Giáo án môn Giáo dục công dân 9 - Tiết 4 - Tiết 4 - Bài 4: Bảo vệ hòa bình

Giáo án môn Giáo dục công dân 9 - Tiết 4 - Tiết 4 - Bài 4:  Bảo vệ hòa bình

I. MỤC TIÊU:

 1. Kiến thức: HS cần nắm:

- Hòa bình là khát vọng và hạnh phúc của nhân loại

- Hậu quả và tác hại của chiến tranh

- Trách nhiệm bảo vệ hồ bình và chống chiến tranh của tồn nhân loại.

 2. Thái độ:

- Yêu hòa bình, ghét chiến tranh và quan hệ tốt với mọi người xung quanh.

 3. Kỹ năng:

-Tích cực tham gia các hoạt động vì hòa bình do nhà trường tổ chức.

II. CÁC KỸ NĂNG CẦN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI:

- Kỹ năng thể hiện sự tự tin khi bảo vệ ý kiến của bản thân.

- Kỹ năng kiếm chế cảm xúc.

III. TIẾN TRÌNH:

 

doc 4 trang Người đăng levilevi Lượt xem 1716Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Giáo dục công dân 9 - Tiết 4 - Tiết 4 - Bài 4: Bảo vệ hòa bình", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 4 Ngày soạn: 20/ 09/ 2012
Tiết 4 Ngày dạy: 22/ 09/ 2012
Bài 4: BẢO VỆ HÒA BÌNH
I. MỤC TIÊU: 
 1. Kiến thức: HS cần nắm:
- Hòa bình là khát vọng và hạnh phúc của nhân loại
- Hậu quả và tác hại của chiến tranh
- Trách nhiệm bảo vệ hồ bình và chống chiến tranh của tồn nhân loại.
 2. Thái độ:
- Yêu hòa bình, ghét chiến tranh và quan hệ tốt với mọi người xung quanh.
 3. Kỹ năng:
-Tích cực tham gia các hoạt động vì hòa bình do nhà trường tổ chức.
II. CÁC KỸ NĂNG CẦN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI:
- Kỹ năng thể hiện sự tự tin khi bảo vệ ý kiến của bản thân.
- Kỹ năng kiếm chế cảm xúc.
III. TIẾN TRÌNH: 
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ:
- Em hiểu thế nào là dân chủ, kỉ luật? 
- Tác dụng của dân chủ và kỉ luật?
- Chúng ta cần rèn luyện dân chủ, kỉ luật như thế nào? 
3. Nội dung bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG
Hoạt động 1: Giới thiệu bài mới:
GV: đọc thông tin về hậu quả của chiến tranh thế giới thứ nhất và chiến tranh thế giới thứ hai cho HS nghe. 
GV: em có suy nghĩ gì về những thông tin trn?
HS: suy nghĩ trả lời. 
GV: chúng ta ước mơ điều gì? Để hiểu thêm về vấn đề này chúng ta cùng nghiên cứu cụ thể nội dung bài học hôm nay.
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS tìm hiểu mục đặt vấn đề
GV: yêu cầu HS đọc truyện
GV: chia lớp thnh 4 nhóm thảo luận 4 câu hỏi trong 3’ rồi trình bày, các nhóm khác bổ sung và nhận xét cho nhau:
* Nhóm 1: chiến tranh đã để lại hậu quả gì cho con người?
* Nhóm 2: chiến tranh đã để lại hậu quả gì cho trẻ em?
* Nhóm 3: vì sao chúng ta phải ngăn chặn chiến tranh và bảo vệ hoà bình?
* Nhóm 4: HS phải làm gì để thể hiện lòng yêu hòa bình?
GV nhận xét kết quả thảo luận và nhấn mạnh nguy cơ của chiến tranh
GV giúp HS phân biệt 4 khái niệm:
HÒA BÌNH
CHIẾN TRANH
-Đem lại cuộc sống bình yên, ấm no
-Là khát vọng của loài người
-Gây đau thương, chết chóc, nghèo đói, bệnh tật, không được học hành 
-Thành phố, làng mạc bị tàn phá là thảm hoạ của loài người
CHIẾN TRANH CHÍNH NGHĨA
CHIẾN TRANH PHI NGHĨA
-Tiến hành chiến tranh chống xâm lược
-Bảo vệ độc lập tự do
-Bảo vệ hòa bình
-Gậy chiến tranh xâm lược
-Phá hoại hòa bình
Hoạt động 3: Hướng dẫn HS tìm hiểu nội dung bài học
GV: trao đổi với HS một số câu hỏi:
- Thế nào là hòa bình?
HS: suy nghĩ trả lời:
- Biểu hiện của lòng yêu hòa bình?
HS: suy nghĩ trả lời:
- Chúng ta phải làm gì để bảo vệ hoà bình?
HS: suy nghĩ trả lời:
GVKL: hiện nay xung đột gữa các dân tộc, tôn giáo và giữa các quốc gia đang diễn ra. Ngòi nổ chiến tranh vẫn đang âm ĩ nhiều nơi trên hành tinh của chúng ta. Vì vậy bảo vệ hòa bình, ngăn chặn chiến tranh là trách nhiệm của toàn nhân loại 
Hoạt động 4: Liên hệ thực tế và giải bài tập SGK
Những hoạt động nào sau đây thể hiện bảo vệ hoà bình chống chiến tranh?
ð Đấu tranh ngăn ngừa chiến tranh, chiến tranh hạt nhân
ð Xây dựng mối quan hệ hòa bình giữa các quốc gia trên thế giới
ð Dùng bạo lực để giải quyết mâu thuẫn giữa các quốc gia
ð Giao lưu kinh tế, văn hoá giữa các quốc gia trên thế giới
ð Viết thư, tặng quà ủng hộ nạn nhân có chiến tranh, nhiễm Đi-ô-xin
I. Tìm hiểu vấn đề:
II. BÀI HỌC:
1. Hòa bình:
- Là không có chiến tranh hay xung đột vũ trang.
- Là mối quan hệ hiểu biết, tôn trọng, bình đẳng hợp tác giữa các quốc gia, dân tộc, giữa con người với con người.
- Là khát vọng của tòan nhân loại.
2. Biểu hiện:
- Giữ gìn cuộc sống bình yên
- Giải quyết mâu thuẫn bằng thương lượng, đàm phán
- Không để xảy ra chiến tranh hay xung đột.
3. Chúng ta phải làm gì?
- Để bảo vệ hòa bình cần phải xây dựng mối quan hệ tôn trọng, bình đẳng, thân thiện giữa con người vói con người; thiết lập quan hệ hiểu biết, hữu nghị, hợp tác giữa các dân tộc và quốc gia trên thế giới.
III. BÀI TẬP:
- Đáp án: 1, 2, 4, 5.
4. Củng cố ,đánh giá:
 - Có người cho rằng: “Chỉ có nước lớn, nước giàu mới ngăn chặn được chiến tranh”. Em có suy nghĩ như thế nào về ý kiến trên?
5. Hướng dẫn về nhà:
 - Học và trả lời câu hỏi cuối bài
 - Làm bài tập 3, 4 trong SGK tr. 16
 - Chuẩn bị: sưu tầm tranh, ảnh, báo chí có nội dung nói về tình hữu nghị giữa nước ta với các nước khác.
IV. RÚT KINH NGHIỆM:

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 4 GDCD 9 tiet 4.doc