa huệ, +Sưu tầm 1 số tranh ảnh về các loại hoa. C.CÁC BƯỚC LÊN LỚP 1. Ổn định lớp:1’ 2.Kiểm tra bài cũ: (7’) -Hãy nêu tên, đặc điểm và chức năng của những bộ phận chính của hoa ? -Theo em bộ phận nào của hoa là quan trọng nhất ? vì sao ? 3. Hoạt động dạy – học: (32’) Mở bài: Hoa của các loại cây rất khác nhau. Để phân chia hoa thành các nhóm, 1 số bạn căn cứ vào bộ phận sinh sản của hoa, có bạn lại dựa vào số lượng hay đặc điểm của cánh hoa, có nhóm lại dựa trên cách xếp hoa trên cây, hãy dựa trên cách phân chia hoa căn cứ vào bộ phận sinh sản chủ yếu và dựa vào cách xếp hoa trên cây. Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung Hoạt động 1:Phân chia các nhóm hoa căn cứ vào bộ phận sinh sản chủ yếu của hoa. -GV yêu cầu các nhóm đặt hoa lên bàn để quan sát, hoàn thành cột 1, 2, 3 ở vở bài tập. -GV yêu cầu HS chia hoa thành 2 nhóm. -GV cho hs cả lớp được thảo luận kết quả. -GV giúp HS sửa bằng cách thống nhất cách phân chia theo bộ phận sinh sản chủ yếu của hoa. -Nhấn mạnh: +Nhóm chỉ có nhị hoặc nhụy gọi là hoa đơn tính. +Nhóm có đủ nhị và nhụy là hoa lưỡng tính. -GV yêu cầu HS làm bài tập dưới bảng SGK. -GV giúp học sinh điều chỉnh chỗ còn sai sót. +Dựa vào bộ phận sinh sản chia thành mấy loại hoa ? +Thế nào là hoa đơn tính và hoa lưỡng tính. -GV gọi 2 HS lên bảng nhặt trên bàn để riêng những hoa đơn tính và hoa lưỡng tính. -Từng học sinh lần lượt quan sát các hoa của nhóm hoàn thành cột 1, 2, 3 trong bảng ở vở bài tập. -HS tự phân chia hoa thành 2 nhóm ® viết ra giấy. -Một số học sinh đọc bài của mình ® học sinh khác chú ý bổ sung -HS nêu được: Nhóm 1: có đủ nhị, nhụy. Nhóm 2: có nhị hoặc nhụy. -HS chọn từ thích hợp hoàn thành bài tập 1 và 2 SGK/ 97. -HS tự điền nốt vào cột của bảng ở vở bài tập. -1 vài học sinh đọc kết quả cột 4 ® HS sinh khác góp ý. Kết luận: Dựa vào bộ phận sinh sản người ta chia thành 2 loại : +Hoa đơn tính: là hoa chỉ có nhị hoặc nhụy. +Hoa lưỡng tính là hoa có đủ nhị và nhụy. 1 . PHÂN CHIA CÁC NHÓM HOA CĂN CỨ VÀO BỘ PHẬN SINH SẢN CHỦ YẾU CỦA HOA. Dựa vào bộ phận sinh sản người ta chia thành 2 loại : +Hoa đơn tính: là hoa chỉ có nhị hoặc nhụy. VD: +Hoa lưỡng tính là hoa có đủ nhị và nhụy. VD: Hoạt động 2: Phân chia các nhóm hoa dựa trên cách xếp hoa trên cây. - GV bổ sung thêm một số ví dụ khác về hoa mọc thành cụm như: hoa ngâu hoa huệ, hoa phượng bằng mẫu vật hay bằng tranh (đối với hoa cúc giáo viên nên tách hoa nhỏ ra để học sinh biết). -Qua bài học em biết được điều