A. VỆ SINH - THỂ DỤC CHỐNG MỆT MỎI - ĂN QUÀ CHIỀU
b. HOẠT ĐỘNG CHIỀU
LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC
HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ MTXQ
Đề tài: Trò chuyện về ngày sinh nhật của bé
I.Mục đích- yêu cầu
* Kiến thức:
- Trẻ biết được họ tên, tuổi, ngày sinh nhật, giới tính và sở thích của
mình. Biết tên và ngày sinh nhật của 1 số bạn thân của bé
* Kĩ năng
- Rèn cho trẻ kĩ năng ghi nhớ có chủ đích
- Trẻ phát âm đúng, biết trả lời câu hỏi của cô.
* Thái độ
- Trẻ nhớ ngày sinh nhật mình, và biết quý trọng bản thân, biết giữ gìn
cơ thể sạch sẽ
CHỦ ĐIỂM: BẢN THÂN TUẦN 3 CHỦ ĐỀ: CƠ THỂ TÔI ( Thời gian từ 11 đến 15/ 10/ 2010) Thứ 2: Ngày soạn: 16/ 10/ 2010 Ngày dạy: 18/ 10 /2010 VỆ SINH - THỂ DỤC CHỐNG MỆT MỎI - ĂN QUÀ CHIỀU 1. Vệ sinh - Cho trẻ đi vệ sinh cá nhân - Cô rửa mặt mũi chân tay cho trẻ sạch sẽ cho trẻ tỉnh ngủ 2. Thể dục chống mệt mỏi - Cho trẻ tật bài thể dục nhịp điệu “ Cô dạy em” 2 lần 3. Ăn quà chiều - Cô chia đều quà cho trẻ - Cho trẻ ăn, khuyến khích trẻ ăn hết suất, ăn không rơi vãi HOẠT ĐỘNG CHIỀU 1. Rèn kĩ năng vẽ theo ý thích 2.TCVĐ: Chạy tiếp cờ 3. Nêu gương cắm cờ - vệ sinh - trả trẻ I. Yêu cầu - Trẻ thể hiện được những ấn tượng của mình về mọi sự vật hiện tượng xung quanh - Biết cách cầm bút vẽ và tô màu - Biết chơi trò chơi nhằm phát triển cơ bắp, rèn luyện sự nhanh nhẹn khéo léo II. Chuẩn bị Vở, bút chì, bút màu cho trẻ 2 lá cờ, 2 ghế học sinh Chia lớp thành 2 nhóm III. Hướng dẫn - Nhóm 1: Rèn kĩ năng vẽ theo ý thích - Cô giới thiệu dẫn dắt vào bài - Đàm thoại cùng trẻ về về những gì mà trẻ thích - Cô hỏi 1 số trẻ xem thích vẽ gì? và tư thế ngồi, cách cầm bút - Cho trẻ vẽ theo ý thích - Cô động viên, hướng dẫn khen ngợi trẻ - Cho trẻ lên truwmg bày sản phẩm - Giáo dục trẻ * Nhóm 2: TCVĐ: Chạy tiếp cờ - Cô giới thiệu tên trò chơi luật chơi và cách chơi Chia trẻ thành 2 nhóm bằng nhau - Trẻ xếp thành hàng dọc, Hai cháu ở đầu hàng cầm cờ.Đặt ghế cách các cháu đứng 2m. khi có hiệu lệnh trẻ phải chạy nhanh về phía ghế, vòng qua ghế rồi chạy về chuyển cờ cho bạn thứ 2 và đứng về cuối hàng. khi nhận được cờ, cháu thứ 2 phải chạy ngay lên và phải vòng qua ghế, rồi về chỗ đưa cờ cho bạn thứ 3. cứ như vậy, nhóm nào hết lượt trước là thắng cuộc. Ai chưa chạy vòng qua ghế hoặc chưa có cờ đã chạy thì phải quay trở lại chạy từ đầu - Cho trẻ chơi nhiều lần Trong quá trình trẻ chơi cô bao quát động viên khuyến khích trẻ chơi * Cho trẻ chơi 5 - 7 phút đổi vai chơi cho trẻ 3. Nêu gương cắm cờ - Vệ sinh - trả trẻ a. Nêu gương cắm cờ - Cho trẻ đọc tiêu chuẩn bé ngoan - trẻ tự nhận xét giữa các tổ - Cô nhận xét chung - Cho trẻ ngoan lên cắm cờ - Cô động viên khuyến khích để lần sau trẻ cố gắng hơn b. Vệ sinh - trả trẻ - Cô vệ sinh mặt mũi chân tay cho trẻ sạch sẽ - Trả trẻ tới tận tay phụ huynh, trao đổi về