Giáo án lớp 9 môn Giáo dục công dân - Tiết 19 – Bài 11: Trách nhiệm của thanh niên trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước (Tiếp)

Giáo án lớp 9 môn Giáo dục công dân - Tiết 19 – Bài 11: Trách nhiệm của thanh niên trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước (Tiếp)

 1. Kiến thức:

 - Nêu được vai trò của thanh niên trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

 - Xác định được vì sao thanh niên là lực lượng nòng cốt trong sự nghiệp công nghiệp hóa,

 hiện đại hóa.

 2. Kĩ năng:

 Biết lập kế hoạch học tập, tu dưỡng của bản thân để có đủ khả năng góp phần tham gia sự nghiệp

 công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước

 3. Thái độ:

 Tích cực học tập, tu dưỡng đạo đức để phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

 

doc 37 trang Người đăng levilevi Lượt xem 1819Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án lớp 9 môn Giáo dục công dân - Tiết 19 – Bài 11: Trách nhiệm của thanh niên trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước (Tiếp)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : 30/12/2011
 Tiết 19 – Bài 11.
TRÁCH NHIỆM CỦA THANH NIÊN
TRONG SỰ NGHIỆP CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA ĐẤT NƯỚC.
I. Mục tiêu bài học:	
 1. Kiến thức:
 - Nêu được vai trò của thanh niên trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
 - Xác định được vì sao thanh niên là lực lượng nòng cốt trong sự nghiệp công nghiệp hóa, 
 hiện đại hóa.
 2. Kĩ năng:
 Biết lập kế hoạch học tập, tu dưỡng của bản thân để có đủ khả năng góp phần tham gia sự nghiệp 
 công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước 
 3. Thái độ:
 Tích cực học tập, tu dưỡng đạo đức để phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
II. Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài.
 Kĩ năng lắng nghe tích cực, kĩ năng hợp tác, làm việc theo nhóm.
III. Các phương pháp, kĩ thuật dạy học.
 Trao đổi, kể chuyện.
IV. Phương tiện dạy học.
 - Nghiên cứu SGK, SGV, soạn kĩ giáo án, sách kĩ năng sống....
 - Bảng phụ, phiếu học tập.
 - Một số bài tập trắc nghiệm.
- Học thuộc bài cũ.
- Làm các bài tập trong sách giáo khoa.
V. Tiến trình dạy học:
 1. Bài cũ:
 1. Học sinh phải rèn luyện như thế nào để thực hiện lý tưởng sống của thanh niên?
 Em dự định sẽ làm gì sau khi tốt nghiệp THCS?
 2. Hành vi nào cần phên phán đối với một số thanh niên hiện nay?
 2. Khám phá.
Giới thiệu bài.
 Bác Hồ đã từng nói với thanh niên : Thanh niên là người tiếp sức cách mạng cho thế hệ thanh niên già, đồng thời là người dìu dắt thế hệ thanh niên tương lai. Nước nhà thịnh hay suy, yếu hay mạnh một phần lớn do các thanh niên..
Câu nói của BH nhắn nhủ chúng ta điều gì ?
 3. Kết nối.
Hoạt động của thầy - Trò
Nội dung bài học
Hoạt động 1: Truyện đọc, tình huống... 
GV: Yêu cầu HS đọc phần đặt vấn đề.
HS: Đọc
Hoạt động 2: Tìm hiểu tình huống.
GV: Tổ chức cho HS thảo luận, chia lớp thành 3 nhóm.
GV: Gợi ý: Công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước 
 chính là sự nghiệp của thanh niên – cần hiểu rõ:
1. Nhiệm vụ mà Đảng đề ra đối với thành niên là gì?
Nhóm 1: Trong thư đồng chi Tổng bí thư có nhắc đến 
 nhiệm vụ cách mạng mà Đảng đề ra như thế nào?
