I. Mục tiêu:
* Kiến thức: Hs hiểu được thế nào là hoạ tiết trang trí và hoạ tiết là yếu tố cơ bản của nghệ thuật trang trí
- Biết tạo hoạ tiết đơn giản và áp dụng vào làm các bài trang trí
* Kĩ năng: Quan sát, nhận xét, sắp xếp bố cục mảng hoạ tiết.
* Thái độ: Yêu thích mộn học, ham học hỏi tìm tòi, sáng tạo yêu thích nghệ thuật trang trí dân tộc.
II. Chuẩn bị:
1. Đố dùng dạy học:
1.1. Đối với giáo viên:
- Phóng to một số hoạ tiết trang trí: Hình hoa, lá, chim, thú, mây, nước
- Phóng to hình hình minh hoạ, các bước đơn giản và cách điệu hoạ tiết trong sách giáo khoa.
- Một số ảnh tranh về hoa, lá, chim, thú.
1.2. Đối với học sinh:
- Sưu tầm một số hoạ tiết trang trí trong cuộc sống
- Chép một số mẫu vật thật hoặc sưu tầm hình ảnh về hoa, lá
2. Phương pháp:
- Vấn đáp gợi mở, trực quan
- Luyện tập, thuyết trình.
Ngày soạn: 31/08/10 Ngày giảng: 1/09/10 Tiết 3 Bài 3: Vẽ trang trí Tạo hoạ tiết trang trí I. Mục tiêu: * Kiến thức: Hs hiểu được thế nào là hoạ tiết trang trí và hoạ tiết là yếu tố cơ bản của nghệ thuật trang trí - Biết tạo hoạ tiết đơn giản và áp dụng vào làm các bài trang trí * Kĩ năng: Quan sát, nhận xét, sắp xếp bố cục mảng hoạ tiết. * Thái độ: Yêu thích mộn học, ham học hỏi tìm tòi, sáng tạo yêu thích nghệ thuật trang trí dân tộc. II. Chuẩn bị: 1. Đố dùng dạy học: 1.1. Đối với giáo viên: - Phóng to một số hoạ tiết trang trí: Hình hoa, lá, chim, thú, mây, nước - Phóng to hình hình minh hoạ, các bước đơn giản và cách điệu hoạ tiết trong sách giáo khoa. - Một số ảnh tranh về hoa, lá, chim, thú. 1.2. Đối với học sinh: - Sưu tầm một số hoạ tiết trang trí trong cuộc sống - Chép một số mẫu vật thật hoặc sưu tầm hình ảnh về hoa, lá 2. Phương pháp: - Vấn đáp gợi mở, trực quan - Luyện tập, thuyết trình. III. Tiến trình dạy – học: Nội dung Hoạt động của GV T/g Hoạt động của HS Bài 3: Vẽ trang trí Tạo hoạ tiết trang trí I. Quan sát nhận xét II. Cách tạo hoạ tiết 1. Chọn Nội dung hoạ tiết 2. Quan sát mẫu thật. - Quan sát, chọn mẫu đẹp rồi ghi chép lại. 3. Tạo hoạ tiết trang trí. a, Đơn giản hoạ tiết. b, Cách điệu hoạ tiết. III. Thực hành. *ổn định tổ chức lớp: Kiểm tra sĩ số, đồ dùng học tập. * Kiểm tra bài cũ: Em hãy nêu cách vẽ theo mẫu? HĐ1: Giới thiệu bài - Cho hs so sánh hai vật cùng loại, một vật được trang trí và một vật không được trang trí. Yêu cầu học sinh cho ý kiến của mình về hai vật đó. - Vật được trang trí bởi những hình ảnh gì? - Những hình ảnh đó được gọi chung là gì? - Có một số hoạ tiết đã có sẵn nhưng rất hạn chế và có thể không phù hợp với các dạng hình thức trang trí vì vậy người ta phải tạo ra nhiều hoạ tiết để phù hợp với các hình thức muốn thể hiện. Hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu bài 3 để biết cách tạo một hoạ tiết trang trí HĐ2:Hướng dẫn học sinh quan sát nhận xét. - Đặt một bình hoa được trang trí cho hs quan sát - Bình hoa được trang tri theo hình thức nào? - Hoạ tiết gồm những hình ảnh gì? - Màu sắc của hoạ tiết như thế nào? - Cho hs quan sát một số hình trong SGK và đặt những câu hỏi tương tự để hs thấy được sự đa dạng trong trang trí và sự phong phú của các hoạ tiết. - Các em có nhận xét gì về hình dáng đường nét màu sắc của những hoạ tiết đó? - Em hãy so sánh giữa hoạ tiết trang trí và hình ảnh cùng loại trong ảnh có đặc điểm gì khác và giống nhau? - Kết luận: Khi nói đến trang trí ta không thể không nhắc đến hoạ tiết. Đó có thể là hình bông hao, lá, chim thú, mây, nước, hình ảnh con người hoạ tiết tạo nên vẻ đẹp cho trang trí. Tạo hoạ tiết trang trí là dựa trên hình ảnh của mẫu vật thật, cách điệu đơn giản tạo ra những chi tiết, những mảng mới mà trong thực tế mẫu không có nhưng vẫn phù hợp với hoạ tiết để làm phong phú hơn trong bài trang trí HĐ3: Hướng dẫn học sinh cách tạo hoạ tiết - Bước đầu tiên muốn tạo được một hoạ tiết trang trí ta cần làm gì? 1. Lựa chọn nội dung hoạ tiết. ? Việc lựa chọn nội dung hoạ tiết như thế nào để có hoạ tiết đẹp và sinh động? - Chọn những loại hoa lá, chim thú có hình dáng đẹp đường nét rõ ràng hài hoà cân đối. - Quan sát, chọn mẫu đẹp rồi ghi chép lại. Đơn giản hoạ tiết. Cách điệu hoạ tiết. HĐ 4: Hướng dẫn học sinh thực hành - Yêu cầu: Học sinh phải nắm vững kiến thức trọng tâm bài và cách làm bài tập. - Giáo viên cho học sinh vẽ phác 3 hoạ tiết trên giấy, kích thước mỗi hoạ tiết khoảng 5 - 8 cm, không nên vẽ to, nhỏ quá. - Vẽ phác bằng bút chì hoàn chỉnh rồi vẽ màu. Học sinh làm bài => Giáo viên quan sát gợi ý cho những học sinh vẽ yếu. HĐ 5: Đánh giá kết quả học tập. - Căn cứ hai yếu tố để đánh giá: Nhận thức và kĩ năng (nhận thức về cách tạo hoạ tiết là quan trong hơn). -Yêu cầu học sinh nhắc lại các bước vẽ - Yêu cầu học chuẩn bị đồ dùng phục vụ cho tiết 4 3’ 2’ 10’ 5’ 25’ 5’ - Vật được trang trí đẹp hơn - Trả lời theo quan sát - Hoạ tiết - Ghi bài vào vở - Quan sát mẫu - Sắp xếp hoạ tiết theo kiểu tự do - Con người, ngựa, hoa, lá, sóng nước - Rực rỡ hài hoà - Quan sát nhận xét - Đã được đơn giản cách điệu và sắp xếp các mảng màu hài hoà. - Hoạ tiết trang trí được cách điêu đơn giản hơn, mảng hình rõ ràng hơn và màu sắc cũng đa dạng hơn - Lắng nghe và ghi chép - Chọn những loại hoa lá, chim thú có hình dáng đẹp đường nét rõ ràng hài hoà cân đối. - Quan sát, chọn mẫu đẹp rồi ghi chép lại. Đơn giản hoạ tiết. Cách điệu hoạ tiết. - Chọn và chép một vài mẫu hoa, lá sau đó đơn giản và cách điệu thành hoạ tiết trang trí. - Đánh giá nhận xét bài vẽ của bạn - Nhắc lại các bước vẽ
Tài liệu đính kèm: