Giáo án mầm non - Chủ đề Ngành nghề bé yêu

Giáo án mầm non - Chủ đề Ngành nghề bé yêu

*Dinh dưỡng:

- Biết ích lợi của việc ăn uống đầy đủ và hợp lý đối với sức khoẻ của con người (ăn uống đầy đủ để có sức khoẻ tốt. . ) và có sức khoẻ tốt để làm việc.

- Biết làm tốt một số công việc tự phục vụ hàng ngày.

- Nhân biết và tránh một số nơi lao động, một số dụng cụ lao động có thể gây ra nguy hiểm.

*Thể chất

- Có kỷ năng và giữ thăng bằng trong một số vận động: Ném trúng đích nằm ngang và ném xa bằng một tay chạy nhanh 10m, có thể thực hiện mô phỏng một số hành động thao tác trong lao động của một số nghề.

 

doc 66 trang Người đăng levilevi Lượt xem 4466Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án mầm non - Chủ đề Ngành nghề bé yêu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHỦ ĐỀ: NGÀNH NGHỀ
THỜI GIAN THỰC HIỆN: 4 TUẦN
Từ ngày 15/11 đến ngày 10/12/2010
I. MỤC TIÊU CHỦ ĐỀ
1.Phát triển thể chất:
*Dinh dưỡng:
- Biết ích lợi của việc ăn uống đầy đủ và hợp lý đối với sức khoẻ của con người (ăn uống đầy đủ để có sức khoẻ tốt. . ) và có sức khoẻ tốt để làm việc.
- Biết làm tốt một số công việc tự phục vụ hàng ngày.
- Nhân biết và tránh một số nơi lao động, một số dụng cụ lao động có thể gây ra nguy hiểm.
*Thể chất
- Có kỷ năng và giữ thăng bằng trong một số vận động: Ném trúng đích nằm ngang và ném xa bằng một tay chạy nhanh 10m, có thể thực hiện mô phỏng một số hành động thao tác trong lao động của một số nghề.
2. Phát triển nhận thức:
- Biết trong xã hội có nhiêu nghề, ích lợi của các nghề đối với đời sống con người.
- Nhận biết được một số nghề phổ biến và một số nghề truyền thống của địa phương qua một số đặc điểm nổi bật.
- Phân loại sản phẩm, dụng cụ của một số nghề.
- Nhận biết chữ số, số lượng trong phạm vi 7.
- Biết đếm, tách, gộp nhóm theo dấu hiệu chung trong phạm vi 7.
- Nhận biết và phát âm chữ cái “u, ư”, biết cách tô chữ “u, ư”
3 Phát triển ngôn ngữ:
- Biết sữ dụng từ phù hợp để trò chuyện, thảo luận, nêu những nhận xét về môt số nghề phổ biến về nghề truyền thống của địa phương( Tên, dụng cụ, sản phẩm, ích lợi)
- Nhận dạng được một số chữ cái trong các từ chỉ tên nghề, dụng cụ sản phẩm của nghề.
- Biết một số từ mới về nghề, kể chuyện về một số nghề gần gũi quen thuộc.
4 Phát triển tình cảm- xã hội:
- Biết mọi nghề đều có ích cho xã hội, đề đáng quý, đáng trân trọng.
- Biết yêu quý người lao động.
- Biết giữ gìn và sử dụng tiết kiệm các sản phẩm lao động.
5 Phát triển thẩm mỹ:
- Biết hát và vận động theo nhạc một số bài hát về nghề nghiệp.
- Biết phối hợp các đường nét, màu sắc hình dạng có nội dung hình ảnh về các nghề.
II. CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG
- Phòng học thoáng mát, an toàn và đủ ánh sáng.
- Giáo án đầy đủ.
+ Đồ dùng:
- 2 túi cát
- Tranh vẽ về các ngành nghề
- Tranh ảnh (vật thật) về các dụng cụ lao động 
- 28 cái bay và 28 viên gạch cắt bằng giấy xốp màu.
- Tranh mẫu làm quen và tập tô chữ cái “u, ư”
- Tranh minh họa thơ “chiếc cầu mới” “Bé làm bao nhiêu nghề”...
- Giấy A4, bút vẽ, đất nặn
 + Phụ huynh: - Thường xuyên đưa trẻ đến lớp.
