Giáo án môn Giáo dục công dân 6 - Bài 14 - Tiết 23: Thực hiện trật tự an toàn giao thông (tiết 1)

Giáo án môn Giáo dục công dân 6 - Bài 14 - Tiết 23: Thực hiện trật tự an toàn giao thông (tiết 1)

 - Giúp HS hiểu tính chất nguy hiểm và nguyên nhân phổ biến của các vụ tai nạn giao thông, tầm quan trọng của trật tự an toàn giao thông.

 - Hiểu những quy định cần thiết về an toàn giao thông.

 - Hiểu ý nghĩa của việc chấp hành trật tự an toàn giao thông và các biện pháp thực hiện trật tự an toàn giao thông.

 b/ Kĩ năng:

 - Nhận biết một số dấu hiệu chỉ dẫngiao thông và xử lí một số tình huống khi đi đường thường gặp.

 - Biết đánh giá hành vi đúng hay sai của người khác về thực hiện trật tự an toàn giao thông, thực hiện nghiêm chỉnh trật tự an toàn giao thông và nhắc nhở bạn bè cùng thực hiện.

 

doc 5 trang Người đăng levilevi Lượt xem 1096Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Giáo dục công dân 6 - Bài 14 - Tiết 23: Thực hiện trật tự an toàn giao thông (tiết 1)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : Ngày dạy : Dạy lớp : 
Bài 14 - Tiết 23.
 THỰC HIỆN TRẬT TỰ AN TOÀN GIAO THÔNG
(TIẾT 1)
1) MỤC TIÊU:
a/ Kiến thức.
 - Giúp HS hiểu tính chất nguy hiểm và nguyên nhân phổ biến của các vụ tai nạn giao thông, tầm quan trọng của trật tự an toàn giao thông.
 - Hiểu những quy định cần thiết về an toàn giao thông.
 - Hiểu ý nghĩa của việc chấp hành trật tự an toàn giao thông và các biện pháp thực hiện trật tự an toàn giao thông.
 b/ Kĩ năng:
 - Nhận biết một số dấu hiệu chỉ dẫngiao thông và xử lí một số tình huống khi đi đường thường gặp.
 - Biết đánh giá hành vi đúng hay sai của người khác về thực hiện trật tự an toàn giao thông, thực hiện nghiêm chỉnh trật tự an toàn giao thông và nhắc nhở bạn bè cùng thực hiện.
 c/ Thái độ:
 - Có ý thức tôn trọng trật tự an toàn giao thông, ủng hộ những việc làm tôn trọng trật tự an toàn gioa thông và phản đối những việc làm không tôn trọng trật tự an toàn giao thông.
2/ CHUẨN BỊ:
 - Các loại tín hiệu giao thông.
 - Các loại biển báo giao thông.
 - Một số quy định về đi đường.
 - Trách nhiệm của HS đối với trật tự an toàn giao thông.
 - GV: Tranh, số liệu thống kê về tai nạn giao thông, biển báo gioa thông.
 - HS: Chuẩn bị biển báo giao thông.
3/ TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
 a. Kiểm tra bài cũ.
 H: Là công dân HS, bản thân em có trách nhiệm và nghĩa vụ gì đối với đất nước? Bài tập trắc nghiêm.
* GTB:
- Để hiểu được những quy định cần thiết về an toàn giao thông, vì sao phải chấp hành tốt các luật lệ an toàn giao thông, hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu bài 14.
b. Dạy nội dung bài mới:
Hoạt động của thầy 
Hoạt động của trò
Chuẩn kiến thức cơ bản cần đạt
Hỏi: Qua những số liệu thống kê, em có nhận xét gì về chiều hướng các vụ tai nạn giao thông và thiệt hại về người do tai nạn giao thông gây ra?
Hỏi: Theo em nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng tai nạn giao thông hiện nay?
Hỏi: Trong đó nguyên nhân nào là nguyên nhân 
chính?
H đọc thông tin, sự kiện
- Con số vụ tai nạn giao thông có số người chết và bị thương ngày càng gia tăng.
- Dân cư tăng nhanh
