Giáo án môn Giáo dục công dân 9 - Tiết 2 - Tiết 2 - Bài 2: Tự chủ

Giáo án môn Giáo dục công dân 9 - Tiết 2 - Tiết 2 - Bài 2:  Tự chủ

/ Kiến thức:

- HS hiểu được thế nào là tính tự chủ.

- Biểu hiện của tính tự chủ.

- Ý nghĩa của tính tự chủ trong cuộc sống cá nhân, gia đình và xã hội.

2/ Kĩ năng:

- HS biết nhận xét, đánh giá hành vi của tính tự chủ.

- Biết hành động đúng với đức tính tự chủ.

3/ Thái độ:

- Tôn trọng, ủng hộ những người có hành vi tự chủ.

- Có biện pháp, kế hoạch rèn luyện tính tự chủ trong học tập cũng như các hoạt động xã hội khác.

 

doc 3 trang Người đăng levilevi Lượt xem 1974Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Giáo dục công dân 9 - Tiết 2 - Tiết 2 - Bài 2: Tự chủ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 2 Ngày soạn : 06/ 09/ 2012 
Tiết 2 Ngày dạy: 08/ 09/ 2012 
BÀI 2 : TỰ CHỦ
I/ MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1/ Kiến thức:
HS hiểu được thế nào là tính tự chủ.
Biểu hiện của tính tự chủ.
Ý nghĩa của tính tự chủ trong cuộc sống cá nhân, gia đình và xã hội.
2/ Kĩ năng:
HS biết nhận xét, đánh giá hành vi của tính tự chủ.
Biết hành động đúng với đức tính tự chủ.
3/ Thái độ:
Tôn trọng, ủng hộ những người có hành vi tự chủ.
Có biện pháp, kế hoạch rèn luyện tính tự chủ trong học tập cũng như các hoạt động xã hội khác.
II/ CÁC KĨ NĂNG CẦN GIÁO DỤC:
Kĩ năng ra quyết định.
Kĩ năng kiên đình trước những áp lực tiêu cực của bạn bè.
Kĩ năng thể hiện sự tự tin khi bảo vệ ý kiến của bản thân.
Kĩ năng kiểm soát cảm xúc.
III/ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
Ổn định tổ chức:Kiểm tra sỉ số
Kiểm tra bài cũ: 
- Thế nào là chí công vô tư? Chí công vô tư có ý nghĩa như thế nào trong cuộc sống?
Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
HS: đọc 2 câu chuyện trong SGK.
HS thảo luận nhóm 5’:
Nhóm 1:
? Nỗi bất hạnh đến với gia đình bà Tâm như thế nào?
? Bà Tâm đã làm gì trước nỗi bất hạnh to lớn của gia đình?
? Việc làm của bà Tâm thể hiện đức tính gì?
Nhóm 2:
? Trước đây N là HS có những ưu điểm gì?
? Những hành vi sai trái của N sau này là gì? 
? Vì sao N lại có một kết cục xấu như vậy?
Nhóm 3:
? Qua 2 câu chuyện về bà Tâm và N em rút ra bài học gì? 
Nhóm 4:
? Nếu trong lớp em có bạn như N thì em và các bạn nên xử lý như thế nào?
? Cử đại diện nhóm trình bày.
HS: cả lớp nhận xét bổ sung.
GV: nhận xét:
I. Đặt vấn đề:
® Nhà trường và xã hội chúng ta đang đứng trước những thách thức lớn, đó là mặt trái của cơ chế thị trường- lối sống thực dụng, ích kỉ, sa đoạ của một số thanh thiếu niên đều có một nguyên nhân sâu xa là sống không biết làm chủ bản thân mình. Vì vậy, chúng ta cần phải hiểu rõ hơn về nội dung của đức tính tự chủ.
