I. MỤC TIÊU:
- Biết cách xác định đoạn thẳng trên tia.
- Nắm được “Trên tia Ox bao giờ cũng vẽ được 1 và chỉ 1 điểm M sao cho OM = a(đơn vị đo độ dài) với a > 0”
- Biết trn tia Ox nếu OM < on="" thì="" điểm="" m="" nằm="" giữa="" hai="" điểm="" cịn="">
- Vận dụng hệ thức AM + MB = AB để tính độ dài một đoạn thẳng.
Rèn tính cẩn thận, chính xác cho HS
Tuần 11:Tiết: 11 NS : 23/10/2010 ND : 4/11/2010 §9. VẼ ĐOẠN THẲNG CHO BIẾT ĐỘ DÀI MỤC TIÊU: Biết cách xác định đoạn thẳng trên tia. Nắm được “Trên tia Ox bao giờ cũng vẽ được 1 và chỉ 1 điểm M sao cho OM = a(đơn vị đo độ dài) với a > 0” Biết trên tia Ox nếu OM < ON thì điểm M nằm giữa hai điểm cịn lại. Vận dụng hệ thức AM + MB = AB để tính độ dài một đoạn thẳng. Rèn tính cẩn thận, chính xác cho HS. CHUẨN BỊ: GV: thước đo độ dài, compa, phấn màu, bảng phụ HS: Soạn trước bài, thước kẻ, compa, bảng nhóm TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: Ổn định: Bài cũ: (xen vào trong bài mới) Bài mới: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Vẽ đoạn thẳng trên tia: ? Hãy vẽ tia Ox? Trên tia Ox, vẽ OM = 2cm? ? Nêu cách vẽ? ? Cũng trên tia Ox đã cho, hãy tìm tiếp điểm E sao cho OE cũng bằng 2cm? ? Từ đó em rút ra nhận xét gì? ? Cho tia Cy và đoạn AB như hình (GV vẽ hình 55, 56 SGK). Hãy vẽ đoạn thẳng CD=AB (DCy) ? Ta có thể vẽ đoạn CD bằng những cách nào? - Như vậy ta đã biết cách vẽ 1 đoạn thẳng nằmg trên 1 tia. Để vẽ 2 đoạn thẳng nằm trên 1 tia ta làm như thế nào? phần 2 VD1: Cách vẽ: + Vẽ tia Ox + Đặt cạnh thước nằm trên tia Ox sao cho vạch số 0 của thước trùng với gốc O. Khi đó vạch 2cm của thước cho ta điểm M * Nhận xét: Trên tia Ox bao giờ cũng vẽ được 1 và chỉ 1 điểm M sao cho OM = a(đơn vị đo độ dài) VD2: C1: Dùng thước chia độ dài là cm để đo rồi vẽ như ở VD1. C2: Dùng compa: Đặt compa sao cho 1 mũi nhọn trùng với mút A, mũi kia trùng với mút B. Giữ độ mở của compa không đổi. Đặt compa sao cho 1 mũi nhọn trùng với gốc C của tia Cy, mũi nhọn kia nằm trên tia sẽ trùng với điểm D. Ta có đoạn CD = AB 2. Vẽ 2 đoạn thẳng trên tia: ? Vẽ tia Ox? Trên tia Ox, vẽ các đoạn ON= 2cm, OM = 3cm ? So Sánh OM và ON? ? Trong 3 điểm O, M, N điểm nào nằm giữa 2 điểm còn lại? ? Vậy nếu trên tia Ox có ON < OM thì em có nhận xét gì về vị trí các điểm O, M, N? - 2 HS lần lượt lên bảng vẽ hình, HS cả lớp vẽ vào vở ON < OM - Điểm N nằm giữa 2 điểm O và N * Nhận xét: (SGK/123) 3.Củng cố ? Trên tia Ox ta vẽ được mấy điểm M để OM = a (đv độ dài)? ? Khi nào thì điểm N nằm giữa O và M? - Hướng dẫn HS hoạt động nhóm làm bài 54 SGK/124 - Trên tia Ox bao giờ cũng vẽ được 1 và chỉ 1 điểm M sao cho OM = a(đơn vị đo độ dài) - Khi: ON + NM = OM Hoặc N,M thuộc tia Ox và ON < OM * Bài 54: (SGK/124) Trên tia Ox có: OA < OB nên A nằm giữa O và B OB = OA + AB AB = OB – OA = 5 – 2 = 3 cm Trên tia Ox có: OB < OC nên B nằm giữa O và C OC = OB + BC BC = OC – OB = 8 – 5 = 3cm Vậy AB = BC HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ: Học thuộc nội dung lý thuyết Làm các bài tập: 53, 55 đến 59 SGK/124 Trong đó: Bài 53 tương tự bài 54 Bài 55: - Vẽ tia Ox Vẽ điểm A trên Ox để OA = 8cm Vẽ điểm B trên Ox để AB = 2cm Bài toán có 2 đáp số: + Trường hợp B nằm giữa + Trường hợp A nằm giữa Soạn trước bài “Trung điểm của đoạn thẳng” BTVN:+ Vẽ tia Ox + Trên tia Ox vẽ hai đoạn thẳng OM = 2cm, ON = 4 cm.Tính MN. + So sánh OM và MN. Ngày 30/11/2010 TT
Tài liệu đính kèm: