Giáo án Mĩ thuật 7 - Tiết 1, Bài 1: Thường thức mĩ thuật Sơ lược về mĩ thuật thời Trần (1226-1400)

Giáo án Mĩ thuật 7 - Tiết 1, Bài 1: Thường thức mĩ thuật Sơ lược về mĩ thuật thời Trần (1226-1400)

I. Mục tiêu:

* Kiến thức: Học sinh hiểu và nắm bắt được một số kiến thức về mĩ thuật thời Trần.

* Kĩ năng: Tìm hiểu, phân tích, tổng hợp.

* Thái độ: Ham học hỏi yêu thích tìm hiểu, nhận thức đúng đắn về truyền thống nghệ thuật của dân tộc. Biết tôn trọng yêu quý vốn cổ của ông cha để lại.

II. Đồ dùng dạy – học:

1. Đồ dùng dạy học:

1.1. Đối với Giáo viên:

 - Tranh ảnh một số công trình kiến trúc, tác phẩm mĩ thuật thời Trần.

 - Sưu tầm các bài viết về Mĩ thuật thời Trần.

1.2. Đối với học sinh:

 - Sưu tầm tranh ảnh, bài viết về Mĩ thuật thời Trần.

 - Đọc và chuẩn bị bài.

2.Phương pháp dạy học:

 - Vấn đáp gợi mở

 - Thuyết trình

 - Trực quan

III. Tiến trình dạy – học:

 - PP thảo luận nhóm, trực quan, gợi mở, thuyết trình

 

