Giáo án Mĩ thuật 7 - Tiết 4, Bài 4: Vẽ tranh Đề tài Tranh phong cảnh - Năm học 2009-2010

Giáo án Mĩ thuật 7 - Tiết 4, Bài 4: Vẽ tranh Đề tài Tranh phong cảnh - Năm học 2009-2010

I .Mục tiêu:

* Kiến thức: - Hs hiểu được tranh phong cảnh là tranh diễn tả vẻ đẹp của thiên nhiên thông qua cảm thụ và sáng tạo của người vẽ.

 - Biết chọn góc cảnh đẹp để thực hiện bài vẽ tranh phong cảnh đơn giản có bố cục, màu sắc hài hoà.

* Kĩ năng: Quan sát nhận xét, bố cục, thực hành theo các bước.

* Thái độ: - Thích tìm hiểu, ham học hỏi, tích cực học tập, biết giữ gìn và bảo vệ cảnh đẹp quê hương đất nước.

II. Chuẩn bị:

1. Đồ dùng dạy học:

1.1. Đối với giáo viên:

 - Một số tranh ảnh về phong cảnh của các hoạ sĩ và học sinh các năm học trước

 - Sưu tầm một số tranh phong cảnh trên sách báo, tạp trí

1.2. Đối với học sinh:

 - Đọc bài giới thiệu trong SGK

 - Sưu tầm một số tranh phong cảnh

 - Chuẩn bị đồ dùng : Giấy vẽ, bút chì, tẩy, màu

2. Phương pháp dạy – học:

 - Trực quan, thuyết trình, thảo luận, luyện tập

 

doc 5 trang Người đăng thanhmai123 Lượt xem 2510Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Mĩ thuật 7 - Tiết 4, Bài 4: Vẽ tranh Đề tài Tranh phong cảnh - Năm học 2009-2010", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:06/09/2010
Ngày giảng:08/09/2010
Tiết:4 
 Bài 4: Vẽ tranh
Đề tài tranh phong cảnh
I .Mục tiêu:
* Kiến thức: - Hs hiểu được tranh phong cảnh là tranh diễn tả vẻ đẹp của thiên nhiên thông qua cảm thụ và sáng tạo của người vẽ.
	- Biết chọn góc cảnh đẹp để thực hiện bài vẽ tranh phong cảnh đơn giản có bố cục, màu sắc hài hoà.
* Kĩ năng: Quan sát nhận xét, bố cục, thực hành theo các bước.
* Thái độ: - Thích tìm hiểu, ham học hỏi, tích cực học tập, biết giữ gìn và bảo vệ cảnh đẹp quê hương đất nước.
II. Chuẩn bị:
1. Đồ dùng dạy học:
1.1. Đối với giáo viên:
 	- Một số tranh ảnh về phong cảnh của các hoạ sĩ và học sinh các năm học trước
 	- Sưu tầm một số tranh phong cảnh trên sách báo, tạp trí
1.2. Đối với học sinh:
	 - Đọc bài giới thiệu trong SGK
 	- Sưu tầm một số tranh phong cảnh
 	- Chuẩn bị đồ dùng : Giấy vẽ, bút chì, tẩy, màu
2. Phương pháp dạy – học:
 	- Trực quan, thuyết trình, thảo luận, luyện tập
III. Tiến trình dạy – học:
Nội dung
Hoạt động của GV
T/g
Hoạt động của HS
Bài 4: Vẽ tranh
Đề tài tranh phong cảnh
 I. Tìm chọn nội dung đề tài
II. Cách vẽ
- Chọn nội dung
- Xây dựng bố cục Phác mảng
III. Thực hành
- Vẽ một bức tranh phong cảnh theo ý thích
Tự chọn nội dung bố cục và hình thức thể hiện
*ổn định tổ chức lớp: 
* Kiểm tra bài cũ: Em hãy nêu cách tạo hoạ tiết trang trí?
HĐ1: Giới thiệu bài
- Cho học sinh xem bức tranh của hoạ sĩ Foster Caddell và đặt câu hỏi vào bài
- Bức tranh này thuộc thể loại nào?
- Bức tranh này thể hiện về nội dung gì?
- Hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu làm thế nào để vẽ được một bức tranh phong cảnh qua bài 4
- Ghi đầu bài lên bảng
HĐ2: Hướng dẫn học sinh tìm và chọn nội dung đề tài
- Theo em hiểu thì tranh phong cảnh là gì? có những loại tranh phong cảnh nào?
- Cho học sinh quan sát một số tranh của các hoạ sĩ về đề tài tranh phong cảnh với những nội dung khác nhau
- Treo tranh Phố cổ Hà Nội (Tranh sơn dầu của Họa sĩ Bùi Xuân Phái)
- Bức tranh trên thuộc thể loại tranh nào? và thể hiện nội dung gì?
- Em có nhận xét gì về cảnh vật và màu sắc trong tranh?
- Hình ảnh chính trong tranh là gì? tiêu biểu cho cảnh thành phố?
-Treo tranh cối xay (61 x 76 của hoạ sĩ Foster Caddell) yêu cầu học sinh quan sát
- Tranh thuộc đề tài nào?
- Tranh vẽ về phong cảnh gì?
- Hình ảnh chính là gì và có đặc điểm gì?
- Nhìn vào bức tranh em có thể cho biết bức tranh vẽ vào thời gian nào trong ngày không?
- Tranh đề tài phong cảnh có rất nhiều nội dung để thể hiện như : Cảnh nông thôn, thành phố, miền biển
Dựa trên đề tài mình chọn mà sắp xếp hình ảnh điển hình để khi người xem nhìn vào biết tranh đó vẽ về cảnh nào và đâu là hình ảnh chính phụ, tâm tư tình cảm của người vẽ cũng được thể hiện trong tranh
HĐ3: Hướng dẫn cách vẽ
- Vậy theo em để vẽ được một bức tranh phong cảnh bước đầu tiên ta phải làm gì?
- Sau khi đã chọn được nội dung phù hợp bước tiếp theo ta làm gì?
- Tác dụng của phác mảng là để đinh hình về bố cụa của bức tranh, sau đó ta cần làm gì?
- Khi thể hiện hình ảnh các em cần chọn những hình ảnh đặc trưng tiêu biểu cho phong cảnh của vùng miền đó. Em hãy kể những hình ảnh tiêu biểu cho các vùng miền đó?
- Sau khi thể hiện xong phần hình bước tiếp theo ta làm gì?
- Khi thể hiện màu ta cần chú ý những đặc điểm gì?
- Khi thể hiện màu cần chú ý đến đậm nhạt của màu sắc để tạo nên vẻ đẹp và không gian cho bức tranh, ngoài ra cần rõ trọng tâm để làm nổi bật các mảng hình ảnh chính.
HĐ4: Hướng dẫn học sinh thực hành
- Em hãy nhắc lại các bước vẽ một bức tranh phong cảnh?
- Đọc yêu cầu của bài vẽ mà học sinh cần đạt được, nhăc nhở học sinh thực hành theo các bước
- Đi quanh lớp hướng dẫn gợi ý học sinh thực hành
HĐ 5: Nhận xét đánh giá kết quả:
 - GV chọn một số bài của học sinh treo nên bảng(Có cả bài tốt và bài chưa tốt) cho học sinh đánh giá nhận xét về: - Nội dung - Bố cục - Hình ảnh - Mảng nét, màu sắc 
 - Sau khi Hs tự nhận xét bài xong giáo viên nhận xét củng cố cho điểm khuyến khích học sinh
* Củng cố, dặn dò:
- Yêu cầu học sinh nhắc lại các bước vẽ, những chú ý khi thể hiện hình và vẽ màu
- Nhận xét ý thức Hs trong tiết học
- Yêu cầu học sinh về nhà hoàn thiện bài nếu chưa xong ở lớp.
- Đọc và chuẩn bị trước nội dung bài 5
- Đồ dung: Giấy vẽ, bút chì, tẩy, màu, một vài bình hoa có tranh trí
3’
2’
10’
5’
25’
5’
- HS trả lời
- HS quan sát tranh treo trên bảng
- Tranh phong cảnh
- Thể hiện cảnh biển
- Hs ghi đầu bài vào vở
- Tranh phong cảnh là tranh thể hiện vẻ đạp của cảnh vật thiên nhiên. Có tranh phong cảnh thuần tuý, tranh điểm người
- Quan sát nhận xét tranh
- Thể hiện tranh phong cảnh phố cổ Hà Nội
- Thể hiện phong cảnh của một góc phố cổ rêu phong với gam màu trầm
- Là những khu nhà cao tầng 
- Quan sát
- Tranh phong cảnh
- Tranh vẽ về cảnh của một miền quê
- Là cảnh ngôi nhà chiếm tỉ lệ lớn trong tranh và rõ ràng nổi bật
- Bức tranh được vẽ vào một buổi trưa oi ả với ánh nắng chói trong cảnh vật
- Lắng nghe và ghi chép vào vở
- Chọn nội dung
- Xây dựng bố cục, phác mảng hình ảnh
- Thể hiện hình ảnh theo các mảng đã phác
- Thành phố có hình ảnh tiêu biểu là: nhà tầng, nhiều xe cộ
- Nông thôn: Bụi tre, đống rơm, con bò 
- Miền biển: Thuyền, mặt biển, cây dừa, người tắm biển
- Thể hiện màu
- Màu sắc cần có đậm nhạt, rõ trọng tâm, phù hợp với nội dung bài vẽ, màu sắc hài hoà tươi sáng.
- Nhắc lại các bước vẽ
- Tích cực thực hành theo các bước đã học
- Học sinh nhận xét bài của bạn theo
- Nội dung - Bố cục - Hình ảnh - Mảng nét, màu sắc 
- Học sinh nhắc lại bước vẽ 

Tài liệu đính kèm:

  • doctiết4 ăn.doc