Giúp học sinh:
- Hiểu biết về truyền thống tốt đẹp của nhà trường.
- Bồi dưỡng tình cảm yêu quí trường mình, tự hào là học sinh của nhà trường và có ý thức phát huy truyền thống của trường.
- Có thói quen thực hiện đúng và nghiêm túc những qui định của nhà trường về nề nếp học tập., kỉ luật; biết thực hiện những yêu cầu cơ bản đối với người học sinhTHCS.
Hoạt động 1
Thảo luận nội qui và nhiệm vụ năm học mới
1. Yêu cầu giáo dục:
Giúp học sinh:
- Hiểu dược nội qui của nhà trường và nhiệm vụ năm học mới.
- Có ý thức tôn trọng nội qui và nhiệm vụ năm học mới.
- Tích cực rèn luyện, thực hiện tốt nội qui và nhiệm vụ năm học mới.
2. Nội dung và hình thức hoạt động:
Ngày 3 tháng 9 năm 2010 Chủ điểm tháng 9 Truyền thống nhà trường I. Mục tiêu giáo dục Giúp học sinh: - Hiểu biết về truyền thống tốt đẹp của nhà trường. - Bồi dưỡng tình cảm yêu quí trường mình, tự hào là học sinh của nhà trường và có ý thức phát huy truyền thống của trường. - Có thói quen thực hiện đúng và nghiêm túc những qui định của nhà trường về nề nếp học tập., kỉ luật; biết thực hiện những yêu cầu cơ bản đối với người học sinhTHCS. Hoạt động 1 Thảo luận nội qui và nhiệm vụ năm học mới 1. Yêu cầu giáo dục: Giúp học sinh: - Hiểu dược nội qui của nhà trường và nhiệm vụ năm học mới. - Có ý thức tôn trọng nội qui và nhiệm vụ năm học mới. - Tích cực rèn luyện, thực hiện tốt nội qui và nhiệm vụ năm học mới. 2. Nội dung và hình thức hoạt động: a, Nội dung - Nội qui của nhà trường. - Những hiệm vụ chủ yếu của năm học mới mà học sinh cần biết. b, Hình thức hoạt động - Nghe giới thiệu về nội qui và nhiệm vụ năm học mới. - Trao đổi, thảo luận trong lớp - Văn nghệ 3. Chuẩn bị hoạt động a, Phương tiện hoạt động - Bản nội qui của nhà trường - Bản ghi nhiệm vụ chủ yếu của năm học. - Một số bài hát, câu chuyện b, Tổ chức - Giáo viên nêu yêu cầu, chuẩn bị câu hỏi - Cung cấp cho HS bản nội qui để học sinh thảo luận - Chuẩn bị một số bài hát 4. Tiến hành hoạt động a, Nghe giới thiệu nội qui và nhiệm vụ năm học mới - Giáo viên đọc bản nội qui và nhiẹm vụ năm học mới. b, Thảo luận nhóm - Chia cả lớp làm 4 nhóm , mỗi nhóm cử nhóm trưởng, - GV cho các nhóm câu hỏi thảo luận. - Nhóm trưởng lên trình bày, - Cả lớp bổ sung ý kiến., GVtổng kết lại c, Văn nghệ - Học sinh trình bày một số bài hát đã được tập ở lớp 5. 5. Kết thúc hoạt động - Nhắc nhở học sinh nắm vững nội qui và nhiệm vụ năm học. Hoạt động 2 Tổ chức đội ngũ cán bộ lớp: Tôi là học sinh lớp 8 1. Yêu cầu giáo dục Giúp học sinh: - Hiểu cơ cấu tổ chức và chức năng, nhiệm vụ của đội ngũ cán bộ lớp. - Bước đầu có ý thức xây dựng tập thể lớp, có thái độ tôn trọng dội ngũ cán bộ lớp - Rèn luyện kĩ năng nhận nhiệm vụ và kĩ năng tham gia các hoạt động chung của tập thể. 2. Nội dung và hình thức hoạt động a, Nội dung - Thành lập các tổ nhóm trong lớp - Bầu cán bộ lớp: lớp trưởng, các lớp phó, tổ trưởng, cán sự chức năng, cán sự môn học. - Xác định chức năng, nhiệm vụ của từng cán bộ lớp. - Cach thức làm việc của cán bộ lớp. b, Hình thức hoạt động - Giáo viên có thể chỉ định hoặc cử - Nói rõ nhiệm vụ cụ thể của các thành viên cán bộ lớp đẻ học sinh lựa chọn hoặc ứng cử. - Trao nhiệm vụ cho cán bộ lớp 3. Chuẩn bị hoạt động a, Phương tiện hoạt động - Bảng sơ đồ cơ cấu tổ chức lớp. - Bảng ghi nhiệm vụ của cán bộ lớp - Các loại sổ sách ghi chép của cán bộ lớp b, Tổ chức - GV dự kiến nhân sự : + Lớp trưởng: Phạm Nguyễn Mĩ Duyên + Lớp phó HT, Văn thể: Nguyễn Thuỳ Dung + Lớp phó lao động: Trần Ngọc Phú + Cờ đỏ : Trần Anh Vũ + Tổ trưởng 1: Đinh thị Thảo Hiền + Tổ trưởng 2 : Trần Ngọc Phú + Tổ trửơng 3 : Dương Thanh Nghĩa + Tổ trưởng 4 : Phạm Nguyễn Mĩ Duyên 4. Tiến hành hoạt động Giáo viên định hương cho học sinh về cán bộ lớp - Láy tinh thần xung phong - Bầu cán bộ lớp ( biểu quyết) - Trao nhiệm vụ cho các cán bộ lớp 5. Kết thúc hoạt động - Nhận xét tinh thần, thái độ tham gia hoạt động của học sinh - Động viên đội ngũ các cán bộ lớp làm tôt nhiệm vụ được giao. - Đánh giá kết quả hoạt động: + Học sinh tự đánh giá, xếp loại Hoạt động 3 Nghe giới thiệu về truyền thống nhà trường 1. Yêu cầu giáo dục Giúp học sinh - Nắm được những truyền thống cơ bản của nhà trường và ý nghĩa của truyền thống đó. - Xác định trách nhiệm của học sinh lớp 6 trong việc phát huy truyền thống nhà trương. - xây dựng kế hoạch học tập và hoạt động của cá nhân và lớp. 2. Nội dung và hình thức hoạt động a, Nội dung - Một vài nét về lịch sử hình thành và phát triển của trường - Truyền thống về học tập, rèn luyện đạo đức và các thành tích khác. b, Hình thức hoạt động - Trình bày bằng lời, tranh ảnh, bảng biểu - Trao đổi thảo luận. 3. Chuẩn bị hoạt động - Thành tích của trường qua các năm học b, Tổ chức - Tanh ảnh, sơ đồ nhà trường qua các thế hệ - Đội ngũ học sinh giỏi, giáo viên giỏi. - Học sinh tự tìm hiểu truyền thống của trường - Chuẩn bị bài hát về trường. 4. Tiến hành hoạt động - Giáo viên giới thiệu cơ cấu tổ chức của trường + Ban giám hiệu + Tổng phụ trách + Tổng số giáo viên, cán bộ công nhân viên, tổng só học sinh. - Học sinh trình bày kết quả sưu tầm về truyền thống nhà trường Giáo viên tóm tắt các ý kiến - Chương trình văn nghệ. 5. Kết thúc hoạt động - Giáo viên nhạn xét hoặc học sinh tự nhận xét - Tuyên dương, góp ý đối với việc chuẩn bị và tham gia ý kiến của các thành viên trong lớp. Hoạt động 4 Tập các bài hát qui định 1. Yêu cầugiáo dục Giúp học sinh - Hiểu được sự cần thiết phải thuộc và nhớ các bài hát qui định - Biết cách học và luyện tập các bài hát đó - Hào hứng, phấn khởi và có trách nhiệm học các bài hát đó. 2. Nội dung và hình thức a, Nội dung - Các bài hát qui định b, Hình thức hoạt động - Học hát 3. Chuẩn bị hoạt động a, Phương tiện hoạt động - Các bài hát qui định - Băng nhạc về các bài hát nếu có - Cát xét b, Tổ chức - Danh sách các bài hát do lớp phó chuẩn bị - Ghi các bài hát qui định - Cán sự tập hát cho cả lớp 4. Tiến hành hoạt động - Giáo viên nêu lí do vì sao cần phải học những bài hát qui định b, Tập hát - Giáo viên cho học sinh tâp các bài hát - Cán sự tập cho cả lớp - Từng tổ hát - Gọi cá nhân hát 5. Kết thúc hoạt động - Giáo viên nhận xét khen, chê - Rút kinh nghiệm cho buổi học hát sau. IV. Đánh giá kết quả học tập theo chủ điểm 1. Học sinh tự đánh giá 2. Đọc tư liẹu tham khảo : - Trích thư Bác Hồ gửi học sinh cả lớp nhân ngày khai giảng năm học đầu tiên của nước Việt nam dân chủ cộng hoà tháng 9 năm 1945. - Thư của chủ tịch nước gửi học sinh năm học mới. Ngày 1 tháng 10 năm 2010 Chủ điểm tháng 10 Chăm ngoan học giỏi A. Mục tiêu giáo dục Giúp học sinh: - Hiểu nội dung ý nghĩa lời dạy của Bác hồ trong thư gửi các học sinh nhân ngày khai giảng năm học đầu tiên của nước Viêtj Nam dân chủ cộng hoà tháng 9 năm 1945 và thư gửi ngành giáo dục ngày 16 tháng 10 năm1968. - Có thái độ đúng đắn và có trách nhiệm trong học tập. - Biết học tập có kế hoạch, có phương pháp tốt, biết đoàn kết giúp nhau học tập theo lời dạy của Bác Hồ kính yêu. Hoạt động 1: Nghe giới thiệu thư Bác 1. Yêu cầu giáo dục: - Hiểu được sự quan tâm, chăm lo của Bác đối với thế hệ trẻ và nội dung, ý nghĩa lời dạy của Bác trong thư gửi học sinh cả nước nhân ngày khai giảng đầu tiên của nước Việt nam dân chủ cộng hoà tháng 9 năm 1945 và thư gửi nghành giáo dục ngày16-10-1968. - Có thái độ học tập đúng đắn, quyết tâm học tốt, rèn luyện tốt theo lời dạy của Bác Hồ kính yêu. 2. Nội dung và hình thức hoạt động a- Nội dung: - Thư Bác Hồ gửi HS cả nước nhân ngày khai trường đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ cộng hoà (trích). - Thư Bác Hồ gửi nghành giáo dục ngày16-10-1968. (trích) b- Hình thức hoạt động: - Nghe đọc thư - Trao đổi thảo luận nội dung, ý nghĩa của thư Bác. 3. Chuẩn bị: a- Phương tiện: - HS chuẩn bị tiết mục văn nghệ: + Bài hát về Bác + Câu chuyện kể về Bác, thiếu niên đối với Bác. - Giáo viên chuẩn bị hai bức thư để đọc - Chuẩn bị câu hỏi thảo luận. ? Bác Hồ khuyên HS phải thế nào ? ? Suy nghĩ của em về nhiệm vụ học tập của mình thế nào ? b- Tổ chức: - Tổ chức HS nghe thư Bác - Thống nhất kế hoạch và phân công như sau: + Người điều khiển: Cán bộ lớp -> Lớp trưởng: Mĩ Duyên + Người đọc thư : Thuỳ Dung đọc thư. + Trang trí : Phú, Văn Mạnh, Sơn, Khánh. + Điều khiển chương trình văn nghệ : Thuỳ Dung. 4. Tiến hành hoạt động - Hát tập thể: + Ai yêu Bác Hồ .... + Như có Bác Hồ trong ngày vui đại thắng. - Tuyên bố lí do: + Giới thiệu đại biểu : + Chương trình làm việc + Người điều khiển: Mĩ Duyên + Thư kí: Phương Anh. - Thực hiện chương trình: + Người điều khiển giới thiệu người đọc thư Bác cho cả lớp nghe. + người điều khiển hướng dẫn cả lớp thảo luận về nội dung, ý nghĩa của thư Bác Hồ với hai câu hỏi sau: Trong thư Bác khuyên HS phải làm gì? Em có suy nghĩ gì vè nhiệm vụ học tập của em sau khi đọc thư Bác? + Văn nghệ: Cán bộ lớp giới thiệu các tiết mục văn nghệ: Tổ 1: 1 tiết mục văn nghệ ( đăng kí trước) Tô 2,3,4 : 1 tiết mục văn nghệ (thêm) Hát tập thể một bài: Lớp chúng ta kết đoàn ( Mộng lân) 5. Kết thúc hoạt động: Nhận xét kết quả hoạt động. Hoạt động 2 Lễ giao ước thi đua “Chăm ngoan học giỏi” giữa các tổ 1. Yêu cầu giáo dục Giúp học sinh: - Hiểu ý nghĩa, tácdụng của việc thi đua và nắm vững nội dung, chỉ tiêu thi đua Chăm ngoan học giỏi theo lời dạy của Bác. - Tự xác định mục đích thái độ học tập đúng đắn và quýet tâm thi đua học tốt - Biết tự quản, đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau để học tốt theo chỉ tiêu đã đề ra. 2. Nội dung và hình thức hoạt động a- Nội dung: - Chương trình hành động Chăm ngoan học giỏi của lớp - Đăng kí và giao ước thi đua của các tổ - Trình bày văn nghệ theo chủ đề: Chăm ngoan học giỏi, biết ơn thầy cô giáo b- Hình thức hoạt động - Tổ chức lễ giao ước thi đua giữa các tổ. 3. Chuẩn bị a- Phương tiện hoạt động - Chương trình hành động của lớp - Chỉ tiêu thi đua của tổ - Văn nghệ, trò chơi ... b- Tổ chức: - Thống nhất chương trình, kế hoạch: + Người điều khiển: Mĩ Duyên + Trang trí : Phú, Mạnh, Sơn. + Văn nghệ : Thuỳ Dung 4. Tiến hành hoạt động: Thuỳ Dung điều khiển văn nghệ hát tập thể một bài: + .. + . - Điều khiển chương trình làm việc: Lớp trưởng đọc chỉ tiêu thi đua của lớp : + Các ý kiến thảo luận + Các tổ giao ước thiđua Văn nghệ: các tiết mục văn nghệ Kết thúc chương trình bằng bài hát tập thể. 5. Kết thúc hoạt động Giáo viên chủ nhiẹm nhận xét đánh giá biểu dương tinh thần tham gia tích cực của cả lớp, tổ, cá nhân. Nhắc nhở thực hiện tốt kế hoạch thi đua. Hoạt động 3 Trao đổi kinh nghiệm học tập ở cấp THCS 1. Yêu cầu giáo dục: Giúp học sinh: - Biết được những kinh nghiệm học tập tốt - Tự tin, chủ động học hỏi và vận dụng kinh nghiệm tốt để đạt kết quả cao trong học tập. 2. Nội dung và hình thức hoạt động a- Nội dung - Trao đổi kinh nghiệm học tập ở cấp trung học cơ sở b- Hình thức - Nghe giới thiệu kinh nghiệm học tập - Trao đổi thảo luận 3. Chuẩn bị : a- Phương tiện - Bản báo cáo về kinh nghiệm học tập của các bạn và trao đổi của giáo viên - Các báo cáo về kinh nghiệm học tập của các môn học - Tiết mục văn nghệ b- Tổ chức: - Cán sự bộ môn chuẩn bị các báo cáo kinh nghiệm. - Các tổ chuẩn bị ý kiến trao đổi. - Điều khiển : Mĩ Duyên, Thuỳ Dung. - Thư kí : Phương Anh. 4. Tiến hành hoạt động - Hát tập thể: + ............................................................. - Thực hiện chương trình: + Cán sự bộ môn báo cáo kinh nghiệm học tập của môn mình được phân công báo cáo. Cụ thể: Bạn: Phạm Nguyễn mĩ Duyên : báo cáo môn ngữ văn. Bạn: Nguyễn thị Dung: báo cáo môn Anh văn Bạn: Trần Ngọc Phú: báo cáo môn toán Bạn : Trần Anh Vũ báo cáo các môn học khác. + Thảo luận đi đén kết luận - Văn nghệ giữa các tổ 5. Kết thúc hoạt động: - Tuyên bố két thúc - Người điều khiển chương trình cảm ơn các báo cáo viên Hoạt động 4 Thi văn nghệ giữa các tổ 1. Yêu cầu giáo dục: Giúp học sinh: - Hiểu rõ khả năng văn nghệ của tổ, lớp. Trên cơ sở đó xây dựng phong trào văn nghệ của lớp. - Có thái độ yêu thích văn nghệ, tự tin, chân thành tôn trọng bạn bè khi họ thể hiện khả năng văn nghệ của mình. - Biết hưởng ứng và động viên nhau tích cực tham gia các hoạt động văn nghệ của lớp, của trường. 2. Nội dung và hình thức hoạt động a- Nội dung Các bài hát, bài thơ, câu chuỵen, điệu múa có nội dung phù hợp với lứa tuổi thiếu niên mà các em đã biết. b- Hình thức hoạt động - Thi văn nghệ giữa các tổ. 3. Chuẩn bị; a- Phương tiện hoạt động: - các tiết mục văn nghệ - Nhạc cụ nếu có - Trang phục - Hoa và tặng phẩm. b- Tổ chức: - Các tổ chuẩn bị tiết mục văn nghệ - Giám khảo: Thuỳ dung, Mĩ Duyên, Ngọc Phú. - Người điều khiển: Nguyễn văn Mạnh - Thư kí: Nguyễn Thị Thuý. 4. Tiến hành hoạt động - Hát tập thể: + ...................................................................... - Nêu chương trình dự thi, giới thiệu ban giám khảo, thư kí - Cách chấm điểm: + Hát tập thể : đều, đúng, nhanh nhẹn, vui vẻ,hay - > 10 điểm + Hát cá nhân: hát đúng, hay, có điệu bộ hợp lí, tự nhiên -> 10 điểm. - Bắt thăm để hát. - Thực hiện trò chơi - Công bố kết quả 5. Kết thúc hoạt động: - Biểu dương các tổ, các cán bộ lớp. - Phát huy kết quả, ý thức của HS - HS tự nhận xét về buổi sinh hoạt
Tài liệu đính kèm: