Giáo án Mĩ thuật 7 - Tiết 2, Bài 2: Vẽ theo mẫu Cái cốc và quả (Vẽ bằng bút chì đen) - Năm học 2010-2011

Giáo án Mĩ thuật 7 - Tiết 2, Bài 2: Vẽ theo mẫu Cái cốc và quả (Vẽ bằng bút chì đen) - Năm học 2010-2011

I. Mục tiêu bài học:

* Kiến thức: - Hs biết vẽ hình từ bao quát đến chi tiết, vẽ được mẫu cái cốc và quả dạng hình cầu.

 - Hiểu được vẻ đẹp của bố cục và tương quan tỉ lệ ở mẫu

* Kĩ năng: - Quan sát nhận xét, sắp xếp bố cục, thực hành theo các bước

* Thái độ: - Yêu thích môn học, thấy được vẻ đẹp của tranh tĩnh vật

II. Chuẩn bị:

1. Đồ dùng dạy – học:

1.1. Đối với giáo viên:

 - Hình minh hoạ các bước tiến hành bài vẽ theo mẫu

 - Mẫu vật thật

 - Tranh vẽ tĩnh vật của các hoạ sĩ, học sinh các khoá trước

1.2. Đối với học sinh:

 - Giấy vẽ, bút chì, tẩy

 - Mẫu vẽ

2. Phương pháp dạy – học:

 - Phương pháp vấn đáp, trực quan

 - Phương pháp luyện tập

 

doc 4 trang Người đăng thanhmai123 Lượt xem 1466Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Mĩ thuật 7 - Tiết 2, Bài 2: Vẽ theo mẫu Cái cốc và quả (Vẽ bằng bút chì đen) - Năm học 2010-2011", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 24/08/10
Ngày giảng: 26/0810
Tiết 2 Bài 2: Vẽ theo mẫu
Cái cốc và quả (Vẽ bằng bút chì đen)
I. Mục tiêu bài học:
* Kiến thức: - Hs biết vẽ hình từ bao quát đến chi tiết, vẽ được mẫu cái cốc và quả dạng hình cầu.
	- Hiểu được vẻ đẹp của bố cục và tương quan tỉ lệ ở mẫu
* Kĩ năng: - Quan sát nhận xét, sắp xếp bố cục, thực hành theo các bước	
* Thái độ: - Yêu thích môn học, thấy được vẻ đẹp của tranh tĩnh vật
II. Chuẩn bị:
1. Đồ dùng dạy – học:
1.1. Đối với giáo viên:
	- Hình minh hoạ các bước tiến hành bài vẽ theo mẫu
	- Mẫu vật thật
	- Tranh vẽ tĩnh vật của các hoạ sĩ, học sinh các khoá trước
1.2. Đối với học sinh:
	- Giấy vẽ, bút chì, tẩy
	- Mẫu vẽ
2. Phương pháp dạy – học:
	- Phương pháp vấn đáp, trực quan
	- Phương pháp luyện tập
III. Tiến trình dạy – học:
Nội dung
Hoạt động của GV
T/g
Hoạt động của HS
Bài 2: Vẽ theo mẫu
Cái cốc và quả(Vẽ bằng chì đen)
I. Quan sát nhận xét.
II. Cách vẽ
- Phác khung hình của toàn mẫu
- Phác khung hình của từng vật mẫu
- Ước lượng tỉ lệ tìm đánh dấu điểm, vẽ hình bằng nét thẳng
- Vẽ hoàn thiện hình(Vẽ hình cần có nét đậm, nét nhạt)
III. Thực hành
- Yêu cầu bài vẽ: Bố cục hơp lí, tỉ lệ gần đúng mẫu, vẽ có nét đậm nhạt.
* ổn định tổ chức lớp: Kiểm tra sĩ số, đồ dùng học tập 
* Kiểm tra bài cũ:
- Em hãy nêu đặc điểm của Mĩ thuật thời Trần? 
HĐ1: Giới thiệu bài
- Treo tranh tĩnh vật cho học sinh quan sát và đặt câu hỏi.
- Bức tranh này thuộc thể loại tranh nào?
- Em hãy cho biết tranh tĩnh vật là gì? và có những loại tranh tĩnh vật nào?
- Em nào có thể cho biết tranh tĩnh vật còn có tên gọi nào khác?
- Ghi đầu bài lên bảng
HĐ2: Hướng dẫn học sinh quan sát nhận xét
- Đặt mẫu cái cốc và quả cho học sinh quan sát
- Mẫu gồm có những vật nào? Đặt thế nào so với tầm mắt?
- Cho biết vị trí của các vật mẫu?
- Khung hình chung của toàn mẫu quy vào khung hình gì? tỉ lệ của khung hình?
- Cái cốc có những bộ phận nào? và được quy vào khung hình gì? thuộc khối hình gì?
- Hãy so sánh tỉ lệ của các bộ phận trên cốc?
- Quả có thể quy vào khung hình gì? thuộc khối gì? tỉ lệ khung hình của quả so vơi chiều cao cốc?
- Hãy quan sát trên mẫu và cho biết chiều ánh sáng chiếu vào mẫu vật như thế nào?
- Hãy nhận xét về độ đậm nhạt trên mẫu và đậm nhạt giữa các vật mẫu?
HĐ3: Hướng dẫn học sinh cách vẽ
- Sau khi quan sát kĩ nắm được đặc điểm của mẫu tiếp đó ta phải làm gì để vẽ được bài tĩnh vật?
- Khi phác khung hình chung của toàn mẫu cần chú ý tỉ lệ của khung hình phải sát với mẫu và phải chú ý cả bố cục của hình trên trang giấy
- Sau khi phác được khung hình chung của toàn mẫu ta làm gì? 
- Cần ước lượng tỉ lệ của từng vật mẫu phác khung hình cho đúng.
- Bước tiếp theo ta cần làm gì?
- Bước tiếp theo ta làm gì? 
- Trong khi vẽ hình cần chú ý tới đậm nhật của bài vẽ. Cần có nét đậm nhạt để bài vẽ được sinh động hơn
- Giới thiệu một số hình bố cục để học sinh tham khảo
HĐ4: Hướng dẫn học sinh thực hành
- Vừa rồi chúng ta đã tìm hiểu được các bước vẽ bây giờ chúng ta sẽ vẽ một bài tĩnh vật. Vẽ mẫu được đặt trên bục giảng. Yêu cầu bài vẽ: Bố cục hơp lí, tỉ lệ gần đúng mẫu, vẽ có nét đậm nhạt.
- Em hãy nhắc lại các bước vẽ
- Củng cố lại kiến thức, yêu cầu hs thực hành theo các bước.
- Đi quanh lớp quan sát
hướng dẫn học sinh thực hành
HĐ 5: Đánh giá nhận xét:
 Treo một số bài các loại tốt, khá, chưa tốt để học sinh nhận xét theo các yêu cầu về bố cục tỉ lệ , đậm nhạt
Củng cố dặn dò:	
 - Gọi một học sinh nhắc lại các bước vẽ
 - Yêu cầu học sinh về nhà hoàn thiện bài nếu chưa hoàn thiện tại lớp. Đọc và chuẩn bị bài 3, tìm một số hoạ tiết trang trí trong cuộc sống 
3’
2’
7’
5’
23’
5’
- Học sinh trả lời
- Học sinh khác nhận xét
- Tranh tĩnh vật
- Tranh tĩnh vật là tranh vẽ về những sự vật ở trạng thái tĩnh, thể hiện vẻ đẹp của mẫu qua đường nét, màu sắc, mảng khối. Có tranh tĩnh vật đen trắng và tranh tĩnh vật màu. Tranh tĩnh vật còn được gọi là tranh vẽ theo mẫu.
- Ghi chép vào vở
- Quan sát mẫu
- Mẫu gồm cái cốc và quả, đặt dưới tầm mắt.
- Quả đứng trước cái cốc
- Toàn mẫu được quy vào khung hình chữ nhật đứng tỉ lệ 2/3
- Miệng, thân, đáy, được quy vào khung hình chữ nhật đứng, thuộc khối trụ
- So sánh tỉ lệ trên cốc
- Quả thuộc khối cầu, quy vào khung hình vuông, bằng 1/3 chiều cao cốc
- Trả lời theo quan sát
- Có ba độ đậm nhạt chính, quả đậm hơn cái cốc, mẫu có độ chuyển của đậm nhạt nhẹ nhàng
- Phác khung hình chung của toàn mẫu
- Phác khung hình của từng vật mẫu
- Ước lượng tỉ lệ tìm đánh dấu điểm các bộ phận của mẫu
- Vẽ hoàn thiện hình
- Nhắc lại các bước vẽ
- Thực hành theo các bước đã học
- Học sinh nhận xét phần bài vẽ của bạn.
- Học sinh nhắc lại các bước vẽ đã học

Tài liệu đính kèm:

  • docCopy of tiết 2 ăn.doc