Giáo án lớp 9 môn Vật lí - Tiết 24: Bài 21: Nam châm vĩnh cửu

Giáo án lớp 9 môn Vật lí - Tiết 24: Bài 21: Nam châm vĩnh cửu

– Mục tiêu:

1 – Kiến thức:

ã Mô tả được từ tính của nam châm.

ã Biết cách xác định các cực từ bắc, nam của nam châm.

ã Biết được các cực từ loại nào thì hút nhau, loại nào thì đẩy nhau.

ã Mô tả được cấu tạo của la bàn

2 – Kĩ năng

ã Xác định cực của nam châm.

ã Giải thích được hoạt động của la bàn, biết sử dụng la bàn để xác định phương hướng.

3 – Thái độ:

ã Yêu thích môn học

 

doc 131 trang Người đăng levilevi Lượt xem 3504Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án lớp 9 môn Vật lí - Tiết 24: Bài 21: Nam châm vĩnh cửu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:
Ngày giảng:
Chương II: Điện từ học.
Tiết 24:
Bài 21: Nam châm vĩnh cửu.
A – Mục tiêu:
1 – Kiến thức:
Mô tả được từ tính của nam châm.
Biết cách xác định các cực từ bắc, nam của nam châm.
Biết được các cực từ loại nào thì hút nhau, loại nào thì đẩy nhau.
Mô tả được cấu tạo của la bàn
2 – Kĩ năng
Xác định cực của nam châm.
Giải thích được hoạt động của la bàn, biết sử dụng la bàn để xác định phương hướng.
3 – Thái độ:
Yêu thích môn học
B – Chuẩn bị:
 Mỗi nhóm HS
2 thanh nam châm thẳng, trong đó có 1 thanh được bọc kín để che phần sơn và tên các cực.
1 ít vụn sắt chộn lẫn vụn nhôm, đồng, xốp....
1 nam châm chữ U ;1 la bàn; 
1 kim nam châm đặt trên mũi nhọn thẳng đứng.
1 giá TN và 1 sợi dây để treo thanh nam châm.
C – Tổ chức hoạt động dạy – học.
ổn định :Lớp 9
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 1: Giới thiệu chương II – Tổ chức tình huống. (3phút)
GV cho 1 HS đọc to phần mục tiêu của chương II (SGK/57)
ĐVĐ: ở lớp 7 ta đã được học và biết được đặc tính của nam châm vĩnh cửu. ở lớp 9 ta đi ôn lại các kiến thức đó và xét xem nam châm có những ứng dụng gì ?
Hoạt động 2: Nhớ lại kiến thức về từ tính của nam châm .(5phút)
GV tổ chức cho HS nhớ lại kiến thức cũ
+ Nam châm là vật có đặc điểm gì ?
+Em hãy nêu phương án loại sắt ra khỏi hỗn hợp (sắt, nhôm, đồng, xốp).
GV hướng dẫn HS thảo luận để đưa ra phương án đúng.
+Y/c cá nhóm tiến hành TN của câu C1.
+ Gọi đại diện các nhóm báo cáo kết quả TN.
GV nhắc lại: “Nam châm có đặc tính hút sắt hay bị sắt hút”.
Hoạt động 3: Phát hiện thêm tính chất từ của nam châm. (10phút)
+Y/c HS đọc SGK để nắm vững Y/c của câu hỏi C2.
GV giao dụng cụ TN cho các nhóm.
+Y/c HS vận dụng kiến thức địa lí để xác định hướng đông, tây, nam, bắc sau đó trả lời các câu hỏi.
+Qua TN trên em rút ra kết luận gì ?
GV cho HS đọc thông tin về quy ước kí hiệu (SGK/59).
Hoạt động 4: Tìm hiểu sự tương tác giữa 2 nam châm.(12phút)
+ Y/c HS đọc câu C3 và C4 rồi làm TN.
GV hướng dẫn thảo luận và rút ra nhận xét.
+Qua TN trên ta rút ra được kết luận gì?
+ Y/c HS nêu kết luận và ghi vở.
Hoạt động 5: Vận dụng – Củng cố. (15phút)
GV cho HS trả lời câu C5.
GV phát la bàn cho HS các nhóm và Y/c cá nhóm thảo luận câu C6.
GV phát cho các nhóm 1 thanh nam châm đã bị che các cực và 1 thanh nam châm biết các cực.
+Em hãy nêu cách làm TN để xác đinh tên các cực của nam châm bị che các cực.
 +Y/c HS nêu các đặc điểm của nam châm mà ta đã tìm hiểu qua bài học. 
Hướng dẫn về nhà:
+Học thuộc phần ghi nhớ.
+Làm các bài tập ở SBT.
+Đọc phần có thể em chưa biết.
+Đọc và nghiên cứu trước bài 22 “Tác dụng từ của dòng điện – Từ trường.
+Cá nhân HS đọc mục tiêu của chương II (SGK/57)
I – Từ tính của nam châm.
1 – Thí nghiệm:
HS trả lời câu hỏi của GV:
+Nam châm có đặc điểm là hút sắt hay bị sắt hút. 
+Nam châm có 2 cực ( Cực bắc và cực nam).
HS nêu phương án loại sắt ra khỏi hỗn hợp. (sắt, nhôm, đồng, xốp).
+Các nhóm tiến hành TN câu C1.
+Cá nhân HS nghiên cứu câu C2
+Các nhóm tiến hành TN câu C2.
C2: Khi đã đứng yên, cân bằng. Kim nam châm nằm dọc theo hướng Bắc – Nam.
+Khi xoay kim nam châm lệch đi đến vị trí khác. Khi cân bằng kim nam châm vẫn nằm dọc theo hướng Bắc – Nam.
2 – Kết luận:
+HS đọc kết luận (SGK/58)
Quy ước:
+ Màu đỏ (N) à Cực bắc.
+Màu xanh (B) à Cực nam.
II – Tương tác giữa hai nam châm.
1 – Thí nghiệm:
HS làm TN theo nhóm để trả lời câu C3; C4.
C3: Cực bắc của thanh nam châm hút cực nam của thanh nam châm.
C4: Các cực cùng tên của 2 nam châm thì đẩy nhau.
2 – Kết luận.
*Khi đặt 2 nam châm gần nhau, các từ cực cùng tên thì đẩy nhau . Các từ cực khác tên thì hút nhau.
III – VậN DụNG
+HS đứng tại chỗ để trả lời câu C5.
+Các nhóm quan sát la bàn và thảo luận để trả lời câu C6.
C6: Bộ phận chính của la bàn là kim nam châm. Vì tại mọi điểm trên mặt đất (Trừ ở 2 cực) kim nam châm luôn chỉ theo hướng Nam – Bắc.
+HS tự thảo luận và trả lời câu C7+C8.
HS đọc phần ghi nhớ SGK.
*Ghi nhớ (SGK/60)
Ngày soạn: 
Ngày giảng:
Tiết 25:
Bài 22: Tác dụng từ của dòng điện 
 Từ trường.
A – Mục tiêu:
1 – Kiên thức:
Mô tả được TN về tác dụng từ của dòng điện.
Trả lời được các câu hỏi từ trường tồn tại ở đâu.
Biết cách nhận biết từ trường.
2 – Kĩ năng:
Lắp đặt TN.
Nhận biết từ trường.
3 – Thái độ:
Ham, thích tìm hiểu hiện tượng vật lí.
B – Chuẩn bị:
*Mỗi nhóm HS:
2 giá đỡ TN ; 1công tắc ; 1 biến trở ; 5 đoạn dây nối.
1 nguồn điện 3V – 6V
1 kim nam châm được đặt trên giá đỡ có trục thẳng đứng.
1 đoạn dây đồng dài 30cm.
1 Ampe kế có GHĐ 2A và ĐCNN 0,1A.
C – Tổ chức hoạt động dạy – học
ổn định : Lớp 9 :33/33
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ – Tổ chức tình huống học tập.(5Phút)
Y/c lớp trưởng báo cáo sĩ số
GV nêu Y/c kiểm tra:
HS 1: Trả lời bài 21.2 (SBT/26)
HS 2: Trả lời bài 21.3 (SBT/26)
GV nhận xét và cho điểm.