doc 5 trang Người đăng thanhmai123 Lượt xem 1967Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Mĩ thuật 7 - Tiết 1, Bài 1: Thường thức mĩ thuật Sơ lược về mĩ thuật thời Trần (1226-1400)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 22/8/10
Ngày giảng:24/8/10
Tiết 1 Bài 1: Thường thức mĩ thuật
Sơ lược về mĩ thuật thời Trần ( 1226 – 1400)
I. Mục tiêu:
* Kiến thức: Học sinh hiểu và nắm bắt được một số kiến thức về mĩ thuật thời Trần.
* Kĩ năng: Tìm hiểu, phân tích, tổng hợp.
* Thái độ: Ham học hỏi yêu thích tìm hiểu, nhận thức đúng đắn về truyền thống nghệ thuật của dân tộc. Biết tôn trọng yêu quý vốn cổ của ông cha để lại.
II. Đồ dùng dạy – học:
1. Đồ dùng dạy học:
1.1. Đối với Giáo viên:
	- Tranh ảnh một số công trình kiến trúc, tác phẩm mĩ thuật thời Trần.
	- Sưu tầm các bài viết về Mĩ thuật thời Trần.
1.2. Đối với học sinh:
	- Sưu tầm tranh ảnh, bài viết về Mĩ thuật thời Trần.
	- Đọc và chuẩn bị bài.
2.Phương pháp dạy học:
	- Vấn đáp gợi mở
	- Thuyết trình
	- Trực quan
III. Tiến trình dạy – học:
	- PP thảo luận nhóm, trực quan, gợi mở, thuyết trình
III.Tiến trình dạy học
Nội dung
Hoạt động của giáo viên
T/g
Hoạt động của học sinh
Bài 1: Thường thức Mĩ thuật
Sơ lược về mĩ thuật thời Trần (1226 - 1400)
I.Vài nét về bối cảnh xã hội.
-Sau khi thay thế nhà Lý nhà Trần đã có nhiều chính sách tiến bộ để xây dựng đất nước.
- Chế độ trung ương tập quyền được củng cố và tăng cường
- Tinh thần tự chủ tự cường ngày càng nâng cao đất nước giầu mạnh.
II. Vài nét về mĩ thuật thời Trần.
1. Kiến trúc:
a. Kiến trúc cung đình.
Một số công trình tiêu biểu:
Khu cung điện Thiên Trường( Nam Định), lăng thái sư Trần Thủ Độ( Thái Bình), khu lăng mộ An Sinh, tu bổ lai kinh thành Thăng Long.
b. Kiến trúc phật giáo:
-Phục vụ cho đời sống tinh thần tín ngưỡng của nhân dân.
-Một số công trình tiêu biểu:
Chùa Bối Khê(Hà Tây9), tháp chùa Phổ Minh( Nam Định), tháp Bình Sơn(Vĩnh Phúc)
2. Trang trí và điêu khắc.
a. Điêu khắc và trang trí
b. Chạm khắc
3. Đồ gốm.
III. Đặc điểm mĩ thuật thời Trần.
- ổn định tổ chức lớp
HĐ 1: Gv giới thiệu bài
-Mĩ thuật thời Trần là sự tiếp nối của mĩ thuật thời Lý nhưng có nét độc đáo và đặc trưng riêng. Hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu những đặc trưng đó qua bài 1
-Ghi đầu bài lên bảng
HĐ 2: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu về bối xã hội.
- Em hãy nêu những hiểu biết của mình về bối cảnh xã hội?
- Với những sự phát triển đó của thời Trần mà nền nghệ thuật thời này ngày càng phát triển và đạt được những thành công đáng kể trong kho tàng văn hoá nghệ thuật dân tộc.
HĐ 3: Gv hướng dẫn học sinh tìm hiểu vài nét về mĩ thuật thời Trần.
-Em hãy cho biết mĩ thuật thời Trần có những loại hình nào?
- Em hãy cho biết kiến trúc thời Trần có những loại hình nào?
- Kiến trúc cung đình phục vụ cho những tầng lớp nào và có những công trình tiêu biểu nào?
- Cung điện Thiên Trường là nơi các vua Trần làm hành cung(nơi nghi ngơi khi đi xa)
- Khu lăng mộ An Sinh là nơi an nghỉ của vua chúa và hoàng tộc và nơi tế lê hàng năm của hoàng tộc. Các công trình thuộc kiến trúc cung đình chủ yếu phục vụ cho vua chúa và hoàng tộc
- Hãy cho biết kiến trúc phật giáo phục vụ cho tầng lớp nào? và với mục đích gì?
- Hãy kể tên một số công trình thuộc kiến trúc phật giáo.
- Ngoài những công trình nêu trên còn có kiến trúc chùa làng được xây dựng nhiêu do đời sống bất ổn nên nhân dân tin vào thần phật họ lập ra những chùa để thời thần phật.
- Nói qua về tháp chùa Phổ Minh:
Tương truyền từ thời lý năm 1262 được làm cạnh Thiên trường là chùa của hoàng gia có quy mô khá lớn tháp có 14 tầng cao 21m bình diện vuông, cạnh chân dài 5m2 đế và tầng một làm bằng đá xanh các tầng trên làm bằng gạch, đế tháp được chạm thành một đài sen lòng sân tháp trũng xuống khiến cây tháp như được mọc nên từ một bông sen. Các tầng tháp có mái nhô ra cong vênh lên rứt khoát và nhẹ nhàng.
- Giới thiệu qua về tháp Bình Sơn:
Dựng ở sân trước chùa Vĩnh Khánh bị mất phần trên còn 11 tầng cao hơn 15 mét, đáy bình diện vuông cạnh dài 4m4 lòng tháp rỗng thông lên tận đỉnh. Toàn bộ cây tháp màu đỏ au khi ánh sáng chiếu vào tháp như phát sáng đẹp huyền ảo.
- Kết luận: kiến trúc thời Trần chia thành 2 loại hình chính là kiến trúc cung đình và kiến trúc phật giáo. Kiến trúc thời Trần đã phát triển và để lại nhiều công trình có giá trị trong kho tàng nghệ thuật dân tộc.
- Em hãy cho biết điêu khắc và chạm trang trí gắn với loại hình nghệ thuật nào? Tác dụng của nó?
- Em hãy cho biết đặc điểm của điêu khắc trang trí thời Trần? Kể tên một số tác phẩm tiêu biểu?
- Hãy cho biết đề tài của các tác phẩm chạm khắc?
* Trong giai đoạn này có một số bức chạm khắc đã đạt tới đỉnh cao của nghệ thuật và được coi là một tác phẩm độc lập có giá trị về văn hóa và lịch sử. Hình rồng được thể hiện rất khỏe khoắn thể hiện tinh thần thượng võ của quân dân nàh Trần.
- Em hãy nêu đặc điểm của đồ gốm thời Trần?
- Em hãy kể tên một số đồ gốm thời Trần?
- Yêu cầu học sinh đọc phần đặc điểm trong SGK trang 81
* Giáo viên nhấn mạnh đặc điểm của mĩ thuật thời Trần.
HĐ 4: Đánh giá nhận xét, củng cố dặn dò.
- Giáo viên đặt ra một số câu hỏi liên quan tới nội dung bài để kiểm tra phần nhân thức của học sinh
-Tóm tắt nội dung bài
* Yêu cầu học sinh về nhà học bài chuẩn bị mẫu, giấy A4, bút chì  phục vụ cho bài 2: Vẽ theo mẫu.
2’
3’
5’
30’
5’
Lắng nghe ghi chép đầu bài vào vở
- Nhà Trần thay thế nhà Lý thực hiện nhiều chính sách tiến bộ xây dựng đất nước. Chế độ trung ương tập quyền ngày càng củng cố tăng cường. Tinh thần tự chủ của dân tộc ngày càng nâng cao.
- Kiến trúc, điêu khắc và trang trí, đồ gốm.
- Có hai loại hình là kiến trúc cung đình và kiến trúc phật giáo.
- Phục vụ cho vua chúa và hoàng tộc. Nhà Trần cho tu bổ lại kinh thành thăng long, xây dựng khu cung điện Thiên Trường(Tức Mặc, Nam Định – quê hương của các vua Trần). Khu lăng mộ An Sinh, Trần Thủ Độ
- Phục vụ cho đời sống tinh thần tín ngưỡng tôn giáo của nhân dân.
- Nhà Trần đã cho xây dựng những ngôi chùa, tháp nổi tiếng như các chùa ở núi Yên Tử(Quảng Ninh) chùa Bối Khê(Hà Tây) tháp chùa Phổ Minh( Nam Định), Tháp Bình Sơn(Vĩnh Phúc)
- Gắn với nghệ thuật kiến trúc, làm cho các công trình thêm đẹp và trang nghiêm hơn
- Chủ yếu là các tượng phật, ngoài ra còn có một số tượng quan hầu và tượng thú ở một số lăng tẩm (Ngựa ở lăng Trần Hiến Tông, Hổ ở Lăng Trần Thủ Độ)
- Chủ yếu lấy từ cuộc sống và thiên nhiên
- Đồ gốm thời Trần có xương dày, thô và nặng hơn gốm thời Lý. Đồ gốm gia dụng phát triển mạnh, với nét vẽ khoáng đạt tinh tế phóng khoáng cộng với hình ảnh trang trí mang tính hiện thực cao đã tạo nên vẻ đẹp rất riêng cho gố thời Trần.
- Bát gốm men nâu, thạp gốm, bát men ngọc
- Học sinh đọc và ghi chép
- Học sinh nhắc lại kiến thức đã học

Tài liệu đính kèm:

  • docCopy of tiet 1.doc