- Các phương tiẹn tham gia giao thông ngày càng nhiều
- Quản lý của nhà nước về giao thông còn nhiều hạn chế
- Ý thức của một số người tham gia giao thông còn chư tốt.
- Sự thiếu hiểu biết của người tham gia giao thông 
I) Thông tin sự kiện:
Hỏi: Làm thế nào để tránh
được tai nạn giao thông,
đảm bảo an toàn khi đi đường.?
Hỏi: Khi tham gia giao thông em thấy có những kiểu đèn tín hiệu nào?
Hỏi: Mỗi tín hiệu có ý nghĩa gì?
Hỏi: Dựa vào mầu sắc, và hình khối, hãy phân loại các biển báo?
Giáo viên đưa tình huống1
- Tan học về giữa trưa
Hỏi: Nhận xét hành vi của người tham gia giao thông?
Giáo viên đư tình huống 2
Một nhóm 7 bạn học sinh
Hỏi: Theo em các bạn học sinh này đã vi phạm những nỗi gì về trật tự an toàn giao thông?
- Phải tuyệt đối chấp hành hệ
thống báo hiệu giao thông.
- Đèn đỏ -> cấm đi
- Đèn vàng -> đi chậm lại
- Đèn xanh -> được đi
 Học sinh đọc tình huống
- Hưng vi phạm: Thả hai tay, đánh võng, lượn lách va phải người đi bộ
- Người bán rau đi bộ: đi bộ dưới lòng đường
- Đèo 3, đi hàng 3, kéo đẩy nhanh, không tuân thủ tín hiệu đèn giao thông.
II) Nội dung bài học:
1) Một số quy định về đi đường:
a) Các loại tín hiệu giao thông
* Đèn tín hiệu giao thông:
- Đèn đỏ
- Đèn vàng
- Đèn xanh
*) Các loại biển báo giao thông:
- Có 4 loại:
+ Biển báo cấm: Hình tròn viền đỏ
+ Biển báo hiệu lệnh: Hình tròn, nền xanh lam
+ Biển báo nguy hiểm: hình tam giác, nền đỏ
+ Biển chỉ dẫn: Hình chữ nhật, hình vuông nền xanh lam.
b) Đảm bảo trật tự an toàn giao thông:
*) Đường bộ:
- Đối với người đi bộ:
+ Phải đi trên hè phố, lề đường; không có lề thì đi sát mép đường.
+ Đi đúng phần đường quy định.
+ Đi theo tín hiệu giao thông .
- Đối với người điều khiển xe đạp. không:
+ Đèo 3
+ Đi hàng 3
+ Kéo, đẩy nhau
+ Phóng nhanh, vượt ẩu.
 Hỏi: Bao nhiêu tuổi thì được phép điều khiển xe cơ gới?
Hỏi: Khi đi tầu, chúng ta thường được nhân viên trên tàu nhắc nhở điều gì?
Hỏi: Trách nhiệm của học sinh đối với trật tự an toàn giao thông?
+ Lượn lách, đánh võng
+ Thả hai tay
+ Rẽ trước đầu xe cơ giới.
- Phải:
+ Đi đúng phần đường.
+ Đi đúng chiều
+ Đi bên phải
+ Tránh bên phải
+ Vượt bên trái
- Đối với người điều khiển xe cơ giới: Trẻ em dưới 16 tuổi không được điều khiển xe cơ giới.
*) Đường sắt:
Không: 
- Thả gia súc, chơi đùa trên dường sắt.
- Thò đầu, tay chân khi tầu xe chạy.
- Không ném các vật nguy hiểm nên tàu và ngược lại.
3) Trách nhiệm của học sinh đối với an toàn giao thông:
- Học và thực hiện đúng theo những quy định của luật giao thông.
- Tuyên truyền những qui định của luật giao thông.
- Nhắc nhở mọi người thực hiện nhất là các em nhỏ.
- Nêu các tình trạng có tính vi phạm luật giao thông.
III) Bài tập:
1) Đáp án: 1, 3, 4
c. Củng cố- luyện tập:
Hỏi: Dựa vào mầu sắc, và hình khối, hãy phân loại các biển báo?
- Có 4 loại:
+ Biển báo cấm: Hình tròn viền đỏ
+ Biển báo hiệu lệnh: Hình tròn, nền xanh lam
+ Biển báo nguy hiểm: hình tam giác, nền đỏ
+ Biển chỉ dẫn: Hình chữ nhật, hình vuông nền xanh lam.
d. Hướng dẫn bài về nhà.
 - Học bài cũ,
 -Làm bài tập tiết 1.
 - Chuẩn bị phần còn lại.
- Vẽ tranh về việc vi phạm an toàn giao thông.
* Rút kinh nghiệm tiết dạy:
..
=========*&*==========

Tài liệu đính kèm:

  • doctiet 23.doc