Giáo án Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2009-2010 - Lương Trọng Tuất

Giáo án Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2009-2010 - Lương Trọng Tuất

A . Mục tiêu cần đạt :

 1. Kiến thức : + Qua bức thư người bố gửi cho con để thấm thía công lao và tình cảm của mẹ đối với người con . Từ đó suy nghĩ đến trách nhiệm làm con của mình không để bố mẹ buồn phiền .

 2. Kĩ năng : + Đọc diễn cảm văn bản nhật dụng này , học tập cách dùng từ ngữ , cách nói trực tiếp gián tiếp của một bức thư .

 3. Thái độ : + Giáo dục lòng yêu thương quí trọng cha mẹ .

B . Chuẩn bị :

 - GV : Đọc và tìm hiểu thêm về tác giả + một số bài thơ nói về mẹ của các tác giả khác .

 Soạn bài định hướng câu hỏi .

 - HS : Tìm hiểu kĩ văn bản – Soạn bài theo hướng dẫn của Sgk.

C . Tiến trình lên lớp :

 1 / ổn định :

 2 / Bài cũ : - Tóm tắt ND văn bản “ Cổng trường mở ra ” thật ngắn gọn ?

 - Qua văn bản em rút ra được bài học gì ?

 3 / Bài mới : * Giới thiệu bài : trong cuộc đời mỗi chúng ta ai cũng có mẹ .Với mẹ đôi khi ta thường có lỗi , lúc ấy ta sẽ thế nào ? – Hôm nay với bài “Mẹ tôi “các em sẽ tìm hiểu cách giải quyết tình huống ấy .

 * Tiến trình bài dạy:

* Hướng dẫn tìm hiểu chung:

-HS đọc phần chú thích sao:

- Qua phần chú thích em hiểu được gì về tác giả ?

- Em biết gì về xuất xứ tác phẩm ?

- Đây là bức thư người bố gửi cho con tại sao tác giả lại lấy nhan đề Mẹ tôi ? Có phải giữa nội dung bức thư và nhan đề không phù hợp ? ( Tiêu điểm mà các nhân vật

Và chi tiết hướng tới đều là người mẹ )

* Hướng dẫn đọc hiểu văn bản:

- Đọc : giọng nhẹ nhàng , trầm , biểu hiện cảm xúc . . .

- GV đọc mẫu -> HS đọc tiếp .- nhận xét cách đọc.

- GV kết hợp kiểm tra từ khó Sgk chú ý các từ Hán Việt : lễ độ , trưởng thành , lương tâm , hối hận , vong ơn bội nghĩa . . .

- Văn bản này viết về điều gì ?

* Hướng dẫn phân tích:

- Đọc văn bản em thấy cậu bé En ri cô đã xúc động vô cùng khi đọc thư của bố . Người bố đã nói những gì khiến cậ bé xúc động như vậy ?

- Đọc văn bản em thấy thái độ của người bố đối với En ri cô như thế nào ?

- Dựa vào đâu mà em biết được điều đó ?

- Lí do gì đã khiến cho người bố có thái độ ấy ?

- Em có nhận xét gì về cách kể của tác giả ?

- Theo em hiểu ông bố và bà mẹ của En ri cô là những người như thế nào ?

+ Thảo lụân : Theo em tại sao người bố không trực tiếp nói với Enricô mà lại viết thư ? ( tình cảm sâu sắc thường kín đáo qua thư giúp người có lỗi đỡ xấu hổ )

-Đại diện nhóm trả lời-> GV nhận xét

* Tìm hiểu về nỗi lòng En-ri-cô

- Tại sao Enricô xúc động vô cùng khi đọc thư của bố ? Hãy nêu những chi tiết cụ thể ?

-HS trả lời -> GV nhận xét -> khái quát ý .

- Thái độ của En ri cô sau khi đọc bức thư của bố ?

- Theo em En ri cô là người như thế nào ?

 * Hướng dẫn tổng kết:

-Nhận xét về nghệ thuật của văn bản?

- Qua văn bản này em có thể rút ra bài học gì cho bản thân cũng như cho mọi người ?

- HS trình bày -> nhận xét -> GV nhận xét , bổ sung đúc kết ý ghi nhớ Sgk .

- HS đọc ghi nhớ Sgk.