Hoạt động 3: Tìm hiểu nội dung bài học
HS: trả lời câu hỏi.
? Biết làm chủ bản thân là người có đức tính gì? 
? Làm chủ bản thân là làm chủ những lĩnh vực gì? 
HS: tự do trả lời câu hỏi.
? Thế nào là tự chủ?
? Biểu hiện của đức tính tự chủ?
? Ý nghĩa của tính tự chủ?
? Cách rèn luyện tính tự chủ?
HS: làm bài tập nhanh.
+ Những hành vi nào sau đây trái ngược với tính tự chủ:
Tính bột phát trong giải quyết công việc.
Thiếu cân nhắc, chín chắn.
Nổi nóng, cãi vã, gây gổ khi gặp những việc mình không vừa ý.
Hoang mang, sợ hãi, chán nản trước khó khăn.
Sa ngã, bị cám dỗ, bị lợi dụng.
Nói tục, chửi bậy, xử sự thiếu văn hóa.
HS: trả lời cá nhân.
GV:Từ ý kiến của HS qua 2 câu hỏi, rút ra biểu hiện của đức tính tự chủ.
II. Nội dung bài học:
1. Khái niệm:
Tự chủ là làm chủ bản thân. Người biết tự chủ là người làm chủ được suy nghĩ, tình cảm, hành vi của mình trong mọi hòan cảnh, điều kiện của cuộc sống.
2. Biểu hiện:
Thái độ bình tĩnh, tự tin.
Biết tự điều chỉnh hành vi của mình, biết tự kiểm tra, đánh giá bản thân mình.
3. Ý nghĩa:
Tự chủ là một đức tính quý giá.
Có tính tự chủ con người sống đúng đắn, cư xử có đạo đức, có văn hóa.
Tính tự chủ giúp con người vượt qua khó khăn, thử thách và cám dỗ.
4. Rèn luyện:
Suy nghĩ kĩ trước khi nói và hành động.
Xem xét thái độ, lời nói, hành động, việc làm của mình đúng hay sai.
Biết rút kinh nghiệm và sửa chữa.
Hoạt động 4: Liên hệ thực tế rèn luyện tính tự chủ.
HS: tự trả lời các câu hỏi sau:
? Khi có người làm điều gì đó khiến bạn không hài lòng bạn sẽ xử sự như thế nào? 
? Có ý kiến cho rằng người có tính tự chủ luôn hành động theo ý mình, không cần quan tâm đến hoàn cảnh và người giao tiếp bạn có đồng ý với ý kiến đó không? 
HS: trả lời cá nhân.
GV: nhận xét đánh giá .
Hoạt động 5: Hướng dẫn HS làm bài tập SGK.
HS: làm bài tập 1 SGK trang 8.
HS: lên bảng trả lời.
GV: nhận xét, ghi điểm cho HS có câu trả lời đúng.
III. Bài tập:
Bài tập 1:
- Đáp án: a,b,d,e.
4. Củng cố:
Biểu hiện của đức tính tự chủ? Cách rèn luyện? 
g Tự chủ là một đức tính quý giá. Nếu như mỗi chúng ta ai cũng có đức tính tự chủ thì mọi công việc được giao đều hoàn thành tốt đẹp, mỗi cá nhân sẽ góp phần xây dựng gia đình, xã hội văn minh, hạnh phúc. Mỗi HS chúng ta biết tự chủ sẽ trở thành những con ngoan trò giỏi, lớp trường của chúng ta sẽ luôn là môi trường trong sạch, văn minh, lịch sự.
5. Đánh giá:
GV: yêu cầu học sinh làm bài tập 3 sgk.
6. Dặn dò: 
- Học bài cũ, làm bài tập 2,3 trang 8 SGK. Sưu tầm tục ngữ, ca dao nói về tính tự chủ.
Chuẩn bị bài 3. sưu tầm tranh ảnh, tư liệu về dân chủ kỉ luật, ca dao, tục ngữ nói về tính dân chủ kỉ luật.
 V.RÚT KINH NGHIỆM :
 ....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 2 GDCD 9 tiet 2.doc