Giáo án môn học Hình học lớp 6 - Tiết 7 - Bài 6: Đoạn thẳng (Tiếp)

Giáo án môn học Hình học lớp 6 - Tiết 7 - Bài 6: Đoạn thẳng (Tiếp)

1. Kiến thức:

- Biết định nghĩa đoạn thẳng.

 2. Kĩ năng:

- Biết vẽ đoạn thẳng.

 - Biết nhận dạng đoạn thẳng cắt đoạn thẳng, cắt tia

 - Biết mô tả hình vẽ bằng các cách diễn đạt khác nhau.

 3. Thái độ:

- Giáo dục tính cẩn thận, chính xác.

II. CHUẨN BI

 

doc 3 trang Người đăng levilevi Lượt xem 1026Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn học Hình học lớp 6 - Tiết 7 - Bài 6: Đoạn thẳng (Tiếp)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 11/10/2009 
Ngày giảng: 1610/2010 
 Tiết 7: §6. ĐOẠN THẲNG
I. MỤC TIÊU
	1. Kiến thức:
- Biết định nghĩa đoạn thẳng.
	2. Kĩ năng:
- Biết vẽ đoạn thẳng.
	- Biết nhận dạng đoạn thẳng cắt đoạn thẳng, cắt tia
	- Biết mô tả hình vẽ bằng các cách diễn đạt khác nhau.
	3. Thái độ:
- Giáo dục tính cẩn thận, chính xác.
II. CHUẨN BI
	GV: Phấn màu, thước thẳng, bảng phụ.
	HS: Bút màu, thước thẳng.
III. TIẾN TRÌNH TRÊN LỚP
	1. Ổn định (1’):
2. Kiểm tra bài cũ: (5’)
	HS: Nhắc lại 1 số khái niệm:
	- Định nghĩa tia gốc O?
	- Thế nào là 2 tia trùng nhau? Hai tia đối nhau?
	- Cho đường thẳng xy, lấy A xy, B xy.
y
x
A
B
	Nêu các tia trùng nhau? Đối nhau?
	3. Bài mới: 
	a) Đặt vấn đề: (1’)
GV: Đặt mép thước thẳng đi qua 2 điểm A và B. Dùng phấn màu vạch theo mép thước từ A đến B. Ta được 1 hình, hình đó gọi là đoạn thẳng AB.
	Vậy đoạn thẳng AB là gì? Cách vẽ như thế nào? Bài hôm nay:
b) Triển khai bài:
Hoạt động của GV và HS
Tg
Nội dung
Hoạt động 1
GV: Hướng dẫn cách vẽ đoạn thẳng AB như SGK.
HS: Thực hành vẽ vào vở.
GV: Khi vẽ đoạn thẳng AB, ta thấy đầu C của bút chì trùng với những điểm nào?
HS: C trùng với A hoặc trùng B hoặc nằm giữa 2 điểm A và B.
GV: Đoạn thẳng AB là gì?
HS: - Suy nghĩ trả lời 
 - Đọc định nghĩa (SGK-115)
GV: Hướng dẫn cách đọc đoạn thẳng AB.
Củng cố: HS làm BT 33 (115-SGK).
HS: Đọc đề trong SGK, trả lời miệng:
GV: Điền vào chỗ trống 
Cho 2 điểm M, N. Vẽ đường thẳng MN. Trên đường thẳng này có đoạn thẳng nào không?
HS: Có: đoạn thẳng MN.
(Dùng bút khác màu tô đoạn thẳng đó)
GV: Yêu cầu HS vẽ tiếp đoạn thẳng EF thuộc đường thẳng MN.
N
E
M
F
GV: Trên hình có những đoạn thẳng nào?
HS: ME, MN, MF, EN, EF, NF.
GV: Có nhận xét gì về các đoạn thẳng với đường thẳng đó?
HS: Nhận xét: Đoạn thẳng là một phần của đường thẳng chứa nó.
GV: Vẽ 3 đường thẳng a, b, c cắt nhau đôi một tại các điểm A, B, C. Chỉ ra các đoạn thẳng trên hình vẽ? Chỉ ra 3 tia trên hình vẽ?
HS: Trả lời
GV: Đoạn thẳng AB và đoạn thẳng AC có mấy điểm chung?
HS: 1 điểm chung: A.
15’
1. Đoạn thẳng AB là gì?
B
A
* ĐN: (SGK-115)
- Đoạn thẳng AB còn gọi là đoạn thẳng BA.
- Hai điểm A, B là 2 mút (hoặc hai đầu) của đoạn thẳng AB.
Hoạt động 2
14’
2. Đoạn thẳng cắt đoạn thẳng, cắt tia, cắt đường thẳng.
GV: Treo bảng phụ.
GV: Quan sát hình vẽ. (hình 33; 34; 35-SGK)
GV: Hai đoạn thẳng có đặc biệt gì ta nói chúng cắt nhau?
HS: Có 1 điểm chung.
HS: Đoạn thẳng cắt tia khi chúng có đặc điểm gì?
HS: Có 1 điểm chung.
GV: Hỏi tương tự: Đoạn thẳng cắt đường thẳng?
GV: Có những trường hợp giao điểm trùng với đầu mút đoạn thẳng hoặc trùng với gốc tia.
GV: Lên bảng vẽ 1 vài trường hợp khác về 2 quan hệ trên?
HS: Thực hiện
D
* Hai đoạn thẳng AB và CD cắt nhau; Giao điểm I.
A
B
A
I
C
B
C
* Đoạn thẳng AB cắt tia Ox tại giao điểm là K.
A
A
O
B
K
x
O
B
* Đoạn thẳng AB và đường thẳng xy cắt nhau, giao điểm H.
A
A
y
B
x
x
y
B
	4. Củng cố: (7 ph)
	- Bài tập 35 SGK
	5. Dặn dò: (2 ph)
	- Học toàn bộ bài.
	- BTVN: 34; 36; 37; 38 (116-SGK)
	- Đọc trước bài: §7.

Tài liệu đính kèm:

  • doctiet 7.doc