tình hình sức khoẻ, học tập trong ngày của trẻ ***** Thứ 3 Ngày soạn: 16/ 10/ 2010 Ngày dạy: 19/ 10 /2010 A. VỆ SINH - THỂ DỤC CHỐNG MỆT MỎI - ĂN QUÀ CHIỀU HOẠT ĐỘNG CHIỀU LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ MTXQ Đề tài: Trò chuyện về ngày sinh nhật của bé I.Mục đích- yêu cầu * Kiến thức: - Trẻ biết được họ tên, tuổi, ngày sinh nhật, giới tính và sở thích của mình. Biết tên và ngày sinh nhật của 1 số bạn thân của bé * Kĩ năng - Rèn cho trẻ kĩ năng ghi nhớ có chủ đích - Trẻ phát âm đúng, biết trả lời câu hỏi của cô. * Thái độ - Trẻ nhớ ngày sinh nhật mình, và biết quý trọng bản thân, biết giữ gìn cơ thể sạch sẽ II. Chuẩn bị * Địa điểm: Trong lớp học * Đồ dựng: Một số tranh về tổ chức sinh nhật cho trẻ * Tớch hợp: Văn học( thơ:Phải là hai tay) Âm nhạc: Mừng sinh nhật III. Tiến hành Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ * HĐ1: Bé vui ca hát - Cụ và trẻ hỏt bài: Mừng sinh nhật + Cỏc con vừa hỏt bài hỏt gỡ? + Bài hát nói về ngày gì? + Trò chuyện cùng trẻ về chủ điểm * HĐ2: Bộ cựng khỏm phỏ Giới thiệu: Mỗi chúng ta khi sinh ra đều có tên tuổi, có ngày tháng năm sinh. Ngày sinh của chúng mình chính là ngày sinh nhật đấy. Hôm nay chúng mình cùng trò chuyện về ngày sinh nhật của các bạn trong lớp mình nhé a. Bé trò chuyện - Các con đã được bố mẹ tổ chức sinh nhật bao giờ chưa? - Trong buổi lễ sinh nhật của con có những ai? - Mọi người đã chúc mừng các con như thế nào? - Trong buổi sinh nhật bố mẹ mua sắm cho các con những gì? Các bạn tới dự sinh nhật đã tặng gì cho các con? Khi được bố mẹ và người thân tặng quà và chúc mừng các con phải như thế nào? Các con có thấy vui trong ngày sinh nhật của mình không? Các con ạ! Mỗi chúng ta sinh ra đều có 1 ngày, tháng năm sinh khác nhau. Hàng năm cứ vào những ngày tháng đó thì chúng mình sẽ được thêm 1 tuổi mới, lớn thêm 1 chút. Ngày sinh của chúng mình hàng năm sẽ là ngày sinh nhật. Trong ngày sinh nhật bố mẹ thường mua cho chúng mình bánh ga tô, thắp những cây nến tương ứng với số tuổi. Các con sẽ được người thân trong gia đình và bạn bè đến tặng quà và chúc mừng sinh nhật. Các con nhớ phải nói lời cảm ơn tới những người thân và bạn bè của mình nhé! Bây giờ cô muốn biết họ tên của các con Con sinh ngày tháng năm nào? Gia đình con có những ai? Giới tính của con là nam hay nữ? Sở thích của con là gì? Cô lần lượt mời trẻ trả lời theo yêu cầu của cô VD: Cháu tên là Triệu Thuỳ Linh. Năm nay cháu 5 tuổi, cháu sinh ngày tháng nămGia đình cháu có 4 người. Sở thích của cháu là múa hát Nếu trẻ không nói được cô cô gợi ý hướng dẫn trẻ để trẻ có thể giới thiệu về mình Cô khuyến khích động viên, khen ngợi trẻ Tớch hơp văn học: Thơ (Phải là hai tay) Cô và trẻ đọc 2 lần - Hỏi trẻ tờn bài thơ Kết thỳc: - Cho trẻ ra chơi nhẹ nhàng -Trẻ hỏt -Trẻ trả lời -Trẻ lắng nghe -Trẻ trả lời -Trẻ lắng nghe -Trẻ trả