Giáo án môn Hóa học lớp 8 - Tiết 40: Oxit

Giáo án môn Hóa học lớp 8 - Tiết 40: Oxit

Mục tiêu:

1. HS nắm được khái niệm oxit, sự phân loại oxit và cách gọi tên oxit.

2. Rèn luyện kĩ năng lập các công thức hoá học của oxit.

Tiếp tục rèn luyện kĩ năng lập các phương trình phản ứng hoá học có sản phẩm là oxit.

B/ Chuẩn bị:

 - Bảng nhóm, bút dạ.

C/ Tiến trình tổ chức giờ học:

 I. Ổn định lớp:

 

doc 3 trang Người đăng levilevi Lượt xem 1686Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Hóa học lớp 8 - Tiết 40: Oxit", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày giảng:12/01/2011
Tiết 40 oxit
A/ Mục tiêu:
HS nắm được khái niệm oxit, sự phân loại oxit và cách gọi tên oxit.
Rèn luyện kĩ năng lập các công thức hoá học của oxit.
Tiếp tục rèn luyện kĩ năng lập các phương trình phản ứng hoá học có sản phẩm là oxit.
B/ Chuẩn bị: 
 - Bảng nhóm, bút dạ.
C/ Tiến trình tổ chức giờ học:
 I. ổn định lớp:
 II. Kiểm tra : 
Nêu định nghĩa phản ứng hoá hợp, cho ví dụ minh hoạ.
Nêu định nghĩa sự oxi hoá, cho ví dụ minh hoạ
 (Ghi lại vd ở góc bảng)
 III. Các hoạt động học tập
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
GV: Sử dụng các ví dụ của phần bài cũ; giới thiệu: Các chất tạo thành ở các phản ứng này thuộc loại oxit
? Hãy nhận xét thành phần của các oxit đó
? Nêu định nghĩa oxit
HS: Phân tử oxit gồm 2 nguyên tố, trong đó có một nguyên tố là oxi.
Oxit là hợp chất của 2 nguyên tố, trong đó có một nguyên tố là oxi.
GV: Cho HS làm bài luyện tập 1
HS: Các hợp chất oxit là:
K2O
SO3
f) Fe2O3
GV: ?Giải thích vì sao CuSO4 không phải là oxit
HS: Vì phân tử CuSO4 có nguyên tố oxi nhưng lại gồm 3 nguyên tố hoá học
GV: Yêu cầu HS nhắc lại quy tắc hoá trị áp dụng với hợp chất 2 nguyên tố
? Nhắc lại thành phần của oxit
à ?Hãy viết công thức chung của oxit
HS: Công thức chung của oxit: MxOy
GV: Dựa vào thành phần, chia oxit thành 2 loại chính: 
? Ký hiệu của một số phi kịm
HS: C, P, N, S, Si, Cl.
? Lấy 3 ví dụ về oxit axit
HS: CO2, SO3, P2O5.
GV: giới thiệu
CO2 tương ứng H2CO3
 SO3 tương ứng H2SO4
 P2O5 tương ứng H3PO4
GV: Giới thiệu về oxit bazơ
GV: Em hãy kể tên những kim loại thường gặpà Lấy 3 ví dụ về oxit bazơ
HS: Các kim loại thường gặp: K, Fe, Al, Mg, Ca.
 Ví dụ oxit bazơ: K2O, CaO, MgO.
GV: Giới thiệu: 
K2O tương ứng với ba zơ KOH ka li hiđroxit
CaO tương ứng với ba zơ Ca(OH)2 can xi hiđroxit
MgO tương ứng với ba zơ Mg(OH)2 Magie hiđroxit
GV: Nêu nguyên tác gọi tên oxit
GV: Yêu cầu gọi tên các oxit bazơ có ở phần III
HS: Gọi tên
 K2O Kali oxit
 CaO Canxi oxit
 MgO Magie oxit
GV: Giới thiệu nguyên tắc gọi tên oxit đối với trường hợp kim loại nhiều hoá trị và phi kim nhiều hoá trị
 SiO2 : Silic đi oxit
I/ Định nghĩa oxit
Oxit là hợp chất của 2 nguyên tố, trong đó có một nguyên tố là oxi
Bài tập 1: Trong các hợp chất sau, hợp chất nào thuộc loại oxit:
K2O
CuSO4
Mg(OH)2
H2S
SO3
Fe2O3
II/ Công thức:
Công thức chung của oxit: MxOy
III/ Phân loại oxit:
a) Oxit axit: Thường là oxit của phi kim và tương ứng với một axit.
Oxit bazơ thường là oxit của kim loại và tương ứng với một bazơ
IV/ Cách gọi tên:
Tên oxit = Tên nguyên tố + Oxit
Nếu kim loại nhiều hoá trị :
Tên oxit bazơ = Tên kim loại (Kèm theo hoá trị) + oxit.
VD: FeO Sắt (II) oxit
 Fe2O3 Sắt (III) oxit
Nếu phi kim có nhiều hoá trị:
Tên oxit = Tên phi kim(Có tiền tố chỉ số nguyên tử phi kim) + oxit (có tiền tố chỉ số nguyên tử oxi)
Mono: Nghĩa là 1
Đi : Nghĩa là 2
Tri : Nghĩa là 3
Tetra : Nghĩa là 4
Penta : Nghĩa là 5
Bài tập 2: Trong các oxit sau, oxit nào là oxit axit; Oxit nào thuộc loại oxit bazơ: Na2O, CuO, Ag2O, CO2, N2O5, SiO2. hãy gọi tên các oxit đó
IV. Củng cố:
? Nhắc lại những nội dung chính của bài:
 + Nêu định nghĩa oxit
 + Phân loại oxit
 + Cách gọi tên oxit
V. Bài tập: 1,2,3,4,5/91
 Giáo viên:
 Lê Tiến Quân

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 40.doc