- GV liên hệ : Em đã từng mắc lỗi với cha mẹ chưa ?

- Em đã làm gì để sửa lỗi đó ?

* Hướng dẫn Luyện tập .

-HS đọc bài 1:

- Theo em đọan văn nào thể hiện vai trò to lớn của mẹ đối với con ? I . Tìm hiểu chung .

1/ Tác giả : Et-môn-đô Đơ Amixi(1846-1908) nhà văn I-ta-li-a.

2/ Tác phẩm : Trích tác phẩm “Những tấm lòng cao cả “ (1886 )

II. Đọc – hiểu văn bản .

1. Đọc , Từ khó :

2. Đại ý : Qua bức thư người bố muốn nhắc nhở con về công lao to lớn của người mẹ đối với con .

3. Phân tích .

a) Thái độ của người bố .

- Người bố đã nói với con

 +về lỗi lầm của cậu bé . . . khi cậu thốt ra một lời thiếu lễ độ với mẹ

+ Sự hỗn láo của con như một nhát dao đâm vào tim bố . .

+Bố nhắc đến công ơn ,sự yêu thương của mẹ : nhằm nói lên ý nghĩa và tầm quan trọng của người mẹ đối với đứa con .

+Bố khuyên con phải hối lỗi.

-> Buồn bã và tức giận . . .

-> Lời kể tỉ mỉ , chân tình mà sâu sắc .

=> Là một người mẹ rất mực yêu thương con , luôn tha thứ.

=> ông bố cũng là người rất mực yêu thương con , nhưng rất nghiêm khắc và quan tâm đến việc giáo dục con . .

b) Nỗi lòng của En ri cô

- Vì bố gợi lại những kỉ niệm giữa mẹ và En ri cô .

- Vì thái độ kiên quyết và nghiêm khắc của bố .

- Vì lời nói chân thành , sâu sắc . .

- Vì đã nhận ra sai lầm của mình

-> Xúc động , hối hận .

=> Là cậu bé ngoan , hiểu biết . . .

III . Tổng kết .

-Bằng hình thức viết thư ,lời văn tha thiết chân thành làm rõ lời khuyên bảo sâu sắc đối với con .

* Ghi nhớ : (12)

IV . Luyện tập .

1. Bài tập 1 :

”Khi đã .thương yêu đó ”

 

doc 8 trang Người đăng lananh572 Lượt xem 643Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2009-2010 - Lương Trọng Tuất", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tuần : 01	 NS: 10/08/08
Tiết : 01 Văn bản 	 ND: 12/08/08
 CỔNG TRƯỜNG MỞ RA 
A . Mục tiêu cần đạt : 
 	 1. Kiến thức : + Cảm nhận và hiểu được những tình cảm thiêng liêng , đẹp đẽ của người mẹ ïđối với con cái và vai trò to lớn của nhà trường đối với cuộc sống của mỗi con người .
 	 2. Kỹ Năng : + Hiểu được đặc điểm của văn bản nhật dụng này : như những dòng nhật ký , từ đó có cách đọc phù hợp , diễn cảm sáng tạo .
 	 3. Giáo dục :+ Tình yêu trường lớp , quý trọng thầy cô ,cha mẹ.
B . Chuẩn bị : 
 - GV : Đọc tìm hiểu kĩ văn bản + Soạn bài định hướng câu hỏi .
 Chuẩn bị tranh vẽ SGK
 - HS : Soạn bài theo hướng dẫn Sgk và GV
C . Tiến trình lên lớp :
 	 1. ổn định : 
 	 2. Bài cũ : Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
 	 3. Bài mới : * Giới thiệu : chương trình Ngữ văn lớp 7 .
 Trong đời người học sinh ,lần đầu tiên đi học thường có nhiều kỷ niệm đáng nhớ không chỉ với em , mà còn với cả người thân . Hôm nay, qua bài “Cổng trường mở ra” các em sẽ sống lại những kỷ niệm đó.
	 * Tiến trình bài dạy :
* Hướng dẫn tìm hiểu chung:
 - Nêu hiểu biết của em về tác giả , tác phẩm ?
- HS trình bày -> nhận xét .
- GV nhận xét -> chốt ý chính ( nhắc lại nội dung của văn bản nhật dụng đã được học ở lớp 6 . . . .)
* Hướng dẫn đọc hiểu văn bản:
- Đọc giọng nhẹ nhàng , xúc cảm . . 
- GV đọc mẫu -> HS đọc đọc tiếp- GV nhận xét .
- Trong văn bản có từ nào khó hiểu ?( lưu ý các từ: nhạy cảm, bận tâm , thiết giáp,
- Qua đây em hiểu nội dung văn bản nói gì ? 
* Phân tích văn bản ..
- Trong văn bản tác giả viết về ai , về việc gì ?
- Hãy tóm tắt ngắn gọn văn bản ?
- HS trình bày -> GV nhận xét -> khái quát ý : tâm trạng của người mẹ. . . 
- Đêm trước ngày khai trường tâm trạng của người mẹ như thế nào ?
- Tìm những chi tiết thể hiện tâm trạng của người mẹ ?
- Tâm trạng của đứa con như thế nào ? Tìm chi tiết cụ thể 
- Hs trình bày -> nhận xét 
- Theo em tại sao người mẹ lại không ngủ trong đêm trước ngày khai trường của con ?
 + Thảo Luận : Trong bài văn có phải người mẹ đang nói trực tiếp với con không ? Vậy người mẹ đang tâm sự với ai?
- Em có nhận xét gì về cách viết của tác giả ?
- Cách viết này có tác dụng gì ?
- Đại diện nhóm trình bày .
- GV nhận xét -> khái quát ý chính .
- Qua đây em theo em bà mẹ và đứa con là những người như thế nào ? 
- HS suy nghĩ trả lời .
- GV nhận xét -> chốt ý chính : Bài văn như những dòng tâm sự nhỏ nhẹ sâu lắng . . . Qua tâm trạng của người mẹ ta thấy tình cảm yêu thương sâu nặng của người mẹ đối với con cái . . .
* Tìm hiểu vai trò của nhà trường:
- Em hãy tìm trong bài văn những câu nói lên tầm quan trọng của nhà trường đối với thế hệ trẻ ?
- Vậy đối với mỗi con người chúng ta trường học có vai trò như thế nào ? Vì sao ? ( giúp ta nắm được tri thức . . . .)
- Ở cuối bài văn người mẹ nói :” Bước qua cổng trường”
Đã 7 năm qua . . . . em hiểu thế giới kì diệu đó là gì ?
( Điều hay lẽ phải ,là thiên nhiên,đất nước,con người,. . . )
* Hướng dẫn tổng kết : 
 - Qua văn bản em cảm nhận được điều gì ? 
- Em hãy khái quát lại những điều em rút ra được từ văn bản ?
- Em có nhận xét gì về cách viết của tác giả ?
- GV nhận xét , chốt ghi nhớ Sgk .
- HS đọc ghi nhớ Sgk
* Hướng dẫn luyện tập 
-Theo em ngày khai trường lớp Một có ý nghĩa như thế nào ?
- Qua văn bản em thấy phải làm gìđể đền đáp công ơn. cha mẹ ?
- HS trình bày -> GV nhận xét .
- HS đọc văn bản đọc thêm Sgk.
I . Tìm hiểu chung .
1. Tác giả, Tác phẩm : 
-Bài bút ký trích từ báo “ Yêu trẻ “ của Lí Lan.
II . Đọc – hiểu văn bản .
1. Đọc ,Từ khó : 
2. Nội dung : Qua tâm trạng người mẹ nhằm thể hiện tấm lòng và tình yêu con sâu sắc , và vai trò của nhà trường với con người và xã hội.
3. Phân tích .
a) Tâm trạng của người mẹ 
+ Mẹ thao thức không ngủ :
- Mẹ đắp mền , lượm đồ chơi , xem lại vài thứ , trằn trọc . . .
-> Suy nghĩ triền miên , bâng khuâng , xao xuyến . .
+ Con thanh thản nhẹ nhàng , vô tư : háo hức , rồi ngủ ngon lành 
+ Mẹ nhớ lại lần đầu mẹ đi học :với cảm giác chơi vơi, hốt hoảng Nên mẹ lo cho con .
- Ngừơi mẹ như tâm sự với con nhưng thực ra là đang nói với chính mình , đang ôn lại kỉ niệm thời cắp sách tới trường của mẹ 
- > Miêu tả tinh tế , lặp cụm từ : Làm nổi bật tâm trạng , khắc họa được tâm tư tình cảm , những điều sâu thẳm khó nói trực tiếp bằng lời được 
= > Người mẹ là người có vẻ đẹp tâm hồn , tình cảm trong sáng . . . thương yêu chăm chút quan tâm đến con cái 
= > Con luôn bé bỏng trong mắt mẹ , là niềm tin yêu của mẹ 
b) Vai trò to lớn của nhà trường đối với mỗi con người 
-“ Ai cũng biết rằng mỗi sai lầm. . . cả hàng dặm sau này” 
-> Nhà trường có một vai trò rất quan trọng đối với cuộc đời mỗi con người . . . 
III. Tổng kết :
- Văn bản nhật dụng được viết dưới dạng nhật kí , giọng điệu tâm tình . . 
- Tâm trạng ,tình cảm của mẹ đối với con. . .
* Ghi nhớ : (9)
IV. Luyện tập :
 1. Ngày khai trường lớp Một :
4 . Hướng dẫn về nhà :
 - Hãy kể về kỉ niệm đáng nhớ nhất của em về ngày khai trường .
 - Về nhà học bài , ghi nhớ – Nắm chắc nội dung, nghệ thuật của văn bản . . . 
 - Viết một đoạn văn ngắn kể lại một kỉ niệm đáng nhớ về ngày khai trường đầu tiên khi em 
 vào lớp Một ( 10 dòng) 
 - Soạn bài mới :” Mẹ tôi”
 Tuần : 01	 NS : 10 /08 /08
Tiết :02 Văn bản	 ND : 12 /08 /08
 MẸ TÔI ( E . A-mi-xi) 
A . Mục tiêu cần đạt :
 1. Kiến thức : + Qua bức thư người bố gửi cho con để thấm thía công lao và tình cảm của mẹ đối với người con . Từ đó suy nghĩ đến trách nhiệm làm con của mình không để bố mẹ buồn phiền .
 2. Kĩ năng : + Đọc diễn cảm văn bản nhật dụng này , học tập cách dùng từ ngữ , cách nói trực tiếäp gián tiếp của một bức thư .
 3. Thái độ : + Giáo dục lòng yêu thương quí trọng cha mẹ .
B . Chuẩn bị :
 - GV : Đọc và tìm hiểu thêm về tác giả + một số bài thơ nói về mẹ của các tác giả khác .
 Soạn bài định hướng câu hỏi .
 - HS : Tìm hiểu kĩ văn bản – Soạn bài theo hướng dẫn của Sgk. 
C . Tiến trình lên lớp : 
 1 / ổn định : 
 2 / Bài cũ : - Tóm tắt ND văn bản “ Cổng trường mở ra ” thật ngắn gọn ? 
 - Qua văn bản em rút ra được bài học gì ?
 3 / Bài mới : * Giới thiệu bài : trong cuộc đời mỗi chúng ta ai cũng có mẹ .Với mẹ đôi khi ta thường có lỗiï , lúc ấy ta sẽ thế nào ? – Hôm nay với bài “Mẹ tôi “các em sẽ tìm hiểu cách giải quyết tình huống ấy .
	 * Tiến trình bài dạy: 
* Hướng dẫn tìm hiểu chung:
-HS đọc phần chú thích sao:
- Qua phần chú thích em hiểu được gì về tác giả ?
- Em biết gì về xuất xứ tác phẩm ? 
- Đây là bức thư người bố gửi cho con tại sao tác giả lại lấy nhan đề Mẹ tôi ? Có phải giữa nội dung bức thư và nhan đề không phù hợp ? ( Tiêu điểm mà các nhân vật
Và chi tiết hướng tới đều là người mẹ )
* Hướng dẫn đọc hiểu văn bản: 
- Đọc : giọng nhẹ nhàng , trầm , biểu hiện cảm xúc . . .
- GV đọc mẫu -> HS đọc tiếp .- nhận xét cách đọc.
- GV kết hợp kiểm tra từ khó Sgk chú ý các từ Hán Việt : lễ độ , trưởng thành , lương tâm , hối hận , vong ơn bội nghĩa . . . 
- Văn bản này viết về điều gì ?
* Hướng dẫn phân tích: 
- Đọc văn bản em thấy cậu bé En ri cô đã xúc động vô cùng khi đọc thư của bố . Người bố đã nói những gì khiến cậ bé xúc động như vậy ?
- Đọc văn bản em thấy thái độ của người bố đối với En ri cô như thế nào ?
- Dựa vào đâu mà em biết được điều đó ?
- Lí do gì đã khiến cho người bố có thái độ ấy ?
- Em có nhận xét gì về cách kể của tác giả ?
- Theo em hiểu ông bố và bà mẹ của En ri cô là những người như thế nào ?
+ Thảo lụân : Theo em tại sao người bố không trực tiếp nói với Enricô mà lại viết thư ? ( tình cảm sâu sắc thường kín đáo qua thư giúp người có lỗi đỡ xấu hổ )
-Đại diện nhóm trả lời-> GV nhận xét
* Tìm hiểu về nỗi lòng En-ri-cô
- Tại sao Enricô xúc động vô cùng khi đọc thư của bố ? Hãy nêu những chi tiết cụ thể ?
-HS trả lời -> GV nhận xét -> khái quát ý .
- Thái độ của En ri cô sau khi đọc bức thư của bố ?
- Theo em En ri cô là người như thế nào ?
 * Hướng dẫn tổng kết:
-Nhận xét về nghệ thuật của văn bản?
- Qua văn bản này em có thể rút ra bài học gì cho bản thân cũng như cho mọi người ?
- HS trình bày -> nhận xét -> GV nhận xét , bổ sung đúc kết ý ghi nhớ Sgk .
- HS đọc ghi nhớ Sgk.
- GV liên hệ : Em đã từng mắc lỗi với cha mẹ chưa ? 
- Em đã làm gì để sửa lỗi đó ? 
* Hướng dẫn Luyện tập .
-HS đọc bài 1:
- Theo em đọan văn nào thể hiện vai trò to lớn của mẹ đối với con ?
I . Tìm hiểu chung .
1/ Tác giả : Et-môn-đô Đơ Amixi(1846-1908) nhà văn I-ta-li-a.
2/ Tác phẩm : Trích tác phẩm “Những tấm lòng cao cả “ (1886 )
II. Đọc – hiểu văn bản .
1. Đọc , Từ khó : 
2. Đại ý : Qua bức thư người bố muốn nhắc nhở con về công lao to lớn của người mẹ đối với con .
3. Phân tích .
a) Thái độ của người bố .
- Người bố đã nói với con 
 +về lỗi lầm của cậu bé . . . khi cậu thốt ra một lời thiếu lễ độ với mẹ 
+ Sự hỗn láo của con như một nhát dao đâm vào tim bố . ..
+Bố nhắc đến công ơn ,sự yêu thương của mẹ : nhằm nói lên ý nghĩa và tầm quan trọng của người mẹ đối với đứa con .
+Bố khuyên con phải hối lỗi.
-> Buồn bã và tức giận . . .
