Giáo án môn GDCD Lớp 9 - Tiết 19 đến 25 - Năm học 2011-2012 - Nguyễn Thị Tâm

Giáo án môn GDCD Lớp 9 - Tiết 19 đến 25 - Năm học 2011-2012 - Nguyễn Thị Tâm

A. Mục tiêu bài học: Sau khi học xong bài HS nắm

 1. Về Kiến thức:

 - Thế nào là CNH – HĐH.

 - Nêu được vai trò của thanh niên trong sự nghiệp CNH - HĐH đất nước.

 - Giải thích vì sao thanh niên là lực lượng nồng cốt trong sự nghiệp CNH – HĐH đất nước.

 - Xác định được trách nhiệm tranh niên trong sự nghiệp CNH - HĐH đất nước.

 2. Về kỹ năng:

 Biết lập kế hoạch học tập, tu dưỡng của bản thân đề có đủ khả năng góp phần tham gia sự nghiệp CNH - HĐH đất nước trong tương lai.

 3. Về thái độ:

 Tích cực học tập, tu dưỡng đạo đức để phục vụ sự nghiệp CNH - HĐH đất nước.

B. Phương pháp:

 Nêu vấn đề và giải quyết vấn đề

 - Của giáo viên: Bài giảng, SGK, , trực quan, tích cực, liên hệ thực tế,. .

C. Chuẩn bị: SGV, phiếu học tập, tranh ảnh có liên quan .

 - Của học sinh: tập, SGK, dụng cụ học tập

D. Các hoạt động dạy và học:

 I. Ổn định lớp: ( 1’ )

 Chào lớp, kiểm diện, kiểm tra vệ sinh, đồng phục .

 II. Kiểm tra bài cũ: ( 5’ ).

 1. Em hiểu thế nào là CNH – HĐH?.

 2. Chúng ta thực hiện CNH – HĐH để làm gì?.

 3.Yêu cầu của người lao động trong thời đại CNH – HĐH.và nêu yếu tố quyết định CNH – HĐH.

 III. Bài mới:

 * Hoạt động 1: Giới thiệu bài( 2’ )

 Tại sao Đảng và nhân dân ta lại tin tưởng vào thế hệ thanh niên trong việc thực hiện mục tiêu CNH – HĐH đất nước.

 HS trả lời. GV bổ sung chuyển ý vào bài.

 

doc 30 trang Người đăng lananh572 Lượt xem 443Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn GDCD Lớp 9 - Tiết 19 đến 25 - Năm học 2011-2012 - Nguyễn Thị Tâm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 
Ngày dạy:...
Tuần : 20
Tiết : 19
Bài 11: ĐỌC THÊM
“ TRÁCH NHIỆM CỦA THANH NIÊN TRONG SỰ NGHIỆP CÔNG NGHIỆP HÓA – HIỆN ĐẠI HÓA ĐẤT NƯỚC”. (Tiết 1)
A. Mục tiêu bài học: Sau khi học xong bài HS nắm 
 1. Về Kiến thức:
 - Thế nào là CNH – HĐH.
 - Nêu được vai trò của thanh niên trong sự nghiệp CNH - HĐH đất nước.
 - Giải thích vì sao thanh niên là lực lượng nồng cốt trong sự nghiệp CNH – HĐH đất nước.
 - Xác định được trách nhiệm tranh niên trong sự nghiệp CNH - HĐH đất nước.
 2. Về kỹ năng:
 Biết lập kế hoạch học tập, tu dưỡng của bản thân đề có đủ khả năng góp phần tham gia sự nghiệp CNH - HĐH đất nước trong tương lai.
 3. Về thái độ:
 Tích cực học tập, tu dưỡng đạo đức để phục vụ sự nghiệp CNH - HĐH đất nước..
B. Phương pháp:
 Nêu vấn đề và giải quyết vấn đề
 C. Chuẩn bị: 
- Của giáo viên: Bài giảng, SGK, , trực quan, tích cực, liên hệ thực tế, phiếu học tập, tranh ảnh có liên quan.
 - Của học sinh: tập, SGK, dụng cụ học tập
D. Các hoạt động dạy và học:
 I. Ổn định lớp: 
 Chào lớp, kiểm diện, kiểm tra vệ sinh, đồng phục..
 II. Kiểm tra bài cũ: 
 Sửa bài thi học kỳ I.
 III. Bài mới:
 * Hoạt động 1: Giới thiệu bài
 Bác Hồ đã từng nói với thanh niên” Thanh niên là người tiếp sức mạnh cho thế hệ thanh niên già, đồng thời là người phụ trách, dìu dắt thế hệ thanh niên tương lai. Nước nhà thịnh hay suy, yếu hay mạnh một phần lớn do các thanh niên.”
 Câu nói của Bác nhắn nhủ thanh niên điều gì?.
 Để thấy rõ vị trí, vai trò và trách nhiệm thanh niên chúng ta tìm hiểu bài học hôm nay.
TG
* Hoạt động dạy và học chủ yếu
*Nội dung kiến thức cơ bản
8’
10’
10’
4’
* Hoạt động 2: Tìm hiểu phần đặt vấn đề:
. Mục tiêu: HS trả lời được câu hỏi.
HS đọc phần đặt vấn đề.
GV chia nhóm cho HS thào luận các câu hỏi sau:
- Trong bức thư của đồng chí tổng bí thư Nông Đức Mạnh đã chỉ ra phương hướng nhiệm vụ Cách mạng nước ta do Đại hội IX của Đảng đề ra là gì?.
- Hãy nêu vai trò, vị trí của thanh niên trong sự nghiệp CNH – HĐH đất nước qua bài phát biểu của đồng chí tổng bí thư Nông Đức Mạnh.
- Sau khi đọc xong bức thư của đồng chí tổng bí thư Nông Đức Mạnh gửi thanh niên em có suy nghĩ gì?.
- Để thực hiện tốt trách nhiệm của thế hệ trẻ trong giai đoạn cách mạng hiện nay đòi hỏi thanh niên phải học tập và rèn luyện như thế nào?.
HS các nhóm thảo luận và trình bày
HS cả lớp nhân xét, bổ sung ý kiến.
GV kết luận và chuyển ý.
* Hoạt động 2: Tìm hiểu nội dung bài học.
. Mục tiêu: HS hiểu thế nào vế CNH – HĐH và ý nghĩa của nó.
GV: đặt nhiều câu hỏi cho HS trả lời.
- Chúng ta thực hiện CNH – HĐH để làm gì?.
- Yêu cầu của người lao động trong thời đại CNH – HĐH.
- Yếu tố quyết định CNH – HĐH.
- Em hiểu thế nào là CNH – HĐH?.
HS lần lượt trả lời các câu hỏi.
GV kết luận chung.
Kết thúc tiết 1.
* CNH – HĐH là:
- Là quá trình chuyển từ nền văn minh nông nghiệp sang văn minh hậu công nghiệp.
- Ứng dụng công nghệ mới, công nghệ hiện đại vào sản xuất và các hoạt động xã hội.
- Nâng cao năng suất, nâng cao đời sống cho nhân dân.
- Xóa dần khoảng cách thành thị và nông thôn, miền xuôi và miền núi. 
* Ý nghĩa: 
- CNH – HĐH là nhiệm vụ trung tâm.
- Tạo tiền đề phát triển về mọi mặt.
- Thực hiện được mục tiêu chung.
* Yêu cầu của người lao động:
- Phải có trình độ nhất định.
- Lao động tự giác, kỷ luật, năng động sáng tạo.
- Tác phong công nghiệp.
* Yếu tố quyết định: Con người và chất lượng nguồn lao động.
VI. Củng có: ( 3’ )
 - Em hiểu thế nào là CNH – HĐH.
 - Ý nghĩa của CNH - HĐH là gì?
 V. Dặn dò: ( 2’ )
 Học bài và xem tiếp phần còn lại của bài. 
*** Rút kinh nghiệm
Ngày soạn:
Tuần : 21	Ngày dạy:..
Tiết : 20
Bài 11: ĐỌC THÊM
“ TRÁCH NHIỆM CỦA THANH NIÊN TRONG SỰ NGHIỆP CÔNG NGHIỆP HÓA – HIỆN ĐẠI HÓA ĐẤT NƯỚC”. (Tiết 2)
A. Mục tiêu bài học: Sau khi học xong bài HS nắm 
 1. Về Kiến thức:
 - Thế nào là CNH – HĐH.
 - Nêu được vai trò của thanh niên trong sự nghiệp CNH - HĐH đất nước.
 - Giải thích vì sao thanh niên là lực lượng nồng cốt trong sự nghiệp CNH – HĐH đất nước.
 - Xác định được trách nhiệm tranh niên trong sự nghiệp CNH - HĐH đất nước.
 2. Về kỹ năng:
 Biết lập kế hoạch học tập, tu dưỡng của bản thân đề có đủ khả năng góp phần tham gia sự nghiệp CNH - HĐH đất nước trong tương lai.
 3. Về thái độ:
 Tích cực học tập, tu dưỡng đạo đức để phục vụ sự nghiệp CNH - HĐH đất nước..
B. Phương pháp:
 Nêu vấn đề và giải quyết vấn đề
 - Của giáo viên: Bài giảng, SGK, , trực quan, tích cực, liên hệ thực tế,... 
C. Chuẩn bị: SGV, phiếu học tập, tranh ảnh có liên quan.
 - Của học sinh: tập, SGK, dụng cụ học tập
D. Các hoạt động dạy và học:
 I. Ổn định lớp: ( 1’ )
 Chào lớp, kiểm diện, kiểm tra vệ sinh, đồng phục..
 II. Kiểm tra bài cũ: ( 5’ ).
 1. Em hiểu thế nào là CNH – HĐH?.
 2. Chúng ta thực hiện CNH – HĐH để làm gì?.
 3.Yêu cầu của người lao động trong thời đại CNH – HĐH.và nêu yếu tố quyết định CNH – HĐH.
 III. Bài mới:
 * Hoạt động 1: Giới thiệu bài( 2’ )
 Tại sao Đảng và nhân dân ta lại tin tưởng vào thế hệ thanh niên trong việc thực hiện mục tiêu CNH – HĐH đất nước.
 HS trả lời. GV bổ sung chuyển ý vào bài.
TG
* Hoạt động dạy và học chủ yếu
*Nội dung kiến thức cơ bản
10’
10’
7’
5’
* Hoạt động 2: Tìm hiểu nội dung bài học:
. Mục tiêu: nêu được trách nhiệm, nhiệm vụ của thanh niên.
GV chia nhóm cho HS thào luận các câu hỏi sau:
- Trách nhiệm của thanh niên trong sự nghiệp CNH – HĐH đất nước?.
- Nhiệm vụ của thanh niên trong sự nghiệp CNH – HĐH đất nước?.
HS các nhóm thảo luận và trình bày
HS cả lớp nhân xét, bổ sung ý kiến.
GV kết luận chung.
. Mục tiêu nêu được phương hướng phấn đấu.
GV Phương hướng phấn đấu của lớp và của bản thân em.
HS trả lời cá nhân
HS cả lớp nhân xét, bổ sung ý kiến.
GV kết luận chung.
* Hoạt động 3: Luyện tập.
. Mục tiêu: HS làm được bài tập.
GV cho HS làm BT 1, 2.
I. Trách nhiệm của thanh niên:
 - Ra sức học tập, rèn luyện đạo đức, tư tưởng chính trị.
 - Có lối sống lành mạnh.
 - Có ý thức rèn luyện sức khỏe.
 - Tham gia lao động sản xuất, tham gia các hoạt động tập thể và hoạt động xã hội.
II. Nhiệm vụ của thanh niên:
- Rèn luyện toàn diện.
- Xác định lý tưởng đúng đắn.
- Có kế hoạch học tập, lao động
III. Phương hướng:
- Thực hiện tốt nhiệm vụ được giao.
- Tích cực trong các hoạt động tập thể và hoạt động xã hội.
- Xây dựng tập thể lớp vững mạnh..
VI. Củng cố: ( 3’ )
 1. Trách nhiệm của thanh niên trong sự nghiệp CNH – HĐH đất nước?.
 2. Nhiệm vụ của thanh niên trong sự nghiệp CNH – HĐH đất nước?.
V. Dặn dò: ( 2’ )
 Về nhà học bài và làm các bài tập còn lại, đọc trước bài 12 “ Quyền và nghĩa vụ của công dân trong hôn nhân”.
*** Rút kinh nghiệm
Ngày soạn: .
Ngày dạy:
Tuần: 23
Tiết:21
Bài 12. QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA CÔNG DÂN
TRONG HÔN NHÂN. ( Tiết 1 ).
A.Mục tiêu bài học: Sau khi học xong bài học sinh.
 1.Về kiến thức: 
 - Hiểu được hôn nhân là gì?.
 - Nêu được các quyền của chế độ hôn nhân và gia đình ở nước ta.
 - Kể được các quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân trong hôn nhân.
 - Biết được tác hại của việc kết hôn sớm.
 2. Về kỹ năng:
 Biết thực hiện các quyền và nghĩa vụ của bản thân trong việc chấp hành Luật hôn nhân và gia đình.	
 3. Vế thái độ:
 - Nghiêm chỉnh chấp hành Luật hôn nhân và gia đình.	
 - Không tán thành việc kết hôn sớm.
B. Phương pháp:
 Nêu vấn đề và giải quyết vấn đề, trực quan, tích cực, liên hệ thực tế,... 
C. Chuẩn bị:
 - Của giáo viên: Bài giảng, SGK, SGV, phiếu học tập, tranh ảnh có liên quan.
 - Của học sinh: tập, SGK, dụng cụ học tập
D. Các hoạt động dạy và học:
 I. Ổn định lớp: ( 1’ )
 Chào lớp, kiểm diện, kiểm tra vệ sinh, đồng phục..
 II. Kiểm tra bài cũ: ( 5’ ).
 Nhiêm vụ của thanh niên – học sinh trong sự nghiệp CNH – HĐH đất nước.
 III. Bài mới 
 * Hoạt động 1: Giới thiệu bài ( 1’ )
 Ngày 1/10 có một vụ tự tử ở Sơn La. Được biết nguyên nhân là do cho cha mẹ một cô gái đã ép cô tảo hôn với một người con trai ở bản khác. Do mâu thuẫn với cha mẹ mình cô đã tự tử, vì không muốn lập gia đình sớm, đồng thời trong thư cô để lại cho gia đình trước khi tự tử, cô đã nói lên ước mơ của thời con gái và những dự định trong tương lai.
 Các em có suy nghĩ gì về cái chết của cô gái, trách nhiệm đó thuộc về ai.
 Để giúp cho các em hiểu rõ hơn về vấn đề này, chúng ta học bài hôm nay.
TG
* Hoạt động dạy và học chủ yếu
*Nội dung kiến thức cơ bản
15’
7’
8’
* Hoạt động 2: Tìm hiểu phần đặt vấn đề:
. Mục tiêu: HS trả lời được câu hỏi.
HS đọc phần đặt vấn đề.
GV chia nhóm cho HS thào luận các câu hỏi sau:
- Nêu những sai lầm của T và K, M và H trong hai câu chuyện trên.
- Em có suy nghĩ gì về tình yêu và hôn nhân trong các trường hợp trên.
- Bài học rút ra cho bản thân qua hai câu chuyện trên.
HS các nhóm thảo luận và trình bày
HS cả lớp nhân xét, bổ sung ý kiến.
GV Gợi ý việc kết hôn chưa đủ tuổi gọi là tảo hôn.
GV kết luận và chuyển ý.
* Hoạt động 3: Quan điểm đúng đắn về tình yêu và hôn nhân:
. Mục tiêu: HS hiểu tình yêu chân chính, đúng pháp luật, những sai trái thương gặp trong tình yêu. 
GV gọi HS trả lời các câu hỏi:
- Thế nào là tình yêu chân chính.
- Hôn nhân đúng pháp luật là như thế nào?.
- Thế nào là hôn nhân trái với pháp luật?.
- Những sai trái thường gặp trong tình yêu.
HS liên hệ thực tế, sự hiểu biết của mình để trả lời.
GV liệt kê các ý kiến và kết luận. Định hướng ở tuổi HS THCS về tình yêu và hôn nhân.
* Hoạt động 3: Tìm hiểu nội dung bài học.
. Mục tiêu: HS nêu được thế nào là hôn nhân.
Qua phân hoạt động 3 GV gợi ý HS trao đổi, rút ra nội dung bài học.
HS trả lời câu hỏi sau:
- Hôn nhân là gì?
HS trả lời.
GV kết luận khái niệm.
. Mục tiêu: HS nêu được thế nào là tình yêu chân chính.
-Vì sao, nói tình yêu chân chính là cơ sở quan trọng của hôn nhân và gia đình hạnh phúc.
HS trả lời rút ra được ý nghĩa của tình yêu chân chính đối với hôn nhân. 
GV giải thích lấy ví dụ thế nào là tự nguyện, bình đẳng..
 Được pháp luật công nhận có nghĩa là thủ tục đăng ký kết hôn tại ủy ban nhân dân xã, phường( luật hôn nhân gia đình).
GV kết luận tiết 1.
I. Hôn nhân là gì?.
Hôn nhân là sự liên kết đặc biệt giữa một nam và một nữ trên nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng, được pháp luật thừa nhận.
II. Ý nghĩa của tình yêu chân chính:
 - Cơ sở quan trọng của hôn nhân.
 - Chung sống lâu dài và xây dựng gia đình hạnh phúc.
VI. Củng cố: ( 3’ )
 1. Hôn nhân là gì?.
 2. Ý nghĩa của tình yêu chân nhính đối với hôn nhân. 
V. Dặn dò: ( 2’ )
 Về nhà học bài và xem trước phần còn lại của bài
*** Rút kinh nghiệm
Ngày soạn: . 
Ngày dạy: ..
Tuần: 24.
Tiết: 22
Bài 12. QUYỀN VÀ N ...  Kinh doanh là gì?.
- Thuế là gì?.
- Thế nào là quyền tự do kinh doanh.
- Nội dung các quyền và nghĩa vụ công dân trong kinh doanh.
- Hãy nêu vai trò của thuế.
- Nêu nghĩa vụ đóng thuế của công dân.
- Trách nhiệm của công dân với tự do kinh doanh và thuế.
HS độc lập suy nghĩ. Phát biểu cá nhân.
. Cả lớp phát biểu, trao đổi.
. GV gợi ý, bổ sung.
.GV chốt lại ý kiến đúng và ghi bảng.
. HS đọc lại ND bài học cả lớp cùng nghe.
GV giới thiệu thêm tính bắt buộc của việc nộp thuế vào ngân sách nhà nước chi trả cho các mặt đời sống xã hội.
* Tác dụng thuế: đầu tư phát triển kinh tế công nông nghiệp, xạy dựng giao thông vậntai3i, phát triển y tế, giáo dục, đảm bảo các khoàn chi cho tổ chức bộ máy nhà nước, cho quốc phòng, an ninh..
GV kết luận chuyển ý.
* Hoạt động 4: Luyện tập.
. Mục tiêu: HS làm được bài tập.
GV cho Hs làm bài tập 1,2, 3 trong SGK.
I. Khái niệm:
- Kinh doanh: là hoạt động sản xuất, dịch vụ, trao đổi hàng hóa.
- Thuế: là khoản thu bắt buộc mà công dân và tổ chức kinh tế phải nộp vào nhân sách nhà nước.
II. Quyền tự do kinh doanh:
 Là quyền lựa chọn hình thức tổ chức kinh tế, ngành nghề và quy mô kinh doanh theo quy định.
III. Nội dung:
 Được lựa chọn hình thức tổ chức kinh tế, ngành nghề và quy mô kinh doanh, phải kê khai đúng số vốn, kinh doanh đúng ngành, mặt hàng ghi trong giấy phép, không được kinh doanh những mặt hàng cấm.
IV. Vai trò của thuế:
 Phát triển kinh tế xã hội, ổn định thị trường, điều chỉnh cơ cấu kinh tế.
V. Nghĩa vụ đóng thuế:
 Phải kê khai, đăng ký với cơ quan thuế, đóng thuế đủ và đúng kỳ hạn.
VI. Trách nhiệm:
 - Tuyên truyền vận động gia đình, xã hội thực hiện quyền và nghĩa vụ về kinh doanh và thuế.
 - Đấu tranh với những hiện tượng tiêu cực trong kinh doanh và thuế.
IV. Củng cố: ( 4’ )
 - Nêu nội dung các quyền và nghĩa vụ công dân trong kinh doanh.
 - Thế nào là thuế vai trò của thuế đối với việc phát triển linh tế, xã hội của đất nước.
 - Ngày 20/11, một số học sinh bán thiệp chúc mừng và hoa trước cổng trường, bị cán bộ thuế của thị trấn yêu cầu nộp thuế.
 + Cả lớp góp ý.
 + GV nhận xết, đánh giá.
V. Dặn dò: ( 2’ )
 Về nhà học bài và làm các bài tập còn lại, xem trước bài 14 “ Quyền và nghĩa vụ lao động của công dân”.
*** Rút kinh nghiệm
Ngày soạn: ..
Ngày dạy: 
Tuần: 26
Tiết: 24
Bài 13. QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ LAO ĐỘNG CỦA CÔNG DÂN.
( Tiết 1 )
A.Mục tiêu bài học: Sau khi học xong bài học sinh nắm.
 1.Về kiến thức. 
 - Nêu được tầm quan trong và ý nghĩa của quyền và nghĩa vụ lao động của công dân.
 - Nôi dung cơ bản các quyền và nghĩa vụ lao động của công dân.
 - Trách nhiệm của nhà nước trong việc bảo đảm quyền và nghĩa vụ lao động của công dân.
 - Biết được quy định của pháp luật về sử dụng lao động trẻ em.
 2. Về kỹ năng:
 Phân biệt những hành vi, việc làm đúng với những hành vi, việc làm vi phạm quyền và nghĩa vụ lao động của công dân.
 3. Vế thái độ: 
 Tôn trọng quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ lao động. 
B.Chuẩn bị.
 1.Của giáo viên: Bài giảng, SGK, SGV, phiếu học tập, các ví dụ có liên quan...
 2.Cuả học sinh: tập, sách, dụng cụ học tập.
C. Phương pháp:
 Nêu vấn đề và giải quyết vấn đề, trực quan, tích cực, liên hệ thực tế,... 
D. Các hoạt động dạy và học:
 I. Ổn định lớp: ( 1’ )
 Chào lớp, kiểm diện, kiểm tra vệ sinh, đồng phục..
 II. Kiểm tra bài cũ: ( 5’ ).
 Chị hằng đăng ký kinh doanh mặt hàng “ Rượu, bia, thuốc lá “ nhưng trong đợt kiểm tra đột xuất quản lý thị trường xã H phát hiện chị Hằng đã kinh doanh thêm 6 mặt hàng không có trong danh mục đăng ký.
 Chị Hăng có vi phạm quyền tự do kinh doanh không?. Vì sao. 
 III. Bài mới 
 * Hoạt động 1: Giới thiệu bài ( 2’ )
 GV dựa vào lịch sử phát triển của loài người để giới thiệu. Để hiểu về lao động cũng như quyền vá nghĩa vụ lao động của công dân chúng ta học bài hôm nay.
TG
* Hoạt động dạy và học chủ yếu
*Nội dung kiến thức cơ bản
18’
10’
3’
* Hoạt động 2: Tìm hiểu phần đặt vấn đề:
. Mục tiêu: HS trả lời được câu hỏi.
HS đọc phần đặt vấn đề.
Để HS có thể nắm bắt được các khái niệm, nội dung của bài học.
GV cho HS phân tích tình huống.
HS đọc tình huống trong SGK.
GV gợi ý HS trả lời các câu hỏi sau.
- Ông An đã làm gì?. Việc ông An mở lớp dạy nghề cho trẻ em trong làng có lợi ích gì?.Việc làm của Ông có đúng mục đích hay không.
- Suy nghĩ của em về việc làm của ông An.
HS làm việc cá nhân và phát biểu trả lời từng câu hỏi.
HS cả lớp tham gia ý kiến .
GV nhận xét và đưa ra phương án đúng.
GV giải thích cho HS biết được việc làm của ông An sẽ có người cho là bốc lột, lợi dung sức lao động của nguời khác để trục lợi. ( Vì trên thực tế có hành vi như vậy ).
GV cho HS hiểu bức xúc về vấn đề việc làm hiện nay của thanh niên , gây những khó khăn bất ổn cho XH, cho nhà nước như thế nào. ( trong đó có tệ nạn xã hội ).
GV đọc cho HS nghe khoản 3, điều 5 của Bộ luật LĐ: “.. mọi hoạt động tạo ra việc làm, tự tạo việc làm, dạy nghề và học nghề để có việc làm. Mọi hoạt động sàn xuất kinh doanh thu hút nhiều LĐ đề được nhà nước khuyến khích tạo điều kiện thuận lợi hoặc giúp đỡ.”.
GV kết luận, chuyển ý.
* Hoạt động 3: Tìm hiểu sơ lược về Bộ luật LĐ và ý nghĩa Bộ luật LĐ:
GV: Ngày 23/6/94 quốc hội khóa IX của VN thông qua bộ luật LĐ và ngày 02/4/2002 kỳ họp thứ XI quốc hội khóa X thông qua luật sửa đổi bổ sung 1 số điều của Bộ luật LĐ, đáp ứng yêu cầu cho sự phát triển kinh tế, xã hội trong giai đoạn mới. Bộ luật LĐ là văn bản pháp lý quan trọng thể chế hóa quan điểm của Đảng về LĐ.
GV chốt lại ý chính.
GV đọc điều 6 của Bộ luật LĐ: “ Người LĐ là người ít nhất đủ 15 tuổi, có khả năng LĐ và có giao kết hợp đồng LĐ.
Những quy định của người LĐ chưa thành niên.
GV: kết luận, chuyển ý.
Bộ luật lao động quy định:
- Quyền và nghĩa vụ của ngưới LĐ, người sử dụng LĐ.
- Hợp động LĐ.
- Các điều kiện liên quan: bào hiểm, bảo hộ LĐ, bồi thường thiệt hại.
* Hoạt động 3: Tìm hiểu nội dung bài học:
. Mục tiêu HS nêu được khái niệm.
GV từ nội dung đã học trên, HS rút ra định nghĩa LĐ là gì?.
HS cả lớp cùng trao đổi.
HS bày tỏ ý kiến cá nhân.
GV nhận xét và chốt lại ý chính.
* Hoạt động 4: Luyện tập.
. Mục tiêu: HS làm được bài tập.
GV cho Hs làm bài tập 1 trong SGK.
GV: kết thúc tiêt 1.
I. Khái niệm:
. LĐ là hoạt động có mục đích của con người, nhằm tạo ra của cải vật chất và các giá trị tinh thận cho xã hội.
 LĐ là hoạt động chủ yếu, quan trọng nhật của con người, là nhân tố quyết định sự tồn tại của đất nước và nhân loại.
IV. Cûng cố : ( 4’ ).
 - Tại sao nói lao động là hoạt động chủ yếu quan trọng nhất của con người, là nhân tố quyết định sự tồn tại phát triển của đất nước và nhân loại.
V. Dặn dò: ( 2’ )
 Về nhà học bài và xem trước phần còn lại của bài.
*** Rút kinh nghiệm
.
...........
Ngày soạn: 
Ngày dạy:...
Tuần: 27
Tiết: 25
Bài 13. QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ LAO ĐỘNG CỦA CÔNG DÂN.
( Tiết 2 )
A.Mục tiêu bài học: Sau khi học xong bài học sinh nắm.
 1.Về kiến thức. 
 - Nêu được tầm quan trong và ý nghĩa của quyền và nghĩa vụ lao động của công dân.
 - Nôi dung cơ bản các quyền và nghĩa vụ lao động của công dân.
 - Trách nhiệm của nhà nước trong việc bảo đảm quyền và nghĩa vụ lao động của công dân.
 - Biết được quy định của pháp luật về sử dụng lao động trẻ em.
 2. Về kỹ năng:
 Phân biệt những hành vi, việc làm đúng với những hành vi, việc làm vi phạm quyền và nghĩa vụ lao động của công dân.
 3. Vế thái độ: 
 Tôn trọng quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ lao động. 
B.Chuẩn bị.
 1.Của giáo viên: Bài giảng, SGK, SGV, phiếu học tập, các ví dụ có liên quan...
 2.Cuả học sinh: tập, sách, dụng cụ học tập.
C. Phương pháp:
 Nêu vấn đề và giải quyết vấn đề, trực quan, tích cực, liên hệ thực tế,... 
D. Các hoạt động dạy và học:
 I. Ổn định lớp: ( 1’ )
 Chào lớp, kiểm diện, kiểm tra vệ sinh, đồng phục..
 II. Kiểm tra bài cũ: ( 5’ ).
 GV cho HS nhắc lại khái niệm lao động và ý nghĩa của nội dung tiết trước. 
 III.Bài mới:
 * Hoạt động : Giới thiệu bài ( 2’ )
 GV cho HS làm BT 2 trong SGK.
 HS trả lời.
 GV chuyển ý váo bài.
TG
* Hoạt động dạy và học chủ yếu
*Nội dung kiến thức cơ bản
18’
10’
3’
* Hoạt động 3: Tìm hiểu nội dung bài học: ( TT )
. Mục tiêu HS nêu được quyền và nghĩa vụ lao động.
GV chia nhóm cho HS thào luận các câu hỏi sau:
- Quyền lao động của công dân là gì?.
- Nghĩa vụ lao động của công dân là gì?.
- Thảo luận tình huống hai trong phần đặt vấn đề.
 + Bản cam kết giữa chị Ba và giám đốc có phài là hợp đồng lao động không?. Vì sao.
 + Chị ba tự ý thôi việc là đúng hay sai?. Có vi phạm hợp đồng lao động không.
 + Hợp đồng lao động là gì?.Nguyên tắc, nội dung, hình thức, hợp đồng lao động.
- Quy định của bộ luật lao động đối với trẻ em chưa thành niên.
- Những biểu hiện sai trái sử dụng sức lao động trè em mà em được biết?. Liên hệ trách nhiệm bản thân.
HS các nhóm thảo luận.
HS cử đại diện các nhóm trình bày.
HS cả lớp nhận xét, bổ sung ý kiến.
GV nhận xét và chốt lại nội dung bài học.
. Mục tiêu: HS nêu được trách nhiệm bản thân.
GV qua các phần trên em hãy cho biết trách nhiệm của em phải làm gì?.
HS tự do trả lời.
GV kết luận và chốt lại. 
* Hoạt động 4: Luyện tập.
. Mục tiêu: HS làm được bài tập.
GV cho Hs đọc tư liệu tham khảo trong SGK.
GV cho Hs làm bài tập 3, 4, 5 trong SGK.
II. Quyền và nghĩa vụ lao động của công dân:
 1. Quyền: mọi công dân có quyền làm việc, có quyền sử dụng sức lao động của mình học nghề, chọn nghề, tìm kiếm việc làm.
2. Nghĩa vụ: lao động để nuôi sống bản thân, gia đình, góp phần phát triển đất nước.
 3. Hợp đồng lao động:
 a. Khái niệm: là sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dung lao động.
 b. Nguyên tắc: tự nguyện, bình đẳng.
 c. Nội dung:
 - Công việc, thời gian, địa điểm.
 - Tiền lương, tiền công, phụ cấp.
 - Các điều kiện bảo hiểm.
4. Quy định của bộ luật lao động đối với trẻ em chưa thành niên.
- Cấm trẻ em dưới 15 tuổi vào làm việc.
- Cấm sử dụng người dưới 18 tuổi làm việc nặng nhọc, nguy hiểm, tiếp xúc với chất độc hại.
- Câm lạm dụng, cưỡng bức, ngược đãi người lao động.
III. Trách nhiệm học sinh:
- Tuyên truyền vận động mọi người thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình.
- Đấu tranh với những hiện tượng sai trái trong việc thực hiện quyền và nghĩa vụ.
IV. Cûng cố : ( 4’ ).
 GV tổ chức cho xử lý tình huống:
 Hà 16 tuổi học dở dang lớp 10/12. Vì gia đình khó khăn nên em xin đi làm ở 1 xí nghiệp nhà nước. Vậy Hà có được vào biên chế không?. Tại sao.
V. Dặn dò: ( 2’ )
 Về nhà học bài và làm bài tập còn lại và học các bài trong học kỳ II chuẩn bị kiểm tra 1 tiết. 
*** Rút kinh nghiệm

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an gdcd 9 bai 11 bai 14 chuan.doc