Sau hoạt động học sinh có khả năng:
- Biết cách lập kế hoạch học tập.
- Hiểu được bản thân cần lập kế hoạch học tập.
- Tự hào về thành tích của bản thân mình.
II. CÁC KNS CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG HOẠT ĐỘNG:
- Nhận thức bản thân.
- Tự tin.
- Trình bày ý tưởng.
- Đặt mục tiêu, lập kế hoạch.
III. CÁC PPDH TÍCH CỰC CÓ THỂ SỬ DỤNG:
- Động não.
- Biểu đạt sáng tạo.
Tháng: 02 Ngày soạn: 14/02/2011 Lớp 6 Ngày dạy: /./2011 Chủ điểm tháng 1, 2 – MỪNG ĐẢNG, MỪNG XUÂN KẾ HOẠCH RÈN LUYỆN PHẤN ĐẤU TRONG HKII (2 tiết) I. MỤC TIÊU: Sau hoạt động học sinh có khả năng: - Biết cách lập kế hoạch học tập. - Hiểu được bản thân cần lập kế hoạch học tập. - Tự hào về thành tích của bản thân mình. II. CÁC KNS CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG HOẠT ĐỘNG: - Nhận thức bản thân. - Tự tin. - Trình bày ý tưởng. - Đặt mục tiêu, lập kế hoạch. III. CÁC PPDH TÍCH CỰC CÓ THỂ SỬ DỤNG: - Động não. - Biểu đạt sáng tạo. - Thảo luận. IV. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN: - Một số tấm gương vượt khó học tốt. - Một số kế hoạch minh họa. - Máy chiếu. V. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG: 1. Khám phá: - Theo các em chúng ta muốn học tốt cần phải làm gì ? - Cho các HS trả lời. - Ghi bảng. - Kết luận và liên hệ vào nội dung tiếp theo. 2. Kết nối: Hoạt động 1: XEM VÀ NGHE MỘT SỐ GƯƠNG HỌC TỐT - Cho học sinh xem hoặc kể lại một số gương vượt khó học tốt. - Học sinh nhận xét. Hoạt động 2: THI THIẾT KẾ KẾ HOẠCH HỌC TẬP Ở HKII - Mỗi học sinh lập kế hoạch trong 10 phút. - Từng kế hoạch được dán lên bảng. - Giáo viên nhận xét và cùng lớp bình chọn. Hoạt động 3: XEM KẾ HOẠCH MINH HỌA - Cho học sinh xem và nhận xét. - Giáo viên dặn dò học sinh về nhà. 3. Thực hành: Hoạt động 4: THI ĐÓNG VAI HỌC SINH VƯỢT KHÓ HỌC TỐT - Chia lớp làm 4 nhóm. - Mỗi nhóm được chuẩn bị trước 5 phút, tự chọn tình huống, tự phân vai. - Các đội thực hiện trong 10 phút. - Giáo viên nhận xét cho điểm. 4. Vận dụng: Giao nhiệm vụ cho học sinh về nhà xoay quanh nội dung vừa hoạt động. VI. TƯ LIỆU: - Tấm gương học tốt; Nguyễn Ngọc Ký, Ngô Bảo Châu VII. RÚT KINH NGHIỆM VÀ BỔ SUNG: Tháng: 02 Ngày soạn: 14/02/2011 Lớp 7 Ngày dạy: /./2011 Chủ điểm tháng 1, 2 – MỪNG ĐẢNG, MỪNG XUÂN XÂY DỰNG KẾ HOẠCH TRƯỜNG XANH – SẠCH – ĐẸP (2 tiết) I. MỤC TIÊU: Sau hoạt động học sinh có khả năng: - Biết lợi ích của môi trường Xanh – Sạch – Đẹp. - Có tinh thần bảo vệ cảnh quan nhà trường một cách thường xuyên. - Biết lập kế hoạch chăm sóc khu vực phân công. II. CÁC KNS CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG HOẠT ĐỘNG: - Xác định giá trị bản thân. - Trình bày suy nghĩ. - Quản lí thời gian. III. CÁC PPDH TÍCH CỰC CÓ THỂ SỬ DỤNG: - Động não. - Biểu đạt sáng tạo. - Thảo luận. IV. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN: - Một số hình ảnh tác hại do môi trường không được chăm sóc tốt. - Máy chiếu. V. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG: 1. Khám phá: - Theo các em môi trường Xanh – Sạch – Đẹp có lợi gì cho con người ? - Cho các HS trả lời. - Ghi bảng. - Kết luận và liên hệ vào nội dung tiếp theo. 2. Kết nối: Hoạt động 1: THI HIẾN KẾ - Cho học sinh lập kế hoạch cho các khối cần phải làm việc gì để xây dựng trường X – S – Đ. - Treo từng kế hoạch lên bảng. - Giáo viên nhận xét và cùng lớp bình chọn kế hoạch xuất sắc. - Học sinh được thực hiện trong 5 phút Hoạt động 2: THI VẼ MỘT KHUÔN VIÊN TRƯỜNG X- S – Đ. - Cho h/s chuẩn bị giấy, màu. - Thực hiện trong 20 phút. - Giáo viên nhận xét và cùng lớp bình chọn. Hoạt động 3: TRÌNH BÀY NHỮNG VIỆC EM GIÚP TRƯỜNG X- S- Đ - Mỗi học sinh viết trong 10 phút. - Từng kế