- Nhắc nhở phụ huynh cho trẻ mặc áo quần phù hợp với thời tiết.
- Yêu cầu phụ huynh chuẩn bị trang phục cho cháu phù hợp với khí hậu thời tiết.
- Nhắc phụ huynh đưa trẻ đến trường đúng giờ
- Đảm bảo chế độ dinh dưỡng cho cháu lúc ở nhà.
MẠNG NỘI DUNG 
Nghề phổ biến
Nghề phổ biến
NGÀNH NGHỀ BÉ YÊU
Nghề sản xuất
Nghề truyền thống
MẠNG HOẠT ĐỘNG
Phát triển thể chất
*Thể chất
- Thực hành các bài tập vận động: 
 + Ném trúng đích nằm ngang
 + Ném xa bằng 1 tay và chạy nhanh 10m
*Dinh dưỡng
- Trò chuyện về thời tiết và sức khỏe của trẻ.
- Nhắc nhở trẻ mặc trang phục phù hợp với thời tiết lạnh tránh bị ốm
Phát triển nhận thức
* LQBT TOÁN
- Trò chơi học tập, luyện tập: - Đếm đến 7, tạo nhóm có số lượng 7, nhận biết chữ số 7
- Nhận biết mối quan hệ hơn kém về số lượng trong phạm vi 7
- Chia số lượng 7 làm 2 phần
- Nhận biết khối vuông, khối cầu, khối chữ nhật
*KPKH - XH
- Trò chuyện về các nghề: Nghề thợ xây; nghề nông; nghề Bác sỹ, nghề đan lát
- Tìm hiểu về các nghề có ở địa phương
NGÀNH NGHỀ BÉ YÊU
Phát triển ngôn ngữ
*LQVH
- Kể chuyện và đọc thơ “Bé làm bao nhiêu nghề”; “Chiếc cầu mới”
- Đọc thơ kể chuyện có nội dung liên quan đến chủ đề 
*LQCC
- Làm quen, tập tô chữ cái “u, ư”
- Nhận biết các chữ cái trong từ trong tên của bạn và tên các đồ dùng, vật liệu, sản phẩm cảu các nghề.
Phát triển thẩm mỹ
* Tạo hình: Tô màu, vẽ, nặn các dụng cụ và sản phẩm của các ngành nghề
* Âm nhạc 
- Hát “Cháu yêu cô chú công nhân” 
Nghe hát “Anh phi công ơi” “Em thích làm chú Bộ đội”
- Trò chơi âm nhạc: “Đoán tên bài hát”, “Nghe tiếng hát tìm đồ vật” “Nghe bài hát đoán ngành nghề”
Phát triển tình cảm xã hội
- Quan sát, trò chuyện tìm hiểu, thực hành, biểu lộ cảm xúc qua trò chơi đóng vai cô giáo, bác công nhân, Bác sỹ, người nông dân, bé làm nội trợ, siêu thị thức ăn...
- Trò chuyện về những người người công nhân, bác sỹ, cô giáo
- Xây dựng nhà ở, cầu đường, trường học..
- Chơi trò chơi, cất dọn đồ chơi gọn gàng ngăn nắp sau khi chơi.
- Thực hiện các quy định của lớp, giữ gìn vệ sinh môi trường.
KẾ HOẠCH CHƯƠNG TRÌNH CHĂM SÓC GIÁO DỤC TRẺ
CHỦ ĐỂ: TỔ ẤM GIA ĐÌNH TÔI (4 Tuần)
Thời gian: Từ ngày 11/10 đến 29 / 10 / 2010 
 Nhánh
Thứ 
Nhánh 1+2
Nghề phổ biến
Nhánh 3
Nghề sản xuất
Nhánh 4
Nghề truyền thống
2
TD: Ném trúng đích nằm ngang
KPKH-XH: Nghề xây dựng 
TD: Ném xa bằng 1 tay và chạy nhanh 10m
KPKH-XH: Nghề đan lát
3
KPKH-XH: Nghề Bác sỹ
LQVH: Thơ “Chiếc cầu mới”
KPKH-XH: Nghề nông
Tạo hình: Vẽ cái giỏ
4
LQVT: Đếm đến7, tạo nhóm có 7 đối tượng, nhận biết số 7
LQVT: Tạo mối quan hệ hơn kém trong phạm vi 7
LQVT:Chia nhóm có số luợng 7 làm 2 phần
LQVT:Nhận biết phân biệt các khối vuông; cầu; chữ nhật
5
LQCC: “u, ư”
LQCC: Tập tô “u, ư”
LQVH: Thơ “Bé làm bao nhiêu nghề”
LQVH: Truyện: Hai anh em
6
ÂN: Hát “Cháu yêu cô chú công nhân”
Tạo hình: Tô màu các dụng cụ nghề bác sỹ
ÂN: Hát và vận động “Cháu yêu cô chú công nhân” 
ÂN: Nghe hát “Anh phi công ơi”
KẾ HOẠCH THỰC HIỆN CHỦ ĐỀ
NHÁNH 1: Ngành nghề phổ biến
TUẦN 10: Từ ngày: 8/11 đến ngày 12/11/2010
I. MỤC TIÊU:
 1.kiến thức:
- Trẻ biết được đặc điểm nổi bật của một số nghề phổ biến như nghề xây dựng, nghề bác sĩ
- Biết được công việc và những dụng cụ, sản phẩm của các nghề
- Thực hiện tự tin khéo léo, phối hợp một số vận động cơ bản : Ném trúng đích nằm ngang; chơi các trò chơi vận động...
- Thực hiện tạo nhóm và đếm đến 7, nhận biết được chữ số 7.
- Nhận biết và phát âm đúng các chữ cái “u, ư”
 2. Kỹ năng:
- Kỹ năng xếp tương ứng hai đối tượng.
- Chú ý có chủ định, phát triển tư duy sáng tạo qua các trò chơi
 3. Thái độ: 
- Giáo dục trẻ biết yêu quý và giúp đở mọi người
- Biết tôn trọng và giữ gìn sức khỏe của bản thân mình
 II.CHUẨN BỊ:
- Tranh mẫu làm quen và tập tô chữ cái “u, ư”
- Tranh ảnh về nghề Bác sĩ; tranh ảnh về đồ đung, công việc của Bác sĩ
- Đồ dùng, đồ chơi: Bóng nhựa, hình khối, gạch nhựa
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG TUẦN 10
NHÁNH 1: NGÀNH NGHỀ PHỔ BIẾN
 Thứ
Hoạt động
Tuần 1
Ngành nghề phổ biến
Thứ 2:
Thể dục
Thứ 3:
KPKH
Thứ 4:
LQBT Toán
Thứ 5:
LQCC
Thứ 6:
Âm nhạc
Thể dục sáng
Thể dục sáng: (Mỗi động tác thực hiện 2 lần 8 nhịp)
ĐT1: Hô hấp: Thổi bóng bay
ĐT2: Tay – vai: Đưa tay ra trước gập khuỷu tay
ĐT3: Chân: Đứng1 chân lên trước khuỵu gối
ĐT4: Bụng – lườn: Đứng cúi người về phía trước
 ĐT5: Bật: bật chân trước chân sau
HĐHCCĐ
Ném trúng đích nằm ngang.
TCVĐ: Kéo co
Nghề Bác sỹ
- Đếm đến 7, tạo nhóm có số lượng 7, nhận biết chữ số 7
LQCC “u, ư” 
Hát “Cháu yêu cô chú công nhân”
HĐNT
Trò chuyện về thời tiết
Quan sát cây xanh
Trò chuyện về mùa đông
Quan sát trò chuyện thiên nhiên
Hát những bài hát về nghành nghề
Hoạt động góc
- Góc phân vai: Cô giáo, Bác sỹ, cửa hàng rau quả, nấu ăn.
- Góc xây dựng: Xây công viên, xây nhà của bé, Xây trường học, xây cầu
- Góc nghệ thuật: Vẽ, tô màu các dụng cụ của nghề Bác sỹ
- Góc học tập: Tìm chữ cái mà trẻ đã học có trong từ, ôn số lượng 7. 
- Góc thiên nhiên: Chăm sóc cây.
Hoạt động chiều
Chơi các trò chơi dân gian.
Ôn các chữ cái đã học
LQCC “u, ư”
Trò chuyện về những người chữa bệnh cho bé
Sinh hoạt chuyên môn
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG HÀNG NGÀY
I. THỂ DỤC SÁNG
1. Mục đích yêu cầu:
- Trẻ thực hiện các động tác bài tập phát triển chung đều và chính xác
- Giúp trẻ hứng thú trong ngày một ngày học mới
2. Chuẩn bị:
- Xắc xô, phòng học (sân tập) sạch sẽ, an toàn.
3. Tiến hành:
Hoạt động 1: - Cho trẻ đi thành đoàn tàu kết hợp đi chậm, đi vừa, đi nhanh sau đó đứng chạy về tập trung thành 2 hàng dọc
Hoạt động 2: 
 + Bài tập phát triển chung: (Mỗi động tác thực hiện 2 lần 8 nhịp)
- Động tác 1: Hô hấp: Thổi bóng bay
- Động tác 2: Tay: Tay giang ngang gập bả vai.
- Động tác 3: Chân: Tay giang ngang, đưa ra trước đồng thời khuỵu gối
- Động tác 4: Bụng: Đưa tay lên cao cúi xuống
 - Động tác 5: Bật: Bật khép tách chân.
+ Trò chơi vận động “Cáo và Thỏ”
Cô giới thiệu cách chơi, luật chơi và tổ chức cho trẻ chơi 1 – 2 lần
Hoạt động 3: Hồi tĩnh:
Cô cho trẻ đi vòng tròn nhẹ nhàng 1 – 2 vòng
II. HOẠT ĐỘNG GÓC
- Góc phân vai: Mẹ con, Bác sỹ, cửa hàng rau quả, nấu ăn.
- Góc xây dựng: Xây dựng trường học; cầu đường; nhà ở; nhà bếp.
- Góc nghệ thuật: Vẽ, tô màu, cắt dán các đồ dùng, sản phẩm của các nghề
- Góc học tập: Tìm chữ cái mà trẻ đã học có trong từ, ôn số lượng 7. 
- Góc thiên nhiên: Chăm sóc cây
1. Mục đích yêu cầu:
- Trẻ chọn các góc chơi và chọn đồ dùng đồ chơi theo sở thích và phù hợp với trò chơi của mình
- Trẻ tham gia hứng thú ở các góc chơi, 
- Biết phối hợp chơi cùng bạn, không tranh giành đồ chơi của bạn
- Cũng cố cho trẻ cách chơi ở các góc, kỷ năng sáng tạo
- Giáo dục trẻ có tính tập thể, biết giữ gìn và bảo quản trò chơi
2. Chuẩn bị
- Các khối ghổ, nhựa, sọt rác....
- Xắc xô, bố trí các góc hợp lý
3. Cách tiến hành:
* Hoạt động 1: Thỏa thuận trước khi chơi
Cô dặn dò trẻ trước khi vào hoạt động
Cô giới thiệu các góc chơi: Cho trẻ quan sát các góc chơi và giới thiệu nội dung từng góc chơi
Cô gợi cho trẻ tự nói lên để chọn góc chơi cho mình, dặn dò trẻ khi về góc lấy đồ chơi phải nhẹ nhàng, không tranh giành nhau.
Hướng cho trẻ về các góc chơi đã chọn.
*Hoạt động 2: Quá trình chơi
Cô bao quát lớp và hướng dẫn kịp thời cho trẻ cách chơi ở các góc chơi
Cô hỏi trẻ chơi gì ở góc chơi của mình?
Hỏi trẻ như thế nào?
Cô cho trẻ tự nói lên công việc của mình.
*Hoạt động 3: Nhận xét sau khi chơi:
Cô nhận xét tuyên dương tất cả các góc chơi, nhận xét sản phẩm của trẻ làm.
Cô tuyên dương trẻ
* Kết thúc: Cho trẻ đi thu dọn đồ dùng đồ chơi cất vào giá.
Thứ 2 ngày 27 tháng 9 năm 2010
I. HOẠT ĐỘNG HỌC CÓ CHỦ ĐỊNH:
A. Hoạt động: Vận động: “Ném trúng đích nằm ngang”
TCVĐ: “Chạy về đúng nhà”
*. Mục đích yêu cầu:
- Trẻ thực hiện đúng động tác làm theo đúng yêu cầu của cô
- Trẻ thích thú và tích cực tham gia vào trò chơi vận động
- Rèn kỷ năng lắng nghe, chú ý có chủ định
- Trẻ chú ý học tập, biết nghe lời cô giáo
 * Chuẩn bị
- Phấn kẻ chỉ hoặc băng dán màu.
- Các bảng hiệu mô hình ngôi nhà có kí hiệu là các chữ cái đã học 
 * Tiến hành:
 + Hoạt động 1: 
Cô cho trẻ đi thành vòng tròn đi các kiểu chân và chạy
 - Đi bằng gót chân
 ... 
 A. Hoạt động: LQBT Toán: Nhận biết khối vuông, cầu, trụ
* Mục đích yêu cầu:
- Trẻ nhận biết được đặc điểm của các khối cầu, khối trụ, khối vuông
- So sánh điểm giống và khác nhau của các khối
- Kỉ năng so sánh, phân biệt
- Phát triển tư duy ngôn ngữ, kỉ năng diễn đạt(khả năng quan sát và sự nhanh nhạy của trẻ)
* Chuẩn bị
- Địa điễm: Phòng học rộng,an toàn
- Đồ dùng:
+ Cho trẻ: Mỗi trẻ có hính khối vuông, cầu, trụ
+ Cho cô: Như trẻ nhưng kích thước lớn hơn
* Tiến hành:
Hoạt động 1: Ổn định
Cô cho trẻ xem một số đồ dùng có hình dạng các khối
Hoạt động 2: Nhận thức
- Tổ chức chơi trò chơi “Chiếc túi kì diệu”
- Cô cho trẻ lấy các khối và nêu nhận xét của mình về các khối
- Cô cho trẻ thực hành xếp khối và so sánh điểm giống và khác nhau của các khối.
* Trò chơi: “Chuyền nhanh các khối”
Cô nêu cách chơi và luật chơi
Tổ chức cho trẻ chơi
Hoạt động 3: Kết thúc
Nhận xét buổi học và chuyển hoạt động
B. Hoạt động ngoài trời: Đọc đồng dao, câu đố về ngành nghề 
TCVĐ: Người chăn nuôi giỏi, chơi gieo hạt, 
Chơi tự do. 
* Yêu cầu: Cháu đọc thuộc bài đồng dao, câu đố về ngành nghề, chơi thành thạo trò chơi theo sự hướng dẫn của cô, giáo dục trẻ đoàn kết với nhau khi ra sân
* Chuẩn bị:
- Không gian tổ chức: tổ chức ngoài trời 
- Điều kiện phương tiện: Sân sạch sẻ, đồ chơi cho trẻ chơi. 
* Cách thực hiện 
Hoạt động 1: Dặn dò trẻ trước lúc ra sân: Cô dặn dò trẻ đưa ra yêu cầu giới thiệu địa điểm hoạt động sau đó dẫn trẻ ra sân
Hoạt động 2: Cho trẻ dọc bài đồng dao “Đi cầu đi quán”, nêu câu đố về ngành nghề.
Hoạt động 3: Trò chơi vận động: Người chăn nuôi giỏi: Cô đàm thoại để trẻ nhắc lại cách chơi, luật chơi sau đó cho trẻ chơi.
Hoạt động 4: Chơi tự do: cho trẻ chơi theo ý thích của mình, cô quan sát hướng dẫn trẻ chơi
C. Hoạt động chiều: Cho trẻ thục hành làm bài tập trong vở “Bé làm quen với chữ cái”
Cho trẻ phát âm chữ u ư.
Cho trẻ đọc đoạn thơ luyện phát âm chữ u, ư
Cho trẻ tô màu chữ u ư in rổng, nối chữ u ư in màu với chữ u ư trong từ.
Chơi tự do
* Bình cờ bé ngoan
Cho trẻ tự nhận xét về mình.
Cô nhận xét tuyên dương những trẻ ngoan. Khuyến khích trẻ chưa thực hiện tốt lần sau cố gắng nhiều hơn.
Cho trẻ lên cắm cờ bé ngoan
* Vệ sinh trả trẻ.
Cô nhắc nhở trẻ đi rửa tay, lau mặt trước khi về.
Nhắc nhở trẻ chào cô trước khi về.
II. ĐÁNH GIÁ TRẺ CUỐI NGÀY
* Những nội dung đã đạt được
- Thể dục sáng:	
- Hoạt động học: 	
- Hoạt động góc:	
- Hoạt động ngoài trời	
- Hoạt động chiều:	
* Những nội dung chưa đạt được:
* Những điều cần lưu ý:
Thứ 5 ngày 6 tháng 10 năm 2010
I. HOẠT ĐỘNG HỌC CÓ CHỦ ĐỊNH:
A. Hoạt động: LQVH: Thơ “Bé làm bao nhiêu nghề” 
* Mục đích yêu cầu:
- Trẻ hiểu được nội dung, tên của câu chuyện
- Rèn kỹ năng trả lời một số câu hỏi
- Phát triển vốn từ, cách diễn đạt mạch lạc
- Giáo dục trẻ siêng năng, giúp đở bố mẹ
* Chuẩn bị
- Địa điểm: Phòng học thoáng, an toàn
- Nội dung bài dạy
- Đồ dùng:
+ Tranh nội dung câu chuyện
+ Rối kể chuyện
* Tiến hành:
 + Hoạt động 1: Ổn định 
Cô trò chuyện với trẻ về chủ đề.
Hỏi trẻ trong cuộc sống xã hội có bao nhiêu nghề mà bé biết
+ Hoạt động 2: Giải thích và hướng dẫn
Giới thiệu câu chuyện
Cô cho trẻ quan sát tranh và đàm thoại về nội dung câu chuyện
Kể chuyện cho trẻ nghe cùng với tranh minh họa
Đàm thoại với trẻ về câu chuyện
Kể chuyện cho trẻ nghe kết hợp với rối
Giáo dục trẻ siêng năng biết giúp đở người khác
*Trò chơi: “Ghép tranh theo nội dung câu chuyện”
Hoạt động 3: Kết thúc
Cô nhận xét buổi học tuyên dương trẻ
Chuyển hoạt động
B. Hoạt động ngoài trời: Đọc thơ về nghề bộ đội
 *Yêu cầu : - Trẻ biết được các nghề trong xã hội, trong đó nghề bộ đội rất vất vả, làm nhiều việc có ích cho xã hội.
 -Trẻ biết thể hiện âm điệu, nhịp điệu phù hợp với nội dung bài thơ. 
*.Chuẩn bị: Địa điểm, tranh vẽ về chú bộ đội
*Tiến hành:
Hoạt động 1: Dặn dò trước lúc ra sân, giới thiệu với trẻ về buổi ra sân.
Hoạt động 2:. Đọc thơ: Chú bộ đội hành quân trong mưa
 Cô cho trẻ đọc thơ và đặt câu hỏi cho trẻ khám phá về nghề bộ độiTrẻ biết nghề bộ đội nhưng có nhiều tên gọi và công việc khác nhau.
Hoạt động 3 : Tiếp lương thực thực phẩm cho chú bộ đội ( TCN: uống nước) Cô hướng dẫn cách chơi,luật chơi sau đó tổ chức cho trẻ chơi
Hoạt động 4 : Chơi với đồ chơi ngoài trời: Cô hướng dẫn cho trẻ chơi, nhắc nhỡ trẻ không chạy nhảy
C. Hoạt động chiều: Hướng dẫn trẻ sữ dụng vở toán
- Củng cố nhận biết mối quan hệ hơn kém trong phạm vi 7: Trẻ biết dùng bút vẽ thêm sản phẩm, đồ dùng các nghề để có số lượng 7- Tô màu chữ số 7.
Hát bài: cháu yêu cô chú công nhân.
Cô hướng dẫn trẻ thực hiện
Trẻ thực hiện : cô theo dõi gợi ý và khuyến khích trẻ thực hiện
Cô nhận xét tuyên dương
* Bình cờ bé ngoan
Cho trẻ tự nhận xét về mình.
Cô nhận xét tuyên dương những trẻ ngoan. Khuyến khích trẻ chưa thực hiện tốt lần sau cố gắng nhiều hơn.
Cho trẻ lên cắm cờ bé ngoan
* Vệ sinh trả trẻ.
Cô nhắc nhở trẻ đi rửa tay, lau mặt trước khi về.
Nhắc nhở trẻ chào cô trước khi về.
II. ĐÁNH GIÁ TRẺ CUỐI NGÀY
* Những nội dung đã đạt được
- Thể dục sáng:	
- Hoạt động học: 	
- Hoạt động góc:	
- Hoạt động ngoài trời	
- Hoạt động chiều:	
* Những nội dung chưa đạt được:
* Những điều cần lưu ý:
Thứ 6 ngày 7 tháng 10 năm 2010
I. HOẠT ĐỘNG HỌC CÓ CHỦ ĐỊNH:
A. Hoạt động âm nhạc: Nghe hát “Anh phi công ơi”
TCÂN: Đoán âm thanh ở đâu
*. Mục đích yêu cầu:
- Trẻ thích được nghe hát
- Phát triển tai nghe và khả năng cảm thụ âm nhạc
* Chuẩn bị
- Tranh vẽ chú phi công
- Đĩa nghe nhạc cho trẻ nghe bài hát
* Tiến hành:
 Hoạt động 1: 
Cô trò chuyện với trẻ về các nghề trong xã hội
 Cô cho trẻ xem tranh vẽ chú phi công. Đàm thoại về bức tranh
 Hoạt động 2: 
Cô giới thiệu bài hát và hát cho trẻ nghe
Đàm thoại về nội dung bài hát
Cô hát lại cho trẻ nghe khuyến khích trẻ cùng vận động với cô bài hát
Cô mở đĩa cho trẻ nghe và cùng trẻ vận động theo bài hát
TCÂN: Đoán âm thanh ở đâu
Cô nêu cách chơi và luật chơi
Tổ chức cho trẻ chơi
Hoạt động 3: Kết thúc
Cho trẻ nghe lại bài hát và vận động ra sân
B. Hoạt động ngoài trời Quan sát dụng cụ làm vườn trò chơi:
TCVĐ: Chạy nhanh lấy đúng tranh, kéo cưa lừa xẻ
1.Mục đích yêu cầu:
Cháu quan sát và nếu nhận xét của mình về dụng cụ làm vườn, chơi thành thạo trò chơi, giáo dục trẻ đoàn kết với nhau khi ra sân
2. Chuẩn bị:
Sân sạch sẽ, tranh hoạt động chung cho trẻ chơi trò chơi, dụng cụ làm vườn, đồ chơi cho trẻ chơi
3. Cách thực hiện 
Hoạt động 1: Dặn dò trẻ trước lúc ra sân: Cô dặn dò trẻ đưa ra yêu cầu giới thiệu địa điểm hoạt động sau đó dẫn trẻ ra sân
Hoạt động 2: Quan sát dụng cụ làm vườn: Cô đàm thoại để trẻ quan sát và nêu nhận xét của mình về dụng cụ làm vườn, nói lên cấu tạo công dụng của các dụng cụ đó.
Hoạt động 3: Trò chơi vận động: Chạy nhanh lấy tranh, kéo cưa lừa xẽ: Cô đàm thoại nhắc lại cách chơi, luật chơi sau đó cho trẻ chơi.
Hoạt động 4: Chơi tự do: cho trẻ chơi theo ý thích của mình, cô quan sát hướng dẫn trẻ chơi
C. Hoạt động chiều:
 - Sinh hoạt văn nghệ, bình phiếu bé ngoan, vệ sinh trả trẻ.
II. ĐÁNH GIÁ TRẺ CUỐI NGÀY
* Những nội dung đã đạt được
- Thể dục sáng:	
- Hoạt động học: 	
- Hoạt động góc:	
- Hoạt động ngoài trời	
- Hoạt động chiều:	
* Những nội dung chưa đạt được:
* Những điều cần lưu ý:
PHIẾU ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN CHỦ ĐỀ:
TRƯỜNG MẦM NON
THỜI GIAN: Từ ngày 13 đến ngày 24 – 09 – 2010
A. Mục tiêu chủ đề:
 1. Các mục tiêu trẻ đã thực hiện tốt:
 + Phát triển thể chất: 
- Đa số trẻ tham gia tích cực các hoạt động, thực hiện các vận động cơ bản theo yêu cầu của cô.
 + Phát triển ngôn ngữ: 
- Trẻ nhớ mặt chữ, tên gọi của chữ.
- Nhận biết chữ có trong từ.
- Kỹ năng kể lại nội dung bức tranh theo ý của trẻ.
- trẻ ngồi đúng tư thế, cầm bút đúng khi tập tô chữ.
 + Phát triển tình cảm và kỉ năng xã hội: 
- Biết tôn trọng cô giáo và các bạn trong lớp, trường.
- Biết lễ phép, nghe lời cô giáo, chơi cùng các bạn
- Biết giữ gìn và bảo quản những đồ dùng đồ chơi trong lớp.
 + Phát triển nhận thức: 
- Phần lớn trẻ đã thực hiện được yêu cầu của cô đề ra.
- Trẻ biết được tên, công dụng và phân loại một số đồ dùng đồ chơi.
- Nhận biết và tạo được nhóm có số lượng 5
 2. Các mục tiêu trẻ chưa đạt được: 
- Trẻ còn rụt rè, nhút nhát khi gặp người lạ
 3. Những trẻ chưa đạt được mục tiêu, lý do:
- Phát triển thể chất: Ước.
 + Lý do: Trẻ còn nhút nhát chưa tự tin khi tham gia hoạt động.
- PT nhận thức: Triệu
 + Lý do: Trẻ chưa chú ý vào hoạt động.
- PT ngôn ngữ: Thẩu, Ước; Triệu 
 + Lý do: Trẻ còn nói ngọng.
- PT Tình cảm – xã hội: một số trẻ còn lầm lỳ không nghe lời cô như: Tránh, Vu, Ước
B. Nội dung của các chủ đề:
- Trẻ được truyền thụ tất cả nội dung của chủ đề lần lượt qua các hoạt động và trẻ tham gia hứng thú vào các hoạt động.
 * Các kỉ năng trẻ chưa thực hiện được, lý do:
- Kỉ năng nhận biết, phân biệt một số chất liệu của một số đồ dùng trong lớp như chất nhựa, chất sắt
- Kỉ năng trả lời câu hỏi của cô. - Lý do: Một số trẻ khả năng nhận thức còn hạn chế, suy nghỉ dài và câu trả lời còn đứt đoạn.
C. Tổ chức các hoạt động của chủ đề:
 1. Hoạt động học có chủ định:
- Đa số trẻ tham gia tích cực thể hiện được những hiểu biết của mình và phù hợp với khả năng của trẻ.
- Một số trẻ vẫn chưa chú ý vào hoạt động.
 + Lý do: Trẻ còn ham chơi, không chú ý
 2. Tổ chức chơi trong lớp:
- Vì theo điều kiện diện tích của lớp học còn nhỏ nên lớp chỉ có 4 góc chơi chủ yếu (góc học tập, góc xây dựng – góc phân vai, góc nghệ thuật, thiên nhiên) bố trí còn hạn hẹp về không gian, điều kiện tiếng ồn của các góc còn ảnh hưởng. Các góc trang trí chưa phù hợp.
- Trẻ chơi cùng nhau và không tranh giành đồ chơi của nhau.
 3. Tổ chức hoạt động ngoài trời:
- Tổ chức thường xuyên các ngày trong tuần (tùy theo điều kiện thời tiết để tổ chức cho trẻ hoạt động ngoài trời hay trong nhà)
- Các đồ chơi ngoài trời: đầy đủ và phong phú như cát, sỏi, lá cây, phấn vẽ.
- Vị trí chổ cho trẻ chơi: Ngoài sân 
- Địa điểm chơi an toàn thoáng mát.
D. Những vấn đề khác cần lưu ý:
 1. Sức khỏe của trẻ:
- Do chế độ dinh dưỡng của trẻ ở gia đình chưa hợp lý nên một số trẻ còn bị SDD ở mức nhẹ như cháu Đào (SDD chiều cao); Thẩu (cân nặng).
 2. Chuẩn bị phương tiện, học liệu, đồ chơi của cô và trẻ:
- Chuẩn bị đầy đủ phương tiện, đồ chơi cho cô và trẻ
 *Lưu ý: 
- Cần phối hợp với phụ huynh đưa trẻ đến trường đầy đủ và đều đặn.
- Cho trẻ làm quen và ôn nhưng nội dung ở gia đình.
- Giáo viên cần tiếp xúc nhiều với những trẻ còn nhút nhát hơn.
- Trang trí môi trường học tập đẹp hơn, thu hút hơn.
------------------—˜¬™–------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO AN MAM NON.doc