gì? -HS đọc mục, quan sát hình 29.2 và tranh ảnh hoa sưu tầm để phân biệt hai cách xếp hoa và nhận biết qua tranh hoặc mẫu. -HS trình bày trước lớp ® học sinh khác bổ sung. Kết luận: Có hai cách mọc hoa: -Hoa mọc đơn độc. -Hoa mọc thành cụm. 2 . PHÂN CHIA CÁC NHÓM HOA DỰA TRÊN CÁCH XẾP HOA TRÊN CÂY. Có hai cách mọc hoa: +Hoa mọc đơn độc. VD: +Hoa mọc thành cụm. VD: 4.Củng cố: (4’) Hãy chọn ý trả lời đúng trong các câu sau đây: Câu 1: Trong những nhóm hoa sau đây nhóm hoa nào là hoa đơn tính, hoa lưỡng tính, nhóm hoa nào là hoa mọc đơn độc: a. Hoa khoai tây, hoa dâm bụt, hoa bưởi. b. Hoa dâm bụt, hoa mướp, hoa hồng. c. Hoa mướp, hoa bí đỏ, hoa dưa chuột. d. Hoa dâm bụt, hoa hồng, hoa sen. Đáp án: + Nhóm hoa đơn tính: c. + Nhóm hoa lưỡng tính: a. + Nhóm hoa mọc đơn độc: d. 5. Dặn dò: (1’) -Học bài. -Ôn tập lại kiến thức trong chương IV, V. -Xem lại kiến thức trong tiết ôn tập trước. D.RÚT KINH NGHIỆM SAU TIẾT DẠY: Tuần: 17 Ngày soạn: Tiết: 34 Ngày dạy: ÔN TẬP HKI A. MỤC TIÊU Giúp HS củng cố lại những kiến thức đã học trong HKI. B.CHUẨN BỊ: 1.GV: Hệ thống câu hỏi và bài tập. 2.HS: Ôn tập lại các kiến thức trong chương trình HKI. C.CÁC BƯỚC LÊN LỚP 1. Ổn định lớp:1’ 2. Kiểm tra bài cũ: (7’) -Căn cứ vào đặc điểm nào để phân biệt hoa đơn tính và hoa lưỡng tính ? Hãy kể tên 3 loại hoa lưỡng tính và 3 loại hoa đơn tính ? -Có mấy cách xếp hoa trên cây ? Cho ví dụ. 3. Hoạt động dạy – học: (36’) Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Hoạt động 1: Kiến thức cần nhớ. *Củng có lại kiến thức trong chương IV và V qua hệ thống câu hỏi: -Hãy phân biệt thực vật có hoa và thực vật không có hoa ? thực vật có hoa gồm những cơ quan nào ? Nêu chức năng của những cơ quan đó? -Trình bày cấu tạo của tế bào thực vật? -Rễ được chia làm mấy loại ? Kể tên các miền của rễ ? theo em miền nào là miền quan trọng nhất ? Vì sao ? -Hãy so sánh cấu tạo trong của thân non với cấu tạo miền hút của rễ ? -Có mấy loại thân ? Kể tên các loại thân đó ? -Nêu cấu tạo trong của phiến lá ? -So sánh quá trình quanh hợp với quá trình hô hấp ? viết sơ đồ biểu diễn ? -Thực vật có hoa: có cơ quan sinh sản là hoa, quả, hạt. Thực vật không có hoa: cơ quan sinh sản không phải là hoa, quả, hạt. Thực vật có hoa có 2 loại cơ quan : +Cơ quan sinh dưỡng: rễ, than, lá gnuôi dưỡng cây. +Cơ quan sinh sản: hoa, quả, hạt gduy trì và phát triển nòi giống. -Tế bào thực vật gồm: +Vách tế bào: làm cho tế bào có hình dạng nhất định. +Màng sinh chất: bao bọc ngoài chất tế