Giáo án môn Hình học Lớp 6 - Tiết 8: Độ dài đoạn thẳng - Năm học 2011-2012 (Bản 2 cột)

Giáo án môn Hình học Lớp 6 - Tiết 8: Độ dài đoạn thẳng - Năm học 2011-2012 (Bản 2 cột)

A. MỤC TIÊU:

Qua bài học, học sinh cần đạt được yêu cầu tối thiểu sau đây:

I. Kiến thức:

- Biết khái niệm độ dài đoạn thẳng.

II. Kỹ năng:

- Biết dùng thước đo độ dài để đo đoạn thẳng.

III. Thái độ:

- Rèn cho học sinh tính chính xác, cẩn thận.

- Rèn cho học sinh tư duy so sánh, logic.

B. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY:

- Trực quan.

- Nêu vấn đề.

C. CHUẨN BỊ GIÁO CỤ

I. Giáo viên: Sgk, giáo án, thước.

II. Học sinh: Sgk, dụng cụ học tập.

D. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:

I. Ổn định lớp – kiểm tra sĩ số: (1 phút)

II. Kiểm tra bài cũ: (5 phút)

Định nghĩa đoạn thẳng AB? Vẽ đoạn thẳng AB?

III. Nội dung bài mới:

1. Đặt vấn đề: (1 phút)

 Như chúng ta đã biết đoạn thẳng AB bị giới hạn về 2 phía (tại A và B). Thế thì ta có đo được độ dài của nó không? Cách đo như thế nào? Để hiểu rõ vấn đề này ta vào bài mới.

2. Triển khai bài dạy

HOẠT ĐỘNG THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG KIẾN THỨC

Hoạt động 1:

GV: Người ta dùng thước có chia khoảng để đo đoạn thẳng.

HS: Ghi nhớ.

GV: Hướng dẫn cách đo đoạn thẳng AB ở bài cũ.

HS: Ghi nhớ.

GV: Hãy nhắc lại cách đo đoạn thẳng AB?

HS: Trả lời.

GV: Hãy vẽ đoạn thẳng CD và đo đoạn thẳng đó?

HS: Lên bảng thực hiện.

GV: Như vậy em có kết luận gì về độ dài của 1 đoạn thẳng?

HS: Trả lời. 1. Đo Đoạn thẳng. (13 phút)

- Đo đoạn thẳng AB: Đặt thước dọc theo đoạn thẳng sao cho vạch số 0 của thước trùng với đầu A, đầu B chỉ số đo đoạn thẳng trên thước.

Nhận xét:

 Mỗi đoạn thẳng có một độ dài. Độ dài đoạn thẳng là một số dương.

Chú ý:

- Độ dài AB là khoảng cách giữa hai điểm A và B.

- Khi A trùng B, khoảng cách giữa A và B bằng 0.

 

doc 2 trang Người đăng lananh572 Lượt xem 177Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Hình học Lớp 6 - Tiết 8: Độ dài đoạn thẳng - Năm học 2011-2012 (Bản 2 cột)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
	Ngày soạn: 17.10.2011
Tiết 8: ĐỘ DÀI ĐOẠN THẲNG
MỤC TIÊU:
Qua bài học, học sinh cần đạt được yêu cầu tối thiểu sau đây:
Kiến thức:
Biết khái niệm độ dài đoạn thẳng.
Kỹ năng:
Biết dùng thước đo độ dài để đo đoạn thẳng.
Thái độ:
Rèn cho học sinh tính chính xác, cẩn thận.
Rèn cho học sinh tư duy so sánh, logic.
PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY:
Trực quan.
Nêu vấn đề.
CHUẨN BỊ GIÁO CỤ
Giáo viên: Sgk, giáo án, thước.
Học sinh: Sgk, dụng cụ học tập.
TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
Ổn định lớp – kiểm tra sĩ số: (1 phút)
Kiểm tra bài cũ: (5 phút)
Định nghĩa đoạn thẳng AB? Vẽ đoạn thẳng AB?
Nội dung bài mới: 
Đặt vấn đề: (1 phút)
 Như chúng ta đã biết đoạn thẳng AB bị giới hạn về 2 phía (tại A và B). Thế thì ta có đo được độ dài của nó không? Cách đo như thế nào? Để hiểu rõ vấn đề này ta vào bài mới.
Triển khai bài dạy
HOẠT ĐỘNG THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG KIẾN THỨC
Hoạt động 1:
GV: Người ta dùng thước có chia khoảng để đo đoạn thẳng.
HS: Ghi nhớ.
GV: Hướng dẫn cách đo đoạn thẳng AB ở bài cũ.
HS: Ghi nhớ.
GV: Hãy nhắc lại cách đo đoạn thẳng AB?
HS: Trả lời.
GV: Hãy vẽ đoạn thẳng CD và đo đoạn thẳng đó?
HS: Lên bảng thực hiện.
GV: Như vậy em có kết luận gì về độ dài của 1 đoạn thẳng?
HS: Trả lời.
1. Đo Đoạn thẳng. (13 phút)
- Đo đoạn thẳng AB: Đặt thước dọc theo đoạn thẳng sao cho vạch số 0 của thước trùng với đầu A, đầu B chỉ số đo đoạn thẳng trên thước.
Nhận xét:
 Mỗi đoạn thẳng có một độ dài. Độ dài đoạn thẳng là một số dương.
Chú ý:
- Độ dài AB là khoảng cách giữa hai điểm A và B.
- Khi A trùng B, khoảng cách giữa A và B bằng 0.
Hoạt động 2
GV: Vẽ 3 đoạn thẳng:
AB = 3 cm
CD = 3cm 
EG = 4 cm
HS: Chú ý.
GV: Có nhận xét gì về độ dài đoạn thẳng AB và CD?
HS: Trả lời.
GV: Thông báo: 2 đoạn thẳng AB và CD bằng nhau hay có cùng độ dài, kí hiệu AB = CD.
HS: Ghi nhớ.
GV: Tương tự, em có nhận xét gì về độ dài đoạn thẳng EG và đoạn thẳng CD, đoạn thẳng AB và đoạn thẳng EG?
HS: Trả lời.
GV: Chốt vấn đề và giới thiệu kí hiệu.
GV: Yêu cầu học sinh làm ?1, cho HS sử dụng thước đo các đoạn thẳng SGK.
- Chỉ ra và đánh dấu các đường thẳng bằng nhau.
- So sánh 2 đoạn thẳng EF và CD.
HS: Thực hiện.
GV: Đưa mẫu vật và tranh cho học sinh nhận dạng dụng cụ đo.
HS: Nhận dạng.
GV: Yêu cầu học sinh kiểm tra 1inch bằng bao nhiêu cm?
HS: Kiểm tra.
GV: Giới thiệu chính xác: 1inch = 2,54cm.
2. So sánh hai đoạn thẳng. (13 phút)
 AB = 3cm,
CD = 3cm,
EG = 4cm.
+ AB và CD bằng nhau (có cùng độ dài): AB = CD.
+ EG dài hơn (lớn hơn) CD: EG > CD.
+ AB ngắn hơn (nhỏ hơn) EG: AB < EG.
?1
GH = EF
AB = IK
EF < CD
?3
1inch = 2,54cm.
Củng cố (10 phút)
Hệ thống bài học: Đo đoạn thẳng, độ dài đoạn thẳng, so sánh đoạn thẳng, kí hiệu đoạn thẳng bằng nhau, dụng cụ đo.
Yêu cầu học sinh đo chiều dài của ngòi bút; chiều dài, chiều rộng của sách (vở).
Một học sinh lên đo chiều dài của bảng.
Làm bài tập 43, 44 sgk.
Dặn dò (2 phút)
Nắm vững các kiến thức đã học.
Làm bài tập 42, 45 sgk.
Chuẩn bị bài mới: “Khi nào AM +MB = AB”.

Tài liệu đính kèm:

  • docTIET8-DODAIDOANTHANG.doc