-> Lời kể tỉ mỉ , chân tình mà sâu sắc . 
=> Là một người mẹ rất mực yêu thươn ... ứ.
=> ông bố cũng là người rất mực yêu thương con , nhưng rất nghiêm khắc và quan tâm đến việc giáo dục con . . 
b) Nỗi lòng của En ri cô 
- Vì bố gợi lại những kỉ niệm giữa mẹ và En ri cô .
- Vì thái độ kiên quyết và nghiêm khắc của bố .
- Vì lời nói chân thành , sâu sắc . . 
- Vì đã nhận ra sai lầm của mình 
-> Xúc động , hối hận .
=> Là cậu bé ngoan , hiểu biết . . . 
III . Tổng kết .
-Bằng hình thức viết thư ,lời văn tha thiết chân thành làm rõ lời khuyên bảo sâu sắc đối với con .
* Ghi nhớ : (12)
IV . Luyện tập .
1. Bài tập 1 :
”Khi đã ...thương yêu đó ”
4 . Hướng dẫn về nhà: - Về nhà học thuộc lòng bức thư và đoạn thơ : Thư gửi Mẹ . . . 
 - Làm bài tập 2 – Liên hệ bản thân .
 - Soạn bài mới :” Từ ghép” .
Tuần :01	 NS : 12/08/08
Tiết : 03	 ND : 14/08/08
 TỪ GHÉP 
A . Mục tiêu cần đạt :
 1 / Kiến thức : + Nắm được cấu tạo của hai loại từ ghép : Từ ghép chính phụ và từ ghép đẳng lập .
 + Hiểu được cơ chế tạo nghĩa của từ ghép tiếng Việt ( đặc điểm về nghĩa , quan hệ ý nghĩa . . . của từ ghép )
 2 / Kĩ năng : + Biết phân biệt và sử dụng các loại từ ghép trong những ngữ cảnh cụ thể .
 + Rèn kĩ năng vận dụng thực hành .
 3 / Thái độ : + Ý thức giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.
 B . Chẩn bị :
 - Gv : Bảng phụ + một số ví dụ có liên quan đến bài học .
 Soạn bài định hướng câu hỏi .
 - Hs : Soạn bài theo hướng dẫn Sgk .
C . Tiến trình lên lớp : 
 1 / Ổn định : 
 2/ Bài cũ : Kiểm tra sự chuẩn bị của Hs .
 3 / Bài mới : * Giới thiệu bài : Nêu yêu cầu bài học
	 * Tiến trình bài dạy:
* Hướng dẫn tìm hiểu các loại từ ghép:
- Nêu một số từ ghép và từ láy đã học ở lớp dưới ?
- HS đọc bài 1
- Tìm các tiếng chính , tiếng phụ trong các từ : bà ngoại , thơm phức ?
- Tiếng phụ bổ sung ý nghĩa cho tiếng chính như thế nào 
- Nhận xét vị trí của các tiếng đó ?.
- Vậy qua phân tích em hãy cho biết từ ghép có tiếng chính đứng trước , tiếng phụ đứng sau gọi là từ ghép gì ? 
- Em có nhận xét gì về cấu tạo của từ ghép chính phụ ?
- Vậy thế nào là từ ghép chính phụ ?
- * HS đọc bài 2 ( bảng phụ : chú ý các từ đã gạch chân) 
- Các từ quần áo , trầm bổng có phân ra tiếng chính ,tiếng phụ không ?
- Các tiếng có vai trò như thế nào về ngữ pháp ?
- Tìm thêm một số từ ghép có cấu tạo kiểu này ? ( xinh đẹp , to lớn , nhà cửa . . . ). gọi là từ ghép đẳng lập .
- Vậy em hiểu thế nào là từ ghép đẳng lập ?
- Hs trình bày -> nhận xét . Gv nhận xét -> chốt ghi nhớ 
- Hs đọc ghi nhớ Sgk.
* Hướng dẫn tìm hiểu nghĩa từ ghép:
+HS đọc bài 1:
-Bà có nghĩa là gì? Bà ngoại nghĩa là gì?
-Thơm nghĩa là gì? Thơm phức ?
-Qua đó em nhận xét gì về nghĩa từ ghép chính phụ với 
Nghĩa của tiếng gốc tạo ra chúng?
+HS đọc bài 2:Yêu cầu làm gì?
-Nghĩa của mỗi tiếng quần và áo với nghĩa cả từ quần áo có gì khác nhau?
-Tương tự từ trầm bổng với mỗi tiếng trầm và bổng?
( Trầâm bổng : chỉ âm thanh lúc cao lúc thấp. ) 
-Qua đó em rút ra nghĩa của từ ghép như thế nào ?
+ HS đọc ghi nhớ.
* Hướng dẫn luyện tập:
+ Hs đọc bài tập 1 : nêu yêu cầu bài tập (Bảng phụ)
- Xếp các từ ghép cho trước vào cột sao cho hợp lí ?
- Hs lên bảng ghi vào bảng phụ
- Gv nhận xét , bổ sung .
+ HS đọc bài tập 2 -3 :( gọi 2 em làm 2 bài tập)
- lớp nhận xét -> GV bổ sung ,khái quát ý
- Hs đọc bài tập 4 : Sgk -> nêu yêu cầu bài tập .
-Thảo luận : Giải thích vì sao không gọi một cuốn sách vở?
- Gv yêu cầu Hs làm theo nhóm 
- Đại diện trình bày -> nhận xét .
- Gv nhận xét , bổ sung .
- Gv nêu yêu cầu bài tập 5 : 
- GV goị 4 em hỏi và trả lời
- Gv nhận xét -> sửa , bổ sung .
I . Các loại từ ghép .
1 / Từ ghép chính phụ .
a / Ví dụ : Sgk
 - Tiếng chính Tiếng phụ 
 + bà +ngoại 
 +thơm + phức
-> tiếng phụ bổ sung ý nghĩa cho tiếng chính . . . 
- Vị trí : tiếng chính đứng trước , tiếng phụ đứng sau 
- Ví dụ : xe đạp , hoa hồng . . . 
2 / Từ ghép đẳng lập .
a / Ví dụ 2 : 
- Quần áo -> quần + áo 
- Trầm bổng -> trầm + bổng . . . 
-> bình đẳng nhau về ngữ pháp => Từ
ghép đẳng lập
* Ghi nhớù : Sgk (14)
II . Nghĩa của từ ghép:
 1. So sánh:
-Bà:Chỉ chung người phụ nữ đã già.
-Bà ngoại: Người đàn bà sinh ra mẹ.
-Thơm:chỉ mùi dễ chịu .
-Thơm phức:mùi rất thơm bốc ra.
=> Nghĩa từ ghép chính phụ hẹp hơn nghĩa của tiếng gốc.
 2. So sánh:
- Quần áo : chỉ quần áo nói chung
-Quần: chỉ đồ mặc phần dưới cơ thể
-Aùo: chỉ đồ mặc phầán trên cơ thể
=>Nghĩa của từ ghép đẳng lập có tính khái quát hơn nghĩa mỗi tiếng.
* Ghi nhớ : (14)
II . Luyện tập .
1/ Điền từ: 
- Từ ghép chính phụ : lâu đời , xanh ngắt , nhà máy , nhà ăn , cười tủm . 
- Từ ghép đẳng lập : suy nghĩ , chài lưới , cây cỏ , ẩm ướt , đầu đuôi . . 
2/ Tạo từ ghép (b 2-3 )
+ Từ ghép chính phụ:mưa rào, làm công 
vui tươi, nhát gan.
+ Từ ghép đẳng lập : 
ham muốn học hành
ham thích học tập
3/ Bài tập 4 : 
-sách vở là từ ghép đẳng lập ,có tính hợp nghĩa nên không gọi được
4/ Bài tập 5 : 
 a. Hoa hồng : tên một loại hoa
 b. Aùo dài : tên một loại áo
 c. Cà chua : tên một loại quả
 d. Cá vàng : tên một loài cá.
 	 4 . Hướng dẫn về nhà :
 - Gv cho Hs đọc phần đọc thêm Sgk .
 - Học bài và ghi nhớ Sgk.
 - Làm bài tập còn lại ( b 6,7 ) + tìm thêm một số ví dụ về 2 loại từ ghép .
 - Soạn bài mới :” Liên kết trong văn bản .”
Tuần : 01	 NS : 13/08/08
Tiết : 04	 ND : 15/08/08 
 LIÊN KẾT TRONG VĂN BẢN 
A . Mục tiêu cần đạt : 
 1 / Kiến thức : + Hiểu được sự cần thiết phải đảm bảo tính liên kết trong văn bản khi giao tiếp 
( liên kết ở hai mặt : hình thức ngôn từ và nội dung ý nghĩa ) .
 2 / Kĩ năng :+ Bước đầu xây dựng được những văn bản có tính liên kết .
 + Rèn kĩ năng vận dụng thực hành .
 3/ Thái độ : + Có ý thức viết văn bản có sự liên kết .
B . Chuẩn bị : 
 - GV : Bảng phụ + hệ thống ví dụ _ Soạn bài định hướng tiết dạy .
 - HS : Soạn bài theo hướng dẫn của Gv .
C . Tiến trình lên lớp : 
 1 / ổn định : 
 2 / Bài cũ : 
 3 / Bài mới : * Giới thiệu bài :Nhắc khái niệm văn bản và nêu tính liên kết là gì ?
	 * Tiến trình bài dạy :
* Hướng dẫn tìm hiểu liên kết và phương tiện liên kết:
+ HS đọc bài 1 a,b,c :
- Theo em đọc mấy dòng ấy Enricô đã thật hiểu rõ bố muốn nói gì chưa ? ( Chưa hiểu được điều bố muốn nói )
- Chúng ta đều biết rằng lời nói sẽ không thể hiểu được khi các câu văn diễn đạt sai ngữ pháp . Trường hợp này có phải như thế không ?
- Như vậy muốn đoạn văn dễ hiểu thì nó phải có tính chất gì?
- Gv nhận xét -> chốt ý :chỉ có câu văn chính xác , rõ ràng đúng ngữ pháp thì vẫn chưa làm nên văn bản 
- Qua đó lí giải vì sao văn bản cần có sự liên kết ?
( GV gợi ý truyện cây tre trăm đốt)
* Tìm hiểu phương tiện liên kết:
+Đọc bài 1a :
Đoạn văn thiếu ý gì mà nó trở nên khó hiểu?Em sẽ thêm ý gì cho En-ri-côhiểu ý bố?( Xem lại văn bản)
+ Đọc 2b: đoạn văn thiếu liên kết chỗ nào? Hãy chỉ ra
- Vậy ngoài liên kếtvề nội dung ý nghĩa ,đoạn văn còn phải liên kết về mặt nào nữa? 
- Tại sao chỉ để sót mấy chữ . . . mà những câu văn đang liên kết bỗng trở nên rời rạc ?
- Qua ví dụ trên em thấy các bộ phận của văn bản thường được gắn bó với nhau như thế nào ? ( nhờ phương tiện ngôn ngữ : từ . . . câu có tính liên kết )
- Tóm lại văn bản rất cần sự liên kết ở những mặt nào ? ( hình thức , nội dung )
- Hs đọc ghi nhớ 
* Hướng dẫn luyện tập:
+ HS đọc bài 1: Các câu văn dưới đây đã có tính liên kết chưa ? Vì sao ?Em hãy sắp xếp lại cho hợp lý ?
+ Đọc bài tập 2 :( Bảng phụ đọan văn)
-Thảo luận:
 Các câu văn có tính liên kết chưa ?Vì sao ?
- Hs thảo luận -> rút ra ý - Gv nhận xét , bổ sung 
+ Bài 3 :(bảng phụ ) 
- Hãy điền từ thích hợp vào chỗ trống để đọan văn có tính liên kết ?( HS lên bảng làm)
+ Bài 4 : Hai câu văn có vẻ không liên kết nhưng chúng vẫn đứng cạnh nhau , vì sao ?
I . Liên kết và phương tiện liên kết trong văn bản 
1/ Tính liên kết .
a. Nội dung giữa các câu chưa liền ý
b. Lý do En-ri-cô không hiểu:
->Vì nội dung giữa các câu chưa có sự liên kết
c.Đoạn văn :cần các câu văn chính xác,
rõ ràng ,đúng ngữ pháp và giữa các câu 
các ý phải liên kết nhau.
 => Liên kết là một trong những tính chất quan trọng nhất của văn bản , làm cho văn bản trở nên có nghĩa , dễ hiểu . . 
2 / Phương tiện liên kết trong văn bản 
 a. Nhận xét:
-Nội dung giữa các câu chưa liên kết:
+ con thiếu lễ độ với mẹ ->bố đã thế nào?
+Tại sao bố không cho con hôn ?
b.Đoạn văn :
- Chép thiếu : Còn bây giờ . . . 
- Chép sai : của con -> đứa trẻ 
- Một ngày kia . . . còn bây giờ -> phép nghịch đối .
- Giấc ngủ . . . . gương mặt con -> phép lặp .
=> Cần có sự liên kết về hình thức 
( sử dụng những phương tiện liên kết . . . )
* Ghi nhớ : ( 18 ) 
III . Luyện tập : 
1/ Bài tập 1 : Sgk 
Câu 1 ->4 -> 2 -> 5 -> 3
 2 / Bài tập 2 : 
- Nội dung chưa liên kết
3/ Bài tập 3 :
-Điền:bà , bà, cháu, bà, bà, cháu, 
Thế là
 4/ Bài tập 4 : 
-Vì hai câu nằm trước những câu đã liên kết phía sau ,nên đã giúp cả đoạn liên kết
 	4. Hướng dẫn về nhà :
- Thế nào là liên kết câu trong văn bản ? 
 - Muốn làm cho văn bản có tính liên kết ta phải thực hiện như thế nào ?
 - Học bài , học ghi nhớ Sgk - chú ý phần ví dụ . . .
 - Làm bài tập còn lại Sgk.
 - Soạn bài mới :” Cuộc chia tay của những con búp bê “

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an van 7(1).doc