Giáo án môn Hình học lớp 6 - Tiết 27: Ôn tập (Tiếp theo)

Giáo án môn Hình học lớp 6 - Tiết 27: Ôn tập (Tiếp theo)

1. Kiến thức:

- Học sinh ghi nhớ được các kiến thức cơ bản đã học trong chương II: Góc, tia phân giác của góc, công thức cộng góc, vẽ góc, đường tròn, tam giác, . . .

2. Kỹ năng:

- Học sinh sử dụng thành thạo các dụng cụ như: Compa, thước đo góc, thước thẳng để vẽ hình và giải được các dạng bài tập.

3. Thái độ: Cẩn thận, có ý thức liên hệ thực tế.

B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. Giáo viên: Thước đo góc, com pa, phấn màu, bảng phụ.

 

docx 3 trang Người đăng levilevi Lượt xem 1377Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Hình học lớp 6 - Tiết 27: Ôn tập (Tiếp theo)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 06/ 4. 2010
Ngày giảng: 6B: 08. 4. 2010
 6A: 10. 4. 2010
 Tiết 27 ôn tập
A. Mục tiêu
1. Kiến thức: 
- Học sinh ghi nhớ được các kiến thức cơ bản đã học trong chương II: Góc, tia phân giác của góc, công thức cộng góc, vẽ góc, đường tròn, tam giác, . . .
2. Kỹ năng:
- Học sinh sử dụng thành thạo các dụng cụ như: Compa, thước đo góc, thước thẳng để vẽ hình và giải được các dạng bài tập.
3. Thái độ: Cẩn thận, có ý thức liên hệ thực tế.
b. đồ dùng dạy học
1. Giáo viên: Thước đo góc, com pa, phấn màu, bảng phụ.
2. Học sinh: Đồ dùng học tập.
c. phương pháp
Vấn đáp, luyện tập.
d. tổ chức giờ học
*) Hoạt động khởi động (5’)
- Mục tiêu: Học sinh nhớ được các khái niệm góc, góc bẹt; vẽ được góc vuông
- Cách tiến hành:
+) Yêu cầu HS lên bảng trả lời câu hỏi: Góc là gì ?, góc bẹt là gì ?. Vẽ góc vuông xOy.
+) Đáp án: 
 - Góc xOy là hình gồm hai tia chung gốc Ox và Oy.
 - Góc bẹt là góc mà hai cạnh là hai tia đối nhau.
 - Góc vuông xOy như hình vẽ bên. 
Hoạt động 1. Ôn tập về các hình hình học (8’)
	- Mục tiêu: HS nhớ được tên các hình đã học trong chương II.
	- Đồ dùng: Bảng phụ.
	- Cách tiến hành:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
*) Yêu cầu HS nhắc lại tên các hình hình học đã nghiên cứu trong chương II.
*) Giáo viên treo bảng phụ cho HS quan sát và chốt lai jcác kiến thức.
I . Các hình
HS thực hiện:
- Mặt phẳng, nửa mặt phẳng.
- Góc, góc vuông, góc nhọn, góc tù.
- Đường tròn, tâm giác.
- Hai góc kề nhau, hai góc bù nhau, hai góc phụ nhau, hai góc kề bù.
- Tia phân giác của góc.
Hoạt động 2. Tìm hiểu các tính chất (8’)
	- Mục tiêu: HS nhớ được các tính chất đã học trong chương II.
	- Cách tiến hành:
*) Yêu cầu HS nhắc lại các tính chất đã được nghiên cứu trong chương II.
 GV gợi ý:
+) T/c về đường thẳng trong mặt phẳng.
+) Góc bẹt có số đo bằng bao nhiêu độ ?
+) Công thức cộng góc như thế nào ?
 GV nhận xét, chốt lại. 
II – Các tính chất
HS trả lời theo gợi ý của GV:
- Bất kỳ đường thẳng nào trong mặt phẳng cũng là bờ chung của hai nửa mặt phẳng đối nhau.
- Số đo của góc bẹt bằng 1800.
- Khi Oz nằm giữa Ox và Oy thì ta có:
 xOy + yOz = xOz 
Hoạt động 3. Trả lời câu hỏi, giải các bài tập (16’)
	- Mục tiêu: HS trả lời được các câu hỏi, giải được các dạng bài tập trong chương II.
	- Đồ dùng: Thước đo góc, compa.
	- Cách tiến hành:
*) Yêu cầu HS trả lời câu hỏi 2.
 GV nhận xét, chốt lại. 
*) Yêu cầu HS lên bảng làm bài tập 4a,b.
- GV lưu ý cho HS cách đặt thước để vẽ các góc theo số đo cho trước.
 GV nhận xét, chốt lại. 
*) Yêu cầu HS làm bài tập 6:
- Vẽ góc xOy có số đo bằng 600.
- G/s Oz là tia phân giác của góc xOy, Oz = ?0
 GV nhận xét, chốt lại. 
*) Yêu cầu HS trả lời câu hỏi 7.
 GV nhận xét, chốt lại. 
III – Câu hỏi và bài tập
HS thực hiện: 
Câu 2: 
- Góc vuông là góc có số đo bằng 900.
- Góc nhọn là góc có số đo nhỏ hơn 900.
- Góc tù là góc có số đo lớn hơn 900 và nhỏ hơn 1800.
+) HS lên bảng vẽ các góc 600 và góc 1350.
Câu 4:
 xOy = 600 vAt = 1350
HS lên bảng thực hiện.
HS dưới lớp làm vào vở:
Câu 6
xOy = 600
Gọi Oz là tia phân giác của góc xOy, ta có:
xOz = 12 xOy 
 = 12∙ 600
 = 300.
Cách vẽ: Vẽ tia Oz nằm giữa hai tia Ox và Oy, sao cho xOz = 300 ta được tia phân giác của góc xOy.
- HS nêu định nghĩa tam giác:
Câu 7. Tam giác ABC là hình gồm ba đoạn thẳng AB, BC, CA khi ba điểm A, B, C không thẳng hàng.
Hoạt động 4. Củng cố (5’)
	- Mục tiêu: HS nhớ được phương pháp giải các dạng bài tập trong chương II.
	- Cách tiến hành:
- Yêu cầu HS nhắc lại cách giải các dạng bài tập trong chương II.
- Giáo viên chốt lạ các kiến thức.
- HS thực hiện.
e. tổng kết, hd về nhà (3’)
	+) Giáo viên chốt lại các kiến thức. 
	+) Yêu cầu HS chuẩn bị bài cho tiết sau: Kiểm tra.

Tài liệu đính kèm:

  • docxOT hinh hoc II.docx