HS: thảo luận,
2. Vai trò và vị trí của thành niên?
Nhóm 2: Nêu vai trò, vị trí của thanh niên trong sự 
 nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa qua bài phát 
 biểu của tổng bí thư Nông Đức Mạnh.
HS: thảo luận.
3. Yêu cầu đối với thanh niên.
Gv: Vì sao TBT cho rằng thực hiện mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa là trách nhiệm vẻ vang, là thời cơ to lớn của thanh niên.?
HS: trả lời.
 Gv: Để thực hiện tốt trách nhiệm của thế hệ trẻ trong giai đoạn cách mạng hiện nay, đ/c TBT đòi hỏi thanh niên phải rèn luyện như thế nào?
HS: ..
Hoạt động 3. Tìm hiểu mục tiêu và ý nghĩa của công nghiệp hóa và hiện đại hóa.
GV: Cho HS thảo luận.
1. Thế nào là công nghiệp hóa, hiện đại hóa? 
- Là quá trình chuyển từ nền văn minh nông nghiệp sang văn minh công nghiệp
- ứng dụng vào cuộc sống sản xuất.
- Nông cao năng xuất lao động, đời sống.
GV: Nhấn mạnh đến yếu tố con người trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa .
Gv: Nêu ý nghĩa của công nghiệp hóa, hiện đại hóa?
HS:
I. Tình huống:
 1. Nhiệm vụ mà Đảng đề ra là:
- Phát huy sức mạnh dân tộc, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
- Mục tiêu “Dân giàu nước mạnh”
- Chiến lược phát triển kinh tế xã hội 10 năm thành nước công nghiệp.
 2. Vai trò, vị trí của thanh niên.
- Đảm đương trách nhiệm của lịch sử, tự rèn luyện vươn lên.
- Xóa tình trạng đói nghèo kém phát triển.
- Thực hiện thắng lợi công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
 3. Yêu cầu rèn luyện:
- Học tập để chiếm lĩnh đỉnh cao khoa học.
- Rèn luyện tư cách đạo đức.
- Kế thừa truyền thống dân tộc.
- Sống tình nghĩa thủy chung. 
*Ý nghĩa:
- Công nghiệp hóa, hiện đại hóa là nhiệm vụ trung tâm của thời kì quá độ.
- Tạo tiền đề về mọi mặt (kinh tế xã hội, con người)
- Để thực hiện lí tưởng “Dân giàu nước mạnh”
4. Vận dụng và dặn dò:
 1. Em hãy nêu 1 vài tấm gương thanh niên đã đóng góp cho sự phát triển của đất nước?
 2. Em có nhận xét gì về bức thư của TBT Nông Đức Mạnh?
HS: Suy nghĩ trả lời
GV: Nhận xét cho điểm
*Dặn dò:
 - Về nhà học bài, làm bài tập.
 - Đọc và trả lời trước nội dunng câu hỏi.
Ngày soạn : 01/01/2011
Tiết 20 – Bài 11.
TRÁCH NHIỆM CỦA THANH NIÊN TRONG
SỰ NGHIỆP CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA ĐẤT NƯỚC. (tiết 2)
I. Mục tiêu bài học:	
 1. Kiến thức:
 - Xác định được vì sao thanh niên là lực lượng nòng cốt trong sự nghiệp công nghiệp hóa, 
 hiện đại hóa.
 - Xác định được trách nhiệm của thanh niên trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
 2. Kĩ năng:
 Biết lập kế hoạch học tập, tu dưỡng của bản thân để có đủ khả năng góp phần tham gia sự nghiệp 
 công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước 
 3. Thái độ:
 Tích cực học tập, tu dưỡng đạo đức để phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
II. Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài.
 Kĩ năng lắng nghe tích cực.
III. Các phương pháp, kĩ thuật dạy học.
 Trao đổi, kể chuyện.
IV. Phương tiện dạy học:
 1. Giáo viên.
 - Nghiên cứu SGK, SGV, soạn kĩ giáo án, sách kĩ năng sống, tư tưởng Hồ Chí Minh....
 - Bảng phụ, phiếu học tập.
 - Một số bài tập trắc nghiệm.
 2. Học sinh.
- Học thuộc bài cũ.
- Làm các bài tập trong sách giáo khoa.
V. Tiến trình dạy học:
 1. Bài cũ:
 Gv: Tại sao Đảng và nhân dân ta lại tin tưởng vào thế hệ thanh niên trong việc thực hiện 
 mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.?
 2. Khám phá.
 Trong tiết 1 các em đã được đọc bức thw của đồng chi Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh, qua đó bác đã căn dặn thế hệ thanh niên hiện nay phải rèn luyện sức khỏe, học tập để tiếp thu các thành tựu khoa học kĩ thuật và là lực lượng quyết định cho tương lai của đất nước
 3. Bài mới.
Hoạt động của thầy - Trò
Nội dung bài học
Hoạt động 1: Tìm hiểu nội dụng bài học (tt).
GV: Tổ chức cho HS thảo luận.
HS: Chia lớp thành 3 nhóm hoặc thảo luận theo tổ.
Nhóm 1: Nêu trách nhiệm của thanh niên trong sự 
 nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
HS: Trả lời.
Nhóm 2: nhiệm vụ của thanh niên HS trong sự 
 nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước?
HS:.
Nhóm 3: Phương hướng phấn đấu của lớp và của 
 bản thân em?
HS: trả lời
- Thực hiện tốt nhiệm vụ của Đoàn thanh niên, nhà trường giao phó.
- Tích cực tham gia hoạt động tập thể xã hội.
- Xây dựng tập thể lớp vững mạnh về học tập, phải rèn luyện tu dưỡng đạo đức.
- Thường xuyên trao đổi về lí tưởng sống của thanh niên trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
- Cùng với thầy cô phụ trách lớp.
Hoạt động 2: Tìm hiểu nhiệm vụ của thanh niên, học sinh.
GV: Cho HS thảo luận.
HS: Thảo luận cử đại diện trình bày.
GV: Kết luận, chuyển ý.
Chốt: Trách nhiệm của thanh niên nói chung và thanh niên HS nói riêng trong sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa.
4. Thực hành – luyện tập.
Gv: Cho HS liên hệ thực tế, rèn luyện kĩ năng và 
 làm bài tập SGK.
Bài 6 SGK:
Gv: Những việc làm nào biểu hiện trách nhiệm hoặc thiếu trách nhiệm của thanh niên? Vì sao?
Hs: Suy nghĩ – trả lời.
Gv: Nhận xét – đánh giá.
II. Nội dung bài học:
 1. Trách nhiệm của thanh niên trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa:
- Ra sức học tập văn hóa, KHKT, tu dưỡng đạo đức, tư tưởng chính trị.
- Có lối sống lành mạnh, rèn luyện kĩ năng, phát triển năng lực
- Có ý thức rèn luyện sức khỏe.
- Tham gia các hoạt động sản xuất.
- Tham gia các hoạt động chính trị xã hội.
 2. Nhiệm vụ của thanh niên, học sinh:
- Ra sức học tập rèn luyện toàn diện.
- Xác định lí tưởng sống đúng đắn.
- Có kế hoạch học tập rèn luyện, lao động để phấn đấu trở thành chủ nhân của đất nước thời kì đổi mới.
III. Bài tập:
a. Nỗ lực học tập rèn luyện.
b. Tích cự tam gia các hoạt động tập thể, HDXH.
c. Chưa tích cực, chưa có ý thức vận dụng những điều đã học vào trong cuộc sống.
d. Có ý thức giúp đỡ bạn bè xung quanh.
e. Học tập vì quyền lợi của bản thân ..
4. Vận dụng – dặn dò.
 Gv: Tổ chức cho HS trò chơi sắm vai, xử lý tình huống.
 Hs: Cử 2 nhóm tham gia tiểu phẩm
 Tấm gương về 1 HS tích cực tham gia công tác tập thể, ngoan, học giỏi.
 Hs: Tự phân vai, tự viết lời thoại.
 Hs: Các nhóm thể hiện.
 Hs: Cả lớp tham gia, góp ý
* Dặn dò:
 - Về nhà học bài, làm bài tập.
 - Đọc và trả lời trước nội dunng câu hỏi.
 - Chuẩn bị bài : « Quyền và....hôn nhân ».
 - Đọc và trả lời phần gợi ý.
************************************************************************************ Ngày soạn :13/01/2011.	
Tiết 21 – Bài 12.
 QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ 
CỦA CÔNG DÂN TRONG HÔN NHÂN.
I. Mục tiêu bài học:	
 1. Kiến thức:
 - Hiểu hôn nhân là gì? Các nguyên tắc cơ bản của chế độ hôn nhân và gia đình ở nước ta. 
 - Kể được các quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân trong hôn nhân.
 2. Kĩ năng:
 Biết thực hiện các quyền và nghĩa vụ của bản thân trong việc chấp hành Luật hôn nhân và 
 gia đình năm 2000.
 3. Thái độ:
 - Nghiêm chỉnh chấp hành Luật hôn nhân và gia đình năm 2000.
 - Không tán thành việc kết hôn sớm.
II. Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài.
 Kĩ năng lắng nghe tích cực, giải quyết vấn đề.
III. Các phương pháp, kĩ thuật dạy học.
 Trao đổi, kể chuyện, chia nhóm.
IV. Phương tiện dạy học:
 1. Giáo viên.
 - Nghiên cứu SGK, SGV, soạn kĩ giáo án, sách kĩ năng sống, tư tưởng Hồ Chí Minh....
 - Bảng phụ, phiếu học tập.
 - Một số bài tập trắc nghiệm.
 2. Học sinh.
- Học thuộc bài cũ.
- Làm các bài tập trong sách giáo khoa.
V. Tiến trình dạy học:
 1. Bài cũ:
 Gv: - Em hãy nêu 1 vài tấm gương thanh niên đã phấn đấu vì sự nghiệp xây dựng và 
 bảo vệ tổ quốc trước đây cũng như hiện nay? 
 - Em học tập được gì ở họ?
 2. Khám phá.
 Ngày 1/10 ở Sơn La đã xảy ra 1 vụ tử vong, nguyên nhân là do cha mẹ của cô gái đã ép cô tảo hôn với một người con trai ở bản khác. Do mâu thuẫn với cha mẹ, cô đã tự sát vì ko muốn lập gia đình sớm, đồng thời cô đã viết thư để lại cho gia đình trước khi tự vẫn, cô đã nói lên ước mơ của thời con gái và những dự định tương lai của cô.
Gv: Suy nghĩ của các em về cái chết thương tâm của cô ?
Gv: Theo các em cái chết đó trách nhiệm thuộc về ai ?
 3. Bài mới.
Hoạt động của thầy - Trò
Nội dung bài học
Hoạt động 1: Tìm hiểu tình huống.
GV: Tổ chức cho HS thảo luận.
HS: Chia lớp thành 3 nhóm hoặc thảo luận theo tổ.
GV: Cho HS đọc các thông tin trong phần đặt vấn đề.
1. Những sai lầm của T, M và H trong hai câu truyện 
 trên?
HS: thảo luận.
Gv: Hậu quả của việc là sai lầm của MT?
Hậu quả: T làm việc vất vả, buồn phiền vì chồng nên 
 gầy yếu.
- K bỏ nhà đi chơi không quan tâm đến vợ con.
Gv: Em suy nghĩ gì về tình yêu và hôn nhân trong các 
 trường h ...  dựng lực lượng quốc phòng toàn dân.
- Thực hiện nghĩa vụ quân sự.
- Thực hiện chính sách hậu phương quân đội.
- Bảo vệ trật tự an ninh xã hội.
 3. Vì sao phải bảo vệ tổ quốc?
 4. Trách niệm của HS:
- Ra sức học tập tu dưỡng đạo đức.
- Rèn luyện sức khỏe, luyện tập quân sự.
- Tích cực tham gia phong trào bảo vệ trật tự an ninh trong trường học và nơi cư trú.
- Sẵn sàng tham gia nghĩa vụ quân sự, vận động người khác làm nghĩa vụ quân sự.
“Cờ độc lập phải được nhuôm bằng máu.
Hoa độc lập phải được tưới bằng máu” 
 (Nguyễn Thái Học)
III. Bài tập.
Bài tập 1.
..
5. Vận dụng – dặn dò.
 Gv: Cho hs liên hệ các hoạt động bảo vệ Tổ quốc.
 Hs: Trình bày ý kiến cá nhân.
 Hs: Giới thiệu về hoạt động bảo vệ Tổ quốc.
 Gv: Nhận xét chung
*. Dặn dò:
 - Về nhà học bài, làm bài tập.
 - Đọc và trả lời trước nội dung câu hỏi.
Ngày soạn : 12/04/2011.
Tiết 32 - BÀI 18: 
SỐNG CÓ ĐẠO ĐỨC VÀ TUÂN THEO PHÁP LUẬT
I. Mục tiêu bài học:
 Giúp hs nắm: 
 1. Kiến thức: 
 - Thế nào là sống có đạo đức và tuân theo Pháp luật.
 - Mối quan hệ giữa sống có đạo đức và tuân theo pháp luật.
 - Để sống có đạo đức và tuân theo pháp luật cân phải học tập và rèn luyện nhu thế nào?
 2. Kĩ năng:
 - Biết giao tiếp ứng xử có văn hóa, có đạo đức và tuân theo pháp luật.
 - Biết phân tích đánh giá các hành vi về đạo đức và tuân theo pháp luật của bản thân và mọi 
 người xung quanh.
 3. Thái độ:
 - Phát triển những tình cảm lành mạnh đối với mọi ngưỡiug quanh.
 - Có ý chí, nghị lực và hoài bão tu dưỡng để trưở thành công dân tốt có ích.
II. Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài.
 Kĩ năng lắng nghe tích cực, hợp tác, làm việc theo nhóm.
III. Các phương pháp, kĩ thuật dạy học.
 Trao đổi, kể chuyện.
IV. Phương tiện dạy học:
 1. Giáo viên.
 - Nghiên cứu SGK, SGV, soạn kĩ giáo án.
 - Bảng phụ, phiếu học tập.
 - Một số bài tập trắc nghiệm.
 - Hiến pháp năm 1992. Luật nghĩa vụ quân sự.
 2. Học sinh.
- Học thuộc bài cũ.
- Làm các bài tập trong sách giáo khoa.
- Sách giáo khoa.
V. Tiến trình dạy học:
 1. Bài cũ:
 Gv: Những việc làm nào sau đây tham gia bảo vệ tổ quốc?
 - Xây dựng lực lượng quốc phòng.
 - Xây dựng lực lượng dân quân tự vệ.
 - Công dân thực hiện nghĩa vụ quân sự.
 - Tham gia bảo vệ trật tự an toàn xã hội.
 Hs:Ttrả lời theo nội dung bài học.
 Gv: Nhận xét, cho điểm.
 2. Khám phá.
 Gv : Đưa ra các hành vi sau :
 - Chào hỏi lễ phép với thầy cô
 - Đỡ 1 em bé bị ngã đứng dậy.
 - Chăm sóc bố mẹ khi ốm đau
 - Bố mẹ kinh doanh trốn thuế.
 Gv: Những hành vi trên đã thực hiện tốt, chưa tốt về những chuẩn mực đạo đức gì ?
 3. Kết nối.
Hoạt động của thầy - Trò
Nội dung bài học
Hoạt động 1 : Tìm hiểu tình huống.
Gv: Yêu cầu HS đọc Sgk.
Gv: Gợi ý hs trả lời các câu hỏi
Gv : Những chi tiết nào thể hiện Nguyễn Hải Thoại 
 là người sống có đạo đức?
HS:.
Gv: Những biểu hiện nào chứng tỏ NHT là người 
 sống và làm việc theo pháp luật.
HS:..
Gv: Động cơ nào thôi thúc anh làm được việc đó? 
 động cơ đó thể hiện phẩm chất gì của anh?
HS:..
Gv: Việc làm của anh đã đem lại lợi ích gì cho bản 
 thân, mọi người và xã hội?
Hoạt động 2 : Hướng dẫn hs tìm hiểu nội dung bài học.
Gv: Tổ chức cho hs thảo luận:
Gv: Thế nào là sống có đạo đức và tuân theo pháp 
 luật?
Gv: Gợi ý những chuẩn mực đạo đức : Trung hiếu, 
 lễ, nghĩa.
Gv: Quan hệ giữa sống có đạo đức và làm theo 
 pháp luật là như thế nào?
HS:.
Gv: Ý nghĩa của sóng có đạo đức và àm việc theo 
 pháp luật?
HS:.
Gv: Đối với hs chúng ta cần phải làm gì?
Hs:.
4. Thực hành – luyện tập.
Hs: Làm ngay trên lớp bài 1, 2
Gv: Nhận xét chữa bài cho HS
Gv: Kết luận rút ra bài học cho HS.
I. Tìm hiểu tình huống.	
 Nguyễn Hải Thoại – Một tấm gương về sống có đạo đức và làm việc theo pháp luật.
 Những biểu hiện sống và làm việc theo pháp luật.
- Làm theo pháp luật
- Giáo dục cho mọi người ý thức pháp luật và kỉ luật lao động.
- Mở rộng sản xuất theo quy định của pháp luật.
- Thực hiện quy định nộp thuế và đóng bảo hiểm.
- Luôn phản đối, đấu tranh với các hiện tượng tiêu cực.
 Động cơ thúc đẩy anh là : ( SGK)
Kết luận: 
 Sống và làm việc như anh NHT là cống hiến cho đất nước, mọi người , là trung tâm đoàn kết, phát huy sức mạnh trí tuệ của quần chúng, cống hiến cho XH, cho công việc, đem lại lợi ích cho tập thể trong đó có lợi ích của cá nhân, gia đình và xã hội.
II. Nội dung bài học:
 1. Sống có đạo đức là: 
 Suy nghĩa và hàh đọng theo những chuẩn mực đạo đức xã hội; biết chăm lo đến mọi người, đến công việc chung; biết giảiquyết hợp lí giữa quyền lợi và nghãi vụ; Lấy lợi ích của xã hội, của dân tọc là mục yiêu sống và kiên trì để thực hiện mục tiêu đó.
 2. Tuân theo Pháp luật:
 Là sống và hành động theo những quy định của pháp luật
 3. Quan hệ giữa sống có đạo đức và tuân theo PL:
 Đạo đức là phẩm chất bến vững của mỗi cá nhân, nó là động lực điều chỉnh hành vi nhận thức, thái độ trong đó có hành vi pháp luật.
Người có đạo đức thì biết thực hiện tốt pháp luật.
 4. Ý nghĩa: 
 Giúp con người tiến bộ không ngừng, làm được nhiều việc có ích và được mọi người yêu quý, kính trọng.
 5. Đối với học sinh:
Thường xuyên tự kiểm tra đánh giá hành vi của bản thân.
III. Bài tập.
5. Vận dụng – dặn dò.
 GV: Đưa ra bài tập:
 Những hành vi nào sau đay không có đạo đức và không tuân theo pháp luật.
 a. Đi xe đạp hàng 3, 4 trên đường.
 b. Vượt đèn đỏ gây tai nạn giao thông.
 c. Vô lễ với thầy cô giáo.
 d. Làm hàng giả.
 đ. Quay cóp bài.
 e. Buôn ma túy.
 Hs: Làm bài tại lớp
 Gv: Nhận xét chung
*. Dặn dò:
 - Về nhà học bài, làm bài tập.
 - Đọc và trả lời trước nội dung câu hỏi.
Ngày soạn: 16/04/2011.
 TIẾT 33 
ÔN TẬP HỌC KÌ I
I. Mục tiêu bài học:
 Giúp hs nắm: 
 1. Kiến thức: 
 Có điều kiện ôn tập, hệ thống lại các kến thưc đã học trong học kì II, nắm được những kiến thức cơ bản, trọng tâm, làm được các bài tập trong sách giáo khoa.
 2. Kĩ năng. 
 Tạo cho các em có ý thức ôn tập, học bài và làm bài.
 3. Thái độ.
 HS có phương pháp là các dạng bài tập, đặc biệt là áp dụng các kiến thức đã được học vào trong cuộc sống, có ý thức làm bài kiểm tra nghiêm túc.
II. Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài.
 Kĩ năng lắng nghe tích cực, hợp tác, làm việc theo nhóm.
III. Các phương pháp, kĩ thuật dạy học.
 Trao đổi, kể chuyện.
IV. Phương tiện dạy học:
 1. Giáo viên.
 - Nghiên cứu SGK, SGV, soạn kĩ giáo án.
 - Bảng phụ, phiếu học tập.
 - Một số bài tập trắc nghiệm.
 2. Học sinh.
- Học thuộc bài cũ.
- Làm các bài tập trong sách giáo khoa..
V. Tiến trình dạy học:
 1. Bài cũ:
 1. Sống có đạo đức là gì? Thế nào là tuân theo Pháp luật? Nêu mối quan hệ ?
 2. HS cần phải làm gì để sống có đạo đức và tuân theo pháp luật?
 HS: trả lời theo nội dung bài học.
 GV: Nhận xét, cho điểm.
 2. Khám phá.
 Từ đầu học kì II đến giờ, thầy trò ta đã học được 8 bài với những phẩm chất đạo đức và những vấn đề pháp luật cần thiết cần thiết trong cuộc sống của mối con người và xã hội. Vậy để hệ thống lại các bài học đó, thầy trò ta sẽ nghiên cứu bài học hôm nay.
 3. Kết nối.
Hoạt động của thầy - Trò
Nội dung bài học
Hoạt động 1: Hệ thống hóa kiến thức.
Gv: Đặt các câu hỏi thảo luận nhóm:
1. Em hãy nêu trách nhiệm của thanh niên trong sự nghiệp công nghiệp hoá-hiện đại hoá đất nước?
Gv: Nhiệm vụ của thanh niên HS chúng ta là gì?
HS ..
2. Hôn nhân là gì? Nêu những quy định của Phápluật nước ta về hôn nhân? Thái độ và trách nhiệm của chúng ta như thế nào
HS:.
3. Kinh doanh là gì? Thế nào là quyền tự do kinh doanh? Thuế là gì? Nêu tác dụng của thuế?
HS:.
3. Lao động là gì? Thế nào là quyền và nghĩa vụ lao động của công dân? 
Gv: Em hãy nêu những quy định của nhà nước ta về lao động và sử dụng lao động?
HS:/..
4. Vi phạm pháp luật là gì? Nêu các loại vi phạm pháp luật? 
Gv: Thế nào là trách nhiện pháp lí? Nêu các loại trách nhiệm pháp lí? Học sinh cần phải làm gì?
HS
5. Thế nào là quyền tham gia quản lí nhà nước, quản lý xã hội?
Gv: Công dân có thể tham gia bằng những cách nào? Nhà nước đã tạo điều kiện cho mọi công dân thực hiện tốt quyền này ra sao?
HS:.
6. Bảo vệ tổ quốc là gì? Vì sao ta lại phải bảo vệ tổ quốc?
HS chúng ta cần phải làm gì để bảo vệ tổ quốc?
HS:
7. Thế nào là sống có đạo đức và tuân theo pháp luật? Nêu mối quan hệ? Y nghĩa..?
HS:..
Hoạt động 2: Thực hành – luyện tập.
Gv: Hướng dẫn hs ôn lại toàn bộ bài tập trong các 
 bài đã học.
Hs: Vận dụng những lí thuyết đã học để làm bài 
 tập.
I. Hệ thống hóa kiến thức.
 1. Trách nhiệm của thanh niên: 
 Ra sức học tập văn hoá khoa học kĩ thuật, tu dưỡng đạo đức, tư tưởng chính trị
 * HS cần phải học tập rèn luyện để chuẩn bị hành trang vào đời
 2. Hôn nhận là sự liên kết đặc biệt giữa 1 nam và 1 nữ.
* Những quy định của pháp luật:
- Hôn nhân tự nguyện tiến bộ
- Hôn nhân ko phân biệt tôn giáo..
- Vợ chồng có nghĩa vụ tực hiện chính sách dân số và kế hoạch hóa.
 3. Kinh doanh là hoạt động sản xuất , dịch vụ và trao đổi hàng hoá.
* Quyền tự do kinh doanh là quyền công dân có quyền lựa chọn hình thức tổ chức kinh tế
* Thuế là 1 phần thu nhập mà công dân và các tổ chức kinh tế
 3. Lao động là hoạt động có mục đích của con người nhằm tạo ra của cải..
* Mọi người nghĩa vụ lao động để tự nuôi sống bản thân
* Cấm nhận trẻ em chưa đủ 15 tuổi vào làm việc
 4. Vi Phạm pháp luật là hành vi trái pháp luật, có lỗi
* Trách nhiệm pháp lí là nghĩa vụ đặc biệt mà các cá nhân tổ chức cơ quan vi phạm pháp luật phải chấp hành..
* Mọi công dân phải thực hiện tốt Hiến pháp và Pháp luật, HS cần phải học tập và tìm hiểu
 5. Quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội: 
 Là công dân có quyền: tha gia bàn bạc, tổ chức thực hiện, giam sát và đánh giá
* Công dân có thể tham gia bằng 2 cách: Trực tiếp hoặc gián tiếp.
* Nhà nước tạo mọi điều kiện để công dân thực hiện tôt quyền và nghĩa vụ này..
 6. Bảo vệ tổ quốc: Là bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của tổ quốc, bảo vệ chế độ XHCN.
* Non sông ta có được là do cha ông ta đã đổ bao xương máu để bảo vệ
* HS cần phải học tập tu dưỡng đạo đức và rèn luyện sức khoẻ.
 7. Sống có đạo đức: Là suy nghĩ và hành động theo những chuẩn mực đạo đức xã hội.
* Đây là yếu tố giúp mỗi người tiến bọ không ngừng.
II. Bài tập.
5. Vận dụng – dặn dò.
 Gv: Em hãy nêu một số việc làm thể hiện Lý tưởng sống cao đẹp của thanh niên? Vì sao?
 Nêu nguyên tắc hợp tác của Đảng và nhà nước ta? Đối với HS cần phải làm gì để rèn 
 luyện tinh thần hợp tác?
 HS: Suy nghĩ trả lời
 GV: Nhận xét cho điểm
*. Dặn dò:
 - Về nhà học bài, làm bài tập.
 - Chuẩn bị cho bài kiểm tra hkII.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an cd9 tron bo.doc