bào. +Chất tế bào: chứa các bào quangnơi diễn ra hoạt động sống cơ bản của tế bào. +Nhân: điều khiển mọi hoạt động sống của tế bào. -Có 2 loại rễ chính: rễ cọc: gồm rễ cái và các rễ con. Rễ chùm: gồm những rễ con mọc từ gốc thân. +Rễ có 4 miền: Miền trưởng thành: gdẫn truyền. Miền hút: ghấp thụ nước và muối khoáng. Miền sinh trưởng: glàm cho rễ dài ra. Miền chóp rễ gche chở cho đầu rễ. Đặc điểm Phần Miền hút của rễ Thân non Giống nhau -có cấu tạo bằng tế bào. -gồm 2 bộ phận: vỏ (biểu bì, thịt vỏ), trụ giữa (bó mạch, ruột) Khác nhau Vỏ Biểu bì có lông hút / / Thịt vỏ chứa diệp lục Trụ giữa Mạch rây xếp xen kẽ Mạch rây xếp ở ngoài. Mạch gỗ Mạch gỗ xếp ở trong. -Thân được chia làm 3 loại: +Thân đứng: thân gỗ, thân cột, thân cỏ. +Thân leo: thân quấn và tua cuốn. +Thân bò. -Cấu tạo trong của phiến lá gồm: +Biểu bì: là lớp tế bào trong suốt, vách phía ngoài dày gbảo vệ lá. Trên biểu bì có nhiều lỗ khí. +Thịt lá: chứa nhiều lục lạp g chế tạo chất hữu cơ. +Gân lá: gồm mạch rây và mạch gỗ gvận chuyển các chất. -Quá trình quang hợp và quá trình hô hấp trái ngưởc nhau. Sơ đồ: Quang hợp: Aùnh sáng Nước + Khí CO2 Tinh bột + Khí O2 (Rễ hút từ đất) (Lá lấy từ không khí) Chất diệp lục (Trong lá) (lá nhả ra ngoài MT) Hô hấp: Chất hữu cơ + Khí O2g Năng lượng + Khí CO2 + Hơi nước. Hoạt động 2: Bài tập. Bài tập 1: Hãy chọn ý trả lời đúng nhất trong các câu sau đây: Câu 1: Chức năng chủ yếu của lá là: a.Quang hợp để chế tạo chất hữu cơ nuôi cây. b.Tham gia vào quá trình hô hấp. c.Thoát hơi nước. d. Cả 3 chức năng trên. Câu 2: Sinh sản sinh dưỡng tự nhiên là gì ? a. Cây mới được mọc lên từ hạt. b. Cây mới được tạo thành từ thân của cây có hoa. c. Cây mới được tạo thành từ 1 mô hoặc 1 tế bào trần. d. Cây mới được tạo thành từ 1 phần cơ quan sinh dưỡng. Câu 3: Tại sao nhân giống vô tính trong ống nghiệm được coi là cách nhân giống tiết kiệm nhất ? a.Nguyên liệu chỉ là 1 mẩu nhỏ của 1 mô bất kì của cây. b.Có thể tạo thành vô số cây giống trong thời gian ngắn. c.Kĩ thuật nhân giống đơn giản, dễ làm. d.Câu a và b đúng. Bài tập 2: Hãy mô tả lại thí nghiệm: lá cây xanh có khả năng chế tạo tinh bột ngoài ánh sáng. Hãy rút ra kết quả thí nghiệm. Câu 1: a Câu 2: d . Câu 3: d. 4. Dặn dò: (1’) -Ôn tập thi HKI. -Vẽ hình và chú thích: +Sơ đồ cấu tạo tế bào thực vật. +Sơ đồ lát cắt ngang qua miền hút của rễ. +Sơ đồ lát cắt ngang qua thân non. D.RÚT KINH NGHIỆM SAU TIẾT DẠY: Tuần: 18 Ngày soạn: Tiết: 35 Ngày dạy: THI HỌC KÌ I
Tài liệu đính kèm: