Giáo án Công nghệ 6 - Năm học 2010-2011 (Bản đẹp 2 cột)

Giáo án Công nghệ 6 - Năm học 2010-2011 (Bản đẹp 2 cột)

Bài 6: THỰC HÀNH: CẮT KHÂU BAO TAY TRẺ SƠ SINH

I.MỤC TIÊU BÀI HỌC:

1. Kiến thức:

 HS biết thứ tự các bước: Vẽ, tạo mẫu giấy và cắt mẫu giấy để khâu bao tay trẻ sơ sinh.

2. Kỹ năng:

Có khả năng may hoàn chỉnh 1 chiều bao tay, thao tác chính xác theo đúng quy trình kĩ thuật cắt may đơn giản

3. Thái độ:

Có tính cẩn thận, nghiêm túc trong thực hành

II.CHUẨN BỊ THỰC HÀNH:

1/ Giáo viên

 Mẫu bao tay hoàn chỉnh

Tranh vẽ phóng to cách vẽ tạo mẫu giấy

Vải, kéo, kim, chỉ, dây thun.

 2/ Học sinh:

 Vải, kéo, kim, chỉ, dây thun, bút chì hay phấn

III.TỔ CHỨC THỰC HÀNH

1/Ổn định lớp

2/ Kiểm tra sự chuẩn bị của HS

3/Bài mới

 

doc 125 trang Người đăng vanady Lượt xem 990Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Công nghệ 6 - Năm học 2010-2011 (Bản đẹp 2 cột)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 5	Ngày soạn: 18/09/2010
Tiết 9	
Bài 5: THỰC HÀNH : ÔN MỘT SỐ MŨI KHÂU CƠ BẢN
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
 1. Kiến thức: 
Biết được một số mũi khâu cơ bản trên vải để áp dụng khâu 1 số sản phẩm đơn giản
 2. Kỹ năng:
Thông qua bài thực hành Hs nắm vững thao tác khâu một số mũi khâu cơ bản trên vải để áp dụng khâu 1 số sản phẩm đơn giản ở bài thực hành sau.
II.CHUẨN BỊ
 1. Giáo viên: 
Mẫu hoàn chỉnh các đường khâu để làm mẫu
Kim, chỉ, vải.
	 2. Học sinh: 
Nghiên cứu kĩ nội dung bài thực hành
Kim, chỉ, vải, bút chì hay phấn
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định lớp.
2. Kiểm tra bài cũ:
Em hãy trình bày quy trình giặt phơi quần áo?
Khi ủi quần áo cần chú ý điều gì?
3. Bài mới
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
Hoạt động 1: Thực hành khâu mũi khâu thường 
G: Treo bảng phụ hình 1.14. Nêu các bước khâu mũi khâu thường
G: Làm mẫu cho học sinh quan sát 
 Yêu cầu học sinh thực hành trên vải
 G: Theo dõi, giám sát, sửa lỗi hình ảnh mũi khâu.
(?): Yêu cầu mũi khâu
H: Quan sát
H: Vạch đường thẳng
Tay trái cầm vải, tay phải cầm kim
H: Khâu tay
Cách đều nhau, đẹp, êm.
1/ Thực hành khâu mũi khâu thường
Hoạt động 2. Thực hành khâu mũi đột
G: Cho quan sát hình 1.15
(?): Nêu các bước trong khâu mũi đột
 So sánh khâu mũi đột có gì khác khâu thường
G: Dùng giấy màu, kim chỉ hướng dẫn học sinh cách khâu mũi đột
Yêu cầu thực hành trên vải
G: Chú ý
Mũi khâu đột chỉ khâu được mũi một
G: Đi sửa sai cho học sinh
H: Quan sát trả lời câu hỏi
Vạch đường thẳng
Cách đâm kim
Mũi đâm từ dưới lên theo chiều tiến
Mũi đâm từ trên xuống theo chiều lùi lại sao cho các mũi đâm giáp nhau.
2. Thực hành khâu mũi đột
Hoạt động 3. Khâu vắt 
G tiến hành như 2 phần trên
(?): Đường khâu vắt thường gặp ở đâu, sản phẩm nào?
G: Làm mẫu để học sinh quan sát và tiến hành trên vải.
H: Gặp ở khâu gấu áo, quần áo ngắn tay, áo bà ba...
H: Học sinh quan sát và thực hiện
3. Khâu vắt
4. Kiểm tra đánh giá
G: Nhận xét đánh giá kết quả thực hành
Sự chuẩn bị của học sinh
ý thức trong giờ thực hành
Thu sản phẩm chấm
G: yêu cầu thu dọn vệ sinh lớp học 
5. Dặn dò
Chuẩn bị cho tiết học sau:
- Ôn tập các kiểu mũi khâu cơ bản.
- Chuẩn bị dụng cụ cho tiết học sau: Kim, chỉ, vải (20x26cm và 11x13cm), bút chì hay phấn, kéo
IV. Rút kinh nghiệm
Tuần 5	Ngày soạn : 19/09/2010
Tiết 10	
Bài 6: THỰC HÀNH: CẮT KHÂU BAO TAY TRẺ SƠ SINH
I.MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức:
	HS biết thứ tự các bước: Vẽ, tạo mẫu giấy và cắt mẫu giấy để khâu bao tay trẻ sơ sinh.
2. Kỹ năng:
Có khả năng may hoàn chỉnh 1 chiều bao tay, thao tác chính xác theo đúng quy trình kĩ thuật cắt may đơn giản
3. Thái độ:
Có tính cẩn thận, nghiêm túc trong thực hành
II.CHUẨN BỊ THỰC HÀNH:
1/ Giáo viên
 Mẫu bao tay hoàn chỉnh
Tranh vẽ phóng to cách vẽ tạo mẫu giấy
Vải, kéo, kim, chỉ, dây thun.
	2/ Học sinh:
	Vải, kéo, kim, chỉ, dây thun, bút chì hay phấn
III.TỔ CHỨC THỰC HÀNH
1/Ổn định lớp
2/ Kiểm tra sự chuẩn bị của HS
3/Bài mới
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
Hoạt động 1. Vẽ và cắt mẫu trên bìa cứng 
G: Bảng phụ hình vẽ 1.17a, 1.17b; Phân tích cho học sinh cách tạo mẫu
Dựng hình chữ nhật ABCD cạnh dài 11cm, rộng 9cm, phần cong 4.5 cm
Vẽ phần cong các đầu ngón tay dùng compa vẽ nửa đường tròn bán kính 4.5 cm
G: Hướng dẫn cách cắt
Cắt theo vạch vẽ màu vàng đỏ
Cắt sát vạch vẽ
H: quan sát vẽ
H: tự làm việc cá nhân
Dựng hình theo mẫu vẽ theo đúng kích cỡ trên giấy.
I. Chuẩn bị
II. Quy trình thực hiện
1/ Vẽ và cắt mẫu trên bìa cứng
Hoạt động 2. Học sinh tiến hành vẽ và cắt trên giấy
G: Giáo viên theo dõi học sinh dựng hình và cắt giấy
Nhận xét rút kinh nghiệm bài thực hành
Tinh thần thái độ học tập
H: Vẽ bằng chì trên giấy bìa
Kiểm tra kích cỡ bằng thước
Cắt theo đường hướng dẫn
Sửa sang lại cho đẹp
H: Cắt hoàn thành tấm bìa vẽ bao tay trẻ sơ sinh
4. Củng cố 
Kiểm tra một số sản phẩm của học sinh về kích thước, vẽ, đường cắt
5.Dặn dò
G: Yêu cầu về cắt lại sản phẩm khác cho đẹp hơn
Chuẩn bị cho giờ thực hành khâu sau
Mảnh vải (20x26cm và 11x13cm), kim khâu, chỉ, kéo
Chỉ thêu trang trí
IV. Rút kinh nghiệm
Tuần 6	Ngày soạn : 25/09/2010
Tiết 11	
Bài 6: THỰC HÀNH: CẮT KHÂU BAO TAY TRẺ SƠ SINH
I.MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức:
	HS biết thứ tự các bước: Vẽ, tạo mẫu giấy và cắt vải theo mẫu giấy để khâu bao tay trẻ sơ sinh.
2. Kỹ năng:
Có khả năng may hoàn chỉnh 1 chiều bao tay, thao tác chính xác theo đúng quy trình kĩ thuật cắt may đơn giản
3. Thái độ:
Có tính cẩn thận, nghiêm túc trong thực hành
II.CHUẨN BỊ THỰC HÀNH:
1/ Giáo viên
 Mẫu bao tay hoàn chỉnh
Tranh vẽ phóng to cách vẽ tạo mẫu giấy
Vải, kéo, kim, chỉ, dây thun.
	2/ Học sinh:
Vải, kéo, kim, chỉ, dây thun, bút chì hay phấn.
Mẫu giấy đã dựng và hình cắt bao tay vải trẻ sơ sinh
III.TỔ CHỨC THỰC HÀNH
1/Ổn định lớp
2/ Kiểm tra sự chuẩn bị của HS
3/Bài mới
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
Hoạt động 1: Cắt vải theo mẫu giấy
G: Cho học sinh quan sát mẫu một chiếc bao tay hoàn chỉnh
(?): Nhận xét kích cỡ của bao tay trẻ em
H: Nhận xét
 đúng kích cỡ
2. Cắt vải theo mẫu giấy
Hoạt động 2. Thực hành 
G: Hướng dẫn học sinh cắt vải bằng cách làm mẫu
Giới thiệu xếp vải
Cách vẽ vải
Cách cắt
Hướng dẫn cách cắt: cắt chừa đường cắt 0,5 cm -> 1 cm để khâu
H: quan sát giáo viên thực hiện (ghi)
* Xếp vải
Hai mặt phải úp vào nhau
Đặt mẫu giấy lên vải rồi ghim cố định hình vẽ
* Cắt và vẽ vải
Dùng phấn may (bút) vẽ lên vải bằng chu vi của mẫu giấy
Vẽ đường thứ nhất cách đường thứ hai 0,5 cm -> 1 cm
Lấy kéo cắt theo vạch phấn vẽ lần thứ 2
4. Củng cố 
Kiểm tra một số sản phẩm của học sinh về kích thước, vẽ, đường cắt
5.Dặn dò
G: Yêu cầu về cắt lại sản phẩm khác cho đẹp hơn
Chuẩn bị cho giờ thực hành khâu sau
Mảnh vải (20x26cm và 11x13cm), kim khâu, chỉ, kéo
Chỉ thêu trang trí
IV. Rút kinh nghiệm
Tuần 6	Ngày soạn : 26/09/2010
Tiết 12	
Bài 6: THỰC HÀNH: CẮT KHÂU BAO TAY TRẺ SƠ SINH
I.MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức:
	HS biết thứ tự các bước: khâu bao tay trẻ sơ sinh và trang trí sản phẩm
2. Kỹ năng:
Có khả năng may hoàn chỉnh 1 chiều bao tay, thao tác chính xác theo đúng quy trình kĩ thuật cắt may đơn giản
3. Thái độ:
Có tính cẩn thận, nghiêm túc trong thực hành
II.CHUẨN BỊ THỰC HÀNH:
1/ Giáo viên
 Mẫu bao tay hoàn chỉnh
Tranh vẽ phóng to cách vẽ tạo mẫu giấy
Vải, kéo, kim, chỉ, dây thun.
	2/ Học sinh:
Vải, kéo, kim, chỉ, dây thun, bút chì hay phấn.
Mẫu giấy đã dựng và hình cắt bao tay vải trẻ sơ sinh
III.TỔ CHỨC THỰC HÀNH
1/Ổn định lớp
2/ Kiểm tra sự chuẩn bị của HS
3/Bài mới
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
Hoạt động 1. Khâu bao tay
Yêu cầu học sinh quan sát hình vẽ bao tay đã cắt
Đường nét liền vòng xung quanh là đường cắt
Đường nét đứt là đường khâu viền xung quanh
Bước 1: Khâu vòng ngoài bao tay
Bước 2: Khâu vòng mép ngoài cổ tay
Chú ý:
Đường khâu mũi đều, song song
mũi khâu dài 2 -> 3 mm
Học sinh quan sát giáo viên thực hiện mẫu rồi tiến hành thực hiện trên mẫu
Bước 1:
* Khâu vòng ngoài bao tay
úp 2 mặt phải vải vào nhau, sắp bằng mép, khâu theo nét phấn
Bước 2:
Gấp mép viền cổ tay rộng nên gấp 1cm để vừa đủ để luồn dây chun nhỏ hoặc sợi dây nút.
Khâu đường viền cổ tay, nên khâu lược trước khi khâu vắt đính mép với mặt nền.
3/ Khâu bao tay
Hoạt động 2. Trang trí sản phẩm
GV cho học tiến hành dùng chỉ màu để trang trí cho bao tay
HS tùy theo mức độ khéo tay của bản thân để thêu hình trang trí cho bao tay
4. Củng cố 
Nhận xét tinh thần thực hành
Nhận xét sản phẩm của học sinh
Thu bài về chấm điểm
5.Dặn dò
Chuẩn bị giấy để cắt mẫu
Chuẩn bị vải, kim, chỉ, hai khuy bấm hoặc khuy cài
2 mảnh vải 20x24, 20x30
IV. Rút kinh nghiệm
Ngày soạn : 2/10/2010 	Tuần 7	Tiết 13
Bài 7 THỰC HÀNH: CẮT KHÂU VỎ GỐI HÌNH CHỮ NHẬT
I/ Mục tiêu.
1.Kiến thức.
Biết vẽ và cắt tạo mẫu giấy các chi tiết của vỏ gối theo kích thước quy định
Kỹ năng
Cắt vải theo mẫu đúng quy định và kỹ thuật
Biết may vỏ gối theo đúng quy trình may bằng các mũi khâu cơ bản đã ôn lại. Đính khuy, làm khuyết đính khuy ở miệng vỏ gối.
Vận dụng để khâu vỏ gối có kích thước khác nhau theo yêu cầu sử dụng
3. Thái độ
Có tính cẩn thận khéo tay, thao tác chính xác theo đúng quy định
II/ Chuẩn bị.
1. GV: Mẫu gối khâu hình chữ nhật
3 bìa cứng khổ 14X15, 6x15; 3 mảnh vải cùng khổ trên;kéo, phấn may
2. HS: 3 bìa cứng khổ 14X15, 6x15; 3 mảnh vải cùng khổ trên;kéo, phấn may
III/ Tiến trình dạy học.
1.Ổn định
2. Kiểm tra bài cũ
3. Bài mới
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
Hoạt động 1
G/V yêu cầu của bài thực hành hôm nay vẽ mẫu và các chi tiết của vỏ gối trên giấy, vẽ mẫu trên vải theo mẫu giấy đã có
H: quan sát
Hoạt động 2: 
 Hoạt động 2.1 (20’)
G: Cho học sinh quan sát mẫu một chiếc vỏ gối hoàn chỉnh
(?): Nêu các chi tiết của một chiếc gối
G: Hướng dẫn học sinh vẽ các hình chữ nhật ở bảng phụ hình 1.18
Vẽ 1 mảnh mặt bên của vỏ gối kích thước 15x20 cm
Vẽ đường may xung quanh cách đều nét vẽ 1 cm
Vẽ 2 mảnh dưới vỏ gối có kích thước khác nhau
1 mảnh 14x15 cm
1 mảnh 6x15 cm
Vẽ đường may xung quanh cách đều nét vẽ 1 cm, phần nẹp 2.5 cm
Cắt mẫu giấy theo đúng nét vẽ tạo nên 3 mảnh vỏ gối
1/ Vẽ và cắt mẫu giấy các chi tiết của vỏ gối.
H: Gồm 2 mảnh thân chính
Đường diềm viền xung quanh
khoá sau
a/ Vẽ hình chữ nhật
 15
 20
 15
6 14 
I. Chuẩn bị
II. Quy trình thực hiện
1/ Vẽ và cắt mẫu giấy các chi tiết của vỏ gối.
Hoạt động 2.2 (20’)
G: Hướng dẫn 
-Trải phẳng vải trên mặt bàn
-Đặt mẫu giấy thẳng theo canh sợi vải
-Dùng phấn để vẽ theo chu vi giấy
-Cắt theo chu vi vừa vẽ
G: Quan sát và chỉ dẫn học sinh thực hiện
2/ Cắt vải theo mẫu giấy
H: Nghe rồi thực hiện
Cắt trên vải của mình
Chú ý: Cắt chính xác, sát theo đường may
2/ Cắt vải theo mẫu giấy
4. Kiểm tra đánh giá
- GV nhận xét chung về sự chuẩn bị tinh thần thái độ làm việc.
- GV thu một số sản phẩm chấm điẻm và nhận xét.
-HS thu dọn dụng cụ thực hành. 
5. Dặn dò
Về nhà tập cắt trên vải. Tiết sau thực hành cắt, khâu vỏ gối trên vải.
IV. Rút kinh nghiệm
Ngày soạn : 3/10/2010	Tuần 7	Tiết 14
Bài 7 THỰC HÀNH: CẮT KHÂU VỎ GỐI HÌNH CHỮ NHẬT
I/ Mục tiêu.
1.Kiến thức.
Biết vẽ và cắt tạo mẫu giấy các chi tiết của vỏ gối theo kích thước quy định
Kỹ năng
Cắt vải theo mẫu đúng quy định và kỹ thuật
Biết may vỏ gối theo đúng quy trình may bằng các mũi khâu cơ bản đã ôn lại. Đính khuy, làm khuyết đính khuy ở miệng vỏ gối.
Vận dụng để khâu vỏ gối có kích thước khác nhau theo yêu cầu sử dụng
3. Thái độ
Có tính cẩn thận khéo tay, thao tác chính xác theo đúng quy định
II/ Ch ...  đình.
GV: Em hãy kể tên các nghề phụ để làm tăng thêm thu nhập trong gia đình?
GV: Định hướng theo 2 ý góp phần đáng kể tăng thu nhập cho gia đình.
HS trả lời
HS trả lời:
Cụm từ cần điền: 
HS: Trả lời 
HS: Trả lời
III. Thu nhập các loại hộ gia đình ở việt nam.
1. Thu nhập của gia đình công nhân viên chức.
a) Tiền lương, tièn thưởng.
b) Lương hưu, lãi tiết kiệm
e) Học bổng
d) Trợ cấp xã hội, lãi tiết kiệm
2. Thu nhập của gia đình sản xuất.
a) Tranh sơn mài, khảm trai, khăn thêu...
b) Khoai, sắn, ngô, lợn, gà...
c) Rau, hoa, quả...
d) Cá, tôm, hải sản.
e) Muối
3. Thu nhập của người buôn bán dịch vụ.
a) Tiền lãi
b,c Tiền công
IV. Biện pháp tăng thu nhập gia đình.
1. Phát triển kinh tế gia đình bằng cách làm thêm nghề phụ.
a) Tăng năng xuất lao động, tăng ca sắp xếp làm tăng giờ.
b) Làm KT phụ, làm gia công tại gia đình.
c) Dạy thêm, bán hàng.
2. Em có thể làm gì để góp phần tăng thu nhập cho gia đình?
- Tiết kiệm ( không lãng phí)
- Chi tiêu hợp lý (đủ – khoa học)
4. Kiểm tra đánh giá:
GV:Thu nhập của gia đình là gì? có những loại thu nhập nào?
HS: Trả lời
GV: Gọi 1-2 học sinh đọc phần ghi nhớ và phần có thể em chưa biết SGK.
5. Dặn dò: 
- Về nhà học bài và trả lời toàn bộ câu hỏi SGK.
- Học thuộc phần I, II SGK, đọc và xem trước phần III, IV.
IV. Rút kinh nghiệm
Chi tiêu trong gia đình 
I) Mục tiêu 
Học sinh nắm chi tiêu trong gia đình là gì?
Biết các khoản chi tiêu: chi cho nhu cầu vật chất, văn hóa tinh thần
Biết cách ý thức tiết kiệm phù hợp
II) Chuẩn bị 
G: Tranh ảnh, sơ đồ SGK
III) Tiến trình dạy học 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Thu nhập gia đình sản xuất nông nghiệp bao gồm những gì?
So sánh với gia đình ở TP có gì khác
2. Em đã làm gì để tăng thu nhập của gia đình
H: trả lời
H: trả lời
Hoạt động 2: Bài mới
(?): Con người cần có nhu cầu gì cho cuộc sống?
G: Để đáp ứng được những nhu cầu đó cần phải có thu nhập
(?): Gia đình em ai là người tạo ra thu nhập
(?): Em hiểu thế nào là chi tiêu trong gia đình
1. Chi tiêu trong gia đình là gì?
H: Ăn, mặc, đi lại, bảo vệ sức khỏe, vui chơi giải chí...
H: Bố mẹ, anh, chị....
H: Chi tiêu trong gia đình là các chi phí để thỏa mãn nhu cầu về vật chất và nhu cầu văn hóa của các thành viên trong gia đình từ nguồn thu nhập của họ
Hoạt động 2.2
G: Yêu cầu mỗi học sinh liệt kê hoàn thành bài sau về gia đình
G: Thống nhất và chia ra làm 2 loại
Nhu cầu vật chất
Nhu cầu về văn hóa
(?): Nhu cầu vật chất bao gồm những gì?
G: Có thể bổ sung
(?): Nhu cầu tinh thần bao gồm những gì
Yêu cầu hoàn thành bài tập
Đánh dấu * vào ô vuông gia đình phải chi tiêu.
(?): Hãy sắp xếp theo thứ tự ưu tiên những nhu cầu trên
(?): Nhu cầu chi tiêu về văn hóa của các gia đình có khác nhau không? Vì sao
G: bổ sung khác nhau vì
giữa thành phố và nông thôn nhận thức khác nhau
điều kiện sống sinh hoạt khác nhau
thu nhập của các gia đình khác nhau
 - do quan niệm khác nhau
2) Các khoản chi tiêt trong gia đình
H: Làm việc
Mô tả nhà ở
Số thành viên trong gia đình
Nghề từng thành viên
Phương tiện đi lại
Món ăn hàng ngày
Sở thích từng người
H: Chi ăn, mặc, ở, đi lại, sức khỏe mỗi thành viên
Chi học tập, vui chơi giải trí, thăm viếng, cưới hỏi, hội họp
Học tập con cái
Học nâng cao của bố mẹ
Mua báo chí, phim ảnh
Nghỉ mát, giải trí
Thăm viếng, hội họp
H: a-> e-> b-> c-> d
H: Do điều kiện vật chất, thu nhập của họ nên khác nhau
Hoạt động 3: Củng cố 
Hãy chọn câu đúng cho bài tập sau
a. ăn uống f. đi lại
b. may mặc g. thăm viếng
c. học tập h. bảo vệ SK
d. giải trí i. Hội họp
H: trả lời: Nhu cầu vật chất bao gồm
ăn uống
may mặc
ở
đi lại
bảo vệ sức khỏe
Hoạt động 4: Về nhà
Học bài câu 1, 2/ SGK
 - Đọc trước bài 
******************************************************************
Tiết 64
Chi tiêu trong gia đình (tiếp)
I) Mục tiêu 
Biết được sự khác nhau về chi tiêu của hộ gia đình ở Việt Nam
Các biện pháp cân đối thu chi trong gia đình
Làm được một số công việc giúp đỡ gia đình và có ý thức tiết kiệm trong gia đình
II) Chuẩn bị 
G: Bảng phụ hình vẽ 3, 4, 5/ SGK
III) Tiến trình dạy học 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Chi tiêu trong gia đình là gì? liên hệ với gia đình chi tiêu những gì?
2. Nêu nhóm chi tiêu cho nhu cầu vật chất và văn hóa tinh thần
3. Nhận xét đánh giá kết quả
H: trả lời
H: trả lời
Hoạt động 2: Bài mới
G: Hình thức thu nhập các hộ gia đình thành phố, nông thôn khác nhau-> việc chi tiêu các gia đình ở 2 khu vực này khác nhau cơ bản
(?): Mức chi tiêu gia đình thành phố có gì khác với gia đình ở nông thôn
G: Bổ sung
G: Yêu cầu hoàn thành cột 5/SGK/ 29
Gọi 1 học sinh ghi kết quả lên bảng
H: khác nhận xét bổ sung hoàn thiện đúng
(?): Qua bảng em có nhận xét gì về hình thức chi tiêu của các hộ gia đình nông thôn- thành thị.
1. Chi tiêu của các hộ gia đình ở VN
H: Suy nghĩ trả lời
H: ghi
Gia đình nông thôn: sản xuất ra sản phẩm và trực tiếp tiêu dùng. Chi tiêu vào đồ dùng phục vụ, mặc,...
Gia đình thành phố: thu nhập bằng tiền nên phải mua sản phẩm và chi trả
Hoạt động 2.2
Yêu cầu học sinh đọc khái niệm về cân đối thu chi
G: Muốn có tích lũy phải cân đối thu chi hợp lý.
Yêu cầu đọc 4 ví dụ SGK/ 130
(?): Thế nào là chi tiêu hợp lý
(?): Cho biết sự chi tiêu của 4 hộ gia đình đã hợp lý chưa
(?): Nếu không chi tiêu hợp lý sẽ dẫn đến hậu quả gì?
Liên hệ với gia đình xem đã hợp lý chưa
(?): Có biện pháp để cân đối thu chi
Quan sát hình vẽ 4.37/ SGK
(?): Hãy quyết định mua gì trong 3 trường hợp: Rất cần-> Cần-> Chưa cần
G: có thể đưa tình huống
(?):Theo em phải làm gì để mỗi gia đình có phần tích lũy
(?): Bản thân em làm gì để góp phần tiết kiệm chi tiêu trong gia đình
(?): Tìm một số câu thành ngữ, tục ngữ nói về lợi ích của tiết kiệm
2) Cân đối thu chi trong gia đình
H: Chi tiêu hợp lý là mức độ chi tiêu phù hợp với khả năng thu nhập của gia đình và phải tích lũy
H: Đã hợp lý vì tổng thu lớn hơn tổng chi
H: 
Nợ nần, đói khổ
H: Chi tiêu phải có kế hoạch
H: Rất cần
Cần
Chưa cần thiết
H: tích lũy
tiết kiệm
Tiết kiệm là quốc sách
Buôn tàu bán bè không bằng ăn dễ hà tiện
Hoạt động 3: Củng cố 
Chi tiêu của gia đình thành phố, nông thôn có nhiều khác nhau. Cần phải biết gia đình ở khu vực nào để làm thu chi cho hợp lý
Hoạt động 4: Về nhà
Học bài trả lời câu hỏi
Đọc trước bài mới
Tiết 65 - 66
Thực hành: Bài tập về tình huống thu chi trong gia đình
I) Mục tiêu 
Học sinh nắm vững các kiến thức cơ bản về thu chi trong gia đình
Xác định mức thu chi của gia đình trong 1 tháng hoặc 1 năm
Có ý thức giúp đỡ gia đình tiết kiệm
II) Chuẩn bị 
G: Bảng phụ, phấn mầu
H: Bảng nhóm
III) Tiến trình dạy học
Hoạt động 1: Kiểm tra
Thu nhập của gia đình bao gồm những loại nào?
Chi tiêu trong gia đình bao gồm những khoản gì?
Hoạt động 2: Thực hành
Tiết 65: Thu chi trong gia đình nông thôn
Tiết 66: Thu chi trong gia đình thành phố
Bước 1: Phân công bài thực hành
Chia lớp làm 4 nhóm: theo tổ, nhóm ở lớp
Nhóm 1: Thu chi trong gia đình công dân ở nông thôn (mục Ia)
Nhóm 2: Thu chi trong gia đình nông dân ở nông thôn (mục Ib)
Nhóm 3: Thu chi trong gia đình buôn bán ở nông thôn (mục Iia)
Nhóm 4: Thu chi trong gia đình 1 & h/s trong nhóm
Bước 2: Hướng dẫn thực hành
G: gợi ý hướng dẫn học sinh theo từng nội dung
Nêu thu nhập...
Cân đối thu chi: Chi các khoản cố định
 Chi các khoản phát sinh
 Chi cho nhu cầu văn hóa
Tích lũy trong tháng, năm
Bước 3: Học sinh thực hành
Các nhóm tiến hành thực hành ra bảng nhóm
Đại diện lên thuyết trình
Bước 4: Giáo viên nhận xét giờ thực hành
Chấm điểm cho các tổ
Hoạt động 3-4: Củng cố, về nhà
- Chuẩn bị nội dung ôn tập kiểm tra học kỳ II
Tiết 67 - 68
Ôn tập cuối năm
I) Mục tiêu 
Qua tiết ôn tập học sinh nhớ lại các đơn vị kiến thức đã học của chương IV và kiến thức trọng tâm
Nắm vững kiến thực và kỹ năng thu chi, nấu ăn trong gia đình
Vận dụng một số kiến thức đã học vào cuộc sống
II) Chuẩn bị 
G: Bảng phụ
III) Tiến trình dạy học
Hoạt động 1: Ôn tập
Bước 1: Bảng phụ câu hỏi
Tại sao phải ăn uống hợp lý
Nhiễm trùng, nhiễm độc thực phẩm là gì? Nêu các biện pháp tránh nhiễm trùng, nhiễm độc thực phẩm
Chọn thực phẩm cho phù hợp
Nêu các công việc cần làm khi sơ chế thực phẩm? Ví dụ minh họa
Thu nhập gia đình là gì? có những loại thu nhập nào
Em làm gì để góp phần cân đối thu chi trong gia đình
Bước 2: Phân công học sinh ôn tập
Mỗi nhóm 4- 6 em
Chia làm 2 đợt thảo luận: đợt 1: 4 câu hỏi 1, 2, 3, 4
 đợt 2: 2 câu còn lại
Thảo luận nhóm rồi ghi kết quả ra bảng nhóm từng câu
Bước 3: Học sinh thảo luận
Các ý kiến của từng em trong tổ được ghi lại
Trả lời từng câu hỏi
Nhóm trưởng tóm tắt ý kiến của các bạn
Cá nhân bổ sung nội dung còn thiếu và sắp xếp nội dung có ý bằng nhau
G: yêu cầu các nhóm cử đại diện lên trình bày nội dung trả lời các câu hỏi được phân công
H: Bổ sung hoàn thiện từng câu
G: Chốt nội dung và yêu cầu học sinh ghi nhớ
Hoạt động 2
- Nhắc nhở nội dung kiểm tra học kỳ II: cho học sinh về nhà ôn tập
Tiết 69
Kiểm tra học kỳ II
I) Mục tiêu 
Đánh giá kết quả học tập của học sinh
Rút kinh nghiệm và cải tiến cách học của học sinh, cách dạy của giáo viên và rút kinh nghiệm về nội dung chương trình môn học
II) Chuẩn bị 
G: Đề kiểm tra học kỳ (bảng phụ)
III) Tiến trình hoạt động
Nội dung
Đáp án
Điểm
Phần A: Trắc nghiệm
1. Hãy chọn nội dung ở 2 cột nối lại cho phù hợp
2,5 đ
1. Người lao động có thể tăng thu nhập bằng cách...
2. Thu nhập của người nghỉ hưu là...
3. Người nghỉ hưu ngoài lương có thể...
4.Những thu nhập bằng hiện vật có thể sử dụng trực tiếp cho...
5. Làm các công việc nội trợ giúp đỡ gia đình cũng là...
a. Lương hưu, lãi tiết kiệm
b. Làm kinh tế phụ để tăng thu nhập
c. Nhu cầu hàng ngày của gia đình, còn 1 phần đem bán để lấy tiền chi cho nhu cầu khác.
d. Góp phần tăng thu nhập gia đình
e. Làm thêm giờ, tăng năng suất lao động
g. Có một khoản tiền để chi cho việc đột xuất
1- e
2- a
3- b
4- c
5- d
0.5đ
0.5đ
0.5đ
0.5đ
0.5đ
2. Điền Đ hoặc S vào ô trống
1. Chỉ cần ăn 2 bữa trưa và tối, không cần ăn sáng
2. Bữa ăn hợp lý là bữa ăn cung cấp đủ năng lượng và chất dinh dưỡng cho nhu cầu cơ thể
3. Có thể thu dọn bàn khi còn người đang ăn
4. Trẻ đang lớn cần nhiều thức ăn giàu chất đạm
S
Đ
S
Đ
0.5 đ
0.5 đ
0.5 đ
0.5 đ
Phần B: Tự luận
Câu 1: Nêu các biện pháp phòng tránh nhiễm trùng thực phẩm
Câu 2: Thực đơn là gì? Hãy xây dựng một thực đơn cho 1 bữa ăn trong gia đình em
Nêu được 6 biện pháp
Định nghĩa thực đơn.
Nêu 1 thực đơn hợp lý
3 đ
1 đ
1.5 đ
Phần C: Thu bài vê chấm

Tài liệu đính kèm:

  • docGA CongNghe6.doc