hoạch được dán lên bảng. - Giáo viên nhận xét và cùng lớp bình chọn. 3. Thực hành: Hoạt động 4: HỌC SINH NÊU NHIỆM VỤ CHO BẢN THÂN - Từng học sinh nêu nhiệm vụ của cá nhân trong xây dựng trường Xanh – Sạch – Đẹp. - Được chuẩn thực hiện trong 5 phút. - Giáo viên nhận xét cho điểm. 4. Vận dụng: Giao nhiệm vụ cho học sinh về nhà xoay quanh nội dung vừa hoạt động. VI. TƯ LIỆU: - Một số hình ảnh hoạt động chăm sóc khuôn viên trường của những năm học trước VII. RÚT KINH NGHIỆM VÀ BỔ SUNG: Tháng: 02 Ngày soạn: 14/02/2011 Lớp 8 Ngày dạy: /./2011 Chủ điểm tháng 1, 2 – MỪNG ĐẢNG, MỪNG XUÂN BIỂU DIỄN VĂN NGHỆ MỪNG ĐẢNG – MỪNG XUÂN (2 tiết) I. MỤC TIÊU: Sau hoạt động học sinh có khả năng: - Biết một số bài hát về Đảng và mùa Xuân. - Thích hát nhạc về Đảng và mùa Xuân. - Biết thiết kế, chuẩn bị một tiết mục văn nghệ. II. CÁC KNS CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG HOẠT ĐỘNG: - Tự nhận thức bản thân. - Trình bày ý tưởng. - Tìm kiếm, lựa chọn. III. CÁC PPDH TÍCH CỰC CÓ THỂ SỬ DỤNG: - Đóng vai. - Biểu đạt sáng tạo. IV. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN: - Một số bài hát và tiểu phẩm. - Trang phục, đạo cụ. - Máy chiếu. V. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG: 1. Khám phá: - Thường vào dịp TẾT đất nước ta cũng đón sự kiện rất trọng đại đó là sự kiện gì ? - Cho các HS trả lời. - Ghi bảng. - Kết luận và liên hệ vào nội dung tiếp theo. 2. Kết nối: Hoạt động 1: THI HÁT VỀ ĐẢNG VÀ MÙA XUÂN - Mỗi đội hát một bài về mùa xuân, một bài về Đảng. - Phải có múa, có trang phục phù hợp. - BGK nhận xét bình chọn kế hoạch xuất sắc. Hoạt động 2: THI DIỄN TIỂU PHẨM. - Mỗi đội diễn một tiểu phẩm về mùa xuân. - Có trang phục phù hợp. - Thực hiện tiểu phẩm trong 15 phút. - BGK nhận xét bình chọn kế hoạch xuất sắc. 3. Thực hành: Hoạt động 3: THI VẼ TRANH ĐẢNG VỚI MÙA XUÂN - Mỗi đội vẽ một bức tranh chủ đề Đảng với mùa Xuân. - Chuẩn bị giấy, màu. - Thực hiện trong 20 phút. - BGK nhận xét bình chọn kế hoạch xuất sắc. 4. Vận dụng: Giao nhiệm vụ cho học sinh về nhà xoay quanh nội dung vừa hoạt động. VI. TƯ LIỆU: - Tranh cổ động. - Sách bài hát về Đảng và mùa Xuân. VII. RÚT KINH NGHIỆM VÀ BỔ SUNG: Tháng: 02 Ngày soạn: 14/02/2011 Lớp 9 Ngày dạy: /./2011 Chủ điểm tháng 1, 2 – MỪNG ĐẢNG, MỪNG XUÂN GIAO LƯU VỚI ĐẢNG VIÊN TIÊU BIỂU CỦA TRƯỜNG (2 tiết) I. MỤC TIÊU: Sau hoạt động học sinh có khả năng: - Biết cách giao tiếp. - Thích giao tiếp, ứng xử. - Có kỹ năng giao tiếp. II. CÁC KNS CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG HOẠT ĐỘNG: - Tự tin khi tham gia giao lưu. - Giao tiếp / ứng xử khi tham gia giao lưu. - Quản lí thời gian. - Kiểm soát cảm xúc. III. CÁC PPDH TÍCH CỰC CÓ THỂ SỬ DỤNG: - Động não. - Trò chơi giáo dục. - Hỏi và trả lời. IV. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN: - Câu hỏi giao lưu. - Máy chiếu. V. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG: 1. Khám phá: - Có khi nào các em muốn tìm hiểu về Đảng cộng sản Việt Nam qua những người Đảng viên không ? - Cho các HS trả lời. - Ghi bảng. - Kết luận và liên hệ vào nội dung tiếp theo. 2. Kết nối: Hoạt động 1: BIỂU DIỄN VĂN NGHỆ CHÀO MỪNG - Chuẩn bị khoảng 5 tiết mục chào mừng. - Đơn ca, tốp ca, song ca Hoạt động 2: GIAO LƯU TRỰC TIẾP VỚI ĐẢNG VIÊN - Mời học sinh có câu hỏi giao lưu lên đặt câu hỏi với Đảng viên. - Thực hiện trong 15 câu. 3. Thực hành: Hoạt động 3: TÂM TÌNH CỦA ĐẢNG VIÊN - Mời Đảng viên phát biểu đôi lời tâm tình. - Lớp phút đáp, cảm ơn. 4. Vận dụng: Giao nhiệm vụ cho học sinh về nhà xoay quanh nội dung vừa hoạt động. VI. TƯ LIỆU: - Tìm hiểu lịch sử Đảng. VII. RÚT KINH NGHIỆM VÀ BỔ SUNG:
Tài liệu đính kèm: