Giáo án môn học Đại số lớp 7 - Tiết 29: Hàm số

Giáo án môn học Đại số lớp 7 - Tiết 29: Hàm số

1. Kiến thức: HS nhận biết được khái niệm hàm số, biếy hàm số cho bằng công thức và cho bằng bảng.

 2. Kĩ năng:

 - Nhận biết được hai đại lượng này có phải là hàm số của đại lượng kia hay không trong cách cho bằng bảng, bằng công thức.

 - Tìm được giá trị tương ứng của hàm số khi biết giá trị tương ứng của hàm số khi biết giá trị của biến số

 3. Thái độ: Cẩn thận, Chính xác, khoa học

II/ Đồ dùng dạy học:

 - GV: Bảng phụ ghi ví dụ 1, khái niệm hàm số, thước thẳng

 - HS: Thước thẳng

III/ Phương pháp dạy học:

 - Phương pháp thảo luận nhóm

 

doc 5 trang Người đăng levilevi Lượt xem 1221Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn học Đại số lớp 7 - Tiết 29: Hàm số", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: Ngày giảng: 
Tiết 29. Hàm số
I/ Mục tiêu:
 1. Kiến thức: HS nhận biết được khái niệm hàm số, biếy hàm số cho bằng công thức và cho bằng bảng.
 2. Kĩ năng:
 - Nhận biết được hai đại lượng này có phải là hàm số của đại lượng kia hay không trong cách cho bằng bảng, bằng công thức.
 - Tìm được giá trị tương ứng của hàm số khi biết giá trị tương ứng của hàm số khi biết giá trị của biến số
 3. Thái độ: Cẩn thận, Chính xác, khoa học
II/ Đồ dùng dạy học:
 - GV: Bảng phụ ghi ví dụ 1, khái niệm hàm số, thước thẳng
 - HS: Thước thẳng
III/ Phương pháp dạy học:
 - Phương pháp thảo luận nhóm
 - Phương pháp phân tích
IV/ Tổ chức giờ học:
 1. ổn định tổ chức:
 2. Khởi động: Kiểm tra bài cũ ( 5phút )
? Thế nào là hai đại lượng tỉ lệ thuận? Hai đại lượng tỉ lệ nghịch, nêu công thức.
- GV đánh giá, nhận xét.
 3. Hoạt động: Tìm hiểu một số ví dụ về hàm số ( 15phút )
- Mục tiêu: HS nhận biết được một số ví dụ về hàm số trong thực tế
- Đồ dùng: Bảng phụ ví dụ 1
- Tiến hành:
- GV trong thực tiễn và trong toán học ta thường gặp các đại lượng thay đổi phụ thuộc vào sự thay đổi của các đại lượng khác.
- Treo bảng phụ nội dung VD 1 
? Theo bảng trên, nhiệt độ trong ngày cao nhất khi nào? Thấp nhất khi nào
- GV gọi HS đọc VD2
? Công thức trên cho ta biết m và V là hai đại lượng quan hệ như thế nào
- GV gọi HS đọc 
? Muốn tính giá trị tương ứng của m khi V = 1; 2; 3; 4
- Gọi 1 HS lên bảng điền vào bảng
- GV gọi HS đọc nội dung VD3
? Từ công thức: cho ta 
biết thời gian và vận tốc là hai đại lượng quan hệ với nhau như thế nào 
- Yêu cầu HS lập bảng tính các giá trị tương ứng của t khi biết v = 5; 10; 25; 50
? Nhìn vào bảng ở VD1 em có nhận xét gì nhiệt độ T và thời điểm t
? Với mỗi thời điểm t, ta xác định được mấy giá trị nhiệt độ T tương ứng 
- GV: Ta nói nhiệt độ T là hàm số của thời điểm t
? Tương tự, ở VD2 em có nhận xét gì
? Khối lượng m là hàm số của đại lượng nào
? ở VD3 thời gian t là hàm đại lượng nào.
? Vậy hàm số là gì, Chúng ta chuyển sang phần 2
- HS lắng nghe
1. Một số ví dụ về hàm số
* VD1
t (giờ)
0
4
8
12
16
20
T (0C)
20
18
22
26
24
21
- Theo bảng trên nhiệt độ cao nhất lúc 12h trưa (260C) và thấp nhất lúc 4h sáng ( 180C)
- HS đọc VD2
+ m và V là hai đại lượng tỉ lệ thuận vì công thức có dạng:
 y = kx với k = 7,8
- 1 HS đọc 
- Thay lần lượt các giá trị của V vào công thức rồi thực hiện
phép tính
- 1 HS lên bảng điền
* VD2
V (cm3)
1
2
3
4
m (g)
7,8
15,6
23,4
31,2
- HS đọc nội dung VD3
- Quãng đường không đổi thì thời gian và quãng đường là hai đại lượng tỉ lệ nghịch 
* VD3
v (km/h)
5
10
25
50
t (h)
10
5
2
1
- Nhiệt độ T phụ thuộc vào sự thay đổi của thời điểm t
- Với mỗi thời điểm t, ta chỉ xác định được một giá trị tương ứng của nhiệt độ T
- HS lắng nghe
- Khối lượng m của thanh đồng phụ thuộc vào thể tích V của nó
- Với mỗi giá trị của V ta chỉ xác định được một giá trị tương ứng của m
- Khối lượng m là hàm số của đại lượng Thể tích V
- Thời gian t là hàm số của vận tốc v 
 4. Hoạt động 2: Tìm hiểu khái niệm hàm số ( 10phút )
- Mục tiêu: HS nhận biết được khái niệm hàm số
- Đồ dùng: Bảng phụ khái niệm hàm số 
- Tiến hành:
? Qua VD trên, hãy cho biết đại lượng y được gọi là hàm số của đại lượng x khi nào
- GV đưa nội dung khái niệm hàm số (Bảng phụ)
- GV lưu ý để y là hàm số của x ta cần có các điều kiện sau:
+ x và y đều nhận các giá số
+ Đại lượng y phụ thuộc vào đại lượng x
+ Với mỗi giá trị của x không thể tìm được nhiều hơn một giá trị tương ứng của y
- GV giới thiệu nội dung Chú ý
- Nếu đại lượng y phụ thuộc vào đại lượng thay đổi x sao cho mỗi giá trị của x ta luôn xác định được chỉ một giá trị tương ứng của y thì y được gọi là hàm số của x
- HS quan sát bảng phụ và đọc nội dung khái niệm
- HS theo dõi và lắng nghe
- 1 HS đọc nội dung chú ý
2. Khái niệm hàm số
* Khái niệm (SGK - 63)
* Chú ý(SGK - 63)
 5. Hoạt động 3: Luyện tập ( 13phút )
- Mục tiêu: HS vận dụng các kiến thức vừa học về hàm số để làm bài tập
- Tiến hành:
- GV gọi HS đọc yêu cầu bài tập 24
? Đại lượng y có là hàm số của đại lượng x không
- Gọi HS đọc yêu cầu bài 25
? Hãy tính f; f(1); f(3)
- GV chốt lại nội dung bài học
- 1 HS đọc yêu cầu
- Đại lượng y có là hàm số của đại lượng x
- HS đọc yêu cầu bài 25
- 1 HS lên bảng thực hiện, HS khác làm vào vở
- HS chú ý lắng nghe
3. Bài tập
Bài 24 ( SGK - 63 )
- Đại lượng y có là hàm số của đại lượng x
Bài 25 ( SGK - 63 )
 6. Tổng kết và hướng dẫn về nhà ( 2phút )
 - Hiểu rõ khái niệm hàm số
 - BTVN: 26, 27, 28 ( SGK - 64 )
 - Hướng dẫn bài tập 26:
+ Tính giá trị hàm số theo bảng:
+ Ví dụ y = f(-5) = 5(-5) - 1 = -26
x
-5
- 4
- 3
-2
0
y = f(x) = 5x - 1
-26
Ngày soạn: Ngày giảng: 
Tiết 30. luyện tập
I/ Mục tiêu:
 1. Kiến thức:
 HS khôi phục lại được khái niệm hàm số.
 2. Kĩ năng:
 - Rèn luyện khả năng nhận biết đại lượng này có phải là hàm số của đại lượng kia hay không (theo bảng, công thức, sơ đồ)
 - Tìm được giá trị tương ứng của hàm số theo biến số và ngược lại.
 3. Thái độ: Chính xác, khoa học, cẩn thận
II/ Đồ dùng dạy học:
 - GV: Bảng phụ ghi bài tập, MTBT.
 - HS: Thước thẳng, 
III/ Phương pháp dạy học:
 - Phương pháp thảo luận nhóm, phân tích
IV/ Tổ chức giờ học:
 1. ổn định tổ chức:
 2. Khởi động mở bài:
	* Kiểm tra bài cũ ( 8phút )
* HS1: 
? Khi nào đại lượng y được gọi là hàm số của đại lượng 
- Chữa bài tập 26 trang 64 - SGK
* HS2: Chữa bài tập 27 trang 64 - SGK 
* HS3: Chữa Bài tập 29 trang 64 - SGK. 
- GV đánh giá và bổ sung.
- 1 HS lên bảng trả lời câu hỏi và làm bài
* Bài 26 ( SGK - 64 )
x
-5
-4
-3
-2
0
y
-26
-21
-16
-11
-1
0
* Bài 27 ( SGK - 64 ) 
a) y là hàm số của x vì y phụ thuộc theo sự biến đổi của x, với mỗi giá trị của x chỉ có một giá trị tương ứng của y
b) y là hàm hằng. Với mỗi giá trị của x chỉ có một giá trị tương ứng của y
* Bài 29 ( SGK - 64 )
y = f(x)= x2 - 2
+ f(2) =22-2= 2; f(1) =12 - 2 =-1
+ f(0) = 02 - 2= -2; f(-1) = (-1)2 - 2= -1
+ f(-2) =(-2)2 - 2 = 2
 3.Các hoạt động:
- Mục tiêu: HS vận dụng kiến thứcvào giải bài tập.
- Đồ dùng: Bảng phụ ví dụ 1
 - Tiến hành:
Dang1: Tìm khẳng định đúng, khẳng định sai ( 15phút)
- Yêu cầu HS làm bài 30
- Cho hàm số: y = f(x) = 1-8x
Khẳng định nào sau đây là đúng: 
a) f(-1) = 9
b) 
c) f(3) = 25
? Để trả lời bài này, ta phải làm thế nào?
- Gọi 3 HS lên bảng tính 
- HS làm bài 30
- HS lắng nghe
- Tính f(-1); ; f(3) rồi đối chiếu với các giá trị cho ở đề bài
- 3 HS lên bảng tính 
Dạng 1: Tìm khẳng định đúng, khẳng định sai
Bài 30 ( SGK - 64 )
- Cho y = f(x) = 1 - 8x
- Ta có: 
f(-1) = 1- 8.(-1) = 9 a đúng
f() = 1 - 8. = -3b đúng
f(3) = 1- 8.3 = -23c sai
 Dạng 2: Điền số thích hợp vào ô trống ( 20phút )
- GV treo bảng phụ bài 31
? Biết x, tính y như thế nào
? Biết y, tính x nh thế nào 
- Gọi 2 HS lên bảng làm 
- GV giới thiệu cho HS cách cho tương ứng bằng sơ đồ Ven. 
- GV giải thích a ứng với m,...
- GV giới thiệu hàm số biểu thị bằng sơ đồ ven
- HS quan sát bảng phụ
- Thay giá trị của x vào công thức tìm y
+ thay y vào công thức tìm x
Dạng 2: Điền số thích hợp vào ô trống
Bài 31 ( SGK - 65 )
x
-0,5
-3
0
4,5
9
y
-
-2
0
3
6
- HS quan sát
- HS lắng nghe và ghi nhớ
- HS lắng nghe
* Ví dụ: Cho a, b, c, d, m, n, p, q R
5. Tổng kết và hướng dẫn về nhà ( 2phút )
 - Bài tập về nhà số 36, 37, 38, 39, 43 trang 48, 49 SBT - 48
 - Đọc trước bài 6. Mặt phẳng toạ độ
 - Hướng dân bài tập 36 
 + Làm tương tự bài tập 30.

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 29..doc