ĐVĐ : GV đặt vấn đề như SGK.
Hoạt động 2: Phát hiện tính chất từ của dòng điện.(10phút)
+Y/c HS nghiên cứu cách bố trí TN trong H22.1 (SGK/61).
+Gọi HS nêu mục tiêu của TN và cách bố trí , tiến hành TN.
GV phát dụng cụ cho các nhóm.
+Y/c các nhóm tiến hành TN và quan sát hiện tượng để trả lời câu C1.
GV lưu ý:
+Dây dẫn phải đặt // với kim nam châm khi chưa có dòng điện chạy qua dây dẫn.
+TN để chứng tỏ điều gì ?
GV thông báo kết luận như SGK.
Hoạt động 3: Tìm hiểu từ trường.(15phút)
GV: Trong TN trên nam châm đặt dưới và // vớidây dẫn thì chịu tác dụng của lực từ. Có phải chỉ ở vị trí đó mới có lực từ tác dụng lên kim nam châm hay không ? Làm thế nào để trả lời câu hỏi này ?
+Y/c HS thảo luận nhóm đưa ra phương án kiểm tra.
+Y/c các nhóm tiến hành TN và thống nhất câu trả lời C2 và C3.
GV hỏi:
+TN chứng tỏ không gian xung quanh nam châm và xung quanh dòng điện có đặc điểm gì ?
+ vậy từ trường tồn tại ở đâu ?
+Y/c HS nêu kết luận và ghi vào vở.
Hoạt đông 4: Tìm hiểu cách nhận biết từ trường.(3phút)
GV: Người ta không nhận biết từ trường trực tiếp bằng giác quan . Vậy có thể nhận biết từ trường bằng cách nào ?
Hoạt động 5: Vận dụng - Củng cố (12phút) .
GV cho HS làm câu C4 ; C5 ; C6 vào vở.
+Y/c HS trong lớp thảo luận.
GV cho HS nhắc lại những kiến thức cơ bản trong bài và cách bố trí TN.
GV thông báo: TN trên gọi là TN 
ơ-xtet.
+Y/c 1HS đứng tại chỗ đọc phần ghi nhớ.
Hướng dẫn về nhà:
+Học thuộc phần ghi nhớ.
+Làm các bài tập 22.1 à 22.4 (SBT)
+Đọc và nghiên cứu trước bài 23 “ Từ phổ - Đường sức từ”
+ Lớp trưởng báo cáo sĩ số
2 HS lên bảng kiểm tra:
HS1: Bài 21.2
+ Trong 2 thanh có 1 thanh không phải là nam châm.Vì nếu cả 2 thanh là nam châm thì khi đổi đầu chúng phải đẩy nhau.
HS2: Bài 21.3
+ Dựa vào sự định hướng của thanh nam châm trong từ trường của trái đất. Hoặc dùng 1 nam châm khác đã biết tên cực để xác định tên cực của thanh nam châm kia.
I – Lực từ.
1 – Thí nghiệm:
+ Cá nhân HS nghiên cứu TN ở H22.1.
HS nêu cách tiến hành TN và mục tiêu TN.
+Mục đích là kiểm tra xem dòng điện chạy qua dây dẫn có tác dụng từ hay không ?
+Bố trí TN như hình vẽ: (Kim nam châm phải đặt // với dây dẫn).
+Cho dòng điện chạy qua và quan sát hiện tượng.
HS tiến hành TN theo nhóm.
C1: Khi dòng điện chạy qua dây dẫn thì kim nam châm bị lệch đi. Khi ngắt dòng điện thì kim nam châm lại trở về vị trí cũ.
HS rút ra kết luận:
2 - Kết luận:
Dòng điện gây ra tác dụng lực lên kim nam châm đặt gần nó. Chứng tỏ dòng điện có tác dụng từ.
II – Từ trường:
1 – Thí nghiệm:
HS đưa ra phương án TN:
+Đưa kim nam châm đến các vị trí khác nhau xung quanh dây dẫn.
HS tiến hành thí nghiệm để trả lời câu C2 và C3.
C2: Kim nam châm lệch khỏi hướng Bắc – Nam địa lí.
C3 Kim nam châm luôn chỉ 1 hướng xác định.
HS: TN chứng tỏ không gian xung quanh nam châm và xung quanh dòng điện có khả năng tác dụng lực từ lên kim nam châm đặt trong nó.
2 – Lết luận:
Xung quanh nam châm và xung quanh dòng điện tồn tại 1 từ trường.
3 – Cách nhận biết từ trường.
HS nêu cách nhận biết từ trường.
+Dùng nam châm thử đưa vào không gian cần kiểm tra. Nừu có lực từ tác dụng lên kim nam châm thì nơi đó có từ trường.
III – Vận dụng
+Từng HS đứng tại chỗ trả lời câu C4 ; C5 ; C6 và HS trong lớp thảo luận đưa ra câu trả lời đúng.
C4: Đặt kim nam châm lai gần dây dẫn AB. Nừu kim nam châm bị lệch khỏi hướng Băc-Nam của địa lí thì trong dây dẫn AB có dòng điện.
C5: Đó là TN đặt kim nam châm ở trạng thái tư do. Khi đã đứng yên kim nam châm luôn chỉ hướng Bắc –Nam của địa lí.
C6: Không gian xung quanh kim nam châm có từ trường.
HS đọc phần ghi nhớ SGK.
*Ghi nhớ (SGK/62).
Ngày soạn:
Ngày giảng:
Tiết 26
Bài 23: Từ phổ - đường sức từ
A – Mục tiêu:
1 – Kiến thức:
Biết cách dùng mạt sắt tạo ra từ phổ của thanh nam châm.
Biết cách vẽ các đường sức từ và xác định chiều của đường sức từ.
2 – Kĩ năng:
Nhận biết cực của nam châm.
Vẽ đường sức từ cho nam châm thẳng và nam châm chữ U
3 – Thái độ:
Trung thực , cẩn thận, khéo léo trong thao tác TN.
B – Chuẩn bị:
*Mỗi nhóm HS:
1 thanh nam châm thẳng.
1 tấm nhựa cứng trong có mạt sắt.
1 số kim nam châm nhỏ có trụ quay thẳng đứng
*Giáo viên:
1 bộ TN đường sức từ.
C – Tổ chức hoạt động dạy – Học
ổn định lớp9 : 33/33
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 1: Kiểm tra – Tổ chức tình huống học tập (7phút)
Y/c: lớp trưởng báo cáo sĩ số
GV nêu Y/c kiểm tra:
HS1: +Nêu đặc điểm của nam châm.
+ Chữa bài 22.1 (SBT/27)
HS2: Chữa bài 22.2 và 22.3 (SBT/27)
GV nhận xét và cho điểm.
ĐVĐ: Bằng mắt thường ta không nhìn thấy từ trường . Vậy làm thế nào để có thể hình dung ra từ trường và nghiên cưu từ tính của nó một cách thuận lợi và dễ dàng ? à Bài mới:
Hoạt động 2: Thí nghiệm tạo ra từ phổ của nam châm. (10phút)
+Y/c HS tự nghiên cứu TN
+Gọi HS nêu các dụng cụ TN và cách tiến hành TN.
GV phát dụng cụ cho các nhóm.
GV lưu ý :
+Không để mạt sắt dày quá.
+Không đặt nghiêng tấm nhựa so với bề mặt của nam châm.
+Y/c HS các nhóm tiến hành TN.
+Gọi đại diện nhóm trả lời câu C1.
GV thông báo kết luận.
GV: Dựa vào hình ảnh từ phổ của nam châm ta có thể vẽ các đường sức từ để nghiên cứu từ trường. Vậy dường sức từ được vẽ như thế nào ?
Hoạt động 3: Vẽ và xác định chiều của đường sức từ. (10phút)
+Y/c HS làm việc theo nhóm nghiên cứu phần a.) (SGK/63)
GV lưu ý sửa sai vì HS có thể vẽ các đường sức từ cắt nhau.
GV hướng dẫn các nhóm làm TN như phần b.) SGK/63 và trả lời câu hỏi C2.
GV thông báo quy ước chiều của đường sức từ.
+Y/c HS đánh dấu chiều của đường sức từ vừa vẽ được.
+Y/c 1 HS trả lời câu C3.
Qua TN trên ta rút ra kết luận gì ?
GV thông báo kết luận như SGK/64.
Hoạt động 4: Củng cố – Vận d ...  cự f = 12cm và cỏch thấu kớnh một khoảng d = 8cm.
Dựng ảnh A’B’ của AB tạo bởi thấu kớnh đó cho. 
Vận dụng kiến thức hỡnh học, tớnh chiều cao h’ của ảnh và khoảng cỏch d’ từ ảnh đến kớnh.
(3,0đ) Một người cao 1,6m được chụp ảnh và đứng cỏch vật kớnh của mỏy ảnh 3m. Phim cỏch vật kớnh 6cm. Hóy tớnh chiều cao ảnh của người ấy trờn phim.
ĐỀ 3
1.(2,5đ) Nờu đặc điểm của mắt cận và cỏch khắc phục tật cận thị. Làm thế nào để nhận biết một kớnh cận?
2. (1,5đ) Dựng mỏy ảnh để chụp ảnh một vật cao 80cm, đặt cỏch mỏy 2m. Sau khi trỏng phim thỡ thấy ảnh cao 2cm. Hóy tớnh khoảng cỏch từ phim đến vật kớnh lỳc chụp ảnh.
3. (3đ) Một người dựng một kớnh lỳp cú tiờu cự 10cm để quan sỏt vật nhỏ cao 0,5cm, vật đặt cỏch kớnh 6cm.
Hóy dựng ảnh của vật qua kớnh lỳp và cho biết ảnh đú là ảnh thật hay ảnh ảo? 
Tớnh khoảng cỏch từ ảnh đến kớnh và chiều cao của ảnh.
4. (1đ) Nờu đặc điểm của ảnh của một vật tạo bởi thấu kớnh phõn kỳ.
5. (2đ) Trong cỏc dụng cụ tiờu thụ điện năng, điện năng được biến đổi thành dạng năng lượng nào để cú thể sử dụng trực tiếp? Cho vớ dụ.
Ngày soạn:
Ngày giảng:
Tiết 69
Bài 61 : Sản xuất điện năng :
Nhiệt điện và thuỷ điện
A – Mục tiêu
1 – Kiến thức:
Nêu được vai trò điện năng trong đời sống và sản xuất, ưu điểm của việc sử dụng điện năng so với các dạng năng lượng khác.
Chỉ ra được các bộ phận chính của nhà máy nhiệt điện và nhà máy thuỷ điện.
Chỉ ra được các quá trình biến đổi năng lượng trong nhà máy nhiệt điện và nhà máy thuỷ điện.
2 – Kĩ năng:
Dựa vào sơ đồ để chỉ ra quá trình biến đổi năng lượng.
3 – Thái độ:
Nghiêm túc, tích cực, hợp tác.
B – Chuẩn bị.
*Cả lớp:
Tranh vẽ H 61.1 và H 61.2.
C – Tổ chức hoạt động dạy – Học.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 1: Kiểm tra – Tạo tình huống học tập. (5 phút)
GV nêu Y/c kiểm tra.
+ Em hãy nêu nguyên tắc hoạt động của máy phát điện xoay chiều ?
GV cho HS nhận xét.
GV nhận xét và cho điểm.
GV đặt vẫn đề như SGK/160.
Hoạt động 2: Tìm hiểu vai trò của điện năng trong đời sống và sản xuất. 
(5 phút)
+ Y/c HS nghiên cứu câu C1 và trả lời.
GV: Nếu không có điện thì đời sống con người sẽ không được nâng cao, kĩ thuật , khoa học không phát triển.
+ Y/c HS nghiên cứu câu C2 và trả lời .
GV cho 4 HS trả lời câu C2 ( Mỗi HS 1 phần)
+ Y/c HS nghiên cứu trả lời câu C3.
Hoạt động 3: Tìm hiểu hoạt động của nhà máy nhiệt điện và quá trình biến đổi năng lượng trong các bộ phận đó.
( 13 Phút)
GV treo sơ đồ H 61.1 lên bảng.
+ Y/c HS nghiên cứu sơ đồ và thảo luận nhóm để trả lời câu C4:
+ Em hãy nêu sự biến đổi năng lượng trong các bộ phận đó.
+ Trong nhà máy nhiệt điện có sự chuyển hoá năng lượng cơ bản nào ?
Hoạt động 4: Tìm hiểu hoạt động của nhà máy thuỷ điện và quá trình biến đổi năng lượng trong các bộ phận đó.
( 12 Phút)
GV treo sơ đồ H 61.2 lên bảng.
+ Y/c HS nghiên cứu sơ đồ và thảo luận nhóm để trả lời câu C5:
GV gợi ý:
+ Nước trên hồ có W ở dạng nào ?
+ Nước chảy trong ống dẫn nước có W ở dạng nào ?
+ Tua bin hoạt động nhờ vào W nào ?
+ Máy phát điện có năng lượng không ? Do đâu mà có ?
+ Y/c HS nghiên cứu câu C6 để trả lời.
+ Wt nước phụ thuộc vào yếu tố nào ?
+ Trong nhà máy thuỷ điện có sự chuyển hoá W cơ bản nào ?
Hoạt động 5: Vận dụng – Củng cố.
(10 phút)
GV cho 1 HS lên bảng làm câu C7.
GV hướng dẫn:
+ Đổi đơn vị: S = 1 Km2 = 106 m2
 h2 = 200 m = 2.102 m
Tính điện năng: A = ?
Qua bài học này ta cần nắm được kiến thức gì ?
GV cho HS đọc phần ghi nhớ SGK/161
*Hướng dẫn về nhà:
+ Học thuộc phần ghi nhớ.
+ Đọc phần có thể em chưa biết.
+ Làm bài tập 61.1 à 61.3 ở SBT.
+ Đọc và nghiên cứu trước bài 62: “Điện gió - Điện mặt trời - Điện hạt nhân”
HS đứng tại chỗ nêu nguyên tắc hoạt động của máy phát điện xoay chiều như bài 34 (SGK/93)
I – Vai trò của điện năng trong đời sống và sản xuất.
HS nghiên cứu câu C1 và trả lời.
C1: Trong đời sống và kĩ thuật, điên phục vụ thắp sáng, nấu cơm, quạt mát, sưởi ấm, đun nước, bơm nước ......
HS nghiên cứu trả lời câu C 2.
4 HS trả lời:
C 2: + Điện năng chuyển hoá thành cơ năng.
VD: Quạt điện, máy bơm nước, máy sấy tóc .....
+ Điện năng chuyển hoá thành nhiệt năng.
VD: Bếp điện, nồi cơm điện .....
+ Điện năng chuyển hoá thành quang năng.
VD: Đèn huỳnh quang, đèn LED ....
+ Điện năng chuyển hoá thành hoá năng rồi thành điện năng.
VD: Nạp ắc quy. .....
HS nghiên cứu trả lời câu C3.
C3: Truyền tải điện năng từ nhà máy thuỷ điện đến nơi tiêu thụ bằng đường dây dẫn.
+ Truyền tải điện năng không cần phương tiện giao thông.
II – Nhiệt điện.
HS nghiên cứu sơ đồ H 61.1 và thảo luận nhóm để trả lời câu C4:
C4: Bộ phận chính:
* Lò đốt than, nồi hơi, tua bin, máy phát điện,ống khói, tháp làm lạnh.
+ Lò đốt: Hoá năng à Nhiệt năng
+ Nồi hơi: Nhiệt năng à cơ năng
+ Tua bin: Cơ năng à Cơ năng
+ Máy phát điện: Cơ năng à Điên năng
*Kết luận1: Trong nhà máy nhiệt điện:
Nhiệt năng à Cơ năng à Điện năng
III – Thuỷ điện
HS nghiên cứu sơ đồ H 61.2 và thảo luận nhóm để trả lời câu C5:
C5:
+ Nước trên hồ có dạng Wt.
+ Nước chảy trong ống có dạng 
Wt à Wđ
+ Tua bin: Wđ nước à Wđ tua bin.
+ Trong nhà máy thuỷ điện:
Wđ tua bin à Điện năng.
HS nghiên cứu câu C6 và trả lời:
C6: Mùa khô nước ít à Mực nước hồ thấp à Wt nhỏ à Điện năng ít.
*Kết luận 2: Trong nhà máy thuỷ điện:
Wt nước à Wđ à Điện năng.
IV – Vận dụng
HS lên bảng làm câu C7.
C7: Tóm tắt:
.h1 = 1 m
 S = 1 Km2 = 106 m2
h2 = 200 m = 2.102 m
Tính điện năng = ?
Giải
Điện năng = A = P.h = V.d.h = d.S.h1.h2
Điện năng = A = 104.106.2.102 = 2.1012 J
HS đọc phần ghi nhớ
*Ghi nhớ: (SGK/161)
Ngày soạn:
Ngày giảng:
Tiết 70
Bài 62: Điện gió - Điện mặt trời 
- Điện hạt nhân
A – Mục tiêu
1 – Kiến thức:
Nêu được các bộ phận chính của máy phát điện gió, Pin mặt trời, Nhà máy điện hạt nhân.
Chỉ ra được sự biến đổi năng lượng trong các bộ phận chính của các nhà máy trên.
Nêu được ưu nhược điểm của việc sản xuất và sử dụng điện gió, Điện mặt trời, Điện hạt nhân.
2 – Kĩ năng:
Biết vận dụng kiến thức về dòng điện 1 chiều để giải thích sự sản xuất điện mặt trời, và dòng điện xoay chiều để giải thích sự sản xuất điện gió.
3 – Thái độ:
Nghiêm túc, hợp tác.
B – Chuẩn bị:
*Mỗi nhóm:
1 máy phát điện gió có gắn sẵn đèn LED.
1 pin mặt trời.
1 quạt nhỏ.
*Cả lớp:
Hình vẽ sơ đồ nhà máy điện nguyên tử.
C - Tổ chức hoạt động dạy – học.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 1: Kiểm tra – Tạo tình huống học tập. (5 phút)
GV nêu Y/c kiểm tra.
HS1: Em hãy nêu vai trò của điện năng trong đời sống và kĩ thuật. Việc truyền tải điện năng có thuận lợi và khó khăn gì ?
HS2: Nhà máy nhiệt điện và nhà máy thuỷ điện có đặc điểm gì giống và khác nhau ? Nêu ưu nhược điểm của các nhà máy này ?
GV đặt vẫn đề như SGK/162.
Hoạt động 2: Tìm hiểu máy phát điện gió. (10 phút)
+ Em hãy chứng minh gió có năng lượng ?
+ Em hãy nghiên cứu sơ đồ H 62.1 và cho biết cấu tạo của máy phát điện gió ?
+ Hãy nêu sự biến đổi năng lượng của các bộ phận trong máy phát điện gió.
GV phát cho mỗi nhóm 1 máy phát điện gió nhỏ có gắn sẵn bóng đèn LED.
+ Y/c các nhóm cho máy phát điện hoạt động và quan sát bóng đèn .
Hoạt động 3: Tìm hiểu cấu tạo của pin mặt trời. (15 phút)
GV thông báo: Pin mặt trời là những tấm phẳng làm bằng chất Silic.
+ Khi chiếu ánh sáng vào thì có sự khuếch tán các (e) từ tấm kim loại này sang tấm kim loại khác à Tạo thành 2 cực của nguồn điện.
GV dặt câu hỏi:
+ Pin mặt trời: Năng lượng chuyển hoá như thế nào ? Chuyển hoá trực tiếp hay gián tiếp ?
+ Muốn năng lượng điện nhiều thì diện tích tấm kim loại phải như thế nào ?
+ Để pin sử dụng được cần điều kiện gì?
GV phát cho mỗi móm 1 pin mặt trời và 1 quạt nhỏ.
+ Y/c các nhóm lắp quạt vào pin và chiếu ánh sáng vào pin à Quan sát quạt nhỏ hoạt động.
GV cho HS nghiên cứu câu C2 và trả lời
+ Em hãy tóm tắt bài toán và đổi 
1,4 KW = ........ W
+ Để tìm S ta phải biết gì ?
+ Công suất tiêu thụ tổng cộng là bao nhiêu ?
+ Công suất ánh sáng mặt trời cần cung cấp là bao nhiêu ?
+ Vậy S tính như thế nào ?
Hoạt động 4: Tìm hiểu nhà máy điện hạt nhân. (5 phút)
GV treo sơ đồ H 62.3 lên bảng và cho HS nghiên cứu:
+ Em hãy nêu các bộ phận chính của nhà máy điện hạt nhân ?
+ Có sự chuyển hoá năng lượng nào ?
Hoạt động 5: Nghiên cứu sử dụng tiết kiệm điện năng. (5 phút)
+ Muốn sử dụng tiết kiệm điện năng ta phải sử dụng như thế nào ?
GV cho HS trả lời câu C3
GV cho HS đọc thông tin SGK/164.
+ Y/c HS trả lời câu C4.
Hoạt động 6: Củng cố – Hướng dẫn về nhà. ( 5 phút)
+ Em hãy nêu ưu nhược điểm của việc sử dụng và sản xuất điện gió và điện mặt trời ?
+ Em hãy nêu ưu nhược điểm của việc sử dụng và sản xuất điện hạt nhân.
*Hướng dẫn về nhà.
+ So sánh điểm giống và khác nhau giữa nhà máy nhiệt điện và nhà máy điện hạt nhân.
+ Làm bài tập trong SBT.
+ Ôn tập lại toàn bộ kiến thức trong chương III và chương IV.
2 HS lên bảng kiểm tra.
I – Máy phát điện gió.
HS: Gió có thể sinh công đẩy thuyền buồm chuyển động, làm đổ cây ... 
à Gió có năng lượng.
HS: 
*Cấu tạo: + Cánh quạt gắn với trục quay của rôto trong máy phát điện, Stato là cuộn dây.
+ (Wđ) gió à (Wđ) Rôto à (W) Điện trong máy phát điện.
HS các nhóm cho máy phát điện hoạt động và quan sát bóng đèn .
II – Pin mặt trời.
*Cấu tạo:
+ Là nhứng tấm Silic trắng hứng ánh sáng.
*Hoạt động:
+ (W) ánh sáng à (W) Điện.
+ S kim loại lớn à (W) Điện lớn 
+ Để pin sử dụng được phải có ánh sáng chiếu vào.
HS các nhóm lắp quạt vào pin và chiếu ánh sáng vào pin à Quan sát quạt nhỏ hoạt động.
C2: Tóm tắt:
S1 = 1 m2
PA.S = 1,4 KW = 1400 W
H = 10%
PĐ = 100 W . 20 = 2000 W
PQ = 75W . 10 = 750 W
Tính S2 = ?
Giải
+ Công suất tiêu thụ tổng cộng.
2000 + 750 = 2750 W
+ Công suất của ánh sáng mặt trời cần cung cấp cho pin là:
2750 . 10 = 27500 W
+ Diện tích tấm kim loại để làm pin là:
S = 19,6m2
III – Nhà máy điện hạt nhân.
HS: Lò phản ứng à Nồi hơi à Tua bin à Máy phát điện à Tường bảo vệ.
+ Lò phản ứng: (W) hạt nhân à Nhiệt năng à Nhiệt năng của nước.
+ Nồi hơi: Biến nhiệt năng của hạt nhân à Nhiệt năng của chất lỏng à Nhiệt năng của nước.
+ Máy phát điện: Nhiệt năng hơi nước à Cơ năng tua bin à (W) điện.
IV – Sử dụng tiết kiệm điện năng.
HS: Sử dụng điện năng thành các dạng năng lượng khác.
C3: 
+ Nồi cơm điện: Điện năng à Nhiệt năng.
+ Quạt điện: Điện năng à Cơ năng.
+ Đèn LED: Điện năng à Quang năng.
C4: Hiệu suất lớn đỡ hao phí.
HS trả lời:
*Ưu điểm: + Biến W có sẵn trong tự nhiên à W điện.
+ Gọn nhẹ, không ô nhiễm môi trường.
*Nhược điểm: + Phải phụ thuộc vào thời tiết.
*Ưu điểm: Cho công suất lớn.
*Nhược điểm: Gây ô nhiễm môi trường.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an ly 9 nam 2012.doc