lời -Trẻ đọc thơ - Trẻ trả lời - Trẻ ra chơi 2. cung cấp kiến thức: Đếm đến 6, nhận biết các nhóm có 6 đối tượng, nhận biết số 6 1. Yêu cầu - Trẻ đếm được tới 6, nhận biết được số 6 - Trẻ nhận biết được những nhóm đồ vật có số lượng là 6 2. Chuẩn bị - Mỗi trẻ 6 con thỏ, 6 cây nấm, các thẻ số - Các nhóm đồ vật có số lượng 6 xếp xung quanh lớp - Đồ dùng của cô giống của trẻ kích thước lớn hơn 3. Tiến hành - Ôn lại số lượng 5 - Cho trẻ xếp số thỏ ra. Sau đó xếp số nấm ra. Số nấm ít hơn số thỏ - cho trẻ so sánh và xếp thêm số nấm ra - Sau đó lần lượt cất số nấm và số thỏ đi, vừa cất vừa đếm - Cho trẻ chơi trò chơi tìm nhà. Cho trẻ chơi 2, 3 lần 3. Nêu gương cắm cờ - vệ sinh - trả trẻ Như thứ 2 THỨ 4 NGHỈ TOẠ ĐÀM NGÀY 20/ 10 Thứ 5 Ngày soạn:17/ 10/ 2010 Ngày dạy: 21/ 10 /2010 A. VỆ SINH - THỂ DỤC CHỐNG MỆT MỎI - ĂN QUÀ CHIỀU B. HOẠT ĐỘNG CHIỀU LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN TC - XH HOẠT ĐỘNG LÀM QUEN VỚI VĂN HỌC Đề tài: Chuyện của dê con I. Mục đích- yêu cầu * Kiến thức: - Trẻ nhớ tên câu truyện, tên tác giả - Biết kể lại từng đoạn truyện theo sự hướng dẫn của cô giáo - Biết vâng lời ông bà, cha mẹ và những người lớn tuổi * Kỹ năng: - Rèn kỹ năng kể lại chuyện cho trẻ - Phát triển vốn từ cho trẻ * Giáo dục: - Trẻ biết vâng lời ông bà cha mẹ và những người lớn tuổi - Có ý thức trong giờ học II. Chuẩn bị * Địa điểm: Trong lớp học * Đồ dùng: - Tranh minh hoạ cho câu truyện * Tích hợp: Âm nhạc “ Mời bạn ăn “ III. Tiến hành Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ 1. Hoạt động 1. Bé cùng trò chuyện Cô cho trẻ hát bài “Em là bông hồng nhỏ”, đàm thoại về bài hát và giáo dục trẻ. 2. Hoạt động 2: bé cùng nghe chuyện - Giờ học hôm nay cô kể cho các cháu nghe câu truyện “Chuyện của dê con” các con có thích không? * Cô kể lần 1 (Không kèm tranh). - Giới thiệu tên tác giả, tác phẩm. * Cô kể lần 2 kèm tranh minh họa. - Hỏi tên truyện, tácgiả. (Chuyện của dê con phỏng theo báo hoạ mi) 3. Hoạt động 3: Giúp trẻ hiểu tác phẩm. - Trong truyện có những nhân vật nào? - Trước khi đi tìm thức ăn ở trong rừng Dê mẹ dặn Dê con như thế nào? - Dê con có nghe lời mẹ dặn không? - Dê con đã trả lời mẹ như thế nào? - Dê con đã gặp những ai ở trong rừng -Bạn hươu đã nói gì với dê con? - Dê con có nghe bạn hươu nói hết câu không? - Sóc đã nói gì với dê con? Dê con có nghe sóc nói không? - Ai đã cứu de con không bị chó sói ăn thịt? - Dê con có biết lỗi không? Dê con đã nói với mẹ như thế nào? - Các con hãy cho cô biết nội dung câu truyện này là gì? * Giảng nội dung: Câu truyện nói đến chú Dê con đã không chịu nghe lời me và các bạn dăn, nên suýt nưa đã bị chó sói ăn thịt đấy. Vì vậy mà chúng mình không được học tập dê con nhé. * Cô kể lần 3: minh hoạ - Cho trẻ kể lại từng đoạn truyện theo sự hướng dẫn của cô. - Qua câu chuyện tác giả muốn nhắn nhủ chúng mình điều gì? * Củng cố, hỏi tên bài, nhận xét, giáo dục trẻ - Cho trẻ đọc bài thơ “tay ngoan” Cho trẻ ra chơi. Trẻ hát cùng cô Trẻ lắng nghe Trẻ nghe cô kể Trẻ nghe cô kể và quan sát tranh Trả lời câu hỏi của cô Trẻ trả lời câu hỏi của cô Trẻ trả lời câu hỏi của cô Trẻ lắng nghe Trẻ nghe cô kể Trẻ kể chuyện Trẻ đọc thơ Ra chơi 2. Rèn kĩ năng hát và vận động bài “ Mời bạn ăn” 1. Yêu cầu: - Trẻ thuộc và biết vận động theo đúng giai điệu bài hát - Nhớ tên bài, tên tác giả 2. Chuẩn bị Các đồ dùng để trẻ vận động 3. Tiến hành -Cô và trẻ hát lại bài hát 2 lần - Cô hướng dẫn trẻ vận động 2,3 lần - Cô vừa vận động vừa phân tích cho trẻ nghe -Cho cả lớp vận động cùng cô 2, 3 lần - Cho tổ, nhóm, cá nhân trẻ vận động nhiều lần - Hỏi lại tên bài, tên tác giả, giáo dục trẻ - Cho trẻ đổi nhóm chơi 3. Nêu gương cắm cờ - vệ sinh - trả trẻ ***** Thứ 6 Ngày soạn:17/ 10/ 2010 Ngày dạy: 22/ 10 /2010 A. VỆ SINH - THỂ DỤC CHỐNG MỆT MỎI - ĂN QUÀ CHIỀU B. HOẠT ĐỘNG CHIỀU 1. Rèn kĩ năng nhảy khép tách chân, tung và bắt bóng I. Yêu cầu - Trẻ biết cách nhảy tách và khép chân - Biết cách tung và bắt bóng II. Chuẩn bị - Sân tập bằng phẳng sạch sẽ - 8 đến 10 quả bóng III. Tiến hành - Cô làm mẫu lần 1: không giải thích - Cô Làm mẫu lần 2: kết hợp giải thích - Cô làm mẫu lần 3: Hoàn chỉnh - Cho lần lượt từng trẻ lên thực hiện 2, 3 lần - Cho từng tổ thi đua nhau tập - Cô động viên khuyến khích trẻ tập - Củng cố, giáo dục trẻ - Cho 2 trẻ lên thực hiện lại 2. BIỂU DIỄN VĂN NGHỆ I: Yêu cầu: - Trẻ hát và biểu diễn mạnh dạn các bài hát đã học, bài thơ câu truyện về chủ điểm hoặc các bài có nội dung về chủ điểm. II: Chuẩn bị: Xắc xô, phách tre, mũ âm nhạc, hoa. III: Tiến hành: * Hoạt động 1 : Mở đầu chương trình - ổn định tổ chức lớp: Cô giới thiệu về buổi biểu diễn văn nghệ, cô giáo dẫn chương trình văn nghệ. * Hoạt động 2 : Ca sĩ tí hon - Cả lớp là ca sĩ và các khán giả nhí, mở đầu chương trình là bài hát tập thể với bài hát “Mời bạn ăn” nhạc và lời của Trần Ngọc - Thơ “Tâm sự của cái mũi” do bạn Thu Hạnh thể hiện. - Tam ca với bài hát “Cái mũi” - Thơ “Phải là hai tay” - Đơn ca “Đường và chân” - Cô giáo hát bài “Múa cho mẹ xem” - Song ca bài “Em là bông hồng nhỏ” - Thơ “Cô giáo của con” do tập thể cả lớp trình bày. - Cho trẻ tự xung phong hát và giới thiệu bạn hát. * Hoạt động 3: Kết thúc chương trình Chương trình văn nghệ của lớp MG 5,6 tuổi đến đây là hết, xin chào và hẹn gặp lại 3. Nêu gương bé ngoan - vệ sinh - trả trẻ a. Nêu gương bé ngoan - Cho trẻ đọc tiêu chuẩn bé ngoan - trẻ tự nhận xét giữa các tổ - Cô nhận xét chung - Phát phiếu bé ngoan cho trẻ - Cô động viên khuyến khích để lần sau trẻ cố gắng hơn b. Vệ sinh - trả trẻ - Cô vệ sinh mặt mũi chân tay cho trẻ sạch sẽ - Trả trẻ tới tận tay phụ huynh, trao đổi về tình hình sức khoẻ, học tập trong ngày của trẻ
Tài liệu đính kèm: