Giáo án môn GDCD Lớp 6 - Năm học 2006-2007 - Hoàng Thị Hồng Linh

Giáo án môn GDCD Lớp 6 - Năm học 2006-2007 - Hoàng Thị Hồng Linh

A. Mục tiêu.

 HS hiểu những biểu hiện của siêng năng, kiên trì.

 Biết tự đánh giá hành vi của bản thân, của người khác về siêng năng, kiên trì trong học tập, lao động và các hoạt động khác.

 Phác thảo kế hoạch vượt khó, kiên trì, bền bỉ trong học tập, lao động để trở thành người HS tốt.

B. Phương pháp.

 - Đàm thoại, nêu vấn đề, thảo luận nhóm.

C. Chuẩn bị.

GV: - Những truyện kể về tấm gương các danh nhân.

 - Tranh minh họa cho bài học trong bộ tranh GDCD 6. '

HS : - Đọc trước truyện "Bác Hồ tự học ngoại ngữ"và trả lời các câu hỏi gợi ý.

D. Tiến trình lên lớp.

I. ổn định tổ chức.(1')

II. Kiểm tra bài cũ.( 5')

 1. Tự chăm sóc rèn luyện thân thể là thế nào?

 2. Nêu ý nghĩa và cách tự chăm sóc và rèn luyện thân thể?

 3. Hãy kể một tấm gương kiên trì, vượt khó trong học tập mà em biết.

III. Bài mới.

1. Hoạt động 1: Giới thiệu bài. (1')

GV: Trong cuộc sống có những công việc cần phải có sự siêng năng, kiên trì mới thành công. Vậy chúng ta phải rèn luyện tính siêng năng và kiên trì như thế nào ?

 Bài hôm nay sẽ giúp các em tìm hiểu về đức tính này (GV ghi đề mục).

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh

Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu truyện đọc và nội dung bài học. (16')

? Tìm những chi tiết cụ thể trong truyện để thấy Bác Hồ tự học tiếng nước ngoài như thế nào?

? Trong quá trình tự học Bác phải gặp những khó khăn gì ? Và đã vượt qua những khó khăn đó như thế nào?

GV: Bác biết hơn 20 thứ tiếng.

? Cách học của Bác thể hiện những đức tính gì?

? Siêng năng, kiên trì là gì?

? Siêng năng là gì? ( siêng năng còn là cần cù, cần mẫn chăm chỉ).

? Kiên trì là gì?

Hoạt động 3: Phát triển làm rõ biểu hiện siêng năng, kiên trì trong các lĩnh vực hoạt động.(15')

* Thảo luận tổ.

- T1: Tìm những biểu hiện của siêng năng, kiên trì ở lĩnh vực học tập.

- T2: Tìm những tấm gương biểu hiện tính siêng năng, kiên trì.

- T3,4: Tìm những câu tục ngữ nói về siêng năng, kiên trì.

- Một HS đọc truyện: “Bác Hồ tự học ngoại ngữ ".

- Trên tàu từ Sài Gòn sang Pháp, ngoài giờ làm việc Bác tự học tiếng Pháp hơn 2 tiếng nữa trong lúc những người khác đi ngủ, đánh bài, từ nào không hiểu Bác nhờ thuỷ thủ người Pháp giảng cho. Tự nghĩ ra cách học độc đáo, mỗi ngày học 10 từ ghi lên cánh tay để vừa làm vừa nhẩm học.

- ở Luân Đôn: Vào buổi sáng và chiều đều học tiếng Anh. Mỗi tuần một ngày nghĩ đến học thầy.

- Đến bất kỳ nước nào Bác đều học tiếng nước ấy.

- Nhờ lòng quyết tâm và sự kiên trì tự học mà nên. Và đó cũng chính là đức tính siêng năng, kiên trì.

I. Thế nào là siêng năng, kiên trì?

- Siêng năng: Là đức tính của con người biểu hiện ở sự cần cù, tự giác miệt mài làm việc thường xuyên, đều đặn.

- Kiên trì: Là sự quyết tâm làm đến cùng dù có gặp khó khăn gian khổ.

- Ví dụ khi gặp bài toán khó, chúng ta phải độc lập suy nghĩ tìm ra cách giải không ỉ vào người khác hoặc chán nản.

- Bác Hồ làm việc suốt đời.

- Sự cần mẩn và phương pháp làm việc của nhà Bác học Lê Quý Đôn.

- Tay làm hàm nhai.

- Siêng làm thì có, siêng học thì hay.

- Luyện mới thành tài, miệt mài tất giỏi.

 

doc 80 trang Người đăng lananh572 Lượt xem 484Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn GDCD Lớp 6 - Năm học 2006-2007 - Hoàng Thị Hồng Linh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
	Tiết 1	
Bài 1: tự chăm sóc rèn luyện thân thể
Ngày soạn : 4 .9. 2006	
A. Mục tiêu.
ỉ HS hiểu được những biểu hiện của việc tự chăm sóc, rèn luyện thân thể, ý nghĩa của việc tự chăm sóc, rèn luyện thân thể.
ỉ Có ý thức thường xuyên rèn luyện thân thể, giữ gìn thân thể và chăm sóc sức khoẻ bản thân.
ỉ Biết tự chăn sóc, rèn luyện thân thể, biết đề ra kế hoạch tập thể dục, hoạt động thể thao.
B. Phương pháp. 
 - Đàm thoại, nêu vấn đề, thảo luận nhóm.
C. Chuẩn bị .
GV: Tìm hiểu tranh có liên quan đến bài học.
HS : Đọc trước truyện: "Mùa hè kỳ diệu".
D. Tiến trình lên lớp.
I. ổn định tổ chức.(1')
II. Kiểm tra bài cũ.(5')
 Kiểm tra sự chuẩn bị của HS về sách, vở ghi.
III. Bài mới.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1: Giới thiệu bài. (5')
GV: Cho HS tự kiểm tra vệ sinh cá nhân, tóc, tai, áo quần, mặt, mũi, ngoại hình. 
 ? Theo em, một người có sức khoẻ tốt phải là người như thế nào ?
 ? Vậy sức khoẻ do đâu mà có, có thể do chúng ta tạo ra được không ? Nếu có thì phải bằng cách nào? Bài học hôm nay sẽ giúp các em hiểu rõ điều đó.
GV: Giải thích khái niệm đề mục:
 - Tự chăm sóc rèn luyện thân thể có nghĩa là tự nguyện không cần người khác bắt buộc hoặc nhắc nhở.
 ? Vậy theo em tự chăm sóc sức khoẻ bằng cách nào? (hình thức)
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS tìm hiểu nội dung truyện đọc và nội dung bài học. (10')
 ? Mở đầu bài học, Minh là người có ngoại hình như thế nào? Và Minh có mong muốn gì?
? Điều kỳ diệu nào đã đến với Minh trong mùa hè vừa qua?
? Vì sao Minh có được điều kỳ diệu ấy?
? Qua truyện em thấy sức khoẻ có cần cho mỗi người không? Tại sao?
Hoạt động 3: Chia nhóm thảo luận: 
ý nghĩa của việc tự chăm sóc rèn luyện sức khoẻ .( 5')
? Nếu bị dụ dỗ hút thuốc, uống rượu thì các em sẻ ứng xử như thế nào? Vì sao?
? Vì sao trong việc xét tuyển HS, SV, tuyển công nhân, bộ đội, tiêu chuẩn sức khoẻ lại được đặt lên hàng đầu ?
? Vậy sức khoẻ có ý nghĩa gì trong cuộc sống ?
 Hoạt động 4: Cho học sinh chơi trò
 chơi sắm vai. (11')
- Một bạn có sức khoẻ yếu hỏi kinh nghiệm chăm sóc sức khoẻ, rèn luyện của một bạn có sức khoẻ tốt.
- Gợi ý : 
- Yêu cầu một vài HS góp ý thêm về cách luyện tập.
? Nêu các câu ca dao, tục ngữ nhấn mạnh vai trò quan trọng của sức khoẻ con người. 
Hoạt động 5: Hướng dẫn HS làm bài tập. ( 3')
- Yêu cầu HS đọc và làm bài tập a- SGK . 
HS: Nhận xét (đại diện từng bàn).
- Có thân thể khoẻ mạnh, nhanh nhẹn, hoạt bát, sạch sẽ, không ốm đau (cho HS xem tranh nếu có).
- Ghi đề mục: Tự chăm sóc, rèn luyện thân thể.
- Tự chăm sóc sức khoẻ là biết giữ gìn vệ sinh cá nhân (tóc, tai, áo quần) ăn uống điều độ, không hút thuốc lá và các chất gây nghiện. Biết phòng bệnh và chữa bệnh.
- Rèn luyện thân thể là tập thể dục hàng ngày và hoạt động thể thao (chạy nhảy, đá bóng, bơi...) đúng mức để thân thể khoẻ mạnh, sức lực dẻo dai, hạn chế đau ốm, bệnh tật.
- Một HS đọc bài: "Mùa hè kỳ diệu".
- Minh là người thấp nhất lớp.
 Minh muốn mình cao lên. 
- Chân tay rắn chắc, dáng đi nhanh nhẹn trông như cao hẳn lên.
- Vì chiều nào Minh cũng đi tập bơi, không bỏ buổi nào ( kiên trì tập luyện).
I. Tự chăm sóc, rèn luyện thân thể là thế nào ?
- Sức khoẻ là vốn quý của con người phải biết giữ gìn vệ sinh cá nhân, ăn uống điều độ, hàng ngày luyện tập thể dục thể thao để sức khoẻ ngày một tốt hơn .
- Chúng ta cần cần tích cực phòng bệnh. Khi mắc bệnh, phải tích cực chữa cho khỏi bệnh.
- Kiên quyết từ chối vì các chất ấy ảnh hưởng đến sức khoẻ, gây nhiều bệnh tật.
- Vì có sức khoẻ HS mới tiếp thu được bài, có sức khoẻ công nhân lao động mới có năng suất, có sức khoẻ mới bảo vệ được tổ quốc.
II. ý nghĩa của việc tự chăm sóc bảo vệ sức khoẻ.
- Sức khoẻ giúp chúng ta học tập, lao động có hiệu quả và sống lạc quan vui vẻ.
III.Cách chăm sóc rèn luyện sức khoẻ 
- Hai bạn đi học gặp nhau trên đường.
 Trang phục: một bạn ăn mặc xộc xệch, bù xù, mệt mõi, một bạn ăn mặc gọn gàng, sạch sẽ dáng điệu nhanh nhẹn .
+ Bạn sức khoẻ tốt: Chào bạn! Sao hôm nay mình trông thấy bạn có vẻ mệt mỏi, uể oải thế ?
+ Bạn sức khoẻ yếu: ừ ! Hôm nay mình cảm thấy rât mệt.
+ Bạn sức khoẻ tốt: Thế sáng nay bạn có tập thể dục không?
+ Bạn sức khoẻ yếu: Không, mình chẳng có khi nào tập thể dục cả.
+ Bạn sức khoẻ tốt: Thảo nào !
+ Bạn sức khoẻ yếu: Sao ? Bạn nói rõ cho mình xem nào? Thế nào để có sức khoẻ tốt như bạn ?
+ Bạn sức khoẻ tốt: Này nhé!
Phải giữ gìn vệ sinh hàng ngày như: tắm rửa, gội đầu, đánh răng rửa mặt.
Sáng nào cũng tập thể dục và chọn cho mình một môn thể thao phù hợp (cầu lông, chạy...).
ăn uống phải điều độ, đúng giờ.
Khi ốm đau phải kịp thời điều trị.
+ Bạn sức khoẻ yếu: Ôi tưởng gì chứ đơn giản thế thì mình cũng làm được.
+ Cả hai bạn : Vậy thì chúng ta cùng nhau thi đua luyện tập.
- Xây dựng cho mình một kế hoạch rèn luyện và luyện tập thường xuyên.
- Đến trường: Luyện tập tự giác dưới sự hướng dẫn của thầy cô.
- Thực hiện ăn chín, uống sôi, điều độ, đúng giờ, năng tắm rửa, vệ sinh cá nhân.
- "Có sức khoẻ là có tất cả".
 "Sức khoẻ quý hơn vàng".
IV.Bài tập. 
- HS đọc và làm bài tập a - SGK
IV. Củng cố. (3')
	- Gọi một HS đọc lại phần nội dung bài học ở SGK.
- Liên hệ: ở trường có thể dục chính khoá và giữa giờ, các em phải tự giác tập luyện không để giáo viên nhắc nhở cán bộ lớp nhắc nhở.
- Về nhà tự giác luyện tập, có thể lập thành từng nhóm ở địa bàn phường để tập thể dục.
- Năng làm vệ sinh nhà cửa, nơi góc học tập của mình. Nhắc nhở mọi người cùng luyện tập. 
	- Hiện nay ở địa phương ta có phong trào đi bộ, bóng chuyền...
V. Dặn dò, hướng dẫn về nhà.(2').
Bài cũ:	- Lập thời gian biểu vệ sinh chăm sóc rèn luyện sức khoẻ trong một ngày.
	- Học và thực hiện những điều đã học.
	- Tìm hiểu thêm những câu ca dao, tục ngữ nhấn mạnh vai trò quan trọng của sức khoẻ con người.
	- Làm tiếp bài tập b,c
Bài mới - Đọc trước truyện: "Bác Hồ tự học ngoại ngữ" và trả lời các câu hỏi gợi ý.
E. Rút kinh nghiệm .
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
Tiết 2
Bài 2: Siêng năng - kiên trì
Ngày soạn : 9.9.2006
A. Mục tiêu.
ỉ HS hiểu những biểu hiện của siêng năng, kiên trì.
 	ỉ Biết tự đánh giá hành vi của bản thân, của người khác về siêng năng, kiên trì trong học tập, lao động và các hoạt động khác.
ỉ Phác thảo kế hoạch vượt khó, kiên trì, bền bỉ trong học tập, lao động để trở thành người HS tốt.
B. Phương pháp. 
 	- Đàm thoại, nêu vấn đề, thảo luận nhóm.
C. Chuẩn bị.
GV: - Những truyện kể về tấm gương các danh nhân.
 - Tranh minh họa cho bài học trong bộ tranh GDCD 6. '
HS : - Đọc trước truyện "Bác Hồ tự học ngoại ngữ"và trả lời các câu hỏi gợi ý.
D. Tiến trình lên lớp. 
I. ổn định tổ chức.(1') 
II. Kiểm tra bài cũ.( 5')
 1. Tự chăm sóc rèn luyện thân thể là thế nào?
 2. Nêu ý nghĩa và cách tự chăm sóc và rèn luyện thân thể?
 3. Hãy kể một tấm gương kiên trì, vượt khó trong học tập mà em biết.
III. Bài mới.
1. Hoạt động 1: Giới thiệu bài. (1')
GV: Trong cuộc sống có những công việc cần phải có sự siêng năng, kiên trì 	mới thành công. Vậy chúng ta phải rèn luyện tính siêng năng và kiên trì 	như thế nào ?
	Bài hôm nay sẽ giúp các em tìm hiểu về đức tính này (GV ghi đề mục).
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu truyện đọc và nội dung bài học. (16')
? Tìm những chi tiết cụ thể trong truyện để thấy Bác Hồ tự học tiếng nước ngoài như thế nào?
? Trong quá trình tự học Bác phải gặp những khó khăn gì ? Và đã vượt qua những khó khăn đó như thế nào?
GV: Bác biết hơn 20 thứ tiếng.
? Cách học của Bác thể hiện những đức tính gì?
? Siêng năng, kiên trì là gì?
? Siêng năng là gì? ( siêng năng còn là cần cù, cần mẫn chăm chỉ).
? Kiên trì là gì? 
Hoạt động 3: Phát triển làm rõ biểu hiện siêng năng, kiên trì trong các lĩnh vực hoạt động.(15')
* Thảo luận tổ.
- T1: Tìm những biểu hiện của siêng năng, kiên trì ở lĩnh vực học tập.
- T2: Tìm những tấm gương biểu hiện tính siêng năng, kiên trì.
- T3,4: Tìm những câu tục ngữ nói về siêng năng, kiên trì.
- Một HS đọc truyện: “Bác Hồ tự học ngoại ngữ ".
- Trên tàu từ Sài Gòn sang Pháp, ngoài giờ làm việc Bác tự học tiếng Pháp hơn 2 tiếng nữa trong lúc những người khác đi ngủ, đánh bài, từ nào không hiểu Bác nhờ thuỷ thủ người Pháp giảng cho. Tự nghĩ ra cách học độc đáo, mỗi ngày học 10 từ ghi lên cánh tay để vừa làm vừa nhẩm học.
- ở Luân Đôn: Vào buổi sáng và chiều đều học tiếng Anh. Mỗi tuần một ngày nghĩ đến học thầy.
- Đến bất kỳ nước nào Bác đều học tiếng nước ấy.
- Nhờ lòng quyết tâm và sự kiên trì tự học mà nên. Và đó cũng chính là đức tính siêng năng, kiên trì.
I. Thế nào là siêng năng, kiên trì?
- Siêng năng: Là đức tính của con người biểu hiện ở sự cần cù, tự giác miệt mài làm việc thường xuyên, đều đặn.
- Kiên trì: Là sự quyết tâm làm đến cùng dù có gặp khó khăn gian khổ.
- Ví dụ khi gặp bài toán khó, chúng ta phải độc lập suy nghĩ tìm ra cách giải không ỉ vào người khác hoặc chán nản.
- Bác Hồ làm việc suốt đời.
- Sự cần mẩn và phương pháp làm việc của nhà Bác học Lê Quý Đôn.
- Tay làm hàm nhai.
- Siêng làm thì có, siêng học thì hay. 
- Luyện mới thành tài, miệt mài tất giỏi.
IV. Củng cố.(4')
	- Gọi một học sinh nhắc lại khái niệm : Siêng năng, kiên trì . 
- Yêu cầu HS làm bài tập a (SGK).
V. Dặn dò, hướng dẫn về nhà.(3').
Bài cũ: - Nắm được khái niệm siêng năng, kiên trì .
- Tìm thêm những tấm gương biểu hiện tính siêng năng, kiên trì .
- Tìm thêm những câu ca dao, tục ngữ nói về tính siêng năng, kiên trì.
Bài mới: - Tìm những biểu hiện trái với siêng năng, kiên trì. Cho ví dụ .
	 - Phân tích ý nghĩa của đức tính siêng năng, kiên trì.
	 - Làm thế nào để rèn luyện tính siêng năng, kiên trì.
E. Rút kinh nghiệm.
Tiết 3
Bài 2: Siêng năng - kiên trì ( tiết 2)
Ngày soạn : 15.9.2006
A. Mục tiêu.
 Giống tiết 2
B. Phương pháp. 
 	- Đàm thoại, nêu vấn đề, thảo luận nhóm.
C. Chuẩn bị.
GV: Nghiên cứu kĩ nội dung bài dạy.
HS : Trả lời các câu hỏi GV đã gợi ý ở t ...  	 -	Một số tình huống gần gũi với cuộc sống hằng ngày của các em liên 	 	 quan đến nội dung bài học.
	 -	Điều 73,74 Hiến pháp Việt Nam năm 1992, Điều 62,63 và Điều 115 Bộ 	 luật tố tụng hình sự năm 1998, Điều 124 Bộ luật Hình sự của nước 	 	 CHXHCNVN.
HS: 	Xem trước bài học, có sự chuẩn bị trong thảo luận, sắm vai.
D. Tiến trình lên lớp.
I. ổn định tổ chức. 
II. Kiểm tra bài cũ.
	?	Trách nhiệm của công dân trong việc bảo vệ nhân phẩm, danh dự là gì?
III. Bài mới.
Hoạt động1: Giới thiệu bài.
GV: Một trong những quyền về bảo vệ nhân phẩm, danh dự là quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở. Để thực hiện quyền này, nhà nước ta đã có những quy định gì ? Bài học hôm nay sẽ giúp các em hiểu rõ.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1: Tìm hiểu truyện và nội dung bài học.
- Tổ chức HS chơi trò sắm vai.
? Chuyện gì đã xảy ra với gia đình bà Hoà ?
? Trước những sự việc xảy ra như vậy, bà Hoà đã có những suy nghĩ gì và hành động gì?
? Theo em bà Hoà làm đúng hay sai? Tại sao?
? Theo em bà Hoà nên làm thế nào để xác minh được nhà bà T lấy trộm tài sản của mình hay không mà không xâm phạm đến quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của người khác?
? Qua tìm hiểu tình huống trên em hiểu thế nào là quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở?
- Gọi 1 em đọc TLTK trang 56 HP 1992 điều 73.
Hoạt động 2: Phân tích một số tình huống để thấy được trách nhiệm của công dân.
GV: Nêu một số tình huống cụ thể liên quan đến quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở, yêu cầu HS phân tích tình huống và rút ra bài học cho bản thân.
? Em sẽ làm gì để thực hiện tốt quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân?
Hoạt động3: Hướng dẫn HS làm 
 bài tập.
- Hướng dẫn HS làm bài tập b,d- sgk
- Dựa vào tình huống SGK cho HS sắm vai.(Bà Hoà, con bà Hoà và bà T.)
- Bà Hoà: - Mất con gà mái hoa mơ.
 - Mất cái quạt bàn.
- Nghi bà T ăn trộm.
- Chửi đổng suốt ngày,đe doạ vào nhà khám.
- Chạy qua nhà bà T đòi khám nhà và xông vào khám.
- Sai: - Làm nhục người khác.
 - Mắc tội vu cáo.
 - Hành động tự tiện xâm phạm đến chỗ ở của người khác.
- Chờ có biểu hiện, bắt tội phạm quả tang.
I. Những quy định của pháp luật về quyền bất khả xâm phạm chỗ ở.
- Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở là một trong những quyền cơ bản của công dân và được quy định trong hiến pháp của nhà nước ta.
- Công dân có quyền quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở có nghĩa là: Công dân có quyền được các cơ quan nhà nước và mọi người tôn trọng chỗ ở, không ai được tự ý vào chỗ ở của người khác nếu không được người đó đồng ý, trừ trường hợp pháp luật cho phép.
II. Trách nhiệm của công dân.
- Biết tôn trọng chỗ ở của người khác đồng thời phải biết bảo vệ chỗ ở của mình và phê phán, tố cáo người làm trái pháp luật, xâm phạm đến chỗ ở của người khác.
III.Bài tập.
- HS làm bài tập b,d- sgk
IV. Củng cố.
1. Yêu cầu một HS đọc lại nội dung bài học SGK.
2. GV đọc thêm một số tài liệu tham khảo liên quan đến nội dung bài.
V. Dặn dò, hướng dẫn về nhà.
Bài cũ: - Học và nắm được nội dung của bài. Thực hiện đúng những quy định của pháp luật về quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở.
 	- Làm các bài tập a,b,c,d,đ -SGK vào vở.
Bài mới:- Đọc trước tình huống trang 57- SGK.
E. Rút kinh nghiệm.
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
Tiết 31
Bài18: Quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín
Ngày soạn:
A. Mục tiêu.
	ỉ	Giúp HS hiểu và nắm được những nội dung cơ bản của quyền được bảo 	đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân được 	 pháp luật quy định .
	ỉ	Phân biệt hành vi phạm pháp và hành vi thể hiện việc làm tốt.
	ỉ	Hình thành được ở HS ý thức và trách nhiệm đối với việc thực hiện 	quyền được bảo đảm an toàn và bí mật về thư tín, điện thoại, điện tín.
B. Phương pháp. 
	 Thảo luận
C. chuẩn bị.
- GV:	Nghiên cứu, soạn bài.
- HS: 	Xem trớc bài mới.
D. Tiến trình lên lớp.
I. ổn định tổ chức. 
II. Kiểm tra bài cũ.
	-	Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân có nghĩa là gì?
	-	Công dân HS đã thực hiện quyền này nh thế nào? 
III. Bài mới. Giới thiệu bài.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1: Tìm hiểu tình huống SGK và nội dung bài học.
* Thảo luận: 
- Tổ 1: Theo em Phượng có thể đọc thư Hiền mà không cần sự đồng ý của Hiền được không? Vì sao?
- Tổ 2: Em có đồng ý với phương pháp của Phượng là đọc thư xong gián thư lại cho Hiền không? 
- Tổ 3: Nếu là Loan em sẽ làm thế nào ?.
- Gọi một em đọc tài liệu tham khảo Hiến pháp 1992 điều 73. Rút ra nội dung bài học.
Hoạt động2 : Hướng dẫn HS
 thực hiện.
* Tổ chức cho HS thảo luận:
? Nếu nhận thư của người khác thì em sẽ làm gì? 
? Chúng ta biết các quyền đó để làm gì?
Hoạt động 3: Hướng dẫn HS làm 
 bài tập.
-Hướng dẫn HS làm bài tập a,b,c,d SGK.
- HS đọc tình huống ở SGK.
* Dự kiến: Phượng không được đọc thư  vì không phải là thư của Phượng.
* Dự kiến: Không đồng ý vì làm như vậy là không đúng, là dối bạn.
* Dự kiến: Can ngăn Phượng, không cho 
Phượng đọc thư Hiền.
. 
I. Nội dung về quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín là gì?
- Là một trong những quyền cơ bản của công dân và được quy định trong Hiến pháp của nhà nước ta. 
- Quyền được bảo đảm an toàn và bí mật về thư tín, điện thoại, điện tín có nghĩa là: không ai được chiếm đoạt hoặc tự ý mỡ thư tín, điện tín của người khác, không được nghe trộm điện thoại. 
II. Công dân - HS thực hiện quyền được bảo đảm an toàn và bí mật về thư tín, điện thoại, điện tín.
- Trao tận tay người nhận thư, tuyệt đối không xem thư của người khác cũng như không xem người khác viết thư.
- Tự bảo vệ quyền của mình, tôn trọng quyền của người khác.
- Rèn lối sống văn minh, lịch sự. 
III. Bài tập.
- HS làm các bài tập a,b,c,d SGK.
IV. Củng cố.
1. Yêu cầu một HS đọc lại nội dung bài học SGK.
V. Dặn dò, hướng dẫn về nhà.
Bài cũ: - Học và nắm được nội dung của bài. Thực hiện đúng những quy định của 	pháp luật về quyền bảo đảm an toàn và bí mật về thư tín, điện thoại, điện 	tín.
	- Làm các bài tập a,b,c,d -SGK vào vở.
Bài mới:- Học ôn các bài học từ bài12- bài 18 để tiết sau ôn tập chuẩn bị kiểm 	 	 tra học kì.
 - Xem lại các bài tập SGK
E. Rút kinh nghiệm.
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
Tiết 32
ôn tập 
Ngày soạn: 
A. Mục tiêu. 
 Qua tiết ôn tập nhằm :
ỉ Hệ thống lại nội dung kiến thức mà các em đã được học.
ỉ Giáo dục các em có ý thức rèn luyện đạo đức, thực hiện đúng những quy định của pháp luật. 
ỉ Biết áp dụng từng bài học vào thực tế cuộc sống.
ỉ Vận dụng được kiến thức đã học để làm một số bài tập đơn giản
B. Phương pháp. 
 Đàm thoại.
C. chuẩn bị.
GV: Hệ thống lại các bài đã học.
HS: 	 Xem lại các bài đã học và các bài tập ở SGK.
D. Tiến trình lên lớp.
I. ổn định tổ chức. (1') 
II. Kiểm tra bài cũ. Kết hợp bài mới.
III. Bài mới. 
 Hoạt động 1: Giới thiệu bài. (1')
GV: Giới thiệu mục đích của tiết ôn tập.
 Hoạt động 2: Hệ thống các kiến thức đã học.
GV: Lần lượt đặt các câu hỏi trọng tâm của từng bài, tổ chức HS thảo luận chung toàn lớp trả lời .
HS: Nhớ lại kiến thức cũ trả lời câu hỏi.
 HS trả lời dưới sự điều khiển của GV, các HS khác nhận xét, bổ sung.
CáC CÂU HỏI ÔN TậP.
1. Theo Công ước của Liên hợp quốc về quyền trẻ em ra đời năm1989 thì trẻ em có những nhóm quyền cơ bản nào ? Hãy nêu hiểu biết của em về những nhóm quyền đó.
2. Công dân là gì ? Căn cứ vào đâu để xác định công dân của một nước ? Công dân nước CHXHCNVN là những ai? 
3. Hãy nêu tình hình an toàn giao thông hiện nay ở nước ta.Nguyên nhân dẫn đến các vụ tai nạn giao thông ? Theo em làm thế nào để tránh được tai nạn giao thông ?
4. Vì sao chúng ta cần phải học tập ? Pháp luật nước ta quy định về quyền và nghĩa vụ học tập như thế nào? Trách nhiệm của em đối với việc học tập như thế nào ?
5. Hãy nêu những quy định của pháp luật về quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, thân thể, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm.Trách nhiệm của em đối với việc thực hiện quyền đó như thế nào? Em sẽ ứng xử như thế nào trong những trường hợp bị xâm hại thân thể, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm ?
6.Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân là gì? Những hành vi như thế nào là vi phạm pháp luật về chỗ ở của công dân ? Trách nhiệm của em trong việc thực hiện quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở ?
7.Thế nào là quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện tín, điện thoại ? Theo em những hành vi như thế nào là vi phạm pháp luật về bí mật thư tín và an toàn thư tín, điện thoại, điện tín ? Trách nhiệm của em trong việc thực hiện quyền này như thế nào?
Hoạt động 4 : Luyện tập. (14')
GV: Tổ chức cho HS làm một số các bài tập vận dụng SGK và bài tập GV chuẩn bị.
HS: Hoạt động cá nhân làm các bài tập vận dụng dưới sự hướng dẫn của GV.
GV: Chỉ định HS trả lời, các HS khác nhận xét, bổ sung.
IV. Củng cố. 
V. Dặn dò, hướng dẫn về nhà. (1')
 	-	Soạn đề cương ôn tập theo các câu hỏi đã hướng dẫn. 
	- 	Xem lại các bài tập trong SGK. Tiết sau kiểm tra học kì .
E. Rút kinh nghiệm.
........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ 

